Phân than bùn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)

Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật được tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều năm. Với điều kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than bùn.

Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các chất hữu cơ. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học, trên thế giới trữ lượng than bùn có khoảng 300 tỷ tấn, chiếm 1.5% diện tích bề mặt quả đất. Than bùn được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp than bùn được sử dụng để làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất. Than bùn cho phản ứng chua. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn thay đổi tuỳ thuộc vào thành phần các loài thực vật và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ. Số liệu phân tích than bùn ở một số địa điểm có than bùn miền Đông Nam Bộ thu được như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.4: Hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng trong than bùn ở miền Đông Nam Bộ

Đơn vị %

% chất dinh dƣỡng

Địa điểm lấy than bùn

Tây Ninh Củ Chi Mộc Hoá Duyên Hải

N 0,38 0,09 0,16 – 0,91 0,64

P2O5 0,03 0,1 – 0,3 0,16 0,11

K2O 0,37 0,1 – 0,5 0,31 0,42

pH 3,4 3,5 3,2 2,6

Nguồn: Hồ Thìn, Võ Đình Ngô – Trung tâm địa học, Phân viện khoa học Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh (2013)

Than bùn có hợp chất bitumic rất khó phân giải. Nếu bón trực tiếp cho cây không những không có tác dụng tốt mà còn làm giảm năng suất cây trồng. Vì vậy, than bùn muốn dùng làm phân bón phải khử hết bitumic.

Trong than bùn có axit humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây. Hàm lượng đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7 lần, nhưng chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ. Các chất đạm này cần được phân huỷ thành đạm vô cơ cây mới sử dụng được.

Để bón cho cây, người ta không sử dụng than bùn để bón trực tiếp. Thường than bùn được ủ với phân chuồng, phân rác, phân bắc, nước giải, sau đó mới đem bón cho cây. Trong quá trình ủ, hoạt động của các loài vi sinh làm phân huỷ các chất có hại và khoáng hoá các chất hữu cơ tạo thành chất dinh dưỡng cho cây.

Chế biến than bùn thành các dạng phân bón khác nhau được thực hiện trong các xưởng. Thông thường quá trình chế biến thông qua các công đoạn sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dùng tác động của nhiệt để khử bitumic trong than bùn. Có thể phơi nắng một thời gian để Ôxy hoá bitumic. Có thể hun nóng than bùn ở nhiệt độ 70o

C.

Dùng vi sinh vật phân giải than bùn. Sau đó trộn với phân hoá học NPK, phân vi lượng, chất kích thích sinh trưởng, tạo thành loại phân hỗn hợp giàu chất dinh dưỡng.

Hiện nay, ở nước ta có nhiều xưởng sản xuất nhiều loại phân hỗn hợp trên cơ sở than bùn. Trên thị trường có các loại phân hỗn hợp với các tên thương phẩm sau đây: Biomix (Củ Chi), Biomix (Kiên Giang), Biomix (Plây Cu), Biofer (Bình Dương), Komix (Thiên Sinh), Komix RS (La Ngà), Compomix (Bình Điền II), phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh và nhiều loại phân lân hữu cơ sinh học ở nhiều tỉnh phía Bắc. (Cục Trồng trọt, 2007)[16]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)