1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề 31 - Kiểm tra tông hợp NV 9

5 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 104,5 KB

Nội dung

Đề 31 : Đề Kiểm tra tổng hợp - ngữ văn 9: Câu1 : Tìm từ Hán-Việt trong đoạn thơ sau: Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân Dập dìu tà tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm (Truyện Kiều-Nguyễn Du) Câu 2 : a/ Nêu đặc điểm của thuật ngữ ? b/Trong kinh tế học , thuật ngữ thị trường (thị : chợ), còn trong quang học thuật ngữ thị trường (thị : thấy) , hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc thuật ngữ - mỗi thật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại – không? Vì sao? Câu 3 : Nhận xét về sự sáng tạo của Thanh Hải trong hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” (trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”) Câu 4: Phân tích những đặc điểmcủa nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Gợi ý: Câu 1 : Những từ Hán Việt trong đoanh thơ: thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh ,bộ hành , xuân, tài tử giai nhân. Câu 2: a/ Đặc điểm của thuật ngữ : - Về nguyên tắc, trong lĩnh vực khoa học , công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. - Thuật nhữ không có tính biểu cảm. b/ Hai thuật ngữ thị trường không vi phạm nguyen tắc – “một khái niệm” vì chúng được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt là kinh tế học ( thị trường : chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa ) và quang học (thị trường : chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được). Đây là một hiện tượng đồng âm do sự trùng hợp ngẫu nhiên về vỏ âm thanh của từ. Câu 3 : Sự sáng tạo của Thanh Hải trong hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” : “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thánh Hải, góp vào các hình ảnh mùa xuân trong thơ ca. Các nhà thơ từ xưa tới nay đã viết nhiều về mùa xuân với nhiều cảm hứng và những phát hiện riêng khác nhau nhưng tựu trung thường khai thác haiphương diện: mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của con người. Thanh Hải cũng không đi ra ngoài hai phương diện ấy của thi đề mùa xuân. Cái đặc sắc ở đây chính là hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ”. Đó là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và của cuộc đời mỗi con người. “Mùa xuân nho nhỏ” ấy góp vào để làm nên mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. Hình ảnh này thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung giữa cá nhân và cộng đồng. Câu 4: Phân tích những đặc điểmcủa nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Đáp án vắn tắt: I- Mở bài : Giới thiệu sơ lược về nhà văn Nguyễn Thành Long ( một cây bút chuyên viết truyện ngắn và ký khá nổi tiếng), giới thiệu truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (một truyện ngắn tiêu biểu của ông), và nhân vật anh thanh niên (nhân vật chính của truyện ngắn này). II- Thân bài: Anh thanh niên là một nhan vật mang một vẻ đẹp giàu tính lý tưởng. Đó là một thanh niên say mê, âm thầm cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, cho cuộc đời, khi phân tích cần làm nổi bật những đặc điểm sau: 1/ Say mê làm việc, nhiên cứu khoa học – Anh ham nghiên cứu khoa học. Mọi người ái ngại khi thấy một mình anh phải sống ở trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, còn anh lại ước ao được sống ở một độ cao lý tưởng (3000 mét) để nghiên cứu. -Anh có tinh thần thái độ làm việc khoa học hết sức nghiêm túc. Tác phong làm việc khoa học, chính xác đã tở thành phong cách sống của anh (đòi hỏi sự chính xác ca độ, tiếp khách cũng rất đúng thời gian). - Anh ca ngợi những con người say mê , cống hiến cuộc đời cho khoa học, cho đó là một cuộc sống đẹp, cống hiến cho khoa học là lý tưởng sống của đời anh. 2/ Tình yêu tha thiết con người và cuộc sống: -Tâm trạng “thèm người” , luôn luôn khao khát được tiếp xúc, gặp gỡ với mọi người . Anh biết gắn bó với mọi người bằng tình cảm chân thành của mình. - Nhiệt tình đón tiếp khách . - Quan tâm chu đáo với mọi người (mời ông họa sĩ uống trà, tặng cô gái bó hoa, biếu người ốm gói tam thất ) - Tìm mọi cách để tiếp xúc với con người, với cuộc đời :Anh ham đọc sách, cho rằng đọc sách cũng là một cách trò chuyện với mọi người. 3/ Bộc trực , vô tư và khiêm tốn: -Kể chuyện cuộc sống của mình một cách hồn nhiên, nói to những điều lẽ ra người ta chỉ nghĩ. Mọi cử chỉ , hành động đều hồn nhiên, vô tư (tặng hoa, trả khăn cho cô gái). - Thấy người khác hơn mình, đáng để cho mình noi theo. Giới thiệu ông họ sĩ vẽ người khác. III- Kết luận: Anh thanh niên là một hình ảnh đẹp . Nhân vật này đã thể hiện sâu sắc chủ đề truyện : trong cái lặng im bề ngoài của Sa Pa , dưới ngững dinh thự cũ kỹ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta nghĩ đến chuỵện nghỉ ngơi, vậy mà, chính ở nơi ấy vẫn có những con người say mê làm việc, lo nghĩ cho đất nước. Tài năng của Nguyễn Thành Long là ở chỗ đã nhìn thấy qua cái bề ngoài lặng lẽ của Sa Pa là những tâm hồn những con người không hề im lặng, đang âm thầm ngày đêm cống hiến tuổi trẻ, cuộc đời mình cho quê hương , đất nước. (Tham khảo bài viết trong sách ngữ văn 9 tập II trang 62) Bài viêt sau đây phân tích dựa theo trình tự mà nhà văn trần thuật để khắc họa nhân vật : từ việc giới thiệu ban đầu của người lái xe, đến cuộc gặp gỡ,khung cảnh sống, những lời kể của nhân vật về công việc, lời của nhân vật tự đánh giá mình, thái độ các nhân vật khác. Dàn ý Bài viết tham khảo I- Mở bài: -Giới thiệu truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa -Giới thiệu nhân vật chính: anh thanh niên làm công tác quan trắc khí tượng – nhân vật chính của tác phẩm – đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ. II-Thân bài: a/Anh thanh niên là một con người bình thường: - Một con người nhỏ bé, tác giả không đặt tên. -Anh ta tự thấy mình công việc của mình không có gì đặc biệt -Trong cuộc sống “cô độc nhất thế gian”anh cũng rất thèm được I- Viết về một mảng hiện thực trên đất Sa Pa trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long như muốn nói với ta rằng : Bên trong vẻ đẹp lặng lẽ của núi rừng, cuộc sống ở đây chứa bao vẻ đẹp đáng yêu, đang có không ít sự hi sinh thầm lặng. Dù được miêu tả nhiều hay ít , trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của truyện cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục . Trong đó, anh thanh niên làm công tác quan trắc khí tượng – nhân vật chính của tác phẩm – đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ. II- a/ Anh không phải là con người đặc biệt, chỉ là một con người tầm vóc nhỏ bé, thậm chí tên anh, tác giả cũng không giới thiệu. Hình như tác giả muốn nói : tên anh không phải là điều quan trọng đáng nhớ, bỡi mỗi người trên đời này đều có thể giống như anh ta. Cũng như mọi người, anh anh không muốn sống cô độc, anh sợ buồn . Cái việc anh đẩy một khúc cây ra giữa đường, buộc xe đi qua phải dừng lại , vừa ngộ nghĩnh buồn cười vừa thật đáng yêu. gặp gỡ con người (nghĩ ra mẹo để cho xe dừng) b/Anh là con người tốt, con người của cuộc sống mới: -Biết quan tâm đến người khác (tìm thuốc tặng vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô kĩ sư trẻ) -Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc (không bỏ qua một giờ quan trắc nào vì hiểu được ý nghĩa quan trọng của công việc) -Có ý thức giữ cuộc sống đẹp trong hoàn cảnh đặc biệt. b/ +Với cuộc gặp gỡ chưa đầy nửa giờ , anh đã hoàn toàn chinh phục một họa sĩ già và một cô kĩ sư trẻ . Bị chinh phục không phải bỡi lời lẽ, mà bằng tất cả những gì toát ra từ con người của anh, xung quanh anh , công việc của anh, họ đã nhận ra ở anh những vẻ đẹp của một con người cao quí. Như nhận xét có tính chất vui đùa của bác lái xe, anh là “một con người sống cô độc nhất thế gian” . Bởi anh làm việc một mình trên đinh núi cao, quanh năm chỉ có bầu trời với những đám mây , sương mù bao phủ và lạnh buốt lúc nửa đêm . Nhưng trong sự cô độc ấy, anh, tâm hồn anh gần gũi con người biết chừng nào,ấm áp tình người biết chừng nào! Khao khát được gặp con người, được trò chuyện với con người, anh đã nghĩ ra cái mẹo vừa thông minh, vừa tinh nghịch để mỗi chuyến xe qua đều dừng lại với anh, dẫu chỉ trong chốc lát. Không ai trách hành động ấy, vì nó nói lên một tình cảm đáng quí ở anh. Trái lại người ta còn cảm động vì hình ảnh ấy . Bác lái xe đã xử sự rất đúng khi đặt ra thành lệ việc ngừng xe lại nửa giờ nơi đỉnh núi cao, để thỏa mãn nguyện vọng của anh, nhưng cũng là để được gặp gỡ và tỏ lòng yêu mến một tâm hồn trong sáng như anh. +Thái độ quan tâm đến con người ở anh không chỉ vì một niềm vui của chính mình mà vì anh thực lòng yêu mến và quí trọng con người. Anh chu đáo đi tìm củ tam thất và ân cần trao cho bác lái xe để bác ngâm rượu cho vợ bác uống. Thái độ quan tâm ấy còn bộc lộ ở cử chỉ hiếu khách đặc biệt, khi ông họa sĩ và cô nữ kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh . Anh cắt tặng cô gái một bó hoa to với lời lẽ chân thành “ cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý ”.Ai mà không hởi lòng hởi dạ trức những cử chỉ trân trọng và chân thành như thế.Củ tam thất gửi vợ bác lái xe,làn tứng ,bó hoa tiễn người họa sĩ già, cô gái trẻ tiếp tục cuộc hành trình, đó là những kỉ niệm của một tấm lòng sốt sắng, tận tình đáng quí. + Chính thái độ với con người đã cắt nghĩa thái độ của anh đối với công việc . Làm việc một mình, không ai kiểm tra, anh thật đã có một ý thức trách nhiệm đầy đủ với công việc. Chỉ nói về mình có năm phút, một cách rất khiêm tốn, anh đã làm cho ta hiểu hết cái gian khổ của công việc anh làm, cũng thấy hết sự tận tụy của anh. Những quan trắc khí tượng theo giờ, và cả giữa ban đêm gió lạnh, có cả mưa tuyết, cái im lặng đáng sợ của núi cao vào lúc nửa đêm . Thế nhưng anh không bỏ qua một giờ quan trắc nào, bỡi anh hiểu được rằng mỗi công việc làm của anh là một mắt xích trong cái chuỗi công việc chung của nhiều người. Cái sai, cái đúng của anh, dẫu bé nhỏ,góp phần quyết định vào cái sai cái đúng, cái thất bại hay thành công của những điều lớn lao . Việc dự báo chính xác một đám mây bất ngờ có thể góp phần tạo nên thắng lợi của một trận đánh quan trọng, là có sự tham gia của anh. Sống ở vị trí của một người “cô đọc nhất thế gian” mà anh không buồn, không chán nản, chính vì anh đã tìm được ý nghĩa lớn lao trong công việc của mình như thế. +Có trách nhiệm đối với mọi người và công việc, anh cũng -Rất khiêm tốn. -Bao trùm lên tất cả là niềm khao khát được sống có ích, hạnh phúc là làm việc có ích cho đất nước. III-Kết luận: Nguyễn Thành Long đã khắc họa một nhân vật đẹp ( từ đặc nghệ thuật, từ cảm nhận của các nhân vật khác về anh thanh niên để khẳng định vẻ đẹp của nhân vật) sống có trách nhiệm đối với chính mình. Thông thường, trong hoàn cảnh sống như anh , người ta rất dễ sống cẩu thả. Chính ông họa sĩ cũng đã có ý nghĩ như vậy : “Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Không , nơi anh ở chẳng những không hề bừa bộn mà còn sạch sẽ, tinh tươm và đẹp nữa. Ngay trước sân nhà anh ta bắt gặp vườn hoa với bao nhiêu loài hoa, màu hoa, cũng đủ để ta yêu mến và quí trọng anh . Căn phòng anh ở ngăn nắp gọn gàng . Nếp sống hàng ngày của anh được tổ chức có nền nếp, anh làm việc, ăn uống , nghỉ ngơi, đọc sách , đọc báo như một người đang sống và làm việc giữa một xã hội, với mọi người, chứ không phải chỉ có một mình anh. Đó là một thái độ tự trọng, đó chính là nếp sống đẹp, sống có văn hóa. Sống như thế không phải dễ, nhưng đó mới là thực chất sống đẹp. Cái đẹp ấy không bắt nguồn từ bản chất tâm hồn đẹp. + Hãy xem anh khiêm tốn biết bao! Nói về mình rất ít (chỉ năm phút/ba mươi phút) ,anh chỉ giới thiệu công việc của mình với những người khách cần biết.Không những nói ít mà cách nói cũng hết sức nhẹ nhàng.Anh như cho rằng những điều anh làm, cái khắc nghiệt của cuộc sống cô đơn mà anh sống, thật không có nghĩa lí gì so với mọi người. Không khoa trương , cường điệu mình trước một cô gái trẻ. Và khi chợt nhận ra ông họa sĩ đang vừa trò chuyện vừa ghi vào sổ tay những nét kí họa về anh. Anh thực tình bối rối, cảm thấy mình không có gì đáng để một họa sĩ ghi lại .Anh chân thành giới thiệu bao nhiêu người đáng vẽ hơn anh, nghĩa là tốt hơn, đẹp hơn, đáng quí mến hơn anh : Một người kĩ sư tận tụy với cây rau, một nhà nghiên cứu sét để làm một bản đồ sét cho đất nước, ngày đêm miệt mài với công việc. +Tại sao anh sống giản dị thế, tốt thế, đẹp thế? Đây là chỗ xuất phát mọi điều. Anh là một con người trong lòng luôn cháy rực ngọn lửa của một khát vọng :sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống có ích cho đất nước, cho mọi người. Đất nước có chiến tranh, anh xin ra trận . Không được ra trận, anh tận tụy làm công việc của mình . Khi biết công việc của mình góp phần vào chiến thắng của không quân ta đã hạ được máy bay địch, anh cảm thấy thật hạnh phúc . Hạnh phúc của anh thật cụ thể, ý nghĩa đời sống của anh thật rõ ràng . Một người cảm thấy hạnh phúc vì công việc , vì được làm việc thì làm sao có thể sống chán nản , buông thả, cảm thấy công việc nặng nề, làm sao có thể không yêu quí và trân trọng con người, làm sao có thể không chân tình quan tâm đến niềm vui và hạnh phúc của người khác? III- Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng, những chi tiết chân thực, tinh tế bằng ngôn ngữ đối thoại sinh động, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa Pa lặng lẽ. Chưa đầy ba mươi phút tiếp xúc với anh thanh niên khiến người họa sĩ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được, khiến cô kĩ sư trẻ lòng bao cảm mến , bâng khuâng . Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định:Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh lớn lao và thầm lặng ? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu. . Đề 31 : Đề Kiểm tra tổng hợp - ngữ văn 9: Câu1 : Tìm từ Hán-Việt trong đoạn thơ sau: Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo. phai mờ. II-Thân bài: a/Anh thanh niên là một con người bình thường: - Một con người nhỏ bé, tác giả không đặt tên. -Anh ta tự thấy mình công việc của mình không có gì đặc biệt -Trong cuộc sống. Mọi cử chỉ , hành động đều hồn nhiên, vô tư (tặng hoa, trả khăn cho cô gái). - Thấy người khác hơn mình, đáng để cho mình noi theo. Giới thiệu ông họ sĩ vẽ người khác. III- Kết luận: Anh thanh

Ngày đăng: 22/06/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w