1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn tập quản trị công nghệ Đại học Thương Mại Chương 6 Chuyển giao Công Nghệ

4 540 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 25,71 KB

Nội dung

Chương 6: Chuyển giao Công Nghệ 1. Các nguyên nhân xuất hiện chuyển giao CN? Các yêu cầu đối với CN trong chuyển giao CN? * Khái niệm: Tổng quát: Chuyển giao công nghệ là việc đưa kiến thức kỹ thuật ra khỏi ranh giới nơi sản sinh ra nó. - Theo quan điểm quản lý công nghệ: Chuyển giao công nghệ là tập thể tập hợp các hoạt động thương mại và pháp lý nhằm làm cho bên nhận công nghệ có được năng lực công nghệ như bên giao công nghệ trong khi sử dụng công nghệ đó vào một mục đích đã định. - Nghị định 45/1998/NĐ-CP quan niệm: Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thoả thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo… kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thoả thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. * Những nguyên nhân dẫn đến chuyển giao công nghệ: * Những nguyên nhân khách quan dẫn đến CGCN. - Không quốc gia nào trên thế giới có đủ mọi nguồn lực để làm ra tất cả các công nghệ cần thiết một cách kinh tế, do đó nhiều nước muốn có một công nghệ thường cân nhắc về phương diện kinh tế giữa mua và làm. - Sự phát triển không đồng đều của các quốc gia trên thế giới về công nghệ (85% các sáng chế công nghệ nằm trong tay sáu nước), nhièu nước không có khả ănng tạo ra công nghệ mà mình cần, buộc phải mua để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết. - Xu thế ở rộng hợp tác, khuyến khích thương mại tạo thuận lợi cho mua, bán kể cả mua bán công nghệ. - Quá trình tạo ra và phân phối các sản phẩm hiện đại xảy ra ở nhiều quốc gia, điều này làm cho CN di chuyển đến các quốc gia mà ở đó là lợi thế của CN. 1 - Các thành tựu của Khoa học - Công nghệ hiện đại làm rút ngắn tuổi thọ của các công nghệ, khiến nhu cầu đổi mới công nghệ tăng cao. Trong lĩnh vực công nghệ phát triển nhanh, chu trình sống của công nghệ rất ngắn, những người đi sau trong các lĩnh vực công nghệ này muốn có công nghệ đã xuất hiện trên thị trường thường thông qua chuyển giao thay vì bắt đầu từ NC & TK. * Nguyên nhân xuất phát từ bên giao công nghệ. - Thu lợi nhuận cao hơn ở địa phương hay ở chính quốc (do giảm ch phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí cao về cơ sở hạ tầng khác). - Chấp nhận cạnh tranh về sản phẩm để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, do đó có điều kiện đổi mới công nghệ. - Thu được các lợi ích khác như: Bán nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng thay thế; tận dụng nguồn chất xám ở địa phương; thâm nhập vào thị trường bên nhận công nghệ…. - Tránh được các hàng rào thương mại như thuế quan và hạn ngạch - Hưởng lợi từ các cải tiến công nghệ của bên nhận. * Nguyên nhân khách quan từ bên nhận công nghệ. Đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, bên nhận kỳ vọng vào: - Thông qua CGCN, tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Tận dụng nguồn lực sẵn có mà chưa khai thác được vì thiếu công nghệ cần thiết, đặc biệt tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. - Nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu cấp bách; nhu cầu thiết yếu của xã hội, nhu cầu đổi mới công nghệ để đáp ứng sức ép của cạnh tranh: - Có điều kiện nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ, học tập các phương pháp quản lý tiên tiến. - Tránh được rủi ro nếu phải tự làm nhờ mua licence công nghệ. - Nếu thành công có cơ hội rút ngắn thời gian công nghiệp hoá, đồng thời đi tắt vào các công nghệ hiện đại nhất, đạt được đồng thời hai mục tiêu; công nghiệp hoá, hiện đại hoá. * Các yêu cầu đối với công nghệ trong chuyển giao công nghệ. Các công nghệ được coi là chuyển giao công nghệ thường được ưu đãi trong quá trình chuyển giao (ví dụ miễn giảm các loại thuế, ưu tiên trong thuê mướn đất đai ), vì thế công 2 nghệ là chuyển giao công nghệ cần thoả mãn một số tiêu chuẩn nhất định. Ở Việt Nam quy định những công nghệ sau không được coi là chuyển giao công nghệ. - Những công nghệ không đáp ứng các yêu cầu trong các quy định của Pháp luật Việt Nam về an toàn lao động, vệ sinh lao động, sức khoả con người, bảo vệ môi trường. - Những công nghệ có tác động và gây hậu quả xấu đến văn hoá, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội của Việt nam. - Những công nghệ không đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế hoặc xã hội. - Công nghệ phục vụ lĩnh vự an ninh, quốc phòng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 2. Cơ chế chuyển giao CN là gì? Nguyên nhân khó khăn cho các nước đang phát triển trong chuyển giao CN? những yếu tố nào cho CGCN thành công trong các nước đang phát triển? * Khái niệm: - Cơ chế CGCN là hệ thống các văn bản pháp lý (Luật; Chính sách; Nghị định…), cùng hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, liên quan đến quản lý hoạt động CGCN (Thẩm định, đánh giá, kiểm tra, cung cấp thông tin, tư vấn… chuyển giao công nghệ). - Chuyển giao công nghệ khác với mua bán sản phẩm thông thường, đặc biệt trong trường hợp chuyển giao công nghệ quốc tế, có liên quan đến mối quan hệ giữa các quốc gia, vì vậy cần có những qui định riêng, nhằm tạo thuận lợi cho CGCN, thu hút đầu tư của nước ngoài, đồng thời ngăn ngừa những thiệt hại cho lợi ích quốc gia. * Những ví dụ về cơ chế CGCN từ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam - Các văn bản pháp lý liên quan đến CGCN: Trước năm 1996 văn bản pháp lý chủ yếu về chuyển giao công nghệ ở Việt Nam là pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam có hiệu lực từ tháng 12/1998. Pháp lệnh này hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1996. Những quy định pháp lý về chuyển giao công nghệ trong nước và với nước ngoài được quy định trong bộ luật dân sự có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1996. Trong bộ luật dân sự, các vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ được quy định tại các phần sau: Phần thứ sáu: Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; Phần thứ bảy: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (các điều 836, 837 và 838); - Các công cụ và thủ tục để tiến hành CGCN: 3 Để có thể thực hiện các quy định trong bộ luật dân sự, Chính phủ đã ban hành các Nghị định như: ¾Nghị định 45/1998 NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ; ¾Nghị định 16/2000 NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chuyển giao công nghệ; ¾Thông tư về quy trình hình thành, sàng lọc, thẩm định, giám sát quá trình CGCN… Bên cạnh các văn bản pháp lý liên quan đến chuyển giao công nghệ, các cơ quan tổ chức hỗ trợ cho CGCN cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động. ¾Các tổ chức tư vấn công nghệ và CGCN như Công ty nghiên cứu và tư vấn chuyển giao công nghệ và đầu tư (CONCETTI); Công ty sở hữu công nghiệp; Công ty tư vấn đầu tư nước ngoài về công nghiệp (FORINCONS)… ngoài ra có nhiều công ty, chi nhánh, văn phòng của nước ngoài về tư vấn công nghệ và chuyển giao công nghệ. 4 . quan điểm quản lý công nghệ: Chuyển giao công nghệ là tập thể tập hợp các hoạt động thương mại và pháp lý nhằm làm cho bên nhận công nghệ có được năng lực công nghệ như bên giao công nghệ trong. các công nghệ hiện đại nhất, đạt được đồng thời hai mục tiêu; công nghiệp hoá, hiện đại hoá. * Các yêu cầu đối với công nghệ trong chuyển giao công nghệ. Các công nghệ được coi là chuyển giao công. của Khoa học - Công nghệ hiện đại làm rút ngắn tuổi thọ của các công nghệ, khiến nhu cầu đổi mới công nghệ tăng cao. Trong lĩnh vực công nghệ phát triển nhanh, chu trình sống của công nghệ rất

Ngày đăng: 20/05/2015, 16:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w