Có 2 cách làm như sau:1 Dùng ngay tệp dữ liệu cũ, đổi tên sau đó thay đổi các thông số chính của thông tin thời khóa biểu bằng lệnh Thuộc tính trường học từ thực đơn Nhập dữ liệu.. Tại c
Trang 1Bước 1 Khởi tạo dữ liệu thời khóa biểu
Công việc đầu tiên cần phải thực hiện là khởi tạo một tệp (file) thời khóa biểu mới cho nhà trường Mỗi thời khóa biểu (của một học kỳ) là một tệp có phần mở rộng *.TKB
- Nếu là lần đầu tiên sử dụng phần mềm, nhà trường cần và bắt buộc phải dùng lệnh Tạo tệp dữ
liệu mới để tạo ra tệp dữ liệu cho trường mình.
Việc khởi tạo dữ liệu sẽ được thực hiện thông qua 4 bước như sau:
Trang 2- Nếu đã có một tệp dữ liệu TKB từ các năm học hoặc học kỳ trước thì không cần khởi tạo mới tệp dữ liệu như trên nữa Có 2 cách làm như sau:
(1) Dùng ngay tệp dữ liệu cũ, đổi tên sau đó thay đổi các thông số chính của thông tin thời khóa
biểu bằng lệnh Thuộc tính trường học từ thực đơn Nhập dữ liệu.
Các tham số cần thay đổi như Học kỳ, Niên khóa, Địa điểm, Chương trình đào tạo, Khối lớp
hệ thống.
(2) Khởi tạo dữ liệu học kỳ mới từ dữ liệu cũ (học kỳ hoặc năm học trước đó) Lệnh Khởi tạo
dữ liệu học kỳ là một lệnh mới của phần mềm TKB (Hệ thống/Khởi tạo dữ liệu học kỳ)
Lệnh này sẽ tự động tạo ra một tệp TKB mới lấy dữ liệu kế thừa từ tệp TKB của học kỳ trước hay năm học trước
Bước 2 Nhập, điều chỉnh dữ liệu gốc thời khóa biểu.
Trang 3Công việc tiếp theo là cần nhập toàn bộ dữ liệu gốc của thời khóa biểu Chữ "gốc" ở đây được hiểu là các dữ liệu chỉ cần nhập một lần và hầu như không thay đổi trong nhà trường Các dữ liệugốc cần nhập là:
- Thông tin về Chương trình đào tạo.
Phần mềm TKB hỗ trợ hoàn toàn cho các trường có đa chương trình đào đạo Để thực hiện xếp thời khóa biểu cho các nhà trường này, người dùng cần khai báo các chương trình đào tạo hiện
có như: Ban A, Ban C… cùng với số tiết chuẩn tương ứng
Thực hiện khai báo chương trình đào tạo, từ thực đơn chính người dùng chọn Nhập dữ
liệu/Thuộc tính trường học/Chương trình đào tạo.
Nhập số tiết chuẩn tương ứng cho từng Chương trình đào tạo, từ thực đơn chính
người dùng chọn: Nhập dữ liệu/Số tiết chuẩn của môn học Tại cửa sổ này,
người dùng chọn chương trình đào tạo, ca học sáng hay chiều và nhập số tiết chuẩn cho từng môn học của các khối lớp khác nhau.
- Danh sách khối lớp và lớp học.
Thực hiện nhập danh sách lớp, từ thực đơn chính chọn lệnh: Nhập dữ liệu/Nhập
Trang 4lớp Tại cửa sổ Nhập danh sách lớp, người dùng nhập danh sách các lớp học trong
nhà trường, tích chọn các thuộc tính của lớp học gồm: Khối sáng hay chiều, khối lớp, chương trình đào tạo, vị trí… Chú ý: Phần mềm TKB cho phép nhập nhanh tất
cả các lớp cách nhau bằng dấu cách
- Danh sách giáo viên
Nhập danh sách giáo viên trong nhà trường, từ thực đơn chính người dùng chọn:
Nhập dữ liệu/Nhập giáo viên Trong cửa sổ Nhập danh sách giáo viên người
dùng nhập: Họ tên giáo viên, Mã giáo viên và các thông tin khác như: giới tính,
ngày sinh,…(nếu cần) Chú ý: Phần mềm tự động lấy “Mã giáo viên” là nhóm ký
tự cuối cùng trong mục “Tên giáo viên” tương ứng với tên giáo viên; nếu trong
nhà trường có các giáo viên trùng tên thì cần phải thêm các thông tin trong phần
“Mã giáo viên” để phân biệt các giáo viên này Các giáo viên trong nhà trường cần
có các mã khác nhau (tên có thể trùng nhau).
Trang 5Ngoài việc cho phép nhập Danh sách giáo viên trực tiếp, phần mềm TKB còn cho
phép nhập danh sách giáo viên từ file Excel có sẵn trong Nhà trường
- Danh sách nhóm, tổ giáo viên
Việc xác lập danh sách tổ, nhóm giáo viên nhằm giúp cho việc nhập phân công giảng dạy dễ dàng, nhanh chóng và chính xác; đồng thời giải quyết nhanh các yêu cầu của tổ nhóm giáo viên đặt ra.
Thực hiện xác lập tổ nhóm giáo viên, từ thực đơn chính người dùng chọn: Nhập
dữ liệu/Nhập nhóm giáo viên Tại cửa sổ Nhập nhóm giáo viên người dùng cần
nhập tên nhóm, lựa chọn thành viên nhóm từ danh sách giáo viên và các môn
học mà nhóm này đảm nhiệm.
- Danh sách môn học
Danh sách môn học đã được phần mềm tự động khởi tạo trong bước “Khởi tạo dữ
liệu” Bước này nhằm giúp người dùng có thể thêm, sửa, xóa và sắp xếp các môn
học trong danh sách đã có, cho phù hợp với thực tế của Nhà trường Thực hiện
nhập danh sách môn học, từ thực đơn chính người dùng chọn: Nhập dữ liệu/Nhập
môn học.
Trang 6- - Danh sách phòng học (bao gồm phòng học bộ môn và đa năng).
Phần mềm TKB hoàn toàn hỗ trợ mô hình phòng học bộ môn và đa năng, để thực hiện nhập dữ liệu phòng học người dùng lần lượt thực hiện theo các bước:
+ Nhập phòng học: Từ thực đơn chính người dùng chọn Nhập dữ liệu/Nhập
phòng học, trong cửa sổ Nhập danh sách phòng người dùng cần nhập Mã phòng,
Tên phòng và tích chọn các thông số khác như: Kiểu phòng, vị trí, số lượng học sinh…
+ Gán tính chất phòng học: Thực chất của bước này là xác định các phòng học
bộ môn đã nhập ở bước trên được phép dạy các môn học gì? và các khối lớp
nào? Thực hiện việc gán tính chất phòng học, từ thực đơn chính người dùng chọn Nhập dữ liệu/Tính chất phòng bộ môn.
Trang 7+ Phân công lớp học theo phòng bộ môn: Công việc này nhằm cụ thể các lớp
nào? và môn học nào? được phép (bắt buộc phải) học trong phòng bộ môn Thực
hiện công việc này, từ thực đơn chính người dùng chọn Nhập dữ liệu/Phân công
lớp học theo phòng bộ môn.
School@net
Bước 3 Nhập bảng PCGD và ràng buộc thời khóa biểu.
Các ràng buộc chính của thời khóa biểu là nhóm các dữ liệu có nhiệm vụ định hình khuôn dạng của thời khóa biểu Đây là nhóm các lệnh rất quan trọng của bài toán và phần mềm thời khóa biểu Các lệnh thuộc nhóm nhập, điều chỉnh ràng buộc chính bao gồm:
- Các tính chất sư phạm môn học được gán với từng lớp hoặc nhóm lớp.
Trang 8Phần mềm TKB hỗ trợ xếp Thời khoá biểu với 17 thuộc tính của môn học như: Có cặp tiết xếp liền, chỉ học một tiết một ngày, không học tiết 5… Các ràng buộc này được gán cho từng môn học, từng khối thậm chí đến từng lớp cụ thể Để nhập tính chất sư phạm của môn học, từ thực
đơn chính người dùng chọn Nhập dữ liệu/Thuộc tính môn học.
Từ cửa sổ Nhập ràng buộc môn học, tuy theo đặc điểm của Nhà trường để lựa chọn các yêu cầu
cụ thể
Trong công việc xếp Thời khoá biểu, phần khó nhất luôn là làm sao có thể đáp ứng được các yêucầu hết sức phức tạp và đa dạng mà các giáo viên đặt ra Để giải quyết yêu cầu này phần mềm TKB cho phép người dùng khai báo hơn 20 yêu cầu ràng buộc của giáo viên và nhóm giáo viên
+ Nhóm yêu cầu chung: số tiết dạy lớn nhất trong buổi, Thời gian chờ dạy lớn nhất, Tổng thời gian chờ dạy trong tuần…
+ Nhóm yêu cầu theo buổi: dạy từ tiết đến tiết, các yêu cầu trên tiết (Bận, Hạn chế, Nghỉ, Họp), chỉ dạy vào các ngày…
Trang 9Nhập yêu cầu giáo viên: Từ thực đơn chính người dùng chọn Nhập dữ liệu/Yêu cầu giáo viên,
trong cửa sổ Nhập yêu cầu giáo viên người dùng lựa chọn giáo viên cần nhập và tích chọn các
thông số về yêu cầu của giáo viên này
Nhập yêu cầu của nhóm giáo viên: Từ thực đơn chính người dùng chọn Nhập dữ liệu/Yêu cầu của nhóm giáo viên việc nhập yêu cầu ràng buộc của nhóm giáo viên hoàn toàn tương tự như
cho giáo viên Khi nhập yêu cầu cho nhóm giáo viên đồng nghĩa yêu cầu đó sẽ được gán cho
toàn bộ các thành viên của nhóm Giả sử: khi nhập yêu cầu “Họp” cho nhóm giáo viên Toán –
Lý tại tiết 5 chiều thứ 4 thì toàn bộ các giáo viên trong nhóm này sẽ không xếp tiết vào vị trí đó,
để có thể tham gia họp tổ bộ môn
- Thông tin địa điểm trường
Trong thực tế, Nhà trường có thể có nhiều địa điểm học khác nhau xa cách về mặt địa lý Vì vậy,trong quá trình xếp Thời khóa biểu cần phải tính toán tính hợp lý trong việc di chuyển của Giáo
viên Phần mềm TKB hỗ trợ xếp Thời khóa biểu với 10 địa điểm nhà trường, trong quá trình
xếp có tính toán và xem xét đến tính hợp lý của điều kiện thực tế trên
Để sử dụng tính năng này người dùng cần thực hiện các công việc sau:
+ Khai báo các địa điểm nhà trường: Từ thực đơn chính người dùng chọn Hệ thống/Thuộc tính
trường học chọn “Địa điểm” và khai báo các địa điểm nhà trường.
Trang 10+ Gán địa điểm trường học: Công việc này xác định các lớp học nào? sẽ học ở địa điểm nào? (Việc gán địa điểm trường học đã giới thiệu trong phần “Nhập danh sách lớp học” khi khai báo
thông tin về vị trí lớp học)
Nhập bảng Phân công giảng dạy (PCGD)
Bảng phân công giảng dạy (hay còn gọi là Phân công chuyên môn) là phần dữ liệu quan trọng nhất và phức tạp nhất của mọi thời khóa biểu Bảng này cho biết giáo viên A dạy lớp nào? Dạy môn gì? Và số tiết dạy trong một tuần là bao nhiêu?
Bảng dữ liệu PCGD được nhập theo từng buổi sáng/chiều Riêng các lớp 2b thì cần nhập chung một bảng PCGD chung được gọi là PCGD2b
Trước khi nhập dữ liệu phân công giảng dạy, cần chú ý các thông tin sau cần nhập xong trước vàkiểm tra lại chính xác:
- Thông tin phân phối tiết chuẩn cho các Chương trình đào tạo.
Thông tin này cần thiết để phần mềm sẽ gán tự động mặc định số tiết cần dạy trong một tuần chocác giáo viên trong khi nhập bảng PCGD Chú ý rằng phân phối tiết chuẩn này sẽ thay đổi theo
kế hoạch giảng dạy từng năm của mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo
- Thông tin nhóm chuyên môn của giáo viên trong nhà trường.
Nếu các nhóm chuyên môn của giáo viên đã được thiết lập thì phần mềm sẽ cho phép nhập bảng PCGD theo từng nhóm chuyên môn, ví dụ nhập PCGD cho từng tổ Văn, Toán, Ngoại ngữ, rất thuận tiện
Nhập phân công giảng dạy trực tiếp từ phần mềm
Trang 11- Để nhập bảng PCGD, phần mềm Hỗ trợ xếp Thời khóa biểu cung cấp 4 phương pháp nhập như sau: Nhập theo môn học, Nhập theo lớp, Nhập theo giáo viên, Nhập theo khối lớp và nhóm giáo viên trên lưới.
- Với phương pháp nhập PCGD theo khối lớp và nhóm giáo viên hay được người dùng sử dụng
vì sự đơn giản và thuận tiện
- Việc nhập bảng PCGD khá đơn giản chỉ bằng các thao tác chuột
Nhập phân công giảng dạy từ file Excel:
- Ngoài tính năng rất mạnh nhập PCGD trực tiếp, phần mềm TKB còn cho phép người dùng có thể nhập PCGD từ file Excel theo mẫu nhất định Việc này cho phép các nhà trường sử dụng lại các dữ liệu điện tử sẵn có
Trang 12Chú ý quan trọng:
1 Việc nhập bảng PCGD là rất quan trọng và không được sai sót Khi nhập xong cần kiểm tra lạicẩn thận Có các phương pháp kiểm tra sau:
- Thực hiện lệnh Kiểm tra ngay trong cửa sổ nhập PCGD (nút lệnh )
- Xem, rà soát lại PCGD theo từng lớp và từng giáo viên để kiểm tra đã nhập đúng và đủ chưa
Ví dụ nháy nút để vào cửa sổ nhập và xem PCGD theo từng lớp
Trang 132 Việc nhập, sửa bảng PCGD có thể được tiến hành trong quá trình xếp thời khóa biểu Khi đã
và đang trong quá trình xếp thì việc sửa đổi dữ liệu bảng PCGD phải làm rất cẩn thận Phần mềmTKB sẽ tự động kiểm soát quá trình này đảm bảo không bị xảy ra lỗi logic mâu thuẫn giữa PCGD và dữ liệu đã xếp trên thời khóa biểu
Bước 4 Chuẩn bị xếp thời khóa biểu.
Công việc chuẩn bị xếp thời khóa biểu bao gồm một loạt các thao tác quan trọng cần làm trước khi thực hiện lệnh xếp tự động chính của thời khóa biểu Các công việc thuộc nhóm này bao gồm:
- Kiểm tra toàn bộ dữ liệu đã nhập xem đã chính xác chưa, có gì mâu thuẫn hay không Phần mềm TKB có rất nhiều lệnh dùng để kiểm tra các dữ liệu đã nhập Có thể liệt kê ra đây một số lệnh kiểm tra như vậy:
+ Trong màn hình nhập PCGD có lệnh Kiểm tra công việc nhập bảng phân công
+ Lệnh Kiểm tra toàn trường cho phép kiểm tra toàn bộ các ràng buộc dữ liệu đã nhập có gì
mâu thuẫn hay không ở mức toàn trường
Trang 14+ Lệnh kiểm tra mâu thuẫn dữ liệu cho từng lớp và từng giáo viên Cần vào các màn hình Main Loop, Show All, Browse Teacher và Triple View để thực hiện các lệnh kiểm tra riêng lẻ này
Nút lệnh Kiểm tra trên các Info View của lớp và giáo viên dùng để thực hiện các lệnh kiểm tra
này
- Xếp các tiết học cố định: Toàn bộ công việc xếp các tiết học cố định đều được thực hiện bằng
Lệnh chính/Xếp môn học của phần mềm Các tiết cố định cần xếp gồm:
+ Xếp tiết CHAOCO cho toàn trường (sáng hoặc chiều riêng biệt)
+ Tạo khuôn lớp học bằng các tiết KHONG HOC.
+ Xếp tiết môn Sinh hoạt hoặc các môn học cần xếp trước
+ Xếp tiết cho giáo viên chủ nhiệm
Tiết CHAOCO là tiết đặc biệt trên thời khóa biểu dùng để mô phỏng tiết Chào Cờ của các nhà
trường Tiết Chào Cờ được ghi trên TKB của các lớp nhưng không ghi trên TKB của giáo viên
Tiết KHONGHOC dùng để "tạo khuôn" cho các lớp học với ý nghĩa sau: tại tiết này học sinh
không học và không thể xếp bất cứ tiết học nào vào các vị trí này Tiết KHONG HOC dùng cho các lớp với tổng phân công giảng dạy chuyên môn + tiết CHAOCO < 30 tiết trong tuần
Trang 15Ba lệnh xếp trước các tiết trên được thực hiện hoàn toàn giống nhau, thứ tự các thao tác như sau:
1 Lựa chọn tiết cần xếp trong mục Xếp môn học (Xếp tiết không học, Chào cờ, Xếp môn học,
Xếp tiết GVCN)
2 Chọn phạm vi thực hiện (theo toàn trường hoặc theo từng khối lớp)
3 Tích chọn các tiết cần xếp trên lưới Thời khóa biểu.
- Xếp tiết giáo viên chủ nhiệm (GVCN) Lệnh này đảm bảo rằng các GVCN nếu hôm nào có tiết sinh hoạt thì cũng có tối thiểu 1 tiết nữa tại lớp mà mình làm chủ nhiệm Thực hiện lệnh này người dùng tích chọn các thông số theo hình sau:
Trang 16Bước 5 Xếp tự động 100% thời khóa biểu.Sau khi đã chuẩn bị xong toàn bộ công việc trong
bước 4 thì bước tiếp theo sẽ là lệnh xếp toàn bộ dữ liệu thời khóa biểu Đây là lệnh quan trọng
nhất của phần mềm TKB Sau khi đã điền các tham số theo yêu cầu, chỉ cần bấm nút Bắt đầu, đợi một vài phút, bấm nút Kết thúc là chúng ta đã có một thời khóa biểu hoàn chỉnh.
Để có thể xếp được toàn bộ thời khóa biểu cần chú ý:
- Dữ liệu bảng PCGD cần nhập xong và hoàn toàn chính xác.
- Tránh có quá nhiều điều kiện ràng buộc đối với giáo viên, đặc biệt là các ràng buộc HOP là những ràng buộc bắt buộc của thời khóa biểu.
- Lệnh Xếp toàn bộ (SF) được thực hiện từ thực đơn Lệnh chính.
- Màn hình lệnh có dạng sau:
- Các thông tin cần lựa chọn và xác nhận:
+ Chọn phạm vi: sáng hoặc chiều
+ Lựa chọn các tham số trực tiếp của lệnh:
Kiểm tra và khoa tiết Sinh hoạt: lựa chọn này sẽ chọn ra môn Sinh hoạt và khóa lại không cho phép xáo trộn môn
học này trong quá trình xếp tự động Nếu cài đặt lựa chọn này thì môn Sinh hoạt này cần phải xếp trước và đó là một điều kiện tiên quyết của lệnh SF
Giữ nguyên trạng thái thời khóa biểu hiện thời: nếu lựa chọn này được kích hoạt thì tất cả các tiết đã xếp trên
thời khóa biểu trước khi thực hiện lệnh SF sẽ được khóa lại
Tối ưu thời khóa biểu: có thực hiện hay không bước 5 của qui trình thực hiện lệnh SF Chú ý nhìn sang khung phải
sẽ thấy qui trình 5 bước thực hiện lệnh SF
Trang 17Số lượng giáo viên dự trữ tối thiểu sẽ qui định thêm điều kiện kiểm tra ràng buộc của lệnh là luôn phải có số
lượng giáo viên "dự trữ" tối thiểu tại mọi thời điểm trong tuần lễ
Lựa chọn yêu cầu giáo viên và môn học: chọn thêm các ràng buộc bổ sung của giáo viên và môn học trong quá
trình thực hiện lệnh
- Sau khi đã điền xong tất cả các tham số của lệnh, hãy nhấn nút Bắt đầu và đợi một vài phút chờ xếp xong và nút Kết thúc hiện lên như hình dưới đây:
- Nhấn nút Kết thúc và sau đó chọn Đồng ý cho hộp hội thoại dưới đây.
Chú ý: trong quá trình thực hiện lệnh có thể yêu cầu dừng lệnh bất cứ lúc nào bằng cách nháy vào nút Dừng nằm giữa hai nút Bắt đầu và Kết thúc.
School@net
Bước 5 Điều chỉnh, tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu.
Sau khi đã xếp xong thời khóa biểu, công việc tiếp theo là điều chỉnh, tinh chỉnh, tối ưu thời khóa biểu Đây là một công việc vô cùng phức tạp và đồ sộ Phần mềm TKB cung cấp rất nhiều các công cụ hỗ trợ mạnh cho người dùng thực hiện công việc tinh chỉnh thời khóa biểu
- Phần mềm TKB đã đưa ra 5 màn hình quan sát, cho người dùng nhìn tổng thể thông tin Thời
khóa biểu của Nhà trường và chi tiết cho từng lớp, từng giáo viên, từng phòng học giúp nhanh chóng xác định tính chất của Thời khóa biểu và tìm kiếm phương án tinh chỉnh hợp lý Các màn hình quan sát cụ thể gồm:
+ Màn hình Main Loop: cho phép quan sát Thời khóa biểu của các cặp lớp và giáo viên tương
ứng dạy lớp đó
Trang 18+ Màn hình Show All: Cho phép quan sát Thời khóa biểu toàn trường theo các lớp, mặc định
phần mềm hiện ra 10 lớp, người dùng mở tất cả các lớp trong nhà trường theo buổi học qua lệnh
Chọn lớp
+ Màn hình Browse Teacher: Cho phép quan sát thời khóa biểu của toàn bộ giáo viên trong Nhà
trường
+ Màn hình Triple View: Màn hình này giống màn hình Main Loop nhưng có thêm tính năng
cho phép quan sát Thời khóa biểu của phòng bộ môn và đa năng
+ Màn hình 2bView: Màn hình dành riêng cho các lớp 2b là những lớp học được học 2 buổi
nhưng với một bảng PCGD duy nhất chung cho cả 2 buổi sáng, chiều
Trang 19- Phần mềm TKB cho phép người dùng thao tác thủ công trực tiếp lên dữ liệu Thời khóa biểu như: xếp 1 tiết, xóa 1 tiết học, xếp cả 1 lớp, 1 giáo viên, khóa dữ liệu một số ô trên thời khóa biểu…
+ Người dùng có thể xếp trực tiếp một tiết học lên thời khóa biểu lớp hoặc giáo viên, việc này cho phép người dùng rất linh hoạt trong quá trình xếp Để xếp 1 tiết học cụ thể trên thời khóa biểu, hãy chọn thông tin tiết học này trong khung thông tin lớp/giáo viên, nháy đúp chuột tại ô cần xếp và chọn các lệnh xếp tương ứng
+ Để xóa một tiết trên thời khóa biểu lớp hoặc giáo viên người dùng chọn tiết cần xóa và nháy
nút Delete trên bàn phím hoặc click phải chuột và chọn xóa
+ Sau khi tinh chỉnh được một dữ liệu thời khóa biểu nào đó, người dùng không muốn dữ liệu
Trang 20này thay đổi trong các bước tinh chỉnh tiếp theo, phần mềm TKB cho phép khóa các dữ liệu của giáo viên, lớp học, môn học theo tùy chọn của người dùng Lệnh này được thực hiện bằng cách
nháy chuột phải trên ô thời khóa biểu và chọn chức năng Khóa dữ liệu, hoặc dùng lệnh: Lệnh
chính/Đặt – hủy khóa dữ liệu và chọn dữ liệu TKB cần khóa
- Phần mềm TKB còn cùng cấp các công cụ hỗ trợ tinh chỉnh dữ liệu Thời khóa biểu bao gồm
lệnh xếp tự động một tiết học có điều kiện CX, lệnh giải phóng một tiết Pust out và lệnh dịch chuyển tiết Move To.
+ Lệnh xếp tự động tiết học có điều kiện CX khi thực hiện lệnh này phần mềm sẽ tự động phân
tích và xếp bằng được một tiết học theo lựa chọn của người dùng
+ Lệnh giải phóng tiết Pust out: Kết quả của lệnh nay là ô lựa chọn trên lưới Thời khóa biểu sẽ
được giải phóng, và phần mềm đưa ra phương án thực hiện lệnh này để người dùng quan sát và quyết định thực hiện lệnh
+ Lệnh dịch chuyển tiết Move To: Lệnh cho phép dịch chuyển tiết trên Thời khóa biểu từ vị trí
này sang vị trí khác Đây là một lệnh quan trọng và hay được sử dụng nhất với mục đích làm đẹpthời khóa biểu Đặc biệt, lệnh này được thực hiện bằng phương pháp kéo thả chuột ngay trên ô TKB lớp và GV rất thuận tiện cho người dùng Thực hiện lệnh này người dùng làm lần lượt theo các bước sau:
* Lựa chọn thuật toán thực hiện tinh chỉnh dữ liệu (Các thuật toán sẽ được giải thích sau)
* Lựa chọn dữ liệu cần tinh chỉnh và vị trí cần chuyển đến
* Sử dụng chuột kéo thả dữ liệu cần tinh chỉnh đến vị trí mong muốn Phần mềm sẽ tự động phân
tích, tính toán (thay người dùng tư duy), đưa ra phương án tinh chỉnh dữ liệu và báo cáo về dây giáo viên tham gia vào lệnh này cùng sự thay đổi dữ liệu Thời khóa biểu của họ
* Từ báo cáo sự thay đổi dữ liệu Thời khóa biểu của dây giáo viên tham gia lệnh, người dùng có
thể chấp nhận hay hủy bỏ lệnh này