1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484

173 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng cơ bản (XDCB) là ngành sản xuất tạo cơ sở và tiền đề phát triển cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, ngành XDCB thu hút khoảng 40% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Nhu cầu về XDCB là nhu cầu thiết yếu, thường xuyên và ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế xã hội. Năm 2010, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 41% GDP của cả nước, trong đó, riêng lĩnh vực xây dựng chiếm khoảng 10,3% GDP. Hàng năm có hàng chục ngàn công trình xây dựng được triển khai xây dựng trên phạm vi toàn quốc, nhiều công trình trọng điểm quốc gia đã được hoàn thành như: lọc dầu Dung Quất, thủy điện Sơn La, cùng hàng loạt công trình lớn trong các lĩnh vực dân dụng, năng lượng, dầu khí, cầu đường, bến cảng, công nghiệp, văn hóa, thể thao, khu đô thị mới ... góp phần quan trọng tạo dựng cơ sở vật chất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam đang trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên nhu cầu về xây dựng cơ bản càng trở nên cấp thiết. Vì thế, lĩnh vực XDCB đã và đang dành được sự quan tâm, chú trọng đầu tư của nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Song, thực trạng đó cũng đưa ra một hệ quả tất yếu là ngành XDCB phải chịu một sức ép cạnh tranh rất lớn và đồng thời cũng trở thành một lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Hiện nay, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới ngày càng lan rộng và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực XDCB cũng là một trong những đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của khủng hoảng, mà biểu hiện cụ thể như: thị trường bất động sản đóng băng, tạm dừng do thiếu vốn đối với các công trình đang thực hiện, tình trạng khó thanh quyết toán đối với công trình đã hoàn thành, hàng loạt công trình bị chậm tiến độ, thậm chí không ít công trình còn thiếu tính khả thi… Những tác động đó của cuộc khủng hoảng kinh tế không chỉ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn gây nhiều khó khăn trong việc quản lý, hạch toán chi phí, doanh thu của các dự án đầu tư XDCB. Do đó, kế toán XDCB vốn dĩ đã mang tính chất hết sức phức tạp, nay càng trở nên khó khăn. Trên thực tế việc hạch toán chi phí, doanh thu của các doanh nghiệp XDCB hiện nay vẫn chưa thực sự thống nhất, cũng như chưa đảm bảo thực hiện đúng theo quy định, thiếu tính phù hợp, nhiều khi còn mang nặng tính chủ quan của doanh nghiệp, gây khó khăn cho quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm toán đối với doanh nghiệp, các cơ quan chủ quản, các bên có liên quan. Từ tháng 01 năm 2003, Bộ Tài chính đã ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng” áp dụng cho kế toán hợp đồng xây dựng, tuy nhiên cho đến nay chuẩn mực trên vẫn chưa được các doanh nghiệp XDCB vận dụng một cách đúng đắn và đầy đủ. Dẫn đến việc hạch toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng vẫn còn nhiều bất cập. Trên cơ sở những vấn đề thực tế còn tồn tại đó, việc hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp XDCB là điều hết sức cần thiết. Đây cũng là lý do chủ đạo mà tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

Trang 1

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ: “HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 484” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn này là trung thực và chưatừng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây

Tác giả

Phan Lê Anh Thơ

Trang 2

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Đông, các thầy cô trong

Viện Kế toán - Kiểm toán trường Đại học kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình hướng dẫn,chỉ bảo để em có thể hoàn thành luận văn này

Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần xây dựng công trình 484 đãtận tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu và thực hiện đề tài nghiên cứu

Tác giả

Phan Lê Anh Thơ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ PHỤ LỤC

TÓM TẮT LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

1.3 Mục tiêu của đề tài 4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài 4

1.6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5

1.6.1 Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu 5

1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu, xử lý thông tin 6

1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 7

1.8 Kết cấu 7

Kết luận chương 1 8

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 9

2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh, quản lý kinh doanh xây lắp ảnh hưởng tới kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng 9

2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp chi phối kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng 9

2.1.2 Hợp đồng xây dựng và phân loại hợp đồng xây dựng trong các doanh nghiệp xây lắp 11

2.1.3 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng 15

Trang 4

2.2 Kế toán chi phí hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây lắp 16

2.2.1 Chi phí hợp đồng xây dựng và yêu cầu ghi nhận chi phí hợp đồng xây dựng 16

2.2.2 Kế toán chi phí hợp đồng xây dựng 21

2.2.3 Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế của khối lượng xây lắp và xác định giá trị dở dang cuối kỳ của sản phẩm xây lắp theo HĐXD 29

2.2.4 Kế toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình 31

2.2.5 Kế toán chi phí thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng 32

2.3 Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng 32

2.3.1 Doanh thu hợp đồng xây dựng và yêu cầu ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng 32

2.3.2 Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng 37

Kết luận chương 2 41

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 484 42

3.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh, quản lý kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484 42

3.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triền 42

3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 45

3.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 49

3.2 Hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484 52

3.2.1.Hợp đồng xây dựng 52

3.2.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng xây dựng 55

3.3 Thực trạng kế toán chi phí hợp đồng xây dựng tại Công ty ổ phần xây dựng công trình 484 56

3.3.1 Thực trạng nội dung chi phí hợp đồng xây dựng và việc ghi nhận chi phí hợp đồng xây dựng 56

3.3.2 Thực trạng toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp theo hợp đồng xây dựng 57

Trang 5

3.4 Thực trạng kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây

dựng công trình 484 62

3.4.1.Thực trạng nội dung doanh thu hợp đồng xây dựng và việc ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng 62

3.4.2 Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng 65

Kết luận chương 3 66

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 484 67

4.1 Kết quả nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng 67

4.1.1 Kết quả đạt được 67

4.1.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 68

4.2 Sự cần thiết và yêu cầu phải hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484 72

4.2.1 Phương hướng phát triển của Công ty 72

4.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484 73

4.2.3 Những yêu cầu cơ bản khi hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng 74

4.3 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng 484 76

4.3.1 Hoàn thiện hợp đồng xây dựng 76

4.3.2 Hoàn thiện kế toán chi phí HĐXD tại Công ty 77

3.3.3 Hoàn thiện kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty 81

4.4 Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng 82

4.4.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng 82

4.4.2 Về phía Công ty 84

Trang 6

4.5 Hạn chế nghiên cứu của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai 86 Kết luận chương 4 87 KẾT LUẬN CHUNG 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp

CPSDMTC Chi phí sử dụng máy thi công

CTCPXDCT 484 Công ty cổ phần xây dựng công trình 484

Trang 8

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính chủ yếu của Công ty cổ phần xây dựng

công trình 484 giai đoạn 2009- 2011 44

Phụ lục 1.1 : Mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn

Phụ lục 2.1 Kế toán chí phí nguyên vật liệu trực tiếp

Phụ lục 2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Phụ lục 2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Phụ lục 2.4: Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Phụ lục 2.5: Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Phụ lục 2.6 Kế toán chi phí sản xuất chung

Phụ lục 2.7 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Phụ lục 2.8 Kế toán chi phí bảo hành công trình

Phụ lục 2.9 Kế toán thiệt hại trong sản xuất

Phụ lục 2.10 Kế toán thiệt hại trong sản xuất

Phụ lục 2.11 Thanh toán theo khối lượng thực hiện hợp đồng xây dựng

Phụ lục 2.12 Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

Phụ lục 3.1: Khái quát quy trình sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng

công trình 484Phụ lục 3.2 Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty cổ phần xây dựng công trình 484

Phụ lục 3.3 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty

Trang 9

Phụ lục 3.12: Bảng phân bổ tiền lương

Phụ lục 3.13: Sổ chi tiết TK 622

Phụ lục 3.14: Bảng kê xuất nhiên liệu máy thi công

Phụ lục 3.15: Bảng kê xuất vật liệu sửa máy thi công

Phụ lục 3.16: Bảng khấu hao máy móc thiết bị dùng cho thi côngPhụ lục 3.17: Sổ chi tiết TK 623

Phụ lục 3.30: Bảng thống kê sản lượng thực hiện

Phụ lục 3.31: Báo cáo sản lượng thực hiện

Phụ lục 3.32: Sổ chi tiết TK 511 - QL7

Phụ lục 3.33: Sổ chi tiết TK 511 - NĐK

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên thực tế việc hạch toán chi phí, doanh thu của các doanh nghiệp XDCBhiện nay vẫn chưa thực sự thống nhất, cũng như chưa đảm bảo thực hiện đúng theoquy định, thiếu tính phù hợp, nhiều khi còn mang nặng tính chủ quan của doanhnghiệp, gây khó khăn cho quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm toán đối với doanhnghiệp, các cơ quan chủ quản, các bên có liên quan Từ tháng 01 năm 2003, Bộ Tàichính đã ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng” ápdụng cho kế toán hợp đồng xây dựng, tuy nhiên cho đến nay chuẩn mực trên vẫnchưa được các doanh nghiệp XDCB vận dụng một cách đúng đắn và đầy đủ Dẫnđến việc hạch toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng vẫn còn nhiều bất cập.Trên cơ sở những vấn đề thực tế còn tồn tại đó, việc hoàn thiện kế toán chi phí,doanh thu hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp XDCB là điều hết sức cần thiết.Đây cũng là lý do chủ đạo mà tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toánchi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng công trình 484”làm đề tài luận văn thạc sỹ

1.2 Tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã thực hiện (luận văn thạc sỹ củatrường Đại học Kinh tế quốc dân) chỉ mới đề cập đến kế toán chi phí, doanh thu tạicác doanh nghiệp xây lắp mà chưa gắn với hợp đồng xây dựng Chính vì lẽ đó, đềtài nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựngtrên cơ sở lý luận: chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng” và trên

cơ sở thực tiễn: thực trạng kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công

ty cổ phần xây dựng công trình 484, để từ đó có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn

về công tác kế toán chi phí, doanh thu tại các doanh nghiệp xây lắp

1.3 Mục tiêu của đề tài

Trang 11

- Làm rõ bản chất, nội dung kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựngtrong doanh nghiệp xây lắp.

- Phân tích thực trạng kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công

ty cổ phần xây dựng công trình 484 qua đó tìm ra những ưu, nhược điểm, nguyênnhân cho Công ty

- Từ đó luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí,doanh thu hợp đồng xây dựng cho Công ty cổ phần xây dựng công trình 484 nóiriêng và các doanh nghiệp xây lắp nói chung

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xâydựng” và những vấn đề cơ bản về kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựngtrong doanh nghiệp xây lắp lý luận và thực tiễn

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng kế toánchi phí, doanh thu trong doanh nghiệp xây lắp, vận dụng nghiên cứu tại Công ty cổphần xây dựng công trình 484 Thời gian khảo sát từ ngày 01/01/2012 đến ngày30/06/2012

1.5 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Câu hỏi 1: Hợp đồng xây dựng là gì? Có những cách phân loại hợp đồng xâydựng nào? Ý nghĩa của từng phương pháp phân loại hợp đồng xây dựng?

Câu hỏi 2: Nội dung kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại cácdoanh nghiệp xây lắp? Liên hệ với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồngxây dựng” và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam

Câu hỏi 3: Thực trạng kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công

ty cổ phần xây dựng công trình 484 như thế nào?

Câu hỏi 4: Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trongcông tác kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xâydựng công trình 484 là gì?

Câu hỏi 5: Giải pháp nào cần áp dụng để hoàn thiện kế toán chi phí, doanhthu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484?

1.6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trang 12

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp vớiđịnh lượng.

1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Trên phương diện lý luận: Luận văn đã tổng hợp được cơ sở lý luận về kếtoán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây lắp

- Trên phương diện thực tiễn: Thông qua việc phân tích thực trạng công tác kếtoán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình

484, luận văn đã giúp cho Công ty nhận thấy được mặt mạnh và điểm yếu trongcông tác kế toán, từ đó nhà quản trị và bộ phận kế toán sẽ có những điều chỉnh trongtương lai cho phù hợp Đồng thời, một số giải pháp hoàn thiện được đề xuất trongluận văn, Công ty có thể tham khảo và áp dụng tại đơn vị mình sao cho có hiệu quảnhất, góp phần thực hiện đúng đắn quy định của nhà nước, nâng cao chất lượngthông tin kế toán

1.8 Kết cấu

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Lý luận về kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng

trong các doanh nghiệp xây lắp Chương 3: Thực trạng kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại

công ty cổ phần xây dựng công trình 484 Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế

toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484

CHƯƠNG 2

LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh, quản lý kinh doanh xây lắp ảnh hưởng tới kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng

2.1.1.Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp chi phối kế toán chi phí,

Trang 13

doanh thu hợp đồng xây dựng

Thứ nhất: Sản phẩm xây lắp là sản phẩm mang tính đơn chiếc, riêng lẻ

Thứ hai: Chu kỳ sản xuất sản phẩm xây lắp thường là dài

Thứ ba: Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài

Thứ tư: Địa điểm sản xuất không cố định, sản phẩm xây lắp được sử dụng tạiđịa điểm xây dựng, nơi sản xuất chính là nơi tiêu thụ sản phẩm

Thứ năm: Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuậnvới chủ đầu tư từ trước (giá dự thầu)

Thứ sáu: Hoạt động xây dựng thường được tổ chức sản xuất ngoài trời, chịutác động trực tiếp của các yếu tố môi trường, khí hậu, thời tiết

2.1.2 Hợp đồng xây dựng và phân loại hợp đồng xây dựng trong các doanh nghiệp xây lắp

2.1.2.1 Hợp đồng xây dựng

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng” (VAS 15),

HĐXD được định nghĩa như sau: "Hợp đồng xây dựng là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc một tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng".[7, tr.111]

2.1.2.2 Phân loại hợp đồng xây dựng

- Phân loại HĐXD theo cách thức xác định giá trị của hợp đồng

Theo cách phân loại này thì HĐXD được chia thành hai loại:

+ Hợp đồng xây dựng với giá cố định

+ Hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm

- Phân loại HĐXD căn cứ vào phương thức thanh toán

+ HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch

+ Hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khốilượng thực hiện

- Phân loại HĐXD căn cứ vào phương thức để có được hợp đồng.

+ Hợp đồng xây dựng có được do đấu thầu

+ Hợp đồng xây dựng chỉ định thầu

2.1.3 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng

Trang 14

- Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trìnhthực hiện HĐXD

- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công,chi phí máy thi công và các chi phí ngoài dự toán khác của từng HĐXD

- Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoànthành của doanh nghiệp gắn với HĐXD

- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xâydựng đã hoàn thành Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theonguyên tắc quy định

- Phản ánh trung thực doanh thu HĐXD thực hiện được trong kỳ hạch toán

2.2 Kế toán chi phí hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây lắp

2.2.1 Chi phí hợp đồng xây dựng và yêu cầu ghi nhận chi phí hợp đồng xây dựng

2.2.1.1 Nội dung chi phí hợp đồng xây dựng

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng” (VAS 15):

“Chi phí HĐXD bao gồm chi phí liên quan đến hợp đồng trong suốt giai đoạn kể từ khi ký hợp đồng cho đến khi kết thúc hợp đồng Các chi phí liên quan trực tiếp đến hợp đồng phát sinh trong quá trình đàm phán hợp đồng cũng được coi là một phần chi phí của hợp đồng nếu chúng có thể xác định riêng rẽ, có thể ước tính một cách đáng tin cậy và có nhiều khả năng là hợp đồng sẽ được ký kết Nếu chi phí phát sinh trong quá trình đàm phán hợp đồng đã được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi chúng phát sinh thì chúng không còn được coi là chi phí của HĐXD khi hợp đồng được ký kết vào kỳ tiếp sau”.[7, tr.118]

2.2.1.2 Yêu cầu ghi nhận chi phí hợp đồng xây dựng

- Trường hợp HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện.

Trong trường hợp này, khi kết quả thực hiện HĐXD được ước tính một cáchđáng tin cậy và được khách hàng xác nhận thì chi phí liên quan đến HĐXD đượcghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhậntrong kỳ được phản ánh trên hóa đơn đã lập

- Trường hợp HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế

Trang 15

Trong trường hợp này, khi kết quả thực hiện HĐXD được ước tính một cáchđáng tin cậy, thì chi phí liên quan đến HĐXD được ghi nhận tương ứng với phầncông việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính(BCTC) mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lậphay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu

2.2.2 Kế toán chi phí hợp đồng xây dựng trong doanh nghiệp xây lắp

2.2.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí hợp đồng xây dựng:

2.2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí hợp đồng xây dựng:

- Các công trình và hạng mục công trình có giá trị dự toán riêng tương ứngvới các HĐXD đã ký

- Nhóm công trình, các đơn vị thi công (xí nghiệp, tổ đội thi công xây lắp)sau đó tiến hành theo dõi chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình tươngứng với các HĐXD đã ký

2.2.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí hợp đồng xây dựng

- Phương pháp tập hợp trực tiếp

Phương pháp này được áp dụng đối với chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếpvới từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt, theo đó các chi phí phát sinh liên quanđến đối tượng nào thì có thể tập hợp chi phí trực tiếp cho các đối tượng đó Cụ thểnhư: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,…

- Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí gián tiếp:

Phương pháp này được áp dụng với các chi phí gián tiếp có liên quan đến nhiềuđối tượng khác nhau mà kế toán không thể tập hợp riêng rẽ từng đối tượng một cáchtrực tiếp được như: Chi phí bảo hiểm, chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật… không liênquan đến HĐXD cụ thể, các khoản chi phí sản xuất chung khác…

2.2.2.2 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp theo hợp đồng xây dựng:

* Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được khái quát qua sơ

đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Phụ lục 2.1)

* Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp được khái quát qua sơ đồ kế

Trang 16

toán chi phí nhân công trực tiếp (Phụ lục 2.2).

* Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:

Trường hợp doanh nghiệp tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấpquản lý để theo dõi riêng chi phí như một bộ phận sản xuất độc lập (Phụ lục 2.3)Trường hợp doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có

tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không phân cấp thành một bộ phận độclập để theo dõi riêng chi phí (Phụ lục 2.4)

Trường hợp mua ngoài dịch vụ máy thi công (Phụ lục 2.5)

* Kế toán chi phí sản xuất chung

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung được khái quát qua sơ đồ kế toánchi phí sản xuất chung (Phụ lục 2.6)

2.2.3 Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế của khối lượng xây lắp và xác định giá trị dở dang cuối kỳ của sản phẩm xây lắp theo HĐXD

2.2.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế của khối lượng xây lắp theo hợp đồng xây dựng

Phương pháp tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắptheo HĐXD được khái quát qua sơ đồ kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang(Phụ lục 2.7)

2.2.3.2 Xác định giá trị dở dang cuối kỳ của sản phẩm xây lắp theo hợp đồng xây dựng

- Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giátrị sản phẩm dở dang là tổng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến thời điểm kiểm

kê, đánh giá

- Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp hoàn thành theo tiến độ kế hoạchhoặc theo giá trị khối lượng thực hiện thì sản phẩm dở dang là giá trị khối lượng sảnphẩm xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định

2.2.4 Kế toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình

Phương pháp kế toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp đượckhái quát qua sơ đồ kế toán (Phụ lục 2.8)

Trang 17

2.2.5 Kế toán chi phí thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng

Phương pháp kế toán thiệt hại trong quá trình thực hiện HĐXD được khái quátqua sơ đồ kế toán như sau:

Trường hợp thiệt hại do phá đi làm lại (Phụ lục 2.9)

Trường hợp thiệt hại do ngừng sản xuất (Phụ lục 2.10)

2.3 Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng trong doanh nghiệp xây lắp

2.3.1 Doanh thu hợp đồng xây dựng và yêu cầu ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng

2.3.1.1 Nội dung doanh thu hợp đồng xây dựng

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14- Doanh thu và thu nhập khác thì

doanh thu được hiểu là: “Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.[7, tr 56]

Từ đó, có thể hiểu doanh thu của HĐXD là tổng các lợi ích kinh tế doanhnghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động thực hiện HĐXD.2.3.1.2 Yêu cầu ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng

- Trường hợp HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện.

Trong trường hợp này, khi kết quả thực hiện HĐXD được ước tính một cáchđáng tin cậy và được khách hàng xác nhận thì doanh thu của HĐXD được ghi nhậntương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳđược phản ánh trên hóa đơn đã lập

- Trường hợp HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch

Trong trường hợp này, khi kết quả thực hiện HĐXD được ước tính một cáchđáng tin cậy, thì doanh thu của HĐXD được ghi nhận tương ứng với phần công việc

đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập BCTC mà không phụ thuộc vàohóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóađơn là bao nhiêu

2.3.2 Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng

Trang 18

2.3.2.1 Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện

Phương pháp kế toán doanh thu HĐXD quy định nhà thầu được thanh toántheo khối lượng thực hiện được khái quát qua sơ đồ (Phụ lục 2.11)

2.3.2.2 Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch

Phương pháp kế toán doanh thu HĐXD quy định nhà thầu được thanh toántheo tiến độ kế hoạch được khái quát qua sơ đồ (Phụ lục 2.12)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU HỢP ĐỒNG

XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

về Công ty để hạch toán Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng là hình thức Nhật

Trang 19

thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện.

3.2.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng xây dựng

Khi HĐXD được ký kết, căn cứ vào năng lực thi công của từng đội, Công ty

sẽ tiến hành giao cho từng đội thi công thực hiện Ở Công ty việc giao khoán nội bộcho các tổ đội thi công không tiến hành khoán gọn mà chỉ giao khoán nội bộ chođội tiền lương và chi phí vật liệu thông qua việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng Khi Công ty không thể thực hiện toàn bộ hợp đồng thì Công ty có thể giaomột phần khối lượng công trình cho nhà thầu phụ gọi là B phụ, ở Công ty nhà thầuphụ là một doanh nghiệp bên ngoài

3.3 Thực trạng kế toán chi phí hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484

3.3.1 Thực trạng nội dung chi phí hợp đồng xây dựng và việc ghi nhận chi phí hợp đồng xây dựng

3.3.1.1 Thực trạng nội dung chi phí hợp đồng xây dựng

Chi phí hợp đồng xây dựng tại Công ty hiện nay bao gồm các khoản mục: chiphí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thicông, chi phí sản xuất chung

3.3.1.2 Thực trạng về việc ghi nhận chi phí hợp đồng xây dựng:

Hiện nay, các thỏa thuận thanh toán giữa chủ đầu tư với Công ty trong quátrình tổ chức thi công là thanh toán theo khối lượng thực hiện, do đó chi phí HĐXDcũng được ghi nhận theo hình thức HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theokhối lượng thực hiện

3.3.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp theo hợp đồng xây dựng

Theo cách tổ chức thực hiện hợp đồng xây dựng, kế toán chi phí hợp đồngxây dựng được chia làm 2 trường hợp:

- Đối với trường hợp giao khoán: Kế toán tập hợp chi phí thực tế phát sinhtheo từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung Sau đó, tổng hợp chi phí sảnxuất thực tế phát sinh và đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ theo HĐXD đểtính giá thành khối lượng xây lắp theo HĐXD hoàn thành trong kỳ

- Đối với trường hợp thuê B phụ bên ngoài:

Đối với những công trình Công ty thuê B phụ bên ngoài thực hiện thì Công

Trang 20

ty không hạch toán chi tiết từng loại chi phí phát sinh mà chỉ nhận công trình do

B phụ bàn giao để ghi vào TK 154 (nếu công trình chưa bàn giao cho chủ đầu tư)hoặc ghi vào TK 632 (nếu công trình đã được bàn giao cho chủ đầu tư) Số tiềnghi nhận cho công trình đúng bằng giá giao cho B phụ Giá này có thể bằng hoặcthấp hơn giá ký với chủ đầu tư, tuỳ thuộc vào hợp đồng, từng lần giao, từng công

ty nhận giao

Khi công trình hoàn thành, Công ty và chủ đầu tư nghiệm thu khối lượng hoànthành trước và căn cứ vào khối lượng đã được chủ đầu tư nghiệm thu, Công ty sẽyêu cầu B phụ phát hành hoá đơn với số tiền tương ứng với giá trị được nghiệm thu

Do vậy, nếu B phụ chưa kịp phát hành hoá đơn trong khi Công ty đã phát hành hoáđơn đòi tiền chủ đầu tư thì Công ty sẽ trích trước giá vốn vào TK 335, sau đó khinhận được hoá đơn sẽ điều chỉnh sang TK 331 chi tiết B phụ

3.3 Thực trạng kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484

3.3.1.Thực trạng nội dung doanh thu hợp đồng xây dựng và việc ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng

3.3.1.1 Thực trạng nội dung doanh thu hợp đồng xây dựng

+ Khoản tiền mà Công ty thu được từ khối lượng hạng mục công trình hoànthành được nghiệm thu ghi trên phiếu giá được bên chủ đầu tư chấp nhận thanh toán.+ Khoản tiền thu được từ việc trượt giá các chi phí đầu vào (nếu trong hợpđồng có quy định và được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán)

+ Khoản tiền Công ty thu được do sự thay đổi thiết kế và khối lượng công việcthực hiện trong hợp đồng

3.3.1.2 Thực trạng về việc ghi nhận doanh thu hợp đồng xấy dựng

Các HĐXD hiện nay của Công ty đều quy định nhà thầu được thanh toán theokhối lượng thực hiện

3.3.2 Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng

- Đối với trường hợp giao khoán:

Căn cứ vào phiếu giá, kế toán sẽ phản ánh doanh thu cho các hợp đồng vào sổchi tiết doanh thu của từng hợp đồng

- Đối với trường hợp thuê B phụ bên ngoài:

Khi ký hợp đồng với B phụ, Công ty có thể thoả thuận giá giao khoán bằng giá

mà Công ty ký hợp đồng với chủ đầu tư hoặc thấp hơn giá ký hợp đồng với chủ đầu

Trang 21

tư Nếu giá giao cho B phụ bằng giá ký với chủ đầu tư thì Công ty sẽ thu thêm phíthầu chính từ các B phụ (tỷ lệ thường là từ 3-7%) Phí thầu chính cũng được ghinhận là doanh thu của Công ty.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU HỢP ĐỒNG

XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

- Về kế toán chi phí HĐXD

+ Công ty đã xây dựng dự toán chi phí ngay từ khi ký kết hợp đồng

+ Các chi phí phát sinh đều được tập hợp đầy đủ trên sổ chi phí SXKD theokhoản mục chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình có giá trị dự toán riêngtương ứng với HĐXD đã ký

- Về kế toán doanh thu HĐXD

Hiện nay, Công ty thường ký HĐXD dưới hình thức thanh toán theo khối lượngthực hiện Theo cách này thì doanh thu HĐXD được ghi nhận là tương đối chắcchắn căn cứ vào hồ sơ nghiệm thu được khách hàng chấp thuận

Về ước tính doanh thu của khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ, căn cứ vàobiên bản nghiệm thu khối lượng và đơn giá dự toán của công trình ước tính doanhthu trong kỳ Việc áp dụng cách ước tính doanh thu như trên là phù hợp với điềukiện thực tế của các doanh nghiệp xây lắp hiện nay và của Công ty

Cùng với việc vận dụng phần mềm kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và sổ

Trang 22

kế toán sử dụng để ghi nhận doanh thu phù hợp với Chế độ kế toán hiện hành.

4.1.2 Một số hạn chế và nguyên nhân

4.1.2.1 Hạn chế:

Thứ nhất, hạn chế trong công tác hợp đồng xây dựng:

Các HĐXD hiện nay Công ty đang áp dụng là HĐXD thanh toán theo khốilượng thực hiện Nhưng trong hợp đồng lại không quy định rõ thời gian nghiệm thu

và điều khoản thanh toán Điều này làm cho quá trình nghiệm thu kéo dài, ảnhhưởng đến tình hình SXKD của Công ty

Ngoài ra, hiện nay Công ty chỉ áp dụng loại HĐXD với chi phí cố định còn lạivới hợp đồng với chi phí phụ thêm thì không được thực hiện

Thứ hai, hạn chế trong kế toán chi phí HĐXD

+ Nội dung chi phí của HĐXD hiện chưa được ghi nhận đúng và đủ

+ Về ước tính chi phí của khối lượng xây dựng hoàn thành trong kỳ: Hiện nay,Công ty đang áp dụng việc ước tính chi phí của khối lượng xây dựng hoàn thànhtrong kỳ dựa trên cơ sở doanh thu là không phù hợp Với công trình do Công ty trựctiếp thi công thì chi phí cho khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ được xácđịnh phụ thuộc vào dự toán là không đảm bảo chính xác

Thứ ba, hạn chế trong kế toán doanh thu HĐXD

+Xác định nội dung doanh thu của HĐXD chưa đúng và đủ

+ Việc ghi nhận doanh thu chỉ dựa vào phiếu giá mà không căn cứ vào hóađơn GTGT

+ Hạn chế trong việc hạch toán doanh thu: việc sử dụng một số tài khoản đểhạch toán doanh thu chưa tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.4.1.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại

- Về phía Công ty: Chưa thấy rõ được tầm quan trọng của kế toán chi phí,doanh thu HĐXD, chưa xây dựng được hệ thống kiểm soát chi phí, doanh thuHĐXD đủ mạnh, việc tập huấn cho cán bộ kế toán còn hết sức hạn chế

- Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng: Hệ thống các văn bản pháp lýcòn nhiều bất cập, việc đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao trình độnghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán trong doanh nghiệp

Trang 23

4.2 Sự cần thiết và yêu cầu phải hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng công trình 484

4.2.1 Phương hướng phát triển của công ty

Trong định hướng phát triển lâu dài của Công ty cổ phần xây dựng công trình

484, xây dựng các công trình giao thông, đường sá là lĩnh vực hoạt động chủ yếu,lập chiến lược và các phương án đấu thầu để tiến tới ký hợp đồng xây dựng thi côngnhững công trình có quy mô lớn

4.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484.

- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu HĐXD để thống nhất nội dung chi phí,doanh thu HĐXD trong doanh nghiệp xây lắp, để thông tin kế toán có thể tổng hợp

so sánh được giữa các đơn vị, giữa các năm

- Hiện nay, tại Công ty, kế toán chi phí, doanh thu HĐXD còn có nhiều bấtcập từ khi ký kết hợp đồng xây dựng cho đến việc xác định nội dung, yêu cầu ghinhận các khoản chi phí, doanh thu HĐXD chưa được xác định đúng, đủ dẫn đếnviệc hạch toán một số khoản mục thuộc về chi phí, doanh thu HĐXD chưa tuân thủtheo quy định hiện hành

4.2.3 Những yêu cầu cơ bản khi hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng.

- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu HĐXD phải đảm bảo yêu cầu thiếtthực, hiệu quả

- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu HĐXD phải đảm bảo yêu cầu cung cấpthông tin trung thực, khách quan

- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu HĐXD phải đảm bảo yêu cầu kịp thời,đầy đủ

- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu HĐXD phải đảm bảo yêu cầu tiếtkiệm, hiệu quả và có khả năng thực hiện

- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu HĐXD phải phù hợp với thông lệ vàchuẩn mực kế toán quốc tế và Luật kế toán Việt Nam, dựa trên cơ sở những quyđịnh hiện hành của ngành xây dựng và xuất phát từ yêu cầu quản lý thực tế tạidoanh nghiệp

Trang 24

- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu HĐXD phải phù hợp với trình độ củacán bộ kế toán và điều kiện trang thiết bị kỹ thuật của doanh nghiệp.

4.3 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng 484

4.3.1 Hoàn thiện công tác hợp đồng xây dựng

Giải pháp 1: Ký kết HĐXD với chi phí phụ thêm có thỏa thuận mức giá tối đaGiải pháp 2: Quy định chi tiết các điều kiện để thay đổi giá trị hợp đồng trongthời gian thực hiện hợp đồng

Giải pháp 3: Quy định rõ phương thức, thời hạn thanh toán và trách nhiệmgiữa các bên

Giải pháp 4: Đẩy mạnh ký kết HĐXD với phương thức thanh toán theo tiến độ

kế hoạch

4.3.2 Hoàn thiện kế toán chi phí hợp đồng xây dựng tại Công ty

Giải pháp 1: Ghi nhận chi phí lãi vay được vốn hóa vào chi phí HĐXD

Giải pháp 2: Lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm

Giải pháp 3: Ghi giảm chi phí HĐXD đối với các khoản thu hồi phế liệu, thu thanh

lý máy móc, thiết bị, máy thi công chuyên dùng cho HĐXD Ghi tăng chi phí HĐXD đốivới các khoản tiền phạt do Công ty vi phạm các điều khoản ghi trên hợp đồng

Giải pháp 4: Hoàn thiện việc ước tính chi phí của khối lượng xây lắp hoànthành trong kỳ của HĐXD

3.3.3 Hoàn thiện kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty

Giải pháp 1: Ghi nhận các khoản tiền thưởng mà chủ đầu tư trả cho Công ty

do hoàn thành hợp đồng trước thời hạn, các khoản tiền phạt mà chủ đầu tư phải trảcho Công ty do chủ đầu tư vi phạm các điều khoản trong hợp đồng vào doanh thuHĐXD

Giải pháp 2: Ghi nhận doanh thu HĐXD cần phải dựa vào hóa đơn GTGT

4.4 Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng

4.4.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng

- Thứ nhất, tạo dựng môi trường pháp lý hoàn thiện

Trang 25

- Thứ hai, cần sớm xây dựng mô hình mẫu về cơ chế khoán gọn thi công

- Thứ ba, ban hành quy chế đấu thầu và khung giá thầu hợp lý

- Thứ tư, hoàn thiện cơ chế thanh toán vốn xây dựng cơ bản từ vốn ngân sáchnhà nước

- Thứ năm, cần quy định cụ thể tỷ lệ thu phí của nhà thầu chính đối với nhàthầu phụ

- Thứ sáu, cần quan tâm đến yếu tố con người

- Thứ bảy, cần tổ chức tốt việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng công tác kế toán

4.4.2 Về phía công ty

- Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế khoán trong doanh nghiệp

- Thứ hai, hoàn thiện về nội dung xây dựng dự toán chi phí

- Thứ ba, nâng cao năng lực cho cán bộ kế toán

- Thứ tư, tổ chức sắp xếp, điều chỉnh và thiết kế hệ thống kiểm soát chi phí vàdoanh thu của HĐXD một cách hiệu quả

- Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán

4.5 Hạn chế nghiên cứu của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai

- Về cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu chưa có sự so sánh với chuẩn mực kếtoán quốc tế tương ứng về HĐXD là IAS 11 và các chuẩn mực kế toán tương ứngcủa các quốc gia trên thế giới

- Về cơ sở thực tiễn: Việc khảo sát số liệu kế toán tại một đơn vị xây lắp rất dễ

để thu thập số liệu và việc phân tích thực tiễn rất cụ thể cho đơn vị nhưng lại mất đitính khái quát Do hạn chế về mẫu phân tích nên tính đại diện thấp

Vì những hạn chế trên của đề tài nghiên cứu mà trong tương lai tác giả sẽ tiếptục nghiên cứu về kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng theo hướng sau:

- Về cơ sở lý luận: Phân tích, so sánh phương pháp hạch toán chi phí, doanhthu hợp đồng xây dựng của kế toán Mỹ, Pháp, Trung Quốc và bài học kinh nghiệmđối với Việt Nam Trên cơ sở đó, rút ra những nét tương đồng có thể học hỏi từ cácnước và những điểm khác biệt cần phải có chính sách riêng có của Việt Nam để tiếptục hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15

- Về cơ sở thực tiễn: Tăng mẫu khảo sát, việc thu thập số liệu sẽ được tiếnhành trên diện rộng để nhận ra những vướng mắc của các doanh nghiệp, từ đó đề

Trang 26

xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựngtại các đơn vị xây lắp Đồng thời, dựa vào thực tiễn để kiểm nghiệm và hoàn thiệnhơn nữa cơ sở lý luận.

Trang 27

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng cơ bản (XDCB) là ngành sản xuất tạo cơ sở và tiền đề phát triển chonền kinh tế quốc dân Hàng năm, ngành XDCB thu hút khoảng 40% tổng số vốnđầu tư của cả nước Nhu cầu về XDCB là nhu cầu thiết yếu, thường xuyên và ngàycàng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế xã hội Năm 2010, tỷ trọng khu vựccông nghiệp - xây dựng đạt 41% GDP của cả nước, trong đó, riêng lĩnh vực xâydựng chiếm khoảng 10,3% GDP Hàng năm có hàng chục ngàn công trình xây dựngđược triển khai xây dựng trên phạm vi toàn quốc, nhiều công trình trọng điểm quốcgia đã được hoàn thành như: lọc dầu Dung Quất, thủy điện Sơn La, cùng hàng loạtcông trình lớn trong các lĩnh vực dân dụng, năng lượng, dầu khí, cầu đường, bếncảng, công nghiệp, văn hóa, thể thao, khu đô thị mới góp phần quan trọng tạodựng cơ sở vật chất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Việt Namđang trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên nhucầu về xây dựng cơ bản càng trở nên cấp thiết Vì thế, lĩnh vực XDCB đã và đangdành được sự quan tâm, chú trọng đầu tư của nhiều tổ chức, doanh nghiệp Song,thực trạng đó cũng đưa ra một hệ quả tất yếu là ngành XDCB phải chịu một sức épcạnh tranh rất lớn và đồng thời cũng trở thành một lĩnh vực hết sức nhạy cảm.Hiện nay, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới ngày càng lan rộng vàảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp hoạt độngtrên lĩnh vực XDCB cũng là một trong những đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởngnặng nề do hậu quả của khủng hoảng, mà biểu hiện cụ thể như: thị trường bất độngsản đóng băng, tạm dừng do thiếu vốn đối với các công trình đang thực hiện, tìnhtrạng khó thanh quyết toán đối với công trình đã hoàn thành, hàng loạt công trình bịchậm tiến độ, thậm chí không ít công trình còn thiếu tính khả thi… Những tác động

đó của cuộc khủng hoảng kinh tế không chỉ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp mà còn gây nhiều khó khăn trong việc quản lý, hạch toán chi phí,doanh thu của các dự án đầu tư XDCB Do đó, kế toán XDCB vốn dĩ đã mang tính

Trang 28

chất hết sức phức tạp, nay càng trở nên khó khăn Trên thực tế việc hạch toán chiphí, doanh thu của các doanh nghiệp XDCB hiện nay vẫn chưa thực sự thống nhất,cũng như chưa đảm bảo thực hiện đúng theo quy định, thiếu tính phù hợp, nhiều khicòn mang nặng tính chủ quan của doanh nghiệp, gây khó khăn cho quá trình quản

lý, kiểm tra, kiểm toán đối với doanh nghiệp, các cơ quan chủ quản, các bên có liênquan Từ tháng 01 năm 2003, Bộ Tài chính đã ban hành chuẩn mực kế toán ViệtNam số 15 “Hợp đồng xây dựng” áp dụng cho kế toán hợp đồng xây dựng, tuynhiên cho đến nay chuẩn mực trên vẫn chưa được các doanh nghiệp XDCB vậndụng một cách đúng đắn và đầy đủ Dẫn đến việc hạch toán chi phí, doanh thu hợpđồng xây dựng vẫn còn nhiều bất cập Trên cơ sở những vấn đề thực tế còn tồn tại

đó, việc hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại các doanhnghiệp XDCB là điều hết sức cần thiết Đây cũng là lý do chủ đạo mà tác giả quyết

định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng

tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484” làm đề tài luận văn thạc sỹ

1.3 Tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thutrong các doanh nghiệp xây lắp nên rất nhiều luận văn thạc sỹ (của trường đại họckinh tế quốc dân) bàn về vấn đề này Trong số đó, có thể kể đến một số tác phẩmcủa một số tác giả sau:

- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả tại Tổng công ty xây dựngThăng Long trong điều kiện hội nhập của tác giả Dương Thị Bích Ngọc, năm 2006

- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh xây lắptại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà của tác giả Nguyễn Thanh Hiếu,năm 2007

- Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty

cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam- Vinaconex của tác giả Bùi ThịThanh Bình, năm 2007

- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các công ty

cổ phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng

Trang 29

Việt Nam- Vinaconex của tác giả Lê Thị Thu Hà, năm 2009

- Hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanhnghiệp thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Kim Hạnh,năm 2010

Những công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã đạt được một số kết quả như:

- Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về chi phí, doanh thu và xácđịnh kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Đồng thời đã làm sáng tỏbản chất, nội dung và phương pháp kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quảkinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứutrên còn khái quát được kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cũng như củachuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến những vấn đề về doanh thu, chi phí để từ

đó rút ra sự khác biệt giữa các nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

- Phản ánh thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinhdoanh xây lắp tại các công ty xây lắp cụ thể Qua đó, rút ra được những thành công

và hạn chế của công tác kế toán ở tại các đơn vị được khảo sát Trên cơ sở đó, cáccông trình nghiên cứu trên đã đưa ra được một số các giải pháp hoàn thiện kế toánchi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty xây lắp nói riêng

và của toàn ngành xây lắp nói chung, ở cả hai phía: công ty và nhà nước Các nộidung hoàn thiện đi theo hai hướng cả kế toán tài chính và kế toán quản trị

Các công trình nghiên cứu trên đã đạt được nhiều thành tựu, có nhiều ý kiếnđóng góp quý báu cho công tác kế toán chi phí, doanh thu tại các đơn vị được khảosát nói riêng và của ngành xây lắp nói chung Tuy nhiên, các công trình nghiên cứutrên chỉ mới đề cập đến kế toán chi phí, doanh thu tại các doanh nghiệp xây lắp màchưa gắn với hợp đồng xây dựng Xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành xây lắp,

đó là: các doanh nghiệp xây lắp không thể tiến hành sản xuất hàng loạt mà phải sảnxuất theo đơn đặt hàng thông qua ký kết các hợp đồng xây dựng Vì vậy, đòi hỏiviệc tập hợp chi phí sản xuất và xác định doanh thu cũng phải được tính cho từnghợp đồng xây dựng Chính vì lẽ đó, đề tài nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ kế toán chiphí, doanh thu hợp đồng xây dựng trên cơ sở lý luận: chuẩn mực kế toán Việt Nam

Trang 30

số 15 “Hợp đồng xây dựng” và trên cơ sở thực tiễn: thực trạng kế toán chi phí,doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484, để từ

đó có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về công tác kế toán chi phí, doanh thu tạicác doanh nghiệp xây lắp

1.3 Mục tiêu của đề tài

Trên cơ sở đi sâu, phân tích lý luận cơ bản về nguyên tắc kế toán chi phí vàdoanh thu liên quan đến HĐXD theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 và chế độ

kế toán theo quyết định 15 ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính, luận vănhướng đến những mục tiêu cụ thể sau:

- Làm rõ bản chất, nội dung kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựngtrong doanh nghiệp xây lắp

- Phân tích thực trạng kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công

ty cổ phần xây dựng công trình 484 qua đó tìm ra những ưu, nhược điểm, nguyênnhân cho công ty

- Từ đó luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí,doanh thu hợp đồng xây dựng cho Công ty cổ phần xây dựng công trình 484 nóiriêng và các doanh nghiệp xây lắp nói chung

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xâydựng” và những vấn đề cơ bản về kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựngtrong doanh nghiệp xây lắp lý luận và thực tiễn

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng kế toánchi phí, doanh thu trong doanh nghiệp xây lắp, vận dụng nghiên cứu tại Công ty cổphần xây dựng công trình 484 Thời gian khảo sát từ ngày 01/01/2012 đến ngày30/06/2012

1.5 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi chủ yếu sau:

Câu hỏi 1: Hợp đồng xây dựng là gì? Có những cách phân loại hợp đồng xâydựng nào? Ý nghĩa của từng phương pháp phân loại hợp đồng xây dựng?

Trang 31

Câu hỏi 2: Nội dung kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại cácdoanh nghiệp xây lắp? Liên hệ với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồngxây dựng” và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam.

Câu hỏi 3: Thực trạng kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công

ty cổ phần xây dựng công trình 484 như thế nào?

Câu hỏi 4: Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trongcông tác kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xâydựng công trình 484 là gì?

Câu hỏi 5: Giải pháp nào cần áp dụng để hoàn thiện kế toán chi phí, doanhthu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484?

1.6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

1.6.1 Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu

- Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với địnhlượng Trong đó, nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách

mô tả và phân tích đặc điểm của đối tượng nghiên cứu dựa trên quan điểm của nhànghiên cứu Nó cung cấp một cách toàn diện đặc điểm của đối tượng nghiên cứu,của môi trường nghiên cứu và nó dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt cótính biện chứng Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng màcác nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó Trong nghiên cứu địnhtính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bịtrước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mớixuất hiện trong quá trình thu thập Nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập

dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểmdiễn dịch Nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm định lý thuyết, sử dụng mô hìnhkhoa học thực chứng luận

- Trong luận văn có sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp:

Dữ liệu sơ cấp: Luận văn tiến hành lấy ý kiến cá nhân thông qua phỏng vấntrực tiếp, điều tra bằng bảng câu hỏi Đối tượng được hỏi là các thành viên trongban giám đốc, kế toán trưởng, các nhân viên kế toán của Công ty

Trang 32

Dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu có sẵntại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484: Lịch sử hình thành, phát triển, cơ cấu tổchức, bộ máy lãnh đạo Công ty… (Phòng Tổ chức, hành chính) Báo cáo tài chính, tậptrung chủ yếu vào các chứng từ gốc, sổ chi tiết, sổ tổng hợp liên quan đến kế toán chiphí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty (Phòng Kế toán – Tài chính).

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

Phương pháp quan sát: Trực tiếp quan sát hoạt động kinh doanh, cách thứcquản lý, điều hành của Ban giám đốc và các hoạt động kế toán tại Phòng Tài chính– Kế toán Quan sát cách lập, luân chuyển và quản lý chứng từ kế toán; phươngpháp hạch toán, ghi sổ và lập báo cáo tài chính liên quan đến kế toán chi phí, doanhthu hợp đồng xây dựng để có được đầy đủ các thông tin về đối tượng nghiên cứu.Trên cơ sở những thông tin thu thập được, đánh giá công tác kế toán chi phí, doanhthu hợp đồng xây dựng tại Công ty có tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hànhkhông? Chế độ kế toán hiện hành đã hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hay chưa? Để

từ đó tìm ra hướng hoàn thiện cho các vấn đề nghiên cứu được đặt ra

Phương pháp thực nghiệm: Trên cơ sở lý luận và những thông tin thu thậpđược từ quá trình quan sát Tác giả đề nghị các kế toán viên của Công ty áp dụngcác phương pháp hoàn thiện mà mình đặt ra để từ đó kiểm chứng tác dụng của cácgiải pháp và xem xét tính khả thi của chúng

Phương pháp phỏng vấn, điều tra bằng bảng câu hỏi: Trong quá trình thực hiện

đề tài nghiên cứu, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc điều tra dưới dạng thiết kếphiếu câu hỏi Đối tượng được hỏi là thành viên Ban giám đốc, Kế toán trưởng, nhânviên kế toán tại các tổ đội sản xuất và Phòng Kế toán- Tài chính Công ty

Việc thiết kế phiếu câu hỏi được dựa vào câu hỏi nghiên cứu (Phụ lục 1.1).Phương pháp chuyên gia: Tác giả tiến hành hỏi ý kiến của giáo viên hướngdẫn, kế toán viên có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây lắp, những người amhiểu về lĩnh vực đang nghiên cứu để kiểm chứng các thông tin thu thập được đã đầy

đủ, khách quan chưa? Những giải pháp đề xuất có tính khả thi không?

1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu, xử lý thông tin

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh… để

Trang 33

phân tích dữ liệu.

Từ mẫu quan sát, áp dụng phương pháp mô hình hóa để khái quát thực trạng

kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty

Áp dụng phương pháp so sánh để so sánh thực trạng kế toán chi phí, doanh thuhợp đồng xây dựng tại Công ty với các doanh nghiệp xây lắp khác So sánh giữathực trạng công tác kế toán tại đơn vị với quy định của Nhà nước để kiểm chứngtính tuân thủ

Xử lý thông tin thu thập được: Từ thực tiễn và chế độ hiện hành, đưa ra cácgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựngtại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484

1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Trên phương diện lý luận: Luận văn đã tổng hợp được cơ sở lý luận về kếtoán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây lắp

- Trên phương diện thực tiễn: Thông qua việc phân tích thực trạng công tác kếtoán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình

484, luận văn đã giúp cho Công ty nhận thấy được mặt mạnh và điểm yếu trongcông tác kế toán, từ đó nhà quản trị và bộ phận kế toán sẽ có những điều chỉnh trongtương lai cho phù hợp Đồng thời, một số giải pháp hoàn thiện được đề xuất trongluận văn, Công ty có thể tham khảo và áp dụng tại đơn vị mình sao cho có hiệu quảnhất, góp phần thực hiện đúng đắn quy định của nhà nước, nâng cao chất lượngthông tin kế toán

1.8 Kết cấu

Kết cấu của luận văn được chia làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Lý luận về kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng

trong các doanh nghiệp xây lắp Chương 3: Thực trạng kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại

Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 484 Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế

toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty Cổ

Trang 34

phần Xây dựng Công trình 484

Kết luận chương 1

Kế toán chi phí, doanh thu tại các đơn vị xây lắp là một đề tài truyền thốngnhưng chưa bao giờ hết tính thời sự bởi tính đa dạng, phức tạp do đặc điểm củangành xây lắp mang lại Trong chương 1, tác giả đã trình bày cách tiếp cận đề tài

“Kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng côngtrình 484” theo hướng vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15- Hợp đồng xâydựng vào việc hạch toán chi phí, doanh thu của các hợp đồng xây dựng tại cácdoanh nghiệp xây lắp Đánh giá tổng quan một số luận văn thạc sỹ đã nghiên cứutrước đây liên quan đến đề tài, để từ đó đề xuất hướng nghiên cứu của đề tài Xácđịnh mục tiêu, đối tượng, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu Trình bày phương phápnghiên cứu định tính kết hợp với định lượng trên cơ sở sử dụng các nguồn dữ liệulàm cơ sở cho việc trình bày đề tài hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồngxây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484

Trang 35

CHƯƠNG 2

LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh, quản lý kinh doanh xây lắp ảnh hưởng tới kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng

2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp chi phối kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng

Xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp giữ vị trí quantrọng trong nền kinh tế quốc dân và cũng là ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt,chính đặc điểm khác biệt riêng có này của ngành đã tác động lớn đến công tác kếtoán trong doanh nghiệp xây lắp nói chung và công tác kế toán chi phí, doanh thucủa hợp đồng xây dựng (HĐXD) nói riêng Điều này được thể hiện:

Thứ nhất: Sản phẩm xây lắp là sản phẩm mang tính đơn chiếc, riêng lẻ.

Trong xây dựng, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu riêng về thiết kế, mỹthuật, kết cấu và được xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán Mỗi công trình cómột khối lượng công việc riêng về công nghệ, do đó các doanh nghiệp xây lắpkhông thể sản xuất hàng loạt mà phải sản xuất từng sản phẩm theo đơn đặt hàngthông qua ký kết các HĐXD Mặt khác, mỗi sản phẩm xây lắp riêng biệt phải luônđược lập dự toán trước khi bắt đầu sản xuất và trong quá trình sản xuất luôn lấy dựtoán làm thước đo Vì vậy, chi phí, doanh thu của mỗi sản phẩm xây lắp khôngđồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp, đòi hỏi việc tập hợp chi phí sản xuất

và xác định doanh thu phải được tính cho từng sản phẩm riêng biệt, cho từngHĐXD riêng biệt

Thứ hai: Chu kỳ sản xuất sản phẩm xây lắp thường là dài.

Các công trình xây dựng cơ bản (XDCB) thường có thời gian thi công rất dài,thường là trên một năm, thậm chí có những công trình kéo dài hàng chục năm Điềunày tác động rất nhiều đến việc xác định chi phí, doanh thu của HĐXD Để có thể

Trang 36

đảm bảo tính trung thực của thông tin kế toán, đòi hỏi bộ phận kế toán trong doanhnghiệp xây lắp phải có phương pháp tập hợp chi phí, xác định doanh thu phù hợp vàthống nhất theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành để đảm bảotính đúng đắn và kịp thời của số liệu kế toán và nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu

và chi phí, phản ánh chính xác chi phí, doanh thu HĐXD

Thứ ba: Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài.

Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý hoạt động xây lắp phải chặt chẽ,đảm bảo chất lượng công trình theo đúng thiêt kế đã xây dựng Mặt khác, vì thờigian sử dụng công trình lâu dài nên sau khi hoàn thành bàn giao công trình, doanhnghiệp xây lắp phải có trách nhiệm bảo hành công trình trong một khoảng thời giannhất định Đặc điểm này một mặt buộc các doanh nghiệp xây lắp trong quá trình thicông công trình phải trích trước chi phí bảo hành, tạo nguồn để trang trải cho cácchi phí bảo hành công trình khi thực tế phát sinh; mặt khác khi thanh toán khốilượng xây lắp đã thực hiện thì thường bị bên chủ đầu tư giữ lại một khoản tiền nhấtđịnh nhằm đảm bảo cho việc bảo hành công trình

Thứ tư: Địa điểm sản xuất không cố định, sản phẩm xây lắp được sử dụng tại địa điểm xây dựng, nơi sản xuất chính là nơi tiêu thụ sản phẩm.

Do địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công nên sẽ có rất nhiềukhoản chi phí phát sinh kèm theo như: chi phí điều động nhân công, điều động máymóc thi công, chi phí xây dựng các công trình tạm thời (lán trại, nhà tạm…), chuẩn

bị mặt bằng, san dọn mặt bằng sau khi thi công…nên nếu không có biện pháp tổchức quản lý, thi công tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp Vì thế, để có thể tổ chức tốt công tác kiểm soát chi phí HĐXD đồng thờinâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp xây dựngthường sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ, tại nơi thi công công trình đểgiảm bớt các chi phí di dời, chuyển dịch Chính đặc điểm này đã tác động trực tiếpđến việc tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí và doanh thu củaHĐXD nói riêng

Trang 37

Thứ năm: Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước (giá dự thầu).

Giá dự toán (trong chỉ định thầu) hoặc giá dự thầu (trong đấu thầu) là giá bánhay còn gọi là doanh thu của sản phẩm xây dựng Sự khác biệt lớn nhất giữa cácdoanh nghiệp xây dựng và các doanh nghiệp khác trong việc xác định giá bán chính

là giá dự thầu do các doanh nghiệp xây dựng tham gia đấu thầu tự lập dựa trên hồ

sơ thiết kế và các yêu cầu của bên mời thầu, các quy định chung về định mức, đơngiá của Nhà nước, các kinh nghiệm thực tế và ý đồ chiến lược tranh thầu Như vậy,doanh thu HĐXD được xác định trước khi sản xuất sản phẩm, còn đối với các hànghóa khác thì doanh thu chỉ được xác định sau khi bán được sản phẩm sản xuất ra.Với đặc điểm này, doanh nghiệp có thể xác định trước người mua về giá cả khi tiêuthụ sản phẩm xây lắp, chỉ cần thông qua thủ tục bàn giao trên cơ sở kiểm nhận khốilượng, chất lượng công việc theo đúng thiết kế dự toán đã quy định trong HĐXD

Thứ sáu: Hoạt động xây dựng thường được tổ chức sản xuất ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường, khí hậu, thời tiết

Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng cần tổ chức tốt công tácquản lý lao động, vật tư chặt chẽ đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ Trong điềukiện thi công môi trường không thuận lợi các doanh nghiệp xây dựng cần có biệnpháp, kế hoạch cụ thể nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thời tiết gây ra (như phải phá

đi làm lại, sửa chữa hoặc ngừng thi công…)

Có thể nói, xây lắp là một ngành sản xuất có nhiều nét đặc thù so với cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh (SXKD) nói chung Vì thế, kế toán chi phí,doanh thu HĐXD trong các doanh nghiệp xây lắp đòi hỏi phải được tổ chức khoahọc, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin một cách trung thực và khách quan nhất

2.1.2 Hợp đồng xây dựng và phân loại hợp đồng xây dựng trong các doanh nghiệp xây lắp

2.1.2.1 Hợp đồng xây dựng

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng” (VAS 15),

HĐXD được định nghĩa như sau: "Hợp đồng xây dựng là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc một tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ

Trang 38

thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng”.[7, tr.111]

Theo định nghĩa trên, thì HĐXD có thể được thỏa thuận để xây dựng một tàisản đơn lẻ, như: một chiếc cầu, một tòa nhà, một đường ống dẫn dầu, một conđường hoặc xây dựng tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫnnhau về thiết kế, công nghệ, chức năng hay mục đích sử dụng cơ bản của chúng,như: một nhà máy lọc dầu, tổ hợp nhà máy dệt, may

Trong chuẩn mực này, HĐXD còn bao gồm:

- Hợp đồng dịch vụ có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng tài sản như: hợpđồng tư vấn, thiết kế, khảo sát, hợp đồng dịch vụ quản lý dự án và kiến trúc

- Hợp đồng phục chế hay phá hủy các tài sản và khôi phục môi trường sau khiphá hủy các tài sản

Theo nội dung nêu trong định nghĩa về HĐXD thì HĐXD có thể liên quan đếnviệc xây dựng một tài sản hoặc tổ hợp các tài sản Vậy nếu có một nhóm các hợpđồng được ký kết với một khách hàng hoặc một số khách hàng và mỗi hợp đồngđều có thiết kế riêng nhưng lại có liên quan chặt chẽ với nhau thì HĐXD đó đượcphân chia và kết hợp như thế nào?

Trong một số trường hợp, chuẩn mực này được áp dụng cho những phần riêngbiệt có thể nhận biết được của một hợp đồng riêng rẽ hoặc một nhóm các hợp đồng

để phản ánh bản chất của hợp đồng hay nhóm các HĐXD Chính vì vậy, việc kếthợp và phân chia các HĐXD đều phải thỏa mãn được những điều kiện cụ thể VAS

15 quy định việc kết hợp và phân chia HĐXD như sau:

- Một HĐXD liên quan đến xây dựng một số tài sản thì việc xây dựng mỗi tàisản được coi như một HĐXD riêng rẽ khi thỏa mãn đồng thời ba điều kiện sau:+ Có thiết kế, dự toán được xác định riêng rẽ cho từng tài sản và mỗi tài sản cóthể hoạt động độc lập

+ Mỗi tài sản có thể được đàm phán riêng với từng nhà thầu và khách hàng cóthể chấp thuận hoặc từ chối phần hợp đồng liên quan đến từng tài sản

+ Có thể xác định được chi phí và doanh thu của từng tài sản

Trang 39

- Một nhóm các hợp đồng ký với một khách hàng hay với một số khách hàng, sẽđược coi là một HĐXD khi thỏa mãn đồng thời cả ba điều kiện sau:

+ Các hợp đồng này được đàm phán như là một hợp đồng trọn gói

+ Các hợp đồng có mối liên hệ rất mật thiết với nhau đến mức trên thực tế chúng

là nhiều bộ phận của một dự án có mức lãi gộp ước tính tương đương

+ Các hợp đồng được thực hiện đồng thời hoặc theo một quá trình liên tục

- Một hợp đồng có thể bao gồm việc xây dựng thêm một tài sản theo yêu cầucủa khách hàng hoặc hợp đồng có thể sửa đổi để bao gồm việc xây dựng thêm mộttài sản đó Việc xây dựng thêm một tài sản chỉ được coi là HĐXD riêng rẽ khi:+ Tài sản này có sự khác biệt lớn và độc lập so với các tài sản nêu trong hợpđồng ban đầu về thiết kế, công nghệ và chức năng; hoặc

+ Giá của HĐXD tài sản này được thỏa thuận không liên quan đến giá cả củahợp đồng ban đầu

2.1.2.2 Phân loại hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng bao gồm nhiều loại có nội dung, đặc điểm khác nhau nênyêu cầu quản lý cũng khác nhau Để quản lý chặt chẽ, phù hợp với từng hợp đồngphục vụ cho công tác quản lý, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành phân loại hợpđồng xây dựng Trong thực tế, có thể tồn tại các loại hợp đồng xây dựng sau:

- Phân loại HĐXD theo cách thức xác định giá trị của hợp đồng

Theo cách phân loại này thì HĐXD được chia thành hai loại:

+ Hợp đồng xây dựng với giá cố định: là HĐXD trong đó nhà thầu chấp thuậnmột mức giá cố định cho toàn bộ hợp đồng hoặc một đơn giá cố định trên một đơn

vị sản phẩm hoàn thành Trong một số trường hợp khi giá cả tăng lên, mức giá đó

có thể thay đổi phụ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp đồng

Như vậy, trong HĐXD với giá cố định thì với một khoản tiền nhất định nhàthầu phải biết phân bổ nguồn vốn hợp lý ở từng giai đoạn, từng phần công trình và

dự tính được một cách chuẩn xác nhất sự biến động của giá cả và tiến độ thi côngnếu không sẽ gây khó khăn trong quá trình kiểm soát chi phí, ảnh hưởng lớn đến kếtquả thực hiện HĐXD và rất có thể sẽ dẫn đến trường hợp lãi giả, lỗ thật

Trang 40

+ Hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm: là HĐXD trong đó nhà thầu đượchoàn lại các chi phí thực tế được phép thanh toán, cộng (+) thêm một khoản đượctính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên những chi phí này hoặc được tính thêm mộtkhoản chi phí cố định.

Như vậy, có thể thấy rằng HĐXD với chi phí phụ thêm hoàn toàn khác so vớiHĐXD với chi phí cố định Đối với loại hợp đồng này, tất cả các chi phí thực tếphát sinh hợp lý sẽ được khách hàng thanh toán (kể cả phần trượt giá các yếu tố đầuvào) Doanh nghiệp xây dựng sẽ được hưởng thêm một khoản thanh toán tính theomột tỷ lệ phần trăm so với các khoản chi phí được phép thanh toán hoặc được tínhthêm một khoản phí cố định Như vậy nếu không tính đến chi phí cơ hội thì khảnăng bị lỗ đối với loại hợp đồng này ít xảy ra hơn Đây là khác biệt cơ bản củaloại hợp đồng này so với HĐXD chi phí cố định

Tuy nhiên, trên thực tế có thể có một số HĐXD vừa có đặc điểm củaHĐXD với giá cố định, vừa có đặc điểm của HĐXD với chi phí phụ thêm nhưHĐXD với chi phí phụ thêm nhưng có thỏa thuận mức giá tối đa Việc phân chiaHĐXD thành các loại như vậy có tác dụng rất lớn đảm bảo tính tự chủ cho cácdoanh nghiệp xây dựng trong hoạt động SXKD của mình, tiết kiệm chi phí, nângcao năng suất lao động, khuyến khích hoàn thành sớm hợp đồng nhưng vẫn đảmbảo chất lượng công trình

- Phân loại HĐXD căn cứ vào phương thức thanh toán

+ HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch Đây là loạiHĐXD trong đó nhà thầu được khách hàng cam kết thanh toán các khoản liên quan đếnhợp đồng theo một tiến độ kế hoạch đã được quy định trước trong hợp đồng mà khôngphụ thuộc vào tiến độ thi công thực tế của nhà thầu đối với hợp đồng Với HĐXD loạinày thường đưa ra các quy định chặt chẽ cho nhà thầu về thời điểm bắt đầu và kết thúc thicông HĐXD mà không quy định khắt khe về tiến độ thi công từng bộ phận và hạngmục của hợp đồng HĐXD loại này cũng tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp xâydựng khi xây dựng kế hoạch về vốn cho quá trình thực hiện hợp đồng, tuy nhiên cácdoanh nghiệp xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm lớn về tiến độ cũng như chất lượngcông trình trong quá trình thi công

Ngày đăng: 20/05/2015, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w