Hạn chế nghiên cứu của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương la

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484 (Trang 33)

- Về kế toán doanh thu HĐXD

4.5.Hạn chế nghiên cứu của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương la

- Về cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu chưa có sự so sánh với chuẩn mực kế toán quốc tế tương ứng về HĐXD là IAS 11 và các chuẩn mực kế toán tương ứng của các quốc gia trên thế giới.

- Về cơ sở thực tiễn: Việc khảo sát số liệu kế toán tại một đơn vị xây lắp rất dễ để thu thập số liệu và việc phân tích thực tiễn rất cụ thể cho đơn vị nhưng lại mất đi tính khái quát. Do hạn chế về mẫu phân tích nên tính đại diện thấp.

Vì những hạn chế trên của đề tài nghiên cứu mà trong tương lai tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu về kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng theo hướng sau:

- Về cơ sở lý luận: Phân tích, so sánh phương pháp hạch toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng của kế toán Mỹ, Pháp, Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Trên cơ sở đó, rút ra những nét tương đồng có thể học hỏi từ các nước và những điểm khác biệt cần phải có chính sách riêng có của Việt Nam để tiếp tục hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15.

- Về cơ sở thực tiễn: Tăng mẫu khảo sát, việc thu thập số liệu sẽ được tiến hành trên diện rộng để nhận ra những vướng mắc của các doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại các đơn vị xây lắp. Đồng thời, dựa vào thực tiễn để kiểm nghiệm và hoàn thiện hơn nữa cơ sở lý luận.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng cơ bản (XDCB) là ngành sản xuất tạo cơ sở và tiền đề phát triển cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, ngành XDCB thu hút khoảng 40% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Nhu cầu về XDCB là nhu cầu thiết yếu, thường xuyên và ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế xã hội. Năm 2010, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 41% GDP của cả nước, trong đó, riêng lĩnh vực xây dựng chiếm khoảng 10,3% GDP. Hàng năm có hàng chục ngàn công trình xây dựng được triển khai xây dựng trên phạm vi toàn quốc, nhiều công trình trọng điểm quốc gia đã được hoàn thành như: lọc dầu Dung Quất, thủy điện Sơn La, cùng hàng loạt công trình lớn trong các lĩnh vực dân dụng, năng lượng, dầu khí, cầu đường, bến cảng, công nghiệp, văn hóa, thể thao, khu đô thị mới ... góp phần quan trọng tạo dựng cơ sở vật chất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam đang trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên nhu cầu về xây dựng cơ bản càng trở nên cấp thiết. Vì thế, lĩnh vực XDCB đã và đang dành được sự quan tâm, chú trọng đầu tư của nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Song, thực trạng đó cũng đưa ra một hệ quả tất yếu là ngành XDCB phải chịu một sức ép cạnh tranh rất lớn và đồng thời cũng trở thành một lĩnh vực hết sức nhạy cảm.

Hiện nay, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới ngày càng lan rộng và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực XDCB cũng là một trong những đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của khủng hoảng, mà biểu hiện cụ thể như: thị trường bất động sản đóng băng, tạm dừng do thiếu vốn đối với các công trình đang thực hiện, tình trạng khó thanh quyết toán đối với công trình đã hoàn thành, hàng loạt công trình bị chậm tiến độ, thậm chí không ít công trình còn thiếu tính khả thi… Những tác động đó của cuộc khủng hoảng kinh tế không chỉ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn gây nhiều khó khăn trong việc quản lý, hạch toán chi phí, doanh thu của các dự án đầu tư XDCB. Do đó, kế toán XDCB vốn dĩ đã

mang tính chất hết sức phức tạp, nay càng trở nên khó khăn. Trên thực tế việc hạch toán chi phí, doanh thu của các doanh nghiệp XDCB hiện nay vẫn chưa thực sự thống nhất, cũng như chưa đảm bảo thực hiện đúng theo quy định, thiếu tính phù hợp, nhiều khi còn mang nặng tính chủ quan của doanh nghiệp, gây khó khăn cho quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm toán đối với doanh nghiệp, các cơ quan chủ quản, các bên có liên quan. Từ tháng 01 năm 2003, Bộ Tài chính đã ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng” áp dụng cho kế toán hợp đồng xây dựng, tuy nhiên cho đến nay chuẩn mực trên vẫn chưa được các doanh nghiệp XDCB vận dụng một cách đúng đắn và đầy đủ. Dẫn đến việc hạch toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng vẫn còn nhiều bất cập. Trên cơ sở những vấn đề thực tế còn tồn tại đó, việc hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp XDCB là điều hết sức cần thiết. Đây cũng là lý do chủ đạo mà tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

1.3. Tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp xây lắp nên rất nhiều luận văn thạc sỹ (của trường đại học kinh tế quốc dân) bàn về vấn đề này. Trong số đó, có thể kể đến một số tác phẩm của một số tác giả sau:

- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả tại Tổng công ty xây dựng Thăng Long trong điều kiện hội nhập của tác giả Dương Thị Bích Ngọc, năm 2006

- Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh xây lắp tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà của tác giả Nguyễn Thanh Hiếu, năm 2007

- Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam- Vinaconex của tác giả Bùi Thị Thanh Bình, năm 2007

cổ phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam- Vinaconex của tác giả Lê Thị Thu Hà, năm 2009

- Hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Kim Hạnh, năm 2010.

Những công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã đạt được một số kết quả như: - Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp. Đồng thời đã làm sáng tỏ bản chất, nội dung và phương pháp kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu trên còn khái quát được kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cũng như của chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến những vấn đề về doanh thu, chi phí để từ đó rút ra sự khác biệt giữa các nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

- Phản ánh thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh xây lắp tại các công ty xây lắp cụ thể. Qua đó, rút ra được những thành công và hạn chế của công tác kế toán ở tại các đơn vị được khảo sát. Trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra được một số các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty xây lắp nói riêng và của toàn ngành xây lắp nói chung, ở cả hai phía: công ty và nhà nước. Các nội dung hoàn thiện đi theo hai hướng cả kế toán tài chính và kế toán quản trị.

Các công trình nghiên cứu trên đã đạt được nhiều thành tựu, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho công tác kế toán chi phí, doanh thu tại các đơn vị được khảo sát nói riêng và của ngành xây lắp nói chung. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chỉ mới đề cập đến kế toán chi phí, doanh thu tại các doanh nghiệp xây lắp mà chưa gắn với hợp đồng xây dựng. Xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành xây lắp, đó là: các doanh nghiệp xây lắp không thể tiến hành sản xuất hàng loạt mà phải sản xuất theo đơn đặt hàng thông qua ký kết các hợp đồng xây dựng. Vì vậy, đòi hỏi việc tập hợp chi phí sản xuất và xác định doanh thu cũng phải được tính cho từng hợp đồng xây dựng. Chính vì lẽ đó, đề tài nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ kế toán chi

phí, doanh thu hợp đồng xây dựng trên cơ sở lý luận: chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng” và trên cơ sở thực tiễn: thực trạng kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484, để từ đó có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về công tác kế toán chi phí, doanh thu tại các doanh nghiệp xây lắp.

1.3. Mục tiêu của đề tài

Trên cơ sở đi sâu, phân tích lý luận cơ bản về nguyên tắc kế toán chi phí và doanh thu liên quan đến HĐXD theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 và chế độ kế toán theo quyết định 15 ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính, luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:

- Làm rõ bản chất, nội dung kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng trong doanh nghiệp xây lắp.

- Phân tích thực trạng kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484 qua đó tìm ra những ưu, nhược điểm, nguyên nhân cho công ty.

- Từ đó luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng cho Công ty cổ phần xây dựng công trình 484 nói riêng và các doanh nghiệp xây lắp nói chung.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng” và những vấn đề cơ bản về kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng trong doanh nghiệp xây lắp lý luận và thực tiễn.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí, doanh thu trong doanh nghiệp xây lắp, vận dụng nghiên cứu tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484. Thời gian khảo sát từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/06/2012.

1.5. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi chủ yếu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dựng nào? Ý nghĩa của từng phương pháp phân loại hợp đồng xây dựng?

Câu hỏi 2: Nội dung kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây lắp? Liên hệ với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng” và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam.

Câu hỏi 3: Thực trạng kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484 như thế nào?

Câu hỏi 4: Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484 là gì?

Câu hỏi 5: Giải pháp nào cần áp dụng để hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484?

1.6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

1.6.1. Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu

- Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của đối tượng nghiên cứu dựa trên quan điểm của nhà nghiên cứu. Nó cung cấp một cách toàn diện đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, của môi trường nghiên cứu và nó dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập. Nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm định lý thuyết, sử dụng mô hình khoa học thực chứng luận.

- Trong luận văn có sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp:

Dữ liệu sơ cấp: Luận văn tiến hành lấy ý kiến cá nhân thông qua phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng bảng câu hỏi. Đối tượng được hỏi là các thành viên trong

ban giám đốc, kế toán trưởng, các nhân viên kế toán của Công ty.

Dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu có sẵn tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484: Lịch sử hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, bộ máy lãnh đạo Công ty… (Phòng Tổ chức, hành chính). Báo cáo tài chính, tập trung chủ yếu vào các chứng từ gốc, sổ chi tiết, sổ tổng hợp liên quan đến kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty (Phòng Kế toán – Tài chính).

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

Phương pháp quan sát: Trực tiếp quan sát hoạt động kinh doanh, cách thức quản lý, điều hành của Ban giám đốc và các hoạt động kế toán tại Phòng Tài chính – Kế toán. Quan sát cách lập, luân chuyển và quản lý chứng từ kế toán; phương pháp hạch toán, ghi sổ và lập báo cáo tài chính liên quan đến kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng để có được đầy đủ các thông tin về đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở những thông tin thu thập được, đánh giá công tác kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty có tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành không? Chế độ kế toán hiện hành đã hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hay chưa? Để từ đó tìm ra hướng hoàn thiện cho các vấn đề nghiên cứu được đặt ra.

Phương pháp thực nghiệm: Trên cơ sở lý luận và những thông tin thu thập được từ quá trình quan sát. Tác giả đề nghị các kế toán viên của Công ty áp dụng các phương pháp hoàn thiện mà mình đặt ra để từ đó kiểm chứng tác dụng của các giải pháp và xem xét tính khả thi của chúng.

Phương pháp phỏng vấn, điều tra bằng bảng câu hỏi: Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc điều tra dưới dạng thiết kế phiếu câu hỏi. Đối tượng được hỏi là thành viên Ban giám đốc, Kế toán trưởng, nhân viên kế toán tại các tổ đội sản xuất và Phòng Kế toán- Tài chính Công ty.

Việc thiết kế phiếu câu hỏi được dựa vào câu hỏi nghiên cứu (Phụ lục 1.1). Phương pháp chuyên gia: Tác giả tiến hành hỏi ý kiến của giáo viên hướng dẫn, kế toán viên có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây lắp, những người am hiểu về lĩnh vực đang nghiên cứu để kiểm chứng các thông tin thu thập được đã đầy đủ, khách quan chưa? Những giải pháp đề xuất có tính khả thi không?

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh… để

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 484 (Trang 33)