Các nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm EM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 37)

1.4.1. Khái niệm

EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu. Chế phẩm này do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa - trường Đại học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm 1980.

Chế phẩm EM là tập hợp các loài vi sinh vật hữu hiệu gồm: Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn Lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc sống cộng sinh trong cùng môi trường. Có thể coi vi sinh hữu hiệu EM như là một chất nhằm tăng cường tính đa dạng của sinh vật trong đất, bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra.

Sử dụng chế phẩm sinh học EM sẽ góp phần cải thiện chất lượng đất, phòng chống các bệnh do vi sinh vật có hại gây ra đối vơi cây trồng, vật nuôi và tăng cường hiệu quả của chất hữu cơ.

Chế phẩm EM có khoảng 80-120 loài vi sinh vật kị khí và hiếu khí thuộc 10 chi khác nhau. Các vi sinh vật trong chế phẩm EM tạo ra một hệ sinh thái nhỏ, chúng kiên kết, hỗ trợ lẫn nhau cùng sinh trưởng và phát triển, tạo thành nhiều sản phẩm khác nhau. Chế phẩm EM được điều chế ở dạng nước và dạng bột (dạng nước gọi là dung dịch EM, dạng bột gọi là EM- Bogasi)

EM có tác dụng khử mùi hôi cống rãnh, toilet, do chúng tiêu diệt các vi sinh vật gây thối (sinh ra các loại khí H2S, SO2, NH3…) có trong cống rãnh, toilet, chuồng trại chăn nuôi. Theo đó, số lượng ruồi, muỗi, ve, các loại ocon trùng bay khác giảm hẳn số lượng.

Rác hữu cơ được xử lý EM chỉ sau một ngày có thể hết mùi và tốc độ mùn hóa diễn ra rất nhanh. Trong các kho bảo quản nông sản, sử dụng EM có tác dụng ngăn chặn được quá trình gây thối, mốc. Các nghiên cứu cho biết chế phẩm EM có thể giúp cho hệ vi sinh vật tiết ra các enzym phân huỷ như lignin peroxidase. Các enzym này có khả năng phân huỷ các hoá chất nông nghiệp tồn dư, thậm chí cả dioxin. (Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2013)[17]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)