Điều này tạo ra một động lực rất lớn giúp khoa học tự nhiên sớm đoạn tuyệt với triết học tự nhiên tư biện thuần lý cũng như thoát khỏi sự phong tỏa của Giáo hội Thiên Chúa giáo để tự khẳ
Trang 1-KHÁI QUÁT VỀ TRÀO LƯU “TRIẾT HỌC KHOA
HỌC”
Học viên thực hiện:Võ Thành Nhân(MSHV: CH1301103)
Giảng viên phụ trách: TS Bùi Văn Mưa
TP Hồ Chí Minh Tháng 8- 2014
Trang 2Lời nói đầu
Trong một thời gian dài, nước ta chủ yếu quan tâm đến việc nghiên cứu và giảng dạy triết học Marx-Lenin, các trào lưu triết học khác chưa được quan tâm đúng mức Trong quá trình học tập môn triết học ở bậc Đại học cũng như bậc Cao học, học viên chủ yếu được học những nguyên lý căn bản của triết học Marx mà không có thời gian tìm hiểu các dòng triết học ngoài Marx đề hiểu tư tưởng thế giới hiện nay ra sao, họ khác với chúng ta như thế nào Cùng với sự kiện toàn cầu hóa trong tất cả các lĩnh vực kinh tế
xã hội, nhu cầu về trao đổi văn hóa, học thuật là rất lớn Để có sự giao lưu tốt với thế giới, chúng ta cần chủ động nắm bắt suy nghĩ, văn hóa của các nước đặc biệt là các nước phương Tây Tư tưởng phương Tây hiện đại gắn liền với công cuộc hiện đại hóa cách đây hàng trăm năm và bây giờ vẫn chưa chấm dứt Trong đósự tiến bộ của khoa học kĩ thuật góp một phần rất lớn định hình nên tư tưởng phương Tây hiện đại.Vì vậy
tiểu luận sẽ tập trung vào trào lưu Triết học khoa học,một trong những trào lưu triết
học chủ yếu của phương Tây còn phát triển rất mạnh đến ngày hôm nay
Mục tiêu của tiểu luận là khái quát về một số trường phái, sự kiện tiêu biểu của trào lưu triết học này để có thể phần nào hiểu được diễn biến tư tưởng của phương Tây trước sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật Bố cục tiểu luận sẽ chia làm bốn phần:
1 Sơ lược về hoàn cảnh ra đời của trào lưu triết học khoa học
2 Giới thiệu về chủ nghĩa thực chứng
3 Giới thiệu về chủ nghĩa hậu thực chứng
4 Kết luận và tài tài liệu tham khảo
TÁC GIẢ
Trang 31 Hoàn cảnh ra đời của trào lưu “Triết học khoa học”
Đầu thế kỷ XIX, ở châu Âu, khoa học tự nhiên đã có những thành tựu nổi bật làm tách rời hẳn một số ngành khoa học như toán học, cơ học, vật lý học, sinh học, hóa học… ra khỏi triết học tự nhiên Các ngành khoa học này được xây dựng dựa trên nền tảng kinh nghiệm, tích lũy nhiều tri thức được kiểm chứng bằng các thực nghiệm khoa học nên có cơ sở lý luận vững chắc và được diễn đạt bằng các công thức toán học chính xác.Các tri thức này mâu thuẫn gay gắt với triết học tự nhiên tư biện, hình thành nên tư tưởng tôn sùng tri thức kinh nghiệm cho rằng chỉ có tri thức kinh nghiệm là đáng tin cậy và có giá trị Điều này tạo ra một động lực rất lớn giúp khoa học tự nhiên sớm đoạn tuyệt với triết học tự nhiên tư biện thuần lý cũng như thoát khỏi sự phong tỏa của Giáo hội Thiên Chúa giáo để tự khẳng định mình.Sự suy giảm uy tín của triết học trước khoa học tự nhiên thúc đẩy một số nhà triết học tìm kiếm một thứ triết học mới, thứ triết học dựa vào các tri thức cụ thể, căn cứ trên kinh nghiệm, có thể kiểm tra được và có hiệu quả thực tiễn Trào lưu triết học khoa học đã ra đời trong bối cảnh lịch
sử phức tạp này(khái niệm “triết học khoa học” là để chỉ loại triết học lấy khoa học làm đối tượng nghiên cứu) Triết học khoa học phương Tây hiện đại bao gồm hai trào
lưu nối tiếp nhau: chủ nghĩa thực chứngvà chủ nghĩa hậu(phản) thực chứng.
2 Chủ nghĩa thực chứng
Ra đời từ những năm 1830-1840 ở Pháp, chủ nghĩa thực chứng cho rằng mọi tri thức của con người đều cần phải được chứng minh, được kiểm tra bằng kinh nghiệm thì tri thức đó mới có ý nghĩa Họ đồng nhất triết học truyền thống với siêu hình học, đồng nhất siêu hình học với thế giới quan và xem thế giới quan là chức năng của tôn giáo Từ đó, các nhà triết học thực chứng tuyên bố không quan tâm đến các vấn đề cơ bản của triết Theo họ thì triết học chỉ nên đi tìm những phương pháp hiệu quả và đáng tin cậy nhất để có được tri thức khoa học(thực chứng).Các giai đoạn phát triển chủ yếu của chủ nghĩa thực chứng gồm:
Trang 4Giai đoạn thực chứng cổ điển: xuất hiện vào thập niên 30 của thế kỷ XIX với các đại
diện tiêu biểu là August Comte(1798-1857), John Stuart Mill(1806-1873) và Herbert Spencer(1820-1903) Họ cho rằng chỉ có hiện tượng hoặc sự kiện mới là cái thực chứng và muốn loại trừ vấn đề thế giới quan ra khỏi triết học truyền thống Vì vậy, họ không thừa nhận bất cứ thứ gì ngoài hiện tượng, không thừa nhận bản chất sự vật.Họ
tự xem triết học của mình(thứ triết học mà các nguyên lý được rút ra từ các sự kiện-thực chứng) vượt trên cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, nhưng thật ra triết học của họ là một thứ chủ nghĩa duy tâm chủ quan-bất khả tri của David Hume(1711-1776)
Giai đoạn kinh nghiệm phê phán: xuất hiện vào những năm 1870-1890 gắn liền với
tên tuổi của Ernst Mach(1838-1916) và Risa Avenarius(1843-1896) Họ đề xướng quan niệm duy tâm chủ quan về kinh nghiệm, lấy kinh nghiệm làm điểm xuất phát cho triết học của mình, phê phán khái niệm kinh nghiệm của triết học trước đây và đưa ra nguyên tắc “tiết kiệm tư duy” như là nền tảng nhận thức luận của chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm.Với quan niệm rằng sự vật là những “phức hợp cảm giác”, những “yếu tố”họ phủ nhận sự tồn tại khách quan của vật chất, phủ nhận tư duy con người là phản ánh các quy luật khách quan Như vậy chủ nghĩa thực chứng giai đoạn này đã chuyển
từ chủ nghĩa hiện tượng mang tính chất bản thể luận sang chủ nghĩa hiện tượng mang tính chất nhận thức luận
Giai đoạn thực chứng mới: xuất hiện sau thế chiến thứ nhất, lúc này sự thịnh hành
của các phương pháp toán học và logic toán đã tạo cảm hứng cho các nhà triết học sử dụng các phương pháp logic toán để phân tích các khái niệm nhằm logic hóa và khoa học hóa triết học Thậm chí một số nhà triết học còn tuyên bố rằng yếu tố cấu tạo nên
tự nhiên không phải là vật chất mà là những phán đoán trên cơ sở tri giác và gọi đó là những “đơn vị logic” Từ đó họ cho rằng nhiệm vụ của triết học là phân tích các phương tiện và cách thức diễn đạt các “đơn vị logic” này nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa của nó và đó là tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa thực chứng mới Chủ nghĩa thực
Trang 5chứng mới có hai trường phái lớn Trường phái ngôn ngữ lý tưởng với đại diện tiêu
biểu là Bertrand Russell(1872-1970) và Ludwig Wittgenstein(1889-1951) với ý tưởng:
nếu việc phân tích logic đã tỏ ra hiệu quả khi giải quyết nhiều vấn đề trong lĩnh vực khoa học luận, thì cũng có thể áp dụng vào trong triết học mà tác phẩm “Luận văn
lôgíc – triết học” xuất bản năm 1921 của Wittgenstein là một minh họa mẫu mực Trường phái này chủ trương lấy logic toán làm cơ sở tạo ra ngôn ngữ nhân tạo để đảm bảo sự nhất trí giữa cấu trúc cú pháp của mệnh đề và hình thức logic của nó Tuy nhiên cũng chính Wittgenstein sau kinh nghiệm giảng dạy triết họcở đại học Cambridge những năm 1930-1940 đã cùng với G E Moore(1873-1958) kiên quyết điều chỉnh
cách tiếp cận này khi cho rằng: không phải ngôn ngữ nhân tạo của khoa học mà chính
ngôn ngữ thường ngày mới là cơ sở cho ngôn ngữ khoa học và là thước đo ưu tiên cho việc định hướng của tư duy triết học đánh dấu sự ra đời trường phái ngôn ngữ hàng ngày
3 Chủ nghĩa hậu thực chứng
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, triết học khoa học phương Tây chuyển từ chủ nghĩa thực chứng sang chủ nghĩa hậu(phản) thực chứng Sự ra đời của chủ nghĩa hậu thực chứng đánh dấu cho bước chuyển hướng trong việc xác định đối tượng nghiên cứu của triết học khoa học phương Tây hiện đại theo tinh thần phủ chứng và quan điểm lịch sử Chủ nghĩa hậu thực chứng lại đặc biệt quan tâm đến sự xuất hiện của tri thức mới, sự phát triển của khoa học và xây dựng những mô hình về sự phát triển của khoa học
Để duy trì sức sống cho trào lưu triết học khoa họcKarl Popper(1902-1994) đã kế
thừa có phê phán chủ nghĩa thực chứng logic đang suy tàn và sáng tạo ra một hình
thức mới – chủ nghĩa phủ chứng.Popper cho rằng, một lý thuyết(lý luận)được gọi là
khả phủ chứng nếu từ nó có thể rút ra ít nhất một trần thuật có thể xung đột với một vài sự kiện nào đó Từ đó, Poper định nghĩa một lý thuyết(lý luận) có tính khoa học nếu có thể chỉ ra những sự kiện có thể có để phủ chứng hay bác bỏ nó Ngược lại,
Trang 6mộtlý thuyết không có khả năng phủ chứng, bác bỏ thì lý thuyết đó không thuộc phạm vikhoa học Tính khoa học của một lý thuyết (lý luận) là ở tính khả phủ chứng của nó.Từ đây, Popper phân tích sự phát triển của tri thứckhoa học không phải đi tìm chân
lý để xác chứng mà truy tìm sai lầm để phủ chứng lý luận
Popper cho rằng mọi quá trình nghiên cứu bắt đầu từ vấn đề, sau đó những nhà khoa xây dựng những lý thuyết để giải quyết vấn đề đó Tiếp đến là quá trình cạnh tranh, phê phán kịch liệt cácgiả thuyết, bằng phương pháp thử - sai lầm để bác bỏ những lý thuyết này và tạo ranhững vấn đề mới Vì thế, theo ông, lịch sử khoa học được biểu thị như lịch sử nhữngsai lầm Trong khoa học sai lầm là không tránh khỏi Khoa học chỉ tiến lên trong quátrình không ngừng xóa bỏ sai lầm Do đó, nhà khoa học phải có tinh thần dũng cảmphạm sai lầm và học tập từ sai lầm.Sơ đồ về sự phát triển tri thức khoa
học của Popper, có hình thức như sau: P1 → TT → EE → P2 Trong đó P1 (problem) – vấn đề khoa học đang giải quyết; TT (temporal theory) – các lý thuyết cạnh tranh nhau được đề xuất để giải quyết vấn đề; EE (error elimination) – các kiểm tra, phủ chứng loại bỏ lý thuyết cạnh tranh nhau và P2- vấn đề khoa học mới xuất hiện Như
vậy khoa học phát triển theo phương thức "cách mạng thường trực"
Chủ nghĩa phủ chứng của Popper tuy diễn tả được một số khía cạnh của tư duy khoa học hiệnđại, nhưng nó không phù hợp với thực tiễn lịch sử của khoa học donó phủ nhậnhoàn toàn sự tích lũy, tính kế thừa trong sự phát triển của tri thức khoa học Ngoài
ra ông cũng phủ nhận khả năng đạt đến chân lý kháchquan trong nhận thức khoa học
và chưa đề cập đến chủ thể nhận thức mang tính xã hộilịchsử Khichỉ ra những sai lầm
cơ bản của chủ nghĩa phủ chứng thô sơ Popper khi quá đề cao tính phủ chứng của kinh
nghiệm, Imre Lakatos(1922-1974) đã khắc phục nó bằng chủ nghĩa phủ chứng tinh
tế Lakatos xem khoa học như là một hệ thống toàn vẹn đang phát triển Sự phát triển
của nó là sự thay thế các “Cương lĩnh nghiên cứu khoa học” Cương lĩnh nghiên cứu khoa học bao gồm: hạt cứng, dây bảo hộ, quy tắc gợi ý phản diện và quy tắc gợi ý chính diện
Trang 7Hạt cứng là những lý luận cơ bản không thay đổi Chúng bất biến và không bị phản
bác Bởivì nếu chúng bị phản bác thì toàn bộ cương lĩnh nghiên cứu khoa họccũng bị
phản bác Dây bảo hộ được tạo nên từ nhiều giả thuyết bổ trợ được chủ động đưa ra,
xếp thành vành đai xung quanh hạt cứng, nó có thể biến đổi, hoàn thiện vàđiều chỉnh
sự phản bác nhắm vào mình để bảo vệ hạt cứng.Quy tắc gợi ý phản diện là những gợi
ý hướng sự phản bác vào dây bảo hộ đồng thời sửa đổi dây bảo hộ để nó bảo vệ hạt
cứng, biến những cái bất lợi thành có lợi Quy tắc gợi ý chính diện là những gợi ý
hướng đến sự tinh giản, sửa đổi hay đề xuất các giả thuyết bổ trợ để cho cương lĩnh nghiên cứu ngày càng tiến bộ hơn.Lakatos cho rằng, không có chương trình nghiên cứu khoa học nào là vĩnhhằng Sự điều chỉnh những giả thuyết ở dây bảo hộ không thể
là mãi mãi Sự điềuchỉnh của những giả thuyết bổ trợ đối với sự phát triển của cương lĩnh nghiên cứu sẽdẫn đến sự tiến bộ hoặc thoái bộ
Trong giai đoạn tiến bộ, cương lĩnh nghiên cứu chủ động thu hút, đồng hoá các sự kiện bất thường để biến chúng thành những cái bình thường, có lợi Tuy nhiên, sau giai đoạn tiến bộ, cương lĩnh nghiên cứu sẽ chuyển sang thoái bộ Khi đó, các sự kiện bất thường ngày càng tăng và ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà khoa học.Lúc này đòi hỏi phảixuất hiện một cương lĩnh nghiên cứu khoa học mới tiến bộ hơn, có nội dung phongphú hơn có thể phủ chứng cương lĩnh nghiên cứu cũ.Với chủ nghĩa phủ chứng tinh tế, Lakatos đã xây dựng lại lịch sử khoa học, quá trình phát triển khoa học một cách hợp lý Theo ông, lịch sử khoa học chỉ được xây dựng khi biết kết hợp các
yếu tố tấm lý, lịch sử-xã hội của khoa học, đặc biệt là biết vận dụng lý tính tự do vô
hạn để hóa dễ mọi khó khăn Điều này cho thấy rằng hiện thực lịch sử đã bị che đậy
kín đáo bởi lý tính tự do vô hạn Với chủ nghĩa phủ chứng, chủ nghĩa lịch sử chỉ mới nhú mầm chứ chưa bám rễ vững chắc
Thomas Kuhn (1922-1996) đã làm cho chủ nghĩa lịch sử xuất hiện trở lại với một sức
sống mãnh liệt Mô hình phát triển khoa học của ông được trình bày trong tác phẩm nổi tiếng “Cấu trúccác cuộc cách mạng khoa học” xuất bản năm 1962.Khái niệm then
Trang 8chốt trong mô hình phát triển khoa học của Kuhn là kiểu mẫu mực(paradigm) Đó là những tín niệm chungvề quan điểm, lý luận,phương pháp cơ bản của một cộng đồng
khoa học nào đóđược thừa nhận và xemnó như mẫu mực, tiêu chuẩn hoạt động khoa
học của mình Cộng đồng khoa học là một tập hợp các con người có sự tiếp thụ văn hóa cơ bản giống nhau, phong thái tư duy gần nhau, nhất trí về quan niệm chuyên môn
và có sự giao lưu nội bộ tương đối đầy đủ Cộng đồng khoa học có vai trò rất quan trọng trong tổ chức các hoạt động khoa học, xác định kiểu mẫu mực, nhiệm vụ, các nguyên tắc, phương pháp và tạo điều kiện cho các nhóm khoa học có thể cộng tác hoạt động Những cộng đồng khoa học khác nhau có thể có kiểu mẫu mực không giống nhau
Theo Kuhn, sự phát triển của khoa học là lịch sử thay thế nhau của những kiểu mẫu mực qua các thời đại lịch sử Phủ nhận tư tưởng “cách mạng thường trực” củaPopper, Kuhn cho rằng, sự phát triển của khoa học trải qua hai giai đoạn: tiến hóa vàcách mạng Trong giai đoạn tiến hóa, sự phát triển của khoa học được thúc đẩy bởi những
sự kiện mới và nhu cầu giải thích những sựkiện này trong khuôn khổ một kiểu mẫu mực nhất định Nếu những sự kiện mới này khôngphù hợp, thậm chí là mâu thuẫn với
lý thuyết đã được thừa nhận thì lý thuyết đó cũngkhông bị vứt bỏ Chúng được hoàn thiện và bổ sung các lý thuyết mới cho phép baohàm được sự giải thích những sự kiện mới đó vào các lý thuyết đã được công nhận Đâylà điểm khác căn bản so với quan niệm của Popper.Nhưng sự phát triển của khoa học cũng sẽ đến một thời kỳ khủng hoảng Đó làthời kỳ mà cộng đồng khoa học thấy kiểu mẫu mực đang được chấp nhận không đáp ứng yêucầu và bảo đảm hiệu quả cho việc giải quyết những vấn đề khoa học nữa, thậm chí ngaycả việc bổ sung những lý luận mới Lúc đó cách mạng khoa học sẽ diễn ra
Cuộc cáchmạng khoa học sẽ thay thế một kiểu mẫu mực này bằng một kiểu mẫu mực khác Sự thay đổi các kiểu mẫu mực là dosự xuất hiện những vấn đề khoa học mới, các loại lý thuyết mới và những phương phápmới giải quyết các vấn đề hóc búa, hiệu quả
Trang 9hơn Vì vậy, sự phát triển của khoa họckhông có nghĩa là nhận thức của chúng ta về thế giới trở nên sâu sắc hơn, tiến gần đếnchân lý hơn, mà với nghĩa hoàn thiện hơn khả năng giải quyết những vấn đề hóc búa.Theo Kuhn, các kiểu mẫu mực và các lý thuyết hình thành trên cơ sở của những kiểu mẫu mựckhác nhau thì không tương thích với nhau, do đó mà chúng cũng không thể so sánh vớinhau được Từ đó ông phủ nhận tính
kế thừa trong sự phát triển của khoa học.Mặt khác, khi xem kiểu mẫu mực chỉ là một loại tín niệm tâm lý chung của cộng đồng khoa học, ông đã phủ nhận tính chân lý của
lý luận khoa học và tiến bộ của nhận thức khoa học Tuy nhiên, những lý luận của Kuhn về cách mạng khoa học, các yếu tố lịch sử-tâm lý-xã hội tác động đến kiểu mẫu mực, tính quy định của kiểu mẫu mực đối với quan điểm-phương pháp cơ bản của cộng đồng khoa học và sự cạnh tranh giữa các kiểu mẫu mực trong quá trình phát triển khoa học có một giá trị to lớn đối với triết học và khoa học Ông xứng đáng là người làm cho chủ nghĩa lịch sử phát triển lớn mạnh, bám rễ vững chắc trong trào lưu triết học khoa học
Chủ nghĩa lịch sử được Paul KarlFeyerabend(1924-1994) tiếp tục phát triển trong tác
phẩm “Phương pháp luận đa nguyên” xuất bản năm 1970, có ảnh hưởng khôngnhỏ trong giới khoahọc và triết học phương Tây hiện đại.Feyerabend kịch liệt phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm trong các hình thứctrước đây của triết học khoa học, trói buộc con người phải tuân theo những phương pháp,những quy tắc cứng nhắc, bất biến để tạo thành một lý luận nào đó Điều đó trở thànhchướng ngại cho sự tiến bộ của khoa học
Với phương pháp Khôi phục lại lịch sử ông xem lịch sử khoa học tiến lên phía trước
nhưng cũng lùi về phía sau, bởi vì một lý luận khoa học vững chắc nhất phải là lý luận
có bề dầy lịch sử và thấm sâu vào lịch sử.Với phương pháp Phi lý tính, ông cho rằng
các điều kiện xã hội, bối cảnh tri thức, nhân tố tâm lý của quần chúng, sự tuyên truyền của các nhà khoa học … đều là những biện pháp có sức mạnh thúc đẩy khoa học tiến
bộ Những quy tắc của các phương pháp luận truyền thống đều cố làm cho khoa học càng lý tính, càng chính xác và kết quả là tiêu diệt bản thân khoa học Chính sự lỏng lẻo, hỗn độn, chủ nghĩa cơ hội có tác dụng quan trọng đối với quá trình phát triển, là
Trang 10tiền đề cho sự tiến bộ Không có sự hỗn độn thì không có tri thức, không có sự mất đi thường xuyên của lý tính thì không có tiến bộ khoa học
Ông chủ trương sử dụng phương pháp kiểu mở, sáng tạo, cósức sống tìm ra bí mật giới
tự nhiên một cách có hiệu quả nhất Ông cho rằng, việctuân thủ một phương pháp, cho
dù nó chân thực và hiệu quả thì cũng không dung hợpvới tư duy sáng tạo của khoa
học, vì vậy mà các nhà khoa học cần phải tuân theonguyên tắc mọi thứ đều được cho
phép hay thế nào cũng được Đó là nguyên tắc cơbản của “phương pháp luận đa
nguyên” của Feyerabend.Phương pháp nàylà định hướng để ông xây dựng lý luận về
khoa học tự do trong một xã hội tự do.Trong xã hội tự do, các hình thái ý thức khoa
học và phi khoa học đan xen, thâm nhập vào nhauvì thế không nên dành cho khoa học một quyền uy trước các hình thái ý thức khác Hơn nữa, mục tiêu của khoa học cũng không phải là mục tiêu quan trọng nhất và khoa học không chi phối mọi sinh hoạt của con người, mà mỗi người đều có một điều kiện để sống, một niềm tin để theo đuổi, một cơ hội để sáng tạo.Tư tưởng về sự phát triển khoa học của Feyerabend mang xu hướng nhân đạo, hướng đến sự phát huy tính sáng tạo, hình thành không khí dân chủ tựdo trong nghiên cứu tìm tòi Tuy nhiên chủ nghĩa đa nguyên của ôngthể hiện rõ tính trung lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm và đó cũng làđặc điểm chung của chủ nghĩa hậu thực chứng
Ngày nay, trào lưu triết học khoa học tồn tại thông qua trường phái thực tại luận khoa
học phát triển rất mạnh ở Mỹ và Canada Từ thập niên 80 trở lại đây, nó thúc đẩy phát
triển một môn khoa học mới mang tính tổng hợp là “khoa học, kỹ thuật và xã hội” (viết tắt là STS) Nhiều trường đại học ở Mỹ đã thành lập cơ quan nghiên cứu “STS”
và giảng dạy các môn học liên quan, thành lập học hội “STS” toàn Mỹ, hàng loạt các nhà triết học khoa học Mỹ đã đạt được những kết quả học thuật rất đáng chú ý về các mặt lý luận, lịch sử, chiến lược phát triển của việc triển khai nghiên cứu “STS” Xu thế nghiên cứu này rất đáng để chúng ta tìm hiểu, học hỏi