1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đình công tại các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Hải Dương - Thực trạng và giải pháp

128 509 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, mặc dù Nhà nước ta có nhiều văn bản hướng dẫn các bên trong quan hệ lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà ổn định tiến bộ trong doanh nghiệp nhưng trên thực tế, do nhiều lý do khác nhau mà người lao động và người sử dụng lao động ngày càng nảy sinh nhiều những bất đồng về quyền và lợi ích của các bên dẫn đến tranh chấp lao động mà đỉnh cao là đình công. Đình công đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổn định không chỉ của chính doanh nghiệp, của một địa phương mà còn ảnh hưởng cả tới nền kinh tế của đất nước. Khi xảy ra đình công, sản xuất tại doanh nghiệp bị đình trệ, người sử dụng lao động không giao kịp đơn hàng cho khách hàng dẫn đến bị phạt gây thiệt hại về kinh tế và uy tín; người lao động không được làm việc nên không có thu nhập. Bên cạnh đó, đình công còn gây mất trật tự an ninh xã hội, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế và môi trường đầu tư. Tỉnh Hải Dương với những chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm, tăng trưởng kinh tế nên trong những năm qua đã có sự phát triển nhanh chóng các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp tăng với số lượng và quy mô lớn, lực lượng lao động ngày càng đông, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ lao động. Thực tế, các cuộc đình công ở tỉnh Hải Dương trong thời gian gần đây diễn ra ngày càng nhiều, đều diễn ra trái pháp luật và xảy ra nhiều tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, trật tự xã hội của tỉnh. Do vậy, nghiên cứu thực trạng đình công ở tỉnh Hải Dương là rất cần thiết, mang tính thời sự sâu sắc. Với nhận thức của mình và kiến thức đã học em chọn đề tài: “Đình công tại các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Hải Dương - Thực trạng và giải pháp” cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về một phần kiến thức đã học và có thể đưa ra một số ý kiến nhằm hạn chế xảy ra các cuộc đình công.

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Đình công tại các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Hải Dương - Thực trạng và giải pháp” hoàn toàn được hình thành và phát triển từ sự nghiên cứu của chính cá nhân tác giả, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Xuân Cầu. Các số liệu và kết quả có được trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu sai tôi xin tự chịu trách nhiệm. Học viên NGUYỄN THỊ THU THỦY LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Xuân Cầu đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn. Học viên NGUYỄN THỊ THU THỦY MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết của đề tài Tỉnh Hải Dương với những chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm, tăng trưởng kinh tế nên trong những năm qua đã có sự phát triển nhanh chóng các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp tăng với số lượng và quy mô lớn, lực lượng lao động ngày càng đông, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ lao động. Thực tế, các cuộc đình công ở tỉnh Hải Dương trong thời gian gần đây diễn ra ngày càng nhiều, đều diễn ra trái pháp luật và xảy ra nhiều tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, trật tự xã hội của tỉnh. Do vậy, nghiên cứu đề tài: “Đình công tại các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Hải Dương- Thực trạng và giải pháp” là cần thiết. Mục đích nghiên cứu đề tài - Làm sáng tỏ một số lý luận liên quan đến đình công, chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến đình công. - Đánh giá thực trạng đình công tại các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Hải Dương giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011, tìm ra nguyên nhân xảy ra đình công. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hạn chế xảy ra các cuộc đình công. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đình công ở tỉnh Hải Dương Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đình công xảy ra tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khảo sát, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp. Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính Chương 1: Đình công và ảnh hưởng của đình công Chương 2: Thực trạng đình công tại các doanh nghiệp FDI tỉnh Hải Dương Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế xảy ra đình công ở tỉnh Hải Dương i CHƯƠNG 1 ĐÌNH CÔNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÌNH CÔNG 1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐÌNH CÔNG Theo Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua năm 2012, đình công được định nghĩa như sau "Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động" (Điều 209 Mục 4 Chương 14). Định nghĩa này gây nhiều nghi ngại bởi về bản chất đình công không phải là biện pháp để giải quyết tranh chấp lao động, mà chỉ là biện pháp được thực hiện nhằm giải quyết tranh chấp lao động theo hướng có lợi cho người lao động. Qua các nghiên cứu, theo quan điểm cá nhân người viết đình công là đỉnh cao của tranh chấp lao động tập thể mà biểu hiện rõ nhất là sự ngừng việc tập thể có tổ chức của người lao động nhằm gây ra áp lực buộc người sử dụng lao động phải thoả mãn một hoặc một số yêu cầu của tập thể lao động. Và đình công là một quyền tập thể do pháp luật quy định, theo đó những người lao động có quyền được nghỉ việc tập thể nhằm buộc người sử dụng lao động phải thoả mãn những yêu sách chính đáng của mình. Tóm lại, về bản chất, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế đã được pháp luật thừa nhận, tập thể lao động có thể sử dụng nhằm thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp lao động nhanh chóng, theo hướng có lợi cho tập thể lao động. Mặt khác, đình công luôn liên quan đến tranh chấp lao động, nó vừa biểu hiện về mặt hình thức của tranh chấp lao động tập thể vừa là hậu quả của quá trình giải quyết tranh chấp lao động không thành (đã qua hoà giải, trọng tài mà không đạt kết quả). Do đó, có thể hiểu đình công là “vũ khí” cuối cùng, bất đắc dĩ của người lao động trong cuộc đấu tranh của mình. Nhưng về mặt nhận thức, không được coi là vũ khí duy nhất để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ lao động. 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐÌNH CÔNG 1.2.1. Các yếu tố chủ quan - Các chính sách, chế độ đối với người lao động; công tác quản lý nhân sự trong doanh nghiệp; ii - Trình độ hiểu biết pháp luật, tay nghề, ý thức chấp hành kỷ luật lao động của người lao động; - Năng lực hoạt động của công đoàn cơ sở; - Quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước. 1.2.2. Các yếu tố khách quan - Tình hình lạm phát; - Tình hình kinh tế trong nước nói chung, kinh tế địa phương nói riêng; - Ảnh hưởng bởi những doanh nghiệp xung quanh; - Sự khác biệt về văn hóa giữa các loại hình doanh nghiệp. 1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÌNH CÔNG - Đối với người lao động: Khi có đình công, doanh nghiệp sẽ phải ngừng sản xuất, không tạo được sản phẩm. Và điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. - Đối với doanh nghiệp: Sản xuất ngưng trệ, bị phạt đơn hàng do chậm tiến độ sản xuất, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp dẫn đến có thể mất khách hàng; có trường hợp có phần tử quá khích đập phá máy móc. - Đối với xã hội: Gây bất ổn đến an ninh chính trị, trật tự xã hội, một số kẻ xấu lợi dụng cơ hội đã tuyên truyền, xuyên tạc sự thật chống lại Nhà nước. Vì vậy, cần phải hạn chế để xảy ra các cuộc đình công gây thiệt hại cho cả người lao động, doanh nghiệp và xã hội. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÌNH CÔNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1. Số lượng, quy mô các cuộc đình công Trong những năm gần đây, các vụ đình công xảy ra ở tỉnh Hải Dương nhiều, cao hơn bình quân của cả nước. Nếu thời gian trước năm 2007 chưa xảy ra cuộc đình công nào, thì từ năm 2007 đến 2011 liên tiếp các năm đều xảy ra đình công, mỗi năm trên 10 vụ. Tại thời điểm mỗi năm, các vụ đình công xảy ra đều cao hơn bình quân cả nước. iii Bảng 2.1: Số lượng các vụ đình công xảy ra Đơn vị: Vụ Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Tỉnh Hải Dương 10 21 11 15 22 Bình quân cả nước 8 11 3 6 20 - Số cuộc đình công xảy ra hầu hết ở doanh nghiệp FDI với số lao động lớn. - Quy mô lao động tham gia đình công ở các doanh nghiệp FDI cao hơn hẳn quy mô ở các doanh nghiệp trong nước trong tất cả các năm từ 2007 đến 2011 2.2. Cơ cấu các cuộc đình công trong doanh nghiệp FDI 2.2.1. Theo nước đầu tư Trong các nước đầu tư ở tỉnh Hải Dương thì đáng chú ý là Hàn Quốc và Đài Loan. Đây là những nước có số lượng doanh nghiệp lớn trên toàn tỉnh và cũng là những nước hay xảy ra đình công nhất với quy mô đình công lớn hơn hẳn so với các nước khác. 2.2.2. Theo ngành nghề Các ngành nghề may mặc, da giầy luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ đình công nói chung và đình công trong các doanh nghiệp FDI nói riêng. 2.2.3. Theo thời gian Thời điểm trong năm xảy ra đình công cũng có đặc điểm riêng, thường xảy ra trước và sau thời điểm Nhà nước điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu vùng vào thời gian cuối năm dương lịch và Tết nguyên đán và thời gian điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu chung vào thời gian tháng 4 trong năm. 2.2.4. Theo loại hình tranh chấp Theo quy định của Bộ luật Lao động, có 02 loại đình công là đình công về quyền và lợi ích. Tuy nhiên trong thực tế, có rất nhiều cuộc đình công xuất phát từ tranh chấp cả về quyền và lợi ích. Các cuộc đình công về quyền trong các doanh nghiệp FDI có xu hướng giảm, các cuộc đình công về lợi ích có xu hướng tăng 2.2.5. Theo tính hợp pháp Thực tế các cuộc đình công xảy ra ở tỉnh Hải Dương cũng giống như các tỉnh khác trong toàn quốc đều không tuân theo những quy định của pháp luật lao động 2.2.6. Theo địa bàn iv Tỉnh Hải Dương có 11 huyện và 01 thành phố. Tỉnh có 10 khu công nghiệp trong đó 8 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Thực tế cho thấy các vụ đình công xảy ra nhiều ở khu vực thành phố và ngày càng có xu hướng xảy ra nhiều ở các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 2.3. Nguyên nhân đình công 2.3.1. Về phía người sử dụng lao động Các cuộc đình công diễn ra tập trung nhiều trong các doanh nghiệp FDI, điều này cũng phản ánh phần nào việc vi phạm Pháp luật Lao động của người sử dụng lao động là người nước ngoài 2.3.2. Về phía người lao động Nguồn lao động ở tỉnh Hải Dương trình độ còn hạn chế thể hiện ở cả trình độ chuyên môn và ý thức chấp hành pháp luật, tác phong trong lao động và trình độ hiểu biết pháp luật. Từ trình độ thấp dẫn đến tác phong làm việc bị hạn chế, ý thức kém, không làm chủ được minh, đặc biệt thể hiện ở việc dễ bị lôi kéo kích động tham gia đình công trong doanh nghiệp. Trình độ hiểu biết và tuân thủ pháp luật kém của người lao động thể hiện người lao động chọn đình công tự phát để giải quyết tranh chấp lao động, thay vì thực hiện theo đúng trình tự quy định của pháp luật 2.3.3. Về phía tổ chức công đoàn cơ sở Nhìn chung, tổ chức công đoàn cơ sở chưa được thành lập đều khắp ở các doanh nghiệp, có nơi đã thành lập nhưng cũng chưa thực sự phát huy được vai trò của mình; 2.3.4. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước a. Về việc ban hành hệ thống văn bản, chính sách pháp luật Với các quy định hiện nay, nhiều văn bản ban hành chưa phù hợp với thực tiễn dẫn đến khó thực hiện đối với người sử dụng lao động và người lao động hoặc họ không hiểu nên phát sinh mâu thuẫn tranh chấp; chế tài xử phạt như hiện nay chưa đủ sức răn đe các doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động dẫn đến hiện tượng có doanh nghiệp vẫn ngang nhiên vi phạm pháp luật khiến người lao động bức xúc dẫn đến đình công. b. Về việc tuyên truyền hướng dẫn phổ biến Pháp luật Lao động v Công tác tuyên truyền phổ biến hướng dẫn Pháp luật Lao động cho người lao động và người sử dụng lao động đã được triển khai ở tỉnh Hải Dương nhưng chưa vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu c. Về việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện Pháp luật Lao động Lực lượng thanh tra viên quá mỏng, trong khi số lượng doanh nghiệp trong toàn tỉnh quá lớn dẫn đến hạn chế trong việc tổ chức thanh, kiểm tra và việc theo dõi giám sát trở lại xem doanh nghiệp có nghiêm túc thực hiện kết luận thanh tra 2.3.5. Sự bất hợp lý trong chiến lược phát triển khu công nghiệp, các doanh nghiệp của tỉnh Quy hoạch kinh tế vùng tập trung ở một khu vực sẽ dẫn đến lao động đổ dồn về khu vực có nhiều khu công nghiệp, nhiều doanh nghiệp để làm việc dẫn đến cạnh tranh gay gắt về lao động ở khu vực này. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ XẢY RA ĐÌNH CÔNG Ở TỈNH HẢI DƯƠNG 3.1. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG 3.1.1. Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động; hoàn thiện chính sách tiền lương 3.1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến Pháp luật Lao động tới người sử dụng lao động và người lao động Tuyên truyền phổ biến Pháp luật Lao động tốt sẽ giúp cho người sử dụng lao động hiểu đúng, cụ thể trách nhiệm trong việc thực hiện Pháp luật Lao động từ đó thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, người lao động hiểu rõ Pháp luật Lao động sẽ tự có yêu cầu đòi hỏi chính đáng khiến người sử dụng lao động phải đáp ứng, tạo môi trường lao động hài hòa. Do vậy, các cơ quan chức năng các cấp cần quan tâm hơn nữa việc trang bị kiến thức pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cần phải được chú trọng cả về hình thức lẫn nội dung. 3.1.3. Quan tâm tăng cường cơ chế đối thoại 3 bên, nâng cao năng lực vi [...]... ra trái pháp luật và xảy ra nhiều tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, trật tự xã hội của tỉnh Do vậy, nghiên cứu thực trạng đình công ở tỉnh Hải Dương là rất cần thiết, mang tính thời sự sâu sắc Với nhận thức của mình và kiến thức đã học em chọn đề tài: Đình công tại các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Hải Dương - Thực trạng và giải pháp cho luận văn tốt nghiệp. .. học và có thể đưa ra một số ý kiến nhằm hạn chế xảy ra các cuộc đình công 2 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện các mục đích: - Làm sáng tỏ một số lý luận liên quan đến đình công, chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến đình công - Đánh giá thực trạng đình công tại các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Hải Dương giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011, tìm ra nguyên nhân xảy ra đình công. .. công - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hạn chế xảy ra các cuộc đình công 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Đình công ở tỉnh Hải Dương - Phạm vi nghiên cứu: Đình công xảy ra tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương... gồm 3 chương: Chương 1: Đình công và ảnh hưởng của đình công Chương 2: Thực trạng đình công tại các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Hải Dương Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế xảy ra đình công ở tỉnh Hải Dương Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn này sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực Em... đến các cuộc đình công, lý giải tại sao các cuộc đình công hiện nay đều diễn ra không đúng theo trình tự quy định của pháp luật - Đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế khi xảy ra đình công ở tỉnh Hải Dương - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hạn chế xảy ra các cuộc đình công 4 7 Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được xây dựng theo kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Đình. .. hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, không xảy ra đình công Bài luận văn đã khái quát lý thuyết về đình công, phân tích thực trạng đình công trong doanh nghiệp FDI ở tỉnh Hải Dương, tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế xảy ra đình công bất hợp pháp như hiện nay 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, mặc dù Nhà nước ta có nhiều văn bản hướng dẫn các bên trong... phải giải quyết, người sử dụng lao động thường hay phải chịu sức ép của tập thể lao động Cho nên, pháp luật cho phép người lao động (tập thể) tiến hành đình công nhằm thúc đẩy giải quyết tranh chấp nhanh hơn bằng cách thực hiện đình công khi mà giải quyết tại các cơ quan có thẩm quyền không thành (người lao động không chấp nhận) Đình công tại các doanh nghiệp FDI là đình công xảy ra tại các doanh nghiệp. .. phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia là lãnh đạo hoặc cán bộ công tác trong cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan như Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, Liên đoàn lao động tỉnh Hải Dương, hòa giải viên lao động - Phương pháp phân tích thống kê: Phân tích các số liệu thống kê, công bố của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương - Phương pháp phân tích tổng hợp: Các thông tin thứ... sâu vào quan hệ lao động mà chưa đưa ra giải pháp trong vấn đề quản lý Nhà nước về lao động ở tầm vĩ mô và các giải pháp khác Luận văn trên cơ sở kế thừa những quan điểm của tác giả sẽ nghiên cứu một cách tổng thể về vấn đề đình công từ thực trạng, nguyên nhân và đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế đình công hiện nay 6 Đóng góp của Luận văn 6.1 Về mặt khoa học Góp phần củng cố, bổ sung và. .. nghiệp nhằm giải quyết việc làm, tăng trưởng kinh tế nên trong những năm qua đã có sự phát triển nhanh chóng các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp tăng với số lượng và quy mô lớn, lực lượng lao động ngày càng đông, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ lao động Thực tế, các cuộc đình công ở tỉnh Hải Dương trong . chính Chương 1: Đình công và ảnh hưởng của đình công Chương 2: Thực trạng đình công tại các doanh nghiệp FDI tỉnh Hải Dương Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế xảy ra đình công ở tỉnh Hải Dương i CHƯƠNG. nghiên cứu đề tài - Làm sáng tỏ một số lý luận liên quan đến đình công, chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến đình công. - Đánh giá thực trạng đình công tại các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Hải Dương giai đoạn. cuộc đình công gây thiệt hại cho cả người lao động, doanh nghiệp và xã hội. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÌNH CÔNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1. Số lượng, quy mô các cuộc đình công Trong

Ngày đăng: 20/05/2015, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w