Đề 6 : A- Câu hỏi : Câu1: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau: Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro, em biết không? (Vũ Quần Phương – Áo đỏ) Câu 2 : Hãy chỉ ra các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thọai nội tâm trong đoạn văn sau và nêu sự khác nhau giữa chúng ? Có người hỏi: -Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ? - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy , chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào Về đến nhà , ông Hai nằm vật ra giường mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con , tủi thân nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Câu3: Phân tích so sánh hình ảnh trăng(vầng trăng,mảnh trăng,ánh trăng) trong các bài thơ “Đồng chí”, “Đoàn thuyền đánh cá” , “Ánh trăng”. Câu 4 : Khổ thơ đầu và cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) có nhiều chi tiết hình ảnh giống nhau. Hãy phân tích sự tương đồng và khác biệt của những hình ảnh, chi tiết ấy và nêu ý nghĩa của phép điệp ngữ ở hai khổ thơ này. Gợi ý bài làm Gợi ý Nội dung Câu 1: - Phải xác định cho đúng các trường từ vựng . ( trường từ vựng chỉ màu sắc; trường từ vựng liên quan với lửa) - Mối quan hệ giữa hai trường từ vựng. - Tác dụng : thể hiện được điều gì? (gây ấn tượng về một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng) 1- +Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh,(ánh) hồng, ánh (hồng), lửa, cháy , tro tạo thành hai trường từ vựng: - Trường từ vựng chỉ màu sắc : đỏ , xanh, hồng. - Trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật , hiện tượng liên quan với lửa : ánh, lửa, cháy , tro. +Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau : màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó có lan tỏa trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và lan tỏa trong không gian, làm không gian cũng biến sắc (Cây xanh cũng như ánh theo hồng). +Nhờ nghệ thuật dùng từ như đã phân tích, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng. Câu 2: + Hai câu: -Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ? - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! là hình thức đối thoại giữa những người tản cư + Câu: - Hà, nắng gớm, về nào là câu nói trống không (bâng quơ) của ông Hai là một lời độc thoại. + Các câu : Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu là những câu mà ông Hai tự hỏi chính mình; đó là những câu độc thoại nội tâm. *Sự khác nhau giưa các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thọai nội tâm: Đối thoại Độc thoại Độc thoại nội tâm - Là hình thức đối đáp giữa hai hoặc nhiều người. - Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch ngang ở đầu lời trao và đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch ngang ở đầu dòng) -Lời nói của một người nào đó hướng tới một ai đó trong tưởng tượng, hoặc nói với chính mình (không hướng tới một người tiếp nhận cụ thể nào, cũng không đáp lại). - Trong văn bản, người độc thoại cất thành lời nên trước câu nói có gạch ngang đầu dòng. - Lời nói của một người nào đó không nhằm vào một ai hoặc nói với chính mình (chỉ là một mạch ngầm diễn ra trong đầu của người nói). - Trong văn bản, người độc thoại không cất thành lời nên trước câu nói không có gạch ngang đầu dòng. Câu 3: (Giới thiệu 3 bài thơ và hình ảnh trăng trong từng bài thơ) - Bài “Đồng chí” của Chính Hữu là “Đầu súng trăng treo”; Bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”, “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chchóe” “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”, “Ánh trăng” - Nguyễn Duy : “Vầng trăng thành tri ki”, “Cái vầng trăng tình nghĩa” , “Vầng trăng đi qua ngõ ”, “ vầng trăng tròn”, “trăng cứ tròn vành vạnh ánh trăng im phăng phắc ” - (Nêu những điểm giống nhau) : Trăng trong cả ba bài thơ đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng là người bạn tri kỉ của con người trong cuộc sống lao động và chiến đấu, trong sinh hoạt hằng ngày. -(Trăng trong mỗi bài thơ) : +Trăng trong “Đồng chí” là biểu tượng của tình đồng chí gắn bó keo sơn trong cuộc sống chiến đấu gian khổ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, biểu tượng của hiện thực và lãng mạn, trở thành nhan đề của cả tập thơ “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu. +Trăng trong “Đoàn thuyền đánh cá” là cánh buồm đưa thuyền lướt sóng ra khơi và nâng bổng niềm vui hào hứng trong lao động làm chủ tập thể của những ngư dân đánh cá đêm: Thuyền ta lái gió với buồm trăng. Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Trăng vẽ nên bức tranh sơn mài biển vàng biển bạc: Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe Đêm thở sao lùa nước Hạ Long. +Trăng trong “Ánh trăng” là “vầng trăng tri kỉ”, là “vầng trăng tình nghĩa”, là “vầng trăng tròn vành vạnh” là “ánh trăng im phăng phắc ”đột ngột ùa vào phòng buyn đinh tối om trong đêm hòa bình mất điện ở thành phố đã khiến cho nhà thơ giật mình, ân hận, day dứt về suy nghĩ và cách sống hiện tại của mình. Ánh trăng như người bạn thân nhắc nhở, lay tỉnh lương tâm của tác giả: không được vô ơn với quá khứ, với đồng đội đã hi sinh, với thiên nhiên nhân hậu và bao dung. *Trăng trong ba bài thơ mỗi bài về ý nghĩa biểu tượng thì có đôi nét khác nhau , nhưng nhìn chung trăng đều mang vẻ đẹp hiền dịu của thiên nhiên là người bạn của con người trong cuộc sống. Câu 4: Bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận gồm 7 khổ thơ , mỗi khổ thơ được xem như một công đoạn của quá trình ra khơi đánh bắt, trở về của Đoàn thuyền đánh cá . Trong đó, khổ đầu và khổ cuối của bài thơ có nhiều chi tiết hình ảnh giống nhau. Hai hình ảnh chính trong cả hai khổ thơ là “ mặt trời” và “đoàn thuyền”. Ở khổ đầu là “mặt trời xuống biển” (lặn) và “đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” ; còn ở khổ cuối là “mặt trời đội biển nhô màu mới” (mọc) và “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” trở về. Có một câu thơ gần như lặp lại nguyên vẹn ( chỉ khác chữ “cùng” – “với”- có lẽ để tránh với từ “cùng” ở câu thơ trên) ở cả hai khổ thơ nhưng khác nhau là nằm ở cuối khổ đầu và nằm ở đầu khổ cuối: Câu hát căng buồm cùng gió khơi ( khổ đầu) Câu hát căng buồm với gió khơi ( khổ cuối) Việc lặp lại những hình ảnh, chi tiết này tạo sự tương ứng của thơ đầu và khổ thơ cuối bài, thể hiện trọn vẹn hành trình ra khơi đánh cá rồi trở về của đoàn thuyền nhịp cùng với sự vận hành của thời gian ,không gian từ hoàng hôn đến bình minh. Còn câu thơ: “Câu hát gió khơi” được lặp lại để thể hiện niềm vui tinh thần phấn chấn của những người lao động trên đoàn thuyền đánh cá lúc ra đi thì khi trở về cũng với tinh thần ấy và tạo cho khổ thơ cuối như điệp khúc của bài hát . Điều ấy đã góp phần tạo cho bài thơ như một khúc hát ca ngợi sự giàu đẹp của biển , ca ngợi lao động và người lao động làm chủ. HƯỚNG PHAN TÍCH KHỔ ĐẦU VÀ KHỔ CUỐI BÀI “ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CA” I-Bài “Đoàn thuyền đánh cá “ của Huy Cận được viết năm 1958 tại Hòn Gai trong một chuyến nhà thơ đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ . Lúc đó cả miền Bắc nước ta tràn ngập niềm vui mới, hăng hái phán khởi lao vào mặt trận lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội. -Bài thơ miêu tả một đêm đánh cá của một đoàn thuyền trên biển . Để ca ngợi không khí lao động mới , con người lao động mới , con người làm chủ công việc , làm chủ thiên nhiên , làm chủ biển cả bao la, nhà thơ Huy Cận đã sử dụng hàng loạt thủ pháp nghệ thuật rất độc đáo, tinh tế làm cho bài thơ có màu sắc riêng. Khổ đàu của bài thơ là cảnh đoàn thuyền rakhơi: Mặt trời xuống biền câu hát căng buồm cùng gió khơi” và kết thuc là cảnh đoàn thuyền trở về: Mặt trời đội biển cùng mặt trời. (khi làm bài HS nên chép đầy đủ hai khổ thơ) II – a/ Bao trùm lên tất cả là một trí tưởng tượng phong phú và một bút pháp lãng mạng bay bổng. Chính bút pháp này, cái trí tưởng tượng này đã tạo nên nét đặc sắc nghệ thuật trong kết cấu của bài thơ. Bài thơ miêu tả cảnh lao động trên biển suốt cả đêm . Tất cả cảnh vật, con người, công việc của con người đều được nhìn vào ban đêm , ấy thế mà cả bài thơ là một bức tranh có đường nét, màu sắc hình ảnh tươi sáng và hài hòa tuyệt đẹp . Chính trí tưởng tượng dồi dào, bút pháp lãng mạn giàu sức sống đó đã tạo nên những hình ảnh đầy thi vị , đầy chất thơ, làm đẹp thêm những con người lao động và công việc lao động đánh bắt trên biển khơi. b/(phân tích khổ đầu): Đoàn thuyền ra đi lúc hoàng hôn , mặt trời vừa lặn, đêm tối bắt đầu: Mặt trời xuốn biển như hòn lửa Sóng đã cài then , đêm sạp cửa Bằng mắt quan sát tỉ mỉ và tâm hồn thơ, tác giả đã tả cảnh chiều tà trên mặt biển thật đẹp, thật nên thơ. Thời gian bắt đầu công việc đánh cá được nhà thơ giới thiệu thật rõ ràng, đó là buổi hoàng hôn, khi ông mặt trời đã chuyển sang màu đỏ như hòn lửa và dần dần chìm xuống lòng đại dương , nhường lại không gian cho đêm đen. Trong hai câu thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa. So sánh “mặt trời” buổi chièu tà trên mặt biẻn với “hòn lửa” khổng lồ ấm nóng, thật kỳ vĩ . Nhân hóa “sóng “ “cài then” và “đêm sập cửa” , sóng như những cái then cài cửa màn đêm và màn đêm là cánh cửa khổng lồ,ta thấy rõ thời gian đang trôi, từ cảnh chạng vạng lúc hoàng hôn, màn đêm đã bắt đầu buông xuống. Kết thúc một ngày. Đất trời, vũ trụ như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, ngư dân bắt tay vào công việc của mình: Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Con người và đất trời như đối lập nhau về hành động khiến ta càng thấy được khí thế và nhiệt tình lao động của con người. Lao động đánh cá trên biển trong đêm là một công việc nặng nhọc và đầy nguy hiểm, thế mà đoàn thuyền ra đi trong tiếng hát. Tiếng hát tràn ngập không gian bao la, tiếng hát vang lên trong tâm tư người đánh cá, trong niềm say mê sự giàu đẹp của biển cả quê hương: Tiếng hát căng buồm cùng gió khơi. Gió căng buồm chứ đâu phải câu hát ? Hình ảnh “ câu hát căng buồm ” chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, nó làm cho câu thơ đẹp lên, ý thơ phong phú thêm để ca ngợi niềm vui và nhiệt tình lao động của con người. Ở bài thơ, ta bắt gặp rất nhiều chi tiết tràn đầy những tưởng tượng đẹp, làm cho ý thơ thêm đa nghĩa . Đó chính là bút pháp lãng mạn, dùng những yếu tố tưởng tượng để bổ sung, để nhân lên ý nghĩa đẹp đẽ của hiện thực được miêu tả. Khổ cuối:Khổ thơ cuối cùng miêu tả cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá: Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi Vẫn là tiếng hát khỏe khoắn của người ngư dân dạn dày sóng nước đang vươn lên làm chủ cuộc đời . Tiếng hát hòa trong gió, thổi căng cánh buồm đưa đoàn thuyền ra khơi đêm trước, nay lại cùng đoàn thuyền đầy ắp cá hân hoan về bến. Hình ảnh “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” rất hiện thực mà cũng rất hào hùng . Nó phản ánh một thói quen lâu đời của ngư dân là đưa cá về bến trước khi mặt trời lên, đồng thời cũng hàm ý nói lên khí thế đi lên mạnh mẽ của họ trong công cuộc dựng xây đất nước sau giải phóng. Hòa cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Đoàn thuyền lao vun vút trên mặt biển, “Mặt trời đội biển nhô màu mới”, một màu hồng rạng rỡ, tinh khôi, và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền, khiến nhà thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ đang tỏa sáng niềm vui. Đến đây, bức tranh biển cả ngập tràn sắc màu tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình, đường nét của cảnh,của người . Khổ thơ thể hiện một khung cảnh lao động đầy khí thế của con người, khung cảnh của cuộc sống mới trong ánh sáng mới rực rỡ. III- Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận cho ta thấy được sự giàu đẹp của biển cả quê hương và vẻ đẹp của lao động và người lao động làm chủ quê hương đất nước. Bài thơ nói với ta về lòng yêu đời, yêu cuộc sống, yêu con người . Với bút pháp lãng mạn kì lạ, bài thơ chiếm một vị trí xứng đáng trong nền thơ ca hiện đại của chúng ta. . trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau : màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó có lan tỏa trong con người anh làm anh say đắm,. hai hoặc nhiều người. - Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch ngang ở đầu lời trao và đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch ngang ở đầu dòng) -Lời nói của một người nào đó hướng. đánh cá đêm: Thuyền ta lái gió với buồm trăng. Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Trăng vẽ nên bức tranh sơn mài biển vàng biển bạc: Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.