Phương pháp bố trí thí nghiệm lấy mẫu, phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 62 - 64)

- Cách sử dụng EM 1: EM1 (gốc) là vi sinh vật khơng hoạt động Vì vậy,

2.3.2.Phương pháp bố trí thí nghiệm lấy mẫu, phân tích

Áp dụng trong q trình lấy mẫu và phân tích bã nấm trước và sau khi xử lý ngoài thực địa và trong phịng thí nghiệm.

* Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm nghiên cứu gồm 3 cơng thức, 3 lần nhắc lại. Trọng lượng bã nấm hữu cơ cho mỗi công thức là 1 tấn.

+ Công thức 1: Mẫu đối chứng - Không xử lý chế phẩm.

+ Công thức 2: Xử lý bằng EM Bokashi của Trung tâm ứng dụng Khoa học Công nghệ Thái Nguyên (dạng bột).

+ Công thức 3: Xử lý bằng chế phẩm Bio - TMT của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Công thức 2 và 3 có bổ sung thêm nguyên liệu phụ như Phân chuồng tươi (hoặc phân đã hoai mục 1 phần).

- Địa điểm tiến hành thí nghiệm: Cơng ty Cổ phần Nhật Sơn – thị trấn Đu – Phú Lương.

* Chỉ tiêu theo dõi

Theo dõi kết quả thí nghiệm từ khi bố trí thí nghiệm trong thời gian 45 ngày (từ 20/3/2014 – 05/5/2014). Các chỉ tiêu theo dõi là:

+ Đo nhiệt độ hàng ngày

+ Xác định độ xẹp đống ủ, 5-10 ngày/lần

- Phân tích mẫu sản phẩm phân bón: Phân tích hàm lượng Tinh bột, Protein, Nitơ dễ tiêu, Phốt pho dễ tiêu, Kali dễ tiêu, Mùn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Cách lấy mẫu thí nghiệm:

- Phân tích hàm lượng tinh bột và hàm lượng protein: lấy mẫu phân tích ở cả 3 địa điểm nghiên cứu, lựa chọn ngẫu nhiên 1 bịch nấm còn nguyên trong túi giá thể.

- Các chỉ số Nitơ dễ tiêu, Phốt pho dễ tiêu, Kali dễ tiêu, Mùn: Mẫu phân tích được lấy tại Cơng ty Cổ phần Nhật Sơn – địa điểm làm thí nghiệm.

* Phương pháp phân tích mẫu phân bón trong phịng thí nghiệm.

- Tinh bột: theo Phương pháp Bertrand - Protein: Theo phương pháp Kjeldahl - Nitơ dễ tiêu: Theo phương pháp Kjeldahl - Photpho dễ tiêu: Theo TCVN 8661:2011 - Kali dễ tiêu: Theo TCVN 8662:2011 - Mùn: Theo phương pháp Dumas

* Phương pháp phân tích số liệu bằng phần mềm IRRSTAT 4.0

IRRSTAT 4.0 có chức năng chính để thiết kế thí nghiệm, quản lý và phân tích thống kê cơ bản, phân tích phương sai và hồi quy các số liệu thực nghiệm thu được trong nghiên cứu khoa học.

Phương pháp này để đánh giá độ tin cậy và ý nghĩa của thí nghiệm.

* Thực hành xử lý bã nấm theo quy trình:

Thực hiện quy trình phối trộn phế thải từ nấm (bã nấm) và than bùn được phơi, nghiền, sàng lọc; chế phẩm vi sinh vật có các chủng phân giải xenluloza (Trichoderma, Streptomyces), chất hữu cơ (Bacillus, Candida) và Azotobacter, mật độ vi sinh vật mỗi chủng 109CFU/g được dùng để trộn và xử lý để lên men phân giải xenluloza, chất hữu cơ; cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật bằng ure 0,5% -1% ; supe photphat 1%, Kaliclorua 0,5%, ủ háo khí, thời gian ủ khoảng 21-30 ngày tuỳ thuộc vào thời tiết, sau 3-5 ngày nhiệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

độ đống ủ đạt trên 50o

C, 7-10 ngày đảo trộn bã nấm sau xử lý để thành phân bón theo cơng thức.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 62 - 64)