Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 60 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
60
Dung lượng
537,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HỢP TÁC TM & XNK CÔNG NGHỆ NAM MỸ 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ 3 1.1.1. Giới thiệu chung về Cơ quan thực tập 3 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 3 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ 6 1.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 6 1.2.2. Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động, sản phẩm, thị trường 9 1.2.3. Đặc điểm về nguồn lực của doanh nghiệp 15 1.3. Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ những năm 2009-2012 19 1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 19 1.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 21 1.3.3. Tình hình nộp ngân sách 24 1.3.4. Lưu chuyển tiền tệ 24 1.3.5. Thu nhập bình quân dành cho người lao động 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MUA NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO CHO SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH HỢP TÁC TM & XNK CÔNG NGHỆ NAM MỸ 27 2.1. Các hình thức mua nguyên vật liệu 27 2.1.1. Mua hàng trực tiếp 27 2.1.2. Mua hàng qua trung gian 30 2.1.3. Mua của một người và mua của nhiều người 30 2.2. Quy trình mua NVL đầu vào 32 2.2.1. Xác định nhu cầu mua NVL 32 2.2.2. Lựa chọn nhà cung ứng 34 2.2.3. Hoạt động thương lượng 36 2.2.4. Ký kết hợp đồng mua bán và làm đơn đặt hàng 37 2.2.5. Kiểm tra và tiếp nhận 38 2.3. Đánh giá công tác mua nguyên vật liệu ở Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ 41 2.3.1. Kết quả đạt được 41 2.3.2. Những tồn tại và hạn chế 43 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC MUA NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO CHO SẢN XUẤT Ở CÔNG TY TNHH HỢP TÁC TM & XNK CÔNG NGHỆ NAM MỸ 48 Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng 3.1. Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian 2013-2015 48 3.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ 48 3.1.2. Phương hướng hoạt động 49 3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác mua hàng ở Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ 51 3.2.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 51 3.2.2. Đổi mới và hoàn thiện việc xác định nhu cầu mua nguyên vật liệu 53 3.2.3. Củng cố hoàn thiện hệ thống nhà cung ứng 54 3.2.4. Không ngừng củng cố và hoàn thiện từng bước trong quá trình mua nguyên vật liệu 55 3.2.4. Nâng cao nhận thức, trình độ của nhân viên mua nguyên vật liệu 56 KẾT LUẬN 58 Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng 1 Quản trị kinh doanh thương mại LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế cùa nước ta trong thời gian qua và trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa về kinh tế, hàng hóa ngày càng phong phú đa dạng hơn, chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được nâng cao. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển ngành may mặc, điều này đã tạo điều kiện cho sự ra đời hàng loạt các doanh nghiệp may mặc với đủ mọi thành phần kinh tế và quy mô khác nhau ở nước ta. Các doanh nghiệp luôn tìm đủ mọi cách để chiếm lĩnh thị trường sản xuất cũng như tiêu thụ của mình. Việc này tạo sự cạnh tranh gay gắt trong ngành may mặc, đòi hỏi các công ty phải đề ra những chiến lược mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sau gần 30 năm đổi mới nền kinh tế, nước ta đã có những thành tựu lớn tạo nên một bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Do vậy các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì phải nắm vững được thị hiếu người tiêu dùng, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu đó. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là hoạt động quan trọng nhất, nó là sự kết hợp chủ yếu của ba yếu tố: lao động, vật tư, tiền vốn. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở các công ty và doanh nghiệp được tiến hành liên tục thì ngoài yếu tố lao động và tiền vốn phải thường xuyên đáp ứng kịp thời các loại vật tư, hàng hóa đủ về số lượng, tốt về chất lượng, phù hợp với giá cả và các điều kiện khác, tức là làm sao giảm được tối đa các chi phí đầu vào và thu được lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, công tác mua hàng thường ít được quan tâm so với công tác bán hàng. Các doanh nghiệp thường chú trọng đến việc mang loại lợi nhuận hơn là tiết kiệm chi phí mua hàng, trong khi mua hàng là khâu đầu tiên, cơ bản cho quá trình kinh doanh, là điều kiện để hoạt động kinh doanh tồn tại và phát triển. Do vậy, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác mua Nguyên vật Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng 2 Quản trị kinh doanh thương mại liệu đầu vào cho sản xuất của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nhằm nâng cao kiến thức về công tác mua nguyên vật liệu (NVL) cho sản xuất và đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác mua NVL. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Đối tượng nghiên cứu: hoàn thiện công tác mua NVL cho sản xuất. - Phạm vi nghiên cứu: Công tác mua NVL đầu vào cho sản xuất từ năm 2009-2012 ở thị trường miền Bắc. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp tổng hợp lại báo cáo qua các năm của công ty. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài của tôi gồm có 3 chương Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ. Chương 2: Thực trạng công tác mua NVL đầu vào cho sản xuất của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác mua NVL đầu vào cho sản xuất của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ. Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng 3 Quản trị kinh doanh thương mại CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HỢP TÁC TM & XNK CÔNG NGHỆ NAM MỸ 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ 1.1.1. Giới thiệu chung về Cơ quan thực tập Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & Xuất nhập khẩu Công nghệ Nam Mỹ (tên viết tắt NAM MY TCT CO., LTD) đã hình thành và phát triển hơn 10 năm qua, là một công ty tư nhân chuyên kinh doanh, sản xuất gia công, xuất nhập khẩu về các loại mặt hàng may mặc như: quần short, áo t-shirt, áo jacket sản xuất quần áo len các loại và sản xuất sản phẩm hàng hóa bán lẻ. Công ty hoạt động kinh doanh và cung ứng đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước Trung Âu. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.2.1. Từ tháng 01/2000 đến tháng 05/2004 Từ ngày 03 tháng 01 năm 2000, Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & Xuất nhập khẩu Công nghệ Nam Mỹ được thành lập do bà Ngô Thị Thanh Hằng làm giám đốc và lấy tên Công ty may IET, kinh doanh các mặt hàng như dệt len và sản xuất - gia công áo len Văn phòng giao dịch và xưởng sản xuất đặt tại số 96 Hoàng Cầu - Đống Đa - Hà Nội, công ty có một giám đốc, một kế toán, hai kỹ thuật và 15 lao động phổ thông chuyên thực hiện các công việc như dệt, may, đóng gói, xếp dỡ hàng đồng thời đảm nhiệm việc vận chuyển hàng hóa với số lượng nhỏ lẻ theo yêu cầu của khách hàng. Do quy mô nhỏ, tổng lượng vốn cố định và vốn lưu động không vượt quá 300.000.000VNĐ, sự cạnh tranh trên thị trường ác liệt, công ty luôn bị các đối thủ chèn ép chiếm lĩnh mất thị phần trên thị trường, nhiều lúc công ty đã gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Trong thời gian tìm hiểu và so sánh với các loại mặt hàng có chất lượng cao - vừa - thấp trên thị trường, bà Ngô Thị Thanh Hằng đã tìm cho mình một hướng đi mới ổn định và có khả năng cạnh Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng 4 Quản trị kinh doanh thương mại tranh trên thị trường. Trong thời gian này, bà Ngô Thị Thanh Hằng đã tìm một số đối tác cùng hợp tác kinh doanh và bắt tay vào tái thiết lại công ty và phương thức kinh doanh mới. 1.1.2.2. Từ tháng 6/2004 đến tháng 5/2012 Qua thời gian bàn bạc một cách cẩn thận về chiến lược kinh doanh, cơ cấu sắp xếp một cách cẩn thận về chiến lược công ty, địa điểm kinh doanh Công ty may IET quyết định đổi tên và đăng ký kinh doanh mới theo Luật doanh nghiệp và được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/12/1990. Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & Xuất nhập khẩu Công nghệ Nam Mỹ được UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận kinh doanh từ Đăng ký kinh doanh số 0102013096 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 24/06/2004 với các đặc trưng sau: - Tên tiếng Việt: CÔNG TY TNHH HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CÔNG NGHỆ NAM MỸ - Tên giao dịch quốc tế: NAM MY TRADING COOPERATION AND TECHNOLOGY EXPORT – IMPORT COMPANY LIMITED - Tên viết tắt: NAM MY TCT CO., LTD - Mã số doanh nghiệp: 0101512195 - Trụ sở chính: Số 22, hẻm 172/46/47 đường Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Việt Nam - Nhà máy sản xuất: Số 96 đường Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam - Điện thoại/ Fax: 04.718.2523 - Vốn điều lệ: 1.000.000.000VNĐ góp vốn bằng tiền mặt. - Ngành nghề kinh doanh: + Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp (chi tiết: Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại); + Đào tạo, dạy nghề dệt, may, may công nghệp; + Nhuộm màu sợi, vải, hàng dệt; + Kinh doanh sản phẩm dệt, may, may công nghệp; Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng 5 Quản trị kinh doanh thương mại + Sản xuất - buôn bán hàng may, may công nghệp; + Sản xuất - buôn bán sợi, dệt, bông vải và hoàn thiện các sản phẩm sợi, dệt, vải, bông vải. - Các thành viên sáng lập + Bà Ngô Thị Thanh Hằng: 800.000.000VNĐ. Tỷ lệ góp vốn 80% + Ông Trần Anh Sơn: 100.000.000VNĐ. Tỷ lệ góp vốn 10% + Ông Đoàn Hoài Nam: 100.000.000VNĐ. Tỷ lệ góp vốn 10% Năm 2005, giám đốc Ngô Thị Thanh Hằng gặp bà Nguyễn Thị Quỳnh tại Thành phố Hồ Chí Minh và đã ký kết hợp đồng gia công hàng xuất đầu tiên. Trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2008, công ty chỉ nhận đơn đặt hàng gia công xuất khẩu cho các khách hàng từ Cộng hòa Séc, Hungary và mang hàng đi thuê gia công. Đây là nguồn doanh thu chính của công ty. Đến năm 2009, theo cuộc vận động của nhà nước về người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, Công ty bắt đầu tiến bước sang lĩnh vực tự thiết kế và sản xuất hàng may mặc tiêu thụ trong thị trường nội địa đồng thời vẫn đặt những đơn đặt hàng gia công từ nước ngoài. Việc chuyển dịch cơ cấu đã đưa công ty đến lên thành tựu mới và có chỗ đứng trên thị trường nội địa. Để mở rộng sản xuất và kinh doanh, năm 2009 công ty đã quyết định chuyển nhà máy sản xuất từ Hoàng Cầu về khu công nghiệp An Khánh. 1.1.2.3. Từ tháng 06/2012 đến nay Từ khi Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & Xuất nhập khẩu Công nghệ Nam Mỹ ra đời đã phát triển một cách không ngừng, công ty đã có một vị thế và chỗ đứng ổn định trên thị trường. Để thỏa mãn nhu cầu thị trường và sự phát triển của công ty, công ty không ngừng tự hoàn thiện và mở rộng quy mô kinh doanh và quyết định tăng số vốn điều lệ công ty. Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & Xuất nhập khẩu Công nghệ Nam Mỹ đã quyết định Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 1 và được Phòng đăng ký dinh doanh - Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lại ngày 28/06/2012 với một số thay đổi sau: - Nhà máy sản xuất: Cụm công nghiệp Trường An, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng 6 Quản trị kinh doanh thương mại - Tăng vốn điều lệ: 2.600.000.000VNĐ góp vốn bằng tiền mặt. - Đăng ký thêm một số ngành nghề kinh doanh: + Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm; + Sản xuất giày dép; + Thiết kế thời trang; + Dịch vụ quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa; (Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, công ty chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật - Các thành viên sáng lập + Bà Ngô Thị Thanh Hằng: 1.999.920.000VNĐ. Tỷ lệ góp vốn 76,92% + Ông Đoàn Hoài Nam: 300.000.000VNĐ. Tỷ lệ góp vốn 11,54% + Bà Đỗ Bích Ngọc: 300.000.000VNĐ. Tỷ lệ góp vốn 11,54% Sau hơn 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển, Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & Xuất nhập khẩu Công nghệ Nam Mỹ đã chuyển từ tình trạng sản phẩm, hàng hóa khan hiếm thành công ty sản xuất, kinh doanh đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài với sức mạnh về mọi mặt. Hiện nay Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ đã cung cấp được đồng bộ hệ thống nhà xưởng, dây chuyền máy móc thiết bị, đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng; tạo được sự thuận tiện cho khách hàng trong việc lựa chọn mặt hàng cũng như các thủ tục khác về thanh quyết toán, bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm chế tạo. Bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được cũng xuất hiện những thiếu sót và khuyết điểm làm phát sinh những vấn đề phức tạp, công ty đã chủ trương và biện pháp giải quyết đúng đắn nhằm đảm bảo định hướng phát triển của công ty. 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ 1.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 1.2.1.1 Bộ máy tổ chức Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng 7 Quản trị kinh doanh thương mại 1.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận a) Giám đốc Là thành viên sáng lập và có tỷ lệ % vốn góp nhiều nhất trong vốn điều lệ của công ty. Là chủ tài khoản của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành các quy định trong điều lệ công ty cũng như mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Thay mặt công ty để ký kết hợp đồng kinh tế và văn bản giao dịch theo chiến lược của công ty; đồng thời tổ chức thực hiện các văn bản đó. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm cũng như chiến lược kinh doanh của công ty. Đảm bảo trật tự và an toàn lao động cho nhân viên kể cả đang làm việc trong công ty hay đi công tác bên ngoài. Được quyền tuyển dụng lao động và ngừng làm việc đối với những lao động không đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. b) Phó giám đốc Giúp việc cho giám đốc và được giám đốc phân công phụ trách trong các lĩnh vực kinh doanh. Phó giám đốc 1 phụ trách khâu sản xuất, Phó giám đốc 2 phụ trách khâu kinh doanh. Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng Giám đốc Phòng kế toán Kế toán XNK, Kế toán thuế Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phòng chuẩn bị sản xuất Kỹ thuật Phòng kinh doanh Kế toán tổng hợp, Kế toán sản xuất Kế hoạch Xưởng sản xuất 8 Quản trị kinh doanh thương mại Khi giám đốc vắng mặt có thể ủy quyền cho phó giám đốc điều hành công việc, trực tiếp ký các chứng từ, hóa đơn liên quan đến các lĩnh cực được phân công (sau khi có giấy ủy quyền giám đốc phê duyệt). c) Phòng kế toán - Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và là người giúp việc cho giám đốc về việc thực hiện công tác tài chính, kế toán công ty, chịu trách nhiệm về việc mở sổ sách theo đúng pháp lệnh thống kê kế toán. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc, tổng hợp các số liệu về sản xuất kinh doanh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, được quyền kiểm tra giá cả của các loại nguyên nhiên vật liệu, vật tư, hàng hóa mua về. - Kế toán xuất nhập khẩu: mở tờ khai và làm thủ tục hải quan, thanh toán xuất nhập khẩu. d) Phòng kinh doanh Có chức năng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả tốt nhất. Đây là một bộ phận quan trọng về việc tổ chức và thực hiện chức năng bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty sản suất kinh doanh. Các nhân viên marketing có nhiệm vụ tìm hiểu, điều tra, thu thập thị hiếu khách hàng trên thị trường;. xử lý chính xác và sắp xếp có trình tự để giúp công ty mở rộng thêm thị trường hiện tại, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng và đảm bảo sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty. Các nhân viên bán hàng có nhiệm vụ mang sản phẩm đến tay khách hàng; hướng dẫn chi tiết và giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng về sản phẩm; phản hồi lại cho công ty những yêu cầu về giá cả, chất lượng, mẫu mã mà khách hàng góp ý. e) Phòng chuẩn bị sản xuất - Bộ phận kỹ thuật: nhận tài liệu và mẫu mã do khách hàng gửi đến, phòng kỹ thuật sẽ nghiên cứu tài liệu và may thử sản phẩm mẫu, bước đầu tính định mức sản xuất sản phẩm rồi chuyển cho khách hàng kiểm tra và góp ý. Chịu trách nhiệm với công ty về chất lượng sản phẩm sản xuất. Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng [...]... 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MUA NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO CHO SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH HỢP TÁC TM & XNK CÔNG NGHỆ NAM MỸ 2.1 Các hình thức mua nguyên vật liệu Trong thời gian vừa qua, Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ thường mua hàng theo nhu cầu tức là công ty tiến hành mua hàng theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng hoặc nhu cầu bán ra của mình Để có được quyết định mua trong từng lần, công ty. .. (SERVICO HANOI), Công ty Cổ phần XNK Tạp phẩm (TOCONTAP HANOI) 2.1.3 Mua của một người và mua của nhiều người Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ thường lựa chọn mua nguyên vật liệu của một nhà cung ứng và mua của nhiều nhà cung ứng Đối với loại nguyên liệu chính, phụ liệu chính như vải, chun, dây công ty thường tiến hành mua của một nhà cung... kinh doanh của công ty Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & XNK Công nghệ Nam Mỹ tuy nhiều lúc cũng gặp một số khó khăn thử thách, nhưng với lòng quyết tâm cùng với nỗ lực không ngừng của tất cả đội ngũ từ giám đốc đến công nhân đã đưa công ty tiến thêm những bước dài Để hiểu hết về Công ty TNHH Hợp tác Thương mại & XNK Công nghệ Nam Mỹ, chúng ta đi vào tìm hiểu... Dự Công ty TNHH Chang Sheng Việt Nam Công ty TNHH Huệ Thành Tâm Công ty TNHH Phụ liệu ngành may Thanh Nguyệt Cửa hàng Thắng Hạnh Công ty TNHH Phụ liệu ngành may Linh Anh Cửa hàng Sơn Thanh Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng 32 Quản trị kinh doanh thương mại 5 Tơ, Chỉ các loại 6 Thẻ bài các loại Công ty TNHH SX& TM Trung Dũng Cửa hàng Sơn Thanh Công ty TNHH SX &TM Minh Nhật Công ty TNHH Thiên Tân Việt Nam Công. .. thông qua chào hàng của các hãng sản xuất – kinh doanh, Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ sau khi khảo sát, điều tra, thăm dò và đánh giá chất lượng và đơn giá sản phẩm đã lập đơn hàng và đặt hàng với các đơn vị đã được lựa chọn Đơn đặt hàng là yêu cầu cụ thể mặt hàng mà Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ cần mua và thời gian cần nhập hàng của doanh nghiệp Đơn đặt hàng là các... những loại nguyên vật liệu mà Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ thấy có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, giá cả phải chăng, Công ty có thể mua hàng không theo hợp đồng mua bán ký trước Mua nguyên vật liệu theo hình thức mua bán đứt đoạn, mua bằng quan Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng 29 Quản trị kinh doanh thương mại hệ hàng – tiền hoặc trao đổi hàng – hàng Đây là hình thức mua bán trên... lý sản xuất may công nghiệp, dệt - Kinh doanh sản phẩm dệt, may, may công nghệp: Công ty tổ chức việc mua bán các loại sợi, vật tư, các loại dụng cụ, nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh trong ngành may mặc và dệt len Thực hiện việc nhập một số các mặt hàng dệt len của Công ty len Khánh Chúc, may của Công ty TNHH Gia Sinh viên: Nguyễn Minh Phượng 10 Quản trị kinh doanh thương mại Hội, Công ty TNHH. .. 2.2 Nguyên vật liệu mua của một nhà cung ứng STT 1 2 3 4 5 6 7 Tên NVL Tên nhà cung ứng Công ty TNHH một thành viên Quang Vải nỉ cào bông 1 mặt Hoàng Kim Vải 65/35 cài chun 100% Công ty TNHH Phú Gia Bảo Vải PC-28, zíp PC-28 Công ty TNHH SX &TM QCL Vải thô Công ty Dệt Tường Long Chun, dây các loại Công ty TNHH SX &TM Trung Dũng Mác dệt, mác HDSD, Công ty TNHH Dệt nhãn Nhân Mỹ mác lụa các loại Túi PP Công. .. nhà cung ứng Đối với một công ty chuyên sản xuất thì yếu tố nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố quan trọng nhất Nó giúp cho công ty hạ giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường Với đặc thù là công ty sản xuất hàng may mặc, các nhà cung cấp của Công ty bao gồm: - Các nhà cung cấp vải lanh hoa, lanh màu, lanh kẻ Công ty thường mua của các nhà cung cấp có nhà máy sản xuất hay cửa hàng trên... Nam Công ty TNHH Anh Chuyên 2.2 Quy trình mua NVL đầu vào Công tác mua NVL của Công ty TNHH Hợp tác TM & XNK Công nghệ Nam Mỹ bao gồm các hoạt động sau: Xác định nhu cầu mua NVL, Lựa chọn nhà cung ứng, Thương lượng, Đặt hàng, Kiểm tra + tiếp nhận 2.2.1 Xác định nhu cầu mua NVL 2.2.1.1 Xác định nhu cầu, tính toán lượng vật tư - Để xác định xem lượng sản xuất ra là bao nhiêu, thời gian sản xuất như thế