Kết quả phân tích chất lượng phân bón

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 82)

- Cách sử dụng EM 1: EM1 (gốc) là vi sinh vật không hoạt động Vì vậy, EM 1 cần được hoạt động bằng cách cung cấp nước và rỉ đường (là thức ăn của

3.3.3.Kết quả phân tích chất lượng phân bón

Sau 45 ngày ủ chế phẩm, bã thải nấm có mầu nâu đồng đều, bóp nhẹ thấy tơi xốp, không bết dính, mềm tay, không còn mùi hôi là bã thải nấm đã hoàn tất chu trình xử lý thành phân bón hữu cơ. Để nghiên cứu và so sánh quá trình chuyển hóa các hợp chất dinh dưỡng dễ tiêu đối với cây trồng, tác giả tiến hành phân tích hàm lượng Nito dễ tiêu, Photpho dễ tiêu, Kali dễ tiêu và hàm lượng mùn trước và sau khi ủ chế phẩm. Kết quả phân tích các hợp chất dễ tiêu trong phòng thí nghiệm cho ta bảng sau:

Bảng 3.7: Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số chế phẩm đến chất lƣợng phân bón sau thời gian ủ 45 ngày

Stt Chỉ tiêu Công thức Nitơ dễ tiêu (mg/100g) Photpho dễ tiêu (mg/100g) Kali dễ tiêu (mg/100g) Mùn (%) 1 Công thức 1 (đ/c) 8,55 12,15 18,89 17,62 2 Công thức 2 19,80 18,15 22,73 11,27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3 Công thức 3 22,74 17,91 26,35 13,05

4 CV% 3,30 3,40 2,00 1,4

5 LSD05 1,26 1,25 1,04 0,45

* Ghi chú:

+ Công thức 1 là mẫu đối chứng, không qua xử lý chế phẩm

+ Công thức 2: Dùng chế phẩm EM-Bokashi của Trung tâm ứng dụng Khoa học Công nghệ Thái Nguyên (dạng bột).

+ Công thức 3: Dùng chế phẩm Bio-TMT của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Hình 3.7: Biểu đồ So sánh hàm lƣợng các chỉ tiêu theo công thức thí nghiệm

* Nhận xét: Từ số liệu bảng 3.7, ta thấy rằng các công thức ủ chế phẩm khác nhau có ảnh hưởng đến hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng khác nhau:

- Chỉ tiêu Nitơ dễ tiêu: Hàm lượng Nitơ dễ tiêu trong CT3 là lớn nhất, đạt 22,74mg. Hàm lượng Ni tơ dễ tiêu trong CT1 – không qua xử lý bằng chế phẩm là nhỏ nhất chỉ 8,55mg. Kết quả thí nhiệm cho thấy, khi xử lý bằng chế phẩm vi sinh, hàm lượng Nitơ dễ tiêu trong phân bón đã tăng lên một cách đáng kể. Ở công thức xử lý bã nấm bằng EM-Bokashi, hàm lương Nitơ đạt 19,80mg tăng hơn so với đối chứng là 11,25 mg/100g, tương ứng 131,57%,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công thức chế phẩm Bio-TMT hàm lượng Nitơ dễ tiêu đạt 22,74mg/100g, cao hơn đối chứng 14,19 mg tương ứng với 165,96%, với LSD05 =1,26 cho thấy khi sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã nấm đã làm tăng hàm lương Nitơ dễ tiêu một cách có ý nghĩa, kết quả đạt độ tin cậy 95%.

- Chỉ tiêu Photpho dễ tiêu: Hàm lượng Phốt pho dễ tiêu trong CT2 là lớn nhất, đạt 18,15mg. Hàm lượng Phốt pho dễ tiêu trong CT1 – không qua xử lý bằng chế phẩm là nhỏ nhất 12,15mg. Kết quả thí nhiệm cho thấy, khi xử lý bằng chế phẩm vi sinh, hàm lượng Photpho dễ tiêu trong phân bón đã tăng lên một cách đáng kể. Ở công thức xử lý bã nấm bằng EM-Bokashi, hàm lương Photpho đạt 18,15mg/100g tăng hơn so với đối chứng là 6 mg/100g, tương ứng 49,38%, công thức chế phẩm Bio-TMT hàm lượng Photpho dễ tiêu đạt 17,91mg/100g, cao hơn đối chứng 5,76 mg tương ứng với 47,4%, với LSD05 =1,25 cho thấy khi sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã nấm đã làm tăng hàm lượng Nitơ dễ tiêu một cách có ý nghĩa, kết quả đạt độ tin cậy 95%.

- Chỉ tiêu Kali dễ tiêu: hàm lượng Kali dễ tiêu trong CT3 là lớn nhất, đạt 26,35mg. Hàm lượng Kali dễ tiêu trong CT1 – không qua xử lý bằng chế phẩm là nhỏ nhất 18,89mg. Kết quả thí nhiệm cho thấy, khi xử lý bằng chế phẩm vi sinh, hàm lượng Kali dễ tiêu trong phân bón đã tăng lên một cách đáng kể. Ở công thức xử lý bã nấm bằng EM-Bokashi, hàm lương Kali đạt 22,73mg/100g tăng hơn so với đối chứng là 3,84 mg/100g, tương ứng 20,3%, Công thức chế phẩm Bio-TMT hàm lượng Kali dễ tiêu đạt 26,35mg/100g, cao hơn đối chứng 7,46 mg tương ứng với 39,49%, với LSD05 =1,05 cho thấy khi sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã nấm đã làm tăng hàm lượng Kali dễ tiêu một cách có ý nghĩa, kết quả đạt độ tin cậy 95%.

- Chỉ tiêu Mùn: hàm lượng Mùn trong CT1 là lớn nhất, đạt 17,62%. Hàm lượng Mùn trong CT2 là nhỏ nhất chỉ 11,27%. Kết quả thí nhiệm cho thấy, khi xử lý bằng chế phẩm vi sinh, hàm lượng Mùn trong phân bón đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giảm ở các thí nghiệm. Điều này cho thấy các vi sinh vật đã sử dụng lượng mùn hữu cơ để làm thức ăn nuôi sống cơ thể chúng, giúp cho quá trình phân giải Ni tơ, Photpho, Kali được diễn ra mạnh mẽ.

Từ nhận xét trên ta có thể so sánh mức độ tối ưu giữa 3 công thức có thể thấy rằng hiệu quả việc sử dụng chế phẩm đối với việc xử lý bã nấm có thể sắp xếp như sau:

Công thức 3 > Công thức 2 > Công thức 1

Kết luận: Qua tiến hành thí nghiệm và đánh giá kết quả có thể thấy CT3 là tối ưu hơn so với CT1 và CT2. Do vậy tác giả nhận thấy sử dụng chế phẩm Bio – TMT của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là tối ưu nhất trong xử lý bã nấm thành phân bón.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 82)