Quy trình xử lý bã nấm (nguyên liệu mùn cưa) thành phân bón

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 87)

- Cách sử dụng EM 1: EM1 (gốc) là vi sinh vật khơng hoạt động Vì vậy,

3.4.1.Quy trình xử lý bã nấm (nguyên liệu mùn cưa) thành phân bón

Bƣớc 1: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: Bã nấm và chế phẩm vi sinh

Chuẩn bị khoảng 01 tấn nguyên liệu, 20 lít chế phẩm Bio-TMT trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Thêm 10kg vôi bột, 10kg phân vi sinh Sông Gianh, 50kg phân chuồng (theo tỷ lệ 1:10) để bổ sung sau khi ủ xong làm tăng khả năng phân hủy của các vi sinh vật, hiệu quả sử dụng khi sử dụng cho cây trồng)

Bƣớc 2: Sơ chế nguyên liệu.

Với nguyên liệu từ mùn cưa, bã nấm tương đối ẩm tuy nhiên bầu nấm thường hay bị vón cục, đóng thành từng tảng nên cần phải có dụng cụ để đập nhỏ. Để nguyên liệu đạt độ ẩm khoảng 45-50%. Loại sạch túi bóng, nút cổ bịch nấm, dây dứa buộc bịch.

Bƣớc 3: Chuẩn bị đống ủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chọn nơi ủ: Ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng, trên nền đất trống hoặc nền xi măng khô ráo, ở đây tác giả chọn nền đất trống khơ ráo diện tích khoảng 5m2

/1 đống

Bƣớc 4: Cách ủ

- Cho phân chuồng đã hoai mục vào và trộn đều với bã nấm, đảo qua đảo lại nhiều lần.

- Pha chế phẩm: Với bã nấm tác giả sử dụng, độ ẩm của bã nấm rơi vào khoảng 35%, chế phẩm Bio-TMT 1 lít dung dịch gốc pha với 15 lít nước giếng khơi (tỷ lệ pha trộn tùy vào độ ẩm của nguyên liệu có thể pha chế theo các tỷ lệ 1:10; 1:15 hoặc 1:20). Sau đó khuấy đều dung dịch rót vào bình ơ doa.

- Chuyển bã nấm ra khu vực ủ, để bã nấm cao khoảng 25-30 cm bắt đầu dùng bình ơ doa tưới đều trên bề mặt, sau đó cứ lặp lại lần lượt trải lớp khác và tưới chế phẩm đã pha chế cho đến khi hết khối lượng đã chuẩn bị. Độ cao đống ủ 1m. Độ ẩm đạt khoảng 50-60% là được, khi nắm nguyên liệu vào không thấy rỉ nước, khơng bết dính và cũng khơng bị bở tơi ra là được.

Bƣớc 5: Che phủ đống phân ủ (Áp dụng nhƣ nhau đối với 2 đống phân ủ)

Sau khi ủ xong, cần phải che đậy đống ủ bằng bạt, hoặc bao tải (có thể tận dụng các tấm Băngzon khổ lớn) . Vì nguyên liệu là bã nấm mùn cưa có độ mịn mùn cưa nhất định nên khi ủ cần phải ủ đống to hơn các nguyên liệu khác và che đậy kỹ để đảm bảo nhiệt độ đống ủ luôn ở mức 40-500

C.

Bƣớc 6: Đảo trộn

Sau khi ủ khoảng 20 ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên khoảng 40-450

C. Nhiệt độ này làm cho nguyên liệu mất nước do bốc hơi dễ bị khô và thiếu khơng khí cho hoạt động của vi sinh vật, nhiệt độ đống ủ cao ở mức 600

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vùng lõi), do nhiệt độ cao quá sẽ làm VSV bị chết do vậy làm giảm lượng VSV. Vì vậy sau 20 ngày tiến hành kiểm tra và đảo trộn lại 1 lần và bổ sung chế phẩm còn thừa nhằm tăng độ ẩm và tăng thêm lượng vi sinh vật hữu ích.

Cách đảo: Đảo từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

Bƣớc 7: Phân bón

Sau khoảng 45 ngày thì bã nấm đã phân hủy tương đối tốt và đã có thể đem ra sử dụng (nếu kiểm tra bã nấm chưa phân hủy hết có thể ủ thêm 10 – 15 ngày nữa). Nếu bã nấm đã phân hủy hết ta có thể thêm phân bón vi sinh Sơng Gianh theo tỷ lệ 1,5 kg phân bón vi sinh Sông Gianh đảo trộn với khoảng 100kg phân bón sau ủ. Sau đó có thể đem phân bón ra sử dụng trên đồng ruộng, cây trồng hoặc hoa mầu rất tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 87)