1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh

63 750 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 616,5 KB

Nội dung

Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh

Trang 1

Lời mở đầu

Việt Nam đang trên đà phát triển và hướng tới mục tiêu trở thànhnước công nghiệp trong năm 2020 Vì vậy, các ngành công nghiệp phải làngành đi tiên phong trong công cuộc đổi mới này Ngành công nghiệp kínhxây dựng là một ngành còn non trẻ, nhưng đang giữ một vị trí quan trọngtrong quá trình đổi mới Trong thời gian tới, ngành có xu hướng phát triểnnhanh Tuy nhiên, ngành kính xây dựng đang vấp phải những khó khănthách thức, vì là một ngành mới, nên một mặt chưa có kinh nghiệm, mộtmặt còn yếu về nguồn lực nên khó có thể cạnh tranh được với hàng nhậpkhẩu từ bên ngoàI với giá thành rẻ và chất lượng cao Vì vậy, ngành kínhxây dựng của Việt Nam và đặc biệt là công ty kinh doanh và xuất nhậpkhẩu cần phảI có chiến lược thích hợp để có thể cạnh tranh với hàng nhậpkhẩu Mặt khác, công ty cũng đề nghị nhà nước có những chính sách đểbảo hộ cho ngành kính xây dựng khắc phục khó khăn để phát triển đi lên.Đồng thời nhà nước cần có biện pháp ngăn chặn những hành vi nhập lậuhàng hoá và chống hàng giả để giúp ngành kính xây dựng phát triển Quathực trạng phát triển của ngành kính xây dựng và của công ty, tôi đã chọn

đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xâydựng và gốm sứ thuỷ tinh” Qua đó, em hy vọng ý kiến của mình sẽ gópphần khắc phục được những khó khăn của công ty đang gặp phải

Trong quá trình thực tập và viết chuyên đề này, em luôn nhậnđược sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS Nguyễn Tiến Dũng và toàn thểcác cô, chú, của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera Qua đây

em chúc thầy và các cô chú trong công ty mạnh khoẻ và công tác tốt

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Chương I Những lý luận về xuất khẩu hàng hoá

I Cơ sở lý luận của hoạt động ngoại thương.

1 lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adamsmith

1.1 Nội dung

Theo lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, Adamsmith đã khẳng định vai tròcủa cá nhân và hệ thống kinh doanh Ông cho rằng: “chỉ có cá nhân mớithẩm định những hành vi của mình và tư lợi không tương tranh nhau màhoà nhập vào nhau theo một trật tự tự nhiên” Theo ông, mỗi người khi làmcông việc gì chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân nhưng nếu anh ta làm tốt côngviệc của mình thì điều đó có lợi cho một tập thể, một xã hội, một quốc gia.Như vậy sẽ có một bàn tay vô hình đã dẫn dắt mỗi cá nhân đến lợi íchchung ngoài ý muốn của cá nhân đó Từ quan điểm này của Adamsmith thìchính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân và các doanhnghiệp, cứ để họ tự do hoạt động Trong tác phẩm nổi tiếng của mình “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu có của mỗi quốc gia” ông đãkhẳng định “ sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do nhữngquy định chặt chẽ mà do bởi tự do kinh doanh”

Adamsmith khẳng định nguyên tắc phân công lao động để tạo ra nhiềulợi nhuận làm cơ sở cho sự ra đời của lý thuyết lợi thế tuyệt đối Lợi thếtuyệt đối chính là chi phí sản xuất thấp hơn Theo ông, hai quốc gia khitham gia mậu dịch thì phảI dựa trên nguyên tắc hai bên phảI tự nguyện vàcùng có lợi Giả sử quốc gia gia I có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm A,nhưng không có lợi thế tuyệt đối về hàng hoá B; trong khi đó quốc gia II cólợi thế tuyệt đối về hàng hoá B, nhưng không có lợi thế tuyệt đối về hànghoá A Khi đó hai quốc gia có thể tham gia mậu dịch, trao đổi hàng hoá cho

Trang 3

nhau Quốc gia I sẽ sản xuất hàng hoá A để đổi lấy hàng hoá B từ quốc gia

II và ngược lại

Chúng ta có thể minh hoạ cụ thể lợi thế tuyệt đối qua ví dụ sau: Giả sử trên thế giới có 2 quốc gia là Mỹ và Anh Hai quốc gia này đềusản xuất hai hàng hoá đó là lúa mì và vải Ta có bảng chi phí sản xuất của 2quốc gia này như sau:

Bảng 1: Chi phí sản xuất của Anh và Mỹ

LúaMì(giạ/người/năm)

Mỹ sẽ chuyên môn hoá sản xuất lúa mì, Anh chuyên môn hoá sản xuất vải

và khi đó Anh và Mỹ sẽ mang sản phẩm của mình đi trao đổi thì cả haiquốc gia này đều có lợi

Nếu Mỹ đổi 6 giạ lúa mì với Anh để lấy 6m vải thì Mỹ sẽ có lợi 2m vảihay sẽ tiết kiệm được 1/2 giờ vì mỗi giờ ở Mỹ sản xuất được 4m vải.Tương tự như vậy, nếu Anh nhận được từ Mỹ 6 giạ lúa mì tức là Anhkhông mất 6 giờ để sản xuất lúa mì ở trong nước Với thời gian này, Anh sẽtập chung vào sản xuất vải thì sẽ được 30m vải Trong đó 6m vải đem đitrao đổi với Mỹ, còn 24m vải để lại tiêu dùng, hay nói cách khác Anh đãtiết kiệm được 5 giờ lao động

1.2 Khả năng áp dụng

Ngày nay, lý thuyết lợi thế tuyệt đối vẫn còn có ý nghĩa, đặc biệt là vớicác nước đang phát triển Hầu hết các nước đang phát triển là những nước

Trang 4

có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú; nguồn lao động dồi dào, giálao động rẻ Những nước này không đủ khả năng để sản xuất ra máy mócthiết bị vì thiếu vốn và kỹ thuật Vì vậy các nước đang phát triển mang tàInguyên và sức lao động của mình đem ra trao đổi lấy máy móc thiết bị và

kỹ thuật của các nước phát triển

Khi tiến hành nhập tư liệu sản xuất, công nhân trong nước bắt đầu họccách sử dụng máy móc thiết bị mà trước đây họ chưa biết và sau đó họccách sản xuất ra chúng Như vậy, hoạt động ngoại thương đã giúp các nướcphát triển và đang phát triển bù đắp được sự yếu kém của mình

2 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo

Lợi thế so sánh là khả năng nâng cao mức sống và thu nhập thực tế củamột nước thông qua việc mua bán trao đổi hàng hoá với nước khác trên cơ

sở chi phí so sánh để sản xuất ra những hàng hoá đó

Dưới góc độ phân tích chi phí so sánh đã khắc phục được hạn chế củalợi thế tuyệt đối Theo lý thuyết tuyệt đối của Adamsmith những quốc gia

có chi phí sản xuất thấp mới có thể trao đổi hàng hoá với nước khác Nhưvậy, nếu quốc gia I sản xuất hai hàng hoá có chi phí sản xuất đều cao hơnchi phí sản xuất của quốc gia II thì quốc gia I không tham gia trao đổi vớiquốc gia II vì sẽ không có lợi gì Nhưng nếu nhìn từ chi phí so sánh thìquốc gia I vẫn có thể tham gia trao đổi với quốc gia II và cả hai bên đều cólợi Ta xét ví dụ sau:

Giả sử trên thế giới có hai quốc gia là Nga và Việt Nam, cả hai cùngsản xuất 2 loại hàng hoá và thép và quần áo

Bảng 2: Chi phí sản xuất của Việt Nam và Nga

Trang 5

Nếu theo chi phí sản xuất thì Việt Nam sản xuất thép và quần áo có chiphí cao hơn Nga Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối thì Việt Nam không cókhả năng xuất khẩu sản phẩm nào sang Nga Nhưng nếu xét theo chi phí sosánh ta sẽ thấy.

Bảng 3: Chi phí so sánh giữa hai loại hàng hoácủa Việt Nam và Nga

Theo chi phí so sánh thì thấy rằng: chi phí sản xuất thép của Việt Namcao hơn Nga: để sản xuất 1 đơn vị thép Việt Nam cần 5 đơn vị quần áo,trong khi ở Nga chỉ cần 4 đơn vị Nhưng chi phí để sản xuất 1đơn vị quần

áo của Việt Nam thấp hơn Nga: để sản xuất 1 đơn vị quần áo Việt Nam cần1/5 đơn vị thép trong khi đó ở Nga cần 1/4 đơn vị thép Điều này chỉ rarằng, Việt Nam và Nga có thể trao đổi sản phẩm cho nhau Nga sẽ xuấtkhẩu thép sang Việt Nam và Việt Nam sẽ xuất khẩu quần áo sang Nga, việctrao đổi này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước Nga và Việt Nam Trước khi có ngoại thương, Nga sản xuất 1 đơn vị thép đổi lấy 4 đơn

vị quần áo Khi có hoạt động ngoại thương thì Nga sản xuất 1 đơn vị thép

sẽ đổi được 5 đơn vị quần áo Như vậy sau khi có hoạt động ngoại thươngthì Nga sẽ được lợi thêm 1 đơn vị quần áo

Đối với Việt Nam, trước khi có ngoại thương, Việt Nam sản xuất 5 đơn

vị quần áo thì đổi được 1 đơn vị thép Khi có hoạt động ngoại thương thìViệt Nam chỉ cần 4 đơn vị quần áo đã đổi được 1 đơn vị thép Như vậy,Việt Nam đã tiết kiệm được 1 đơn vị quần áo

Trang 6

Như vậy nhờ có hoạt động ngoại thương mà lợi ích của 2 quốc gia đềutăng lên trong khi đó vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước Haynói cách khác đã làm nâng cao mức sống và thu nhập thực tế của một quốcgia

3 Lý thuyết của Heckscher- Ohlin

3.1 Các giả thiết của Heckscher- Ohlin

- Thế giới chỉ có 2 quốc gia, chỉ có 2 loại hàng hoá( X,Y) và chỉ có 2yếu tố đầu vào là lao động và tư bản

- Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất hàng hoá giống nhau và thịhiếu của các dân tộc là như nhau

- Hàng hoá X chứa nhiều lao động còn hàng hoá Y chứa nhiều tư bản

- Tỉ lệ giữa đầu tư và sản lượng của cả hai loại hàng hoá trong 2 quốcgia là một hằng số Cả hai quốc gia đều chuyên môn hoá sản xuất ở mứckhông hoàn toàn

- Cạnh tranh hoàn hảo trong thị trường hàng hoá và thị trường các yếu

tố đầu vào ở cả hai quốc gia

- Các yếu tố đầu vào tự do di chuyển trong từng quốc gia nhưng bị cảntrở trong phạm vi quốc tế

- Không có chi phí vận tảI, không có hàng rào thuế quan và cảc trở ngạikhác trong thương mại giữa hai nước

Trang 7

Heckscher-nhiều hàng hoá chứa yếu tố sản xuất đó Heckscher- Ohlin cho rằng do sởthích và phân phối thu nhập của các nước là như nhau, điều này dẫn đếnnhu cầu giống nhau về hàng hoá cuối cùng và yếu tố sản xuất của các quốcgia Do đó, việc cung cấp các yếu tố sản xuất của các nước khác nhau lànguyên nhân dẫn đến giá tương đối của các hàng hoá khác nhau, và từ đódẫn đến thương mại giữa các nước.

II Các chiến lược phát triển ngoại thương của một số nước trên thế giới

1 Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô được hầu hết các nước đang sửdụng Đó là chiến lược dựa vào việc sử dụng các sản phẩm sẵn có của đấtnước Sản phẩm thô là những sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm khaikhoáng vì thế nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết ởquốc gia đó

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô được các nước đang phát triển sửdụng vì các quốc gia này giàu có tài nguyên thiên nhiên Nhưng về mặtkhoa học công nghệ thì rất kém, vì vậy việc xuất khẩu sản phẩm thô là mộthình thức phù hợp Mặt khác, chiến lược này sẽ tạo động lực cho phát triểnkinh tế Ban đầu nền kinh tế sẽ phát triển theo chiều rộng nghĩa là các quốcgia bán tàI nguyên của mình để thu ngoại tệ về cho đất nước Hoặc dùngchính sách thu hút đầu tư nước ngoàI vào công nghiệp khai khoáng và côngnghiệp sản xuất sản phẩm nhiệt đới Sự phát triển này sẽ làm cho tăngnguồn vốn đầu tư nước ngoài, tăng khả năng tích luỹ của nền kinh tế, đồngthời giải quyết việc làm cho người lao động

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô cũng tạo ra những biến đổi cơ cấukinh tế Ban đầu là sự phát triển công nghiệp khai khoáng và ngành côngnghiệp chăn nuôi, trồng cây lương thực và cây công nghiệp có khả năng

Trang 8

xuất khẩu, đồng thời với những ngành này là sự phát triển của công nghiệpchế biến, tạo ra các sản phẩm sơ chế như: gạo, cà phê, cao su….Sự pháttriển của công nghiệp chế biến sẽ tạo cơ hội cho việc gia tăng các sản phẩmxuất khẩu Mặt khác nó lại có tác động ngược lại với các ngành cung ứngnguyên liệu, tạo ra mối liên hệ ngược.

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô góp phần tạo nguồn vốn ban đầucho công nghiệp hoá Vì quá trình công nghiệp hoá là một quá trình tíchluỹ vốn lâu dàI và đặc biệt khó khăn trong giai đoạn đầu tiên Vì vậy nhữngnước có nguồn tàI nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú sẽ có điều kiện

để tích luỹ nguồn vốn bằng cách khai thác nguồn tài nguyên của mình Ngoài những tác động tích cực của chiến lược xuất khẩu sản phẩmthô, thì nó còn có những trở ngại trong việc thực hiện chiến lược, đó là: Thứ nhất, việc cung cấp sản phẩm thô không ổn định, các sản phẩmchủ yếu là sản phẩm của ngành khai khoáng và nông nghiệp chưa qua sơchế Vì vậy, việc cung cấp các sản phẩm này phụ thuộc nhiều vào điều kiện

- Do sự phát triển của khoa học công nghệ: sự thay đổi trong côngnghiệp chế biến làm cho lượng tiêu hao về nguyên vật liệu có xu hướnggiảm Vì máy móc kỹ thuật ngày càng hiên đại, làm giảm lãng phí nguyênvật liệu đầu vào, tăng tối đa sản phẩm, làm giảm tối thiểu lượng phế thải.Mặt khác khoa học công nghệ cho ra đời nhiều loại nguyên vật liệu nhân

Trang 9

tạo như: nilon, cao su, nhựa, giả da,… để thay thế cho những sản phẩmtruyền thống.

Thứ ba, do giá cả của sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng côngnghệ Để so sánh tương quan giữa giá cả sản phẩm xuất khẩu và sản phẩmnhập khẩu các nhà kinh tế sử dụng “ hệ số trao đổi hàng hoá”

In = Px/Pm

Pm là giá bình quân hàng nhập khẩu

Hệ số này phản ánh sức mua hàng nhập khẩu khi xuất khẩu 1 đơn vịhàng hoá khác ở các nước đang phát triển thường xuất khẩu sản phẩm thô

để có ngoại tệ nhập khẩu hàng công nghệ Xu thế của thế giới hiện nay làgiá của sản phẩm thô ngày càng giảm so với hàng công nghệ Theo nhưnghiên cứu của 2 nhà kinh tế học Grilli và Yang đã chứng minh rằng giácủa sản phẩm thô giảm bình quân là 0,65%/ năm so với hàng công nghệ Thứ tư, do thu nhập của sản phẩm thô biến động Nguyên nhân của

sự biến động này là do cung và cầu của sản phẩm thô luôn biến động, nó sẽtác động đến thu nhập của sản phẩm thô Do đặc điểm của sản phẩm thô là

độ co giãn của đường cầu sản phẩm thô là rất thấp, trong khi đó cung củasản phẩm thô có độ co giãn rất cao Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằngdoanh thu của sản phẩm thô sẽ giảm mạnh hoặc có tăng thì rất ít cho dùđược mùa hay mất mùa

2 Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu

Chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu nhằm đẩy mạnh sự phát triểncác ngành công nghiệp trong nước mà trước hết là các ngành công nghiệpsản xuất hàng tiêu dùng, sau đó là các ngành công nghiệp khác nhằm sảnxuất sản phẩm nội địa thay thế các sản phẩm nhập khẩu Để thực hiện chiếnlược này đòi hỏi phải có những điệu kiện sau:

Trang 10

Thứ nhất, tạo điều kiện để cho các ngành sản xuất trong nước có đượcthị trường tiêu thụ sản phẩm rộng rãi Do vậy chiến lược này chỉ có thểphát huy hiệu quả đối với những nước có dân số tương đối đông Thứ hai, các ngành công nghiệp trong nước ban đầu có thể còn nhỏ

bé nhưng phải tạo ra được những yếu tố đảm bảo khả năng phát triển.Những yếu tố này đòi hỏi phải thu hút vốn và công nghệ của các nhà đầu tưtrong và ngoài nước

Thứ ba, chính phủ phải có những chính sách thích hợp Vì ban đầu khicông nghiệp trong nước còn non trẻ, giá thành sản xuất thường cao hơn sovới thị trường thế giới Chính phủ cần phải xây dựng hàng rào bảo hộ bằngcác hình thức như: trợ cấp, thuế quan, hạn ngạch để hỗ trợ cho các ngànhsản xuất trong nước để tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước vàđẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới

Tuy nhiên, chiến lược thay thế còn có những hạn chế:

Thứ nhất, làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệptrong nước Bởi vì một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tỉsuất lợi nhuận của nhà sản xuất là thuế quan và hạn ngạch do chính phủ đặt

ra Do được sự bảo hộ của chính phủ nên các doanh nghiệp trong nước sẽ

có được nguyên liệu đầu vào giá rẻ, làm giảm chi phí sản xuất, các doanhnghiệp yên tâm với sự bảo hộ của nhà nước Nếu chi phí sản xuất tăng haysức cạnh tranh của mặt hàng nhập khẩu giảm thì các doanh nghiệp lạichông chờ sự bảo hộ của chính phủ do đó đáng lẽ bảo hộ sẽ giảm dần theothời gian thì các nhà sản xuất lại chông chờ bảo hộ tăng lên

Thứ hai, chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu làm nảy sinh nhiềutiêu cực, bảo hộ bằng thuế dẫn đến tình trạng chốn lậu thuế, hối lộ đội ngũthuế quan Bảo hộ bằng hạn ngạch thì dẫn đến tình trạng hối lộ các quanchức phụ trách phân phối hạn ngạch

Trang 11

Thứ ba, chiến lược này còn hạn chế xu hướng công nghiệp hoá của đấtnước Chiến lược này thường bắt đầu từ công nghiệp hàng tiêu dùng, sau

đó lại tiếp tục tạo thị trường cho các ngành sản xuất sản phẩm trung gian.Nhưng vì thị trường đối với sản phẩm trung gian như: hoá chất, luyện kimthường nhỏ hơn thị trường hàng tiêu dùng nên có trở ngại đối với vấn đềnày Do vậy, cũng lại chông chờ vào sự bảo hộ, sự bảo hộ này lại làm tănggiá đầu vào đối với các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Đểđảm bảo lợi nhuận các ngành công nghiệp lại tiếp tục phụ thuộc vàonguyên liệu nhập khẩu làm cho các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vậtliệu không có khả năng phát triển, hạn chế sự hình thành cơ cấu côngnghiệp đa dạng ở đất nước

Thứ tư là, chiến lược này làm tăng nợ nước ngoàI của các nước đangphát triển Do được bảo hộ nên các sản phẩm của sản xuất trong nướckhông có khả năng cạnh tranh và khả năng tiêu thụ trên thị trường quốc tế,trong khi vẫn phải nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu từ ngoàilàm cho tình trạng nhập siêu của những nước này tăng lên

3 Chiến lược phát triển hướng ngoại

Trong suốt những năm 50, 60 của thế kỷ trước hầu hết các nước đangphát triển gặp phải những khó khăn do theo đuổi chiến lược hướng nội.Đặc biệt là khoản nợ nước ngoài ngày càng gia tăng, nền kinh tế tăngtrưởng chậm, cơ cấu kinh tế mất cân đối Do vậy, đầu những năm 60 một

số nước đã chuyển hướng chiến lược, đi đầu trong các nước đang phát triển

là những nước NICs Họ đã thành công trong việc thực hiện chiến lượchướng ngoại, họ nhận thấy rằng để khắc phục vấn đề nợ nước ngoài, nguồntài nguyên và thị trường nhỏ hẹp trong nước chỉ có cách là dựa vào thị

Nội dung của chiến lược hướng ngoại của các nước NICs là sản xuất

Trang 12

những mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều nhất những yếu tố có sẵn trongnước, thực hiện nhất quán chính sách giá cả: giá hàng trong nước phải phảnánh sát với hàng trên thị trường quốc tế và phản ánh được sự khan hiếmcủa các yếu tố trong nước ở phần lớn các nước đang phát triển, nguồn laođộng dồi dào trong khi nguồn vốn lại khan hiếm Chính sách của nhà nước

là tiền lương và các chi phí khác, về nhân công phải thấp và lãi suất phảicao nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, như vậyvừa mang lại lợi nhuận, vừa tạo ra công ăn việc làm, góp phần giải quyếtvấn đề thất nghiệp cho đất nước Do vậy, đối với các nước NICs trong thời

kỳ đầu thực hiện chiến lược hướng ngoại thường tập chung vào sản xuấthàng công nghiệp và dịch vụ sử dụng nhiều lao động làm cho chi phí sảnxuất sẽ tương đối thấp so với thị trường quốc tế

Sau khi các nước NICs đã thành công trong công việc lựa chọn chiếnlược của mình thì một số nước đang phát triển khác và các nước ASEANcũng lần lượt chuyển sang chiến lược hướng ngoại để khắc phục tình trạngkhó khăn của mình Nhưng điểm khác của các nước ASEAN so với cácnước NICs là:

Thứ nhất, phần lớn các nước ASEAN có dân số tương đối đông nên tạo

ra được thị trường tiêu thụ rộng lớn

Thứ hai, các nước ASEAN đều có tài nguyên thiên nhiên đáng kể Dovây, nội dung của chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN có nhữngđặc điểm khác so với các nước NICs Nội dung của chiến lược hướng ngoạicủa các nước ASEAN là tận dụng lợi thế so sánh để sản xuất các mặt hàngxuất khẩu, sử dụng nguồn tàI nguyên thiên nhiên để thúc đẩy quá trình tíchluỹ ban đầu của đất nước Khuyến khích sản xuất các sản phẩm để đáp ứngnhu cầu trong nước

Trang 13

Chiến lược hướng ngoại đã tác động mạnh đến nền kinh tế của mỗiquốc gia.

Chiến lược hướng ngoại tạo khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế mới,năng động Sự phát triển của các ngành công nghiệp trực tiếp xuất khẩu đãtác động đến các ngành cung cấp đầu vào cho các ngành xuất khẩu tạo ra “mối liên hệ ngược” thúc đẩy sự phát triển của những ngành này Bên cạnh

đó, khi vốn tích luỹ của nền kinh tế được nâng cao thì sản phẩm thô sẽ tạo

ra “mối liên hệ xuôi” là nguyên liệu cung cấp đầu vào cho công nghiệp chếbiến và mối liên hệ xuôi này tiếp tục mở rộng Sự phát triển của tất cả cácngành này sẽ làm tăng thu nhập của người lao động, tạo ra mối liên hệ giántiếp cho sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và dịch vụ Chiến lược hướng ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nướcngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Chiến lược hướng ngoại tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho đất nước.Nguồn thu nhập này vượt xa các nguồn thu nhập khác kể cả vốn vay và đầu

tư nước ngoài Đối với nhiều nước đang phát triển, ngoại thương đã trởthành nguồn tích luỹ vốn chủ yếu của giai đoạn đầu của sự nghiệp côngnghiệp hoá Đồng thời có ngoại tệ làm tăng khả năng nhập khẩu công nghệ,máy móc thiết bị và nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển của ngành côngnghiệp

III Các xu hướng phát triển của thương mại quốc tế có ảnh hưởng tới xuất khẩu

1 Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế vận động tất yếu của các nềnkinh tế trên thế giới trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hoádiễn ra hết sức nhanh chóng dưới sự tác động mạnh mẽ của khoa học côngnghệ Đối với những nước đang phát triển và kém phát triển thì hội nhập

Trang 14

kinh tế quốc tế là con đường tốt để rút ngắn tụt hậu so với các nước khác và

có điều kiện để phát huy tối ưu hơn những lợi thế so sánh của mình trongphân công lao động và hợp tác quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào

tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong mối quan hệ đó, giữa cácquốc gia thành viên có sự giàng buộc theo quy định chung của khối Nóicách kháI quát nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thựchiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế vàtàI chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại, đầu tưvào các hoạt động kinh tế đối ngoại khác Hội nhập kinh tế quốc tế nhằmgiải quyết 6 vấn đề cơ bản:

+ Đàm phán cắt giảm thuế quan

+ Giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan

+ Giảm bớt hạn chế đối với dịch vụ

+ Giảm bớt trở ngại đối với đầu tư quốc tế

+ Điều chỉnh chính sách thương mại

+ Triển khai các hoạt động văn hoá, giáo dục…

Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các nước thamgia hoạt động thương mại với nhau Các quốc gia được bình đẳng trongquan hệ mua bán, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu Các quốc gia trongcùng một tổ chức hợp tác quốc tế sẽ được hưởng những lợi ích mà tổ chức

đó mang lại, xong các quốc gia này phảI chịu những giàng buộc mà tổ chứckinh tế này đưa ra Vì thế, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho cácquốc gia Nó buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới để nâng caosức cạnh tranh trên thương trường

Trang 15

2 Sự phát triển của khoa học công nghệ

Ngày nay, khoa học công nghệ đã có những tiến bộ vượt bậc, máy móc

và trang thiết bị ngày càng tinh vi, hiện đại, độ chính xác cao Nhờ đó,nhiều loại sản phẩm mới được tạo ra với nhiều hình thức, mẫu mã, chấtlượng cao, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Việc đưa khoahọc công nghệ vào sản xuất đã làm cho năng suất lao động tăng cao, tiếtkiệm nguyên vật liệu, giảm giá thành tạo nên sức cạnh tranh cho các doanhnghiệp Đồng thời, khoa học công nghệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp mởrộng quy mô sản xuất, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường

3 Một số xu hướng phát triển khác của thương mại quốc tế

Bên cạnh xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng bảo hộ mậudịch Xu hướng này đã tồn tại từ lâu nhằm bảo hộ cho các doanh nghiệptrong nước Cho đến nay vẫn còn nhiều lý do khác nhau để bảo vệ cho chế

Ba là, lý lẽ về khắc phục một phần “tình trạng thất nghiệp” thông quaviệc thực hiện chế độ thuế quan bảo hộ Theo lý lẽ này, các loại thuế nhậpkhẩu đánh vào các sản phẩm có thể thay thế nhập khẩu sẽ tạo điều kiện để

Trang 16

mở rộng thêm việc sản xuất các loại sản phẩm mới và tạo việc làm chongười lao động trong nước.

Bốn là, lý lẽ về việc thực hiện “ phân phối lại thu nhập” thông qua việc

áp dụng chế độ bảo hộ Theo lý lẽ này thì, các loại thuế nhập khẩu sẽ làmdịch chuyển một phần thu nhập của người tiêu dùng giàu có hơn sang chonhững người sản xuất các loại hàng hoá được sản xuất trong nước tươngứng các hàng hoá nhập khẩu Điều đó sẽ có lợi về mặt xã hội Nhưng chúng ta cần phải hạn chế dần xu hướng này vì nó có thể làmcho các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào sự bảo hộ của nhà nước, làmgiảm động lực phát triển của các doanh nghiệp

IV Hoạt động về xuất khẩu hàng hoá

1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hoá

Xuất khẩu hàng hoá là quá trình trao đổi hàng hoá qua cửa khẩu của 2quốc gia và ngoại tệ được dùng làm phương tiện thanh toán

Đối tượng tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm tất cả cácdoanh nghiệp, các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất Riêng khucông nghiệp có đặc điểm riêng biệt, nó bao gồm khu chế xuất và khu côngnghiệp tập trung

Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thựchiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và cho các hoạt động xuấtkhẩu Nó bao gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động có ranh giới với mặt địa

lý xác định do chính phủ quyết định thành lập, thường được ngăn cáchbằng tường rào kiên cố để phân biệt với phần nội địa

Khu công nghiệp tập trung là một khu vực được xây dựng cho cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Như vậy, hoạt động xuất khẩu không nhất thiết phải diễn ra ở đường

Trang 17

Hoạt động xuất nhập khẩu có thị trường rất lớn và khó kiểm soát, thànhphần trung gian trong hoạt động xuất nhập chiếm tỷ trọng khá lớn, hànghoá phải vân chuyển qua cửa khẩu Vì thế các quốc gia khi tham gia vàohoạt động xuất nhập khẩu thì phải thông qua những thông lệ quốc tế cũngnhư những quy định ở địa phương mà quốc gia đó mang hàng hoá đến.Đồng tiền thanh toán là những ngoại tệ mạnh Hoạt động xuất nhập khẩu ởnước ta là một trong những vấn đề được coi trọng hàng đầu Do đó Đảng

và nhà nước đã có chủ trương mở rộng, phát triển kinh tế đối ngoại trong

đó chú trọng đến vấn đề vật tư và thương mại hàng hoá dịch vụ

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá

2.1 Nhân tố kinh tế

Các doanh nghiệp hoạt động đều vì mục tiêu lợi nhuận Lợi nhuận càngcao thì động cơ làm việc của doanh nghiệp càng lớn Vì vậy, yếu tố kinh tếtác động trực tiếp và quyết định hoạt động của các doanh nghiệp Đối vớidoanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thì 2 yếu tố kinh tế có tác độngmạnh mẽ đến doanh nghiệp là thuế và tỷ giá hối đoái

Thuế tăng sẽ làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm, lợi nhuận củadoanh nghiệp giảm và ngược lại Vì thế, nếu thuế tăng sẽ làm giảm động cơlàm việc của doanh nghiệp

Nếu tỷ giá hối đoái tăng lên nghĩa là giá trị của đồng nội tệ giảm xuốngnhư vậy sẽ khuyến khích xuất khẩu vì cùng với một lượng ngoại tệ thuđược do xuất khẩu có thể đổi được nhiều đồng nội tệ hơn, hàng xuất khẩu

rẻ hơn, dễ cạnh tranh trên thị trường quốc tế Và ngược lại, nếu tỷ giá hốiđoái giảm sẽ làm hạn chế xuất khẩu

2.2 Nhân tố văn hoá- xã hội

Mỗi quốc gia đều có một nền văn hoá khác nhau Vì vậy, các doanhnghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu thì cần phải tìm hiểu văn hoá của

Trang 18

quốc gia đó, tìm hiểu thị hiễu của quốc gia đó Vì thị trường sẽ quyết địnhdoanh nghiệp nên sản xuất sản phẩm gì và không nên sản xuất gì Nếukhông, doanh nghiệp sẽ đi đến tình trạng hàng hoá ứ đọng không tiêu thụđược và dẫn đến phá sản.

2.3 Nhân tố môi trường chính trị- pháp luật

Một quốc gia có thể phát triển được thì trước hết phải có một môitrường ổn định Sự ổn định chính trị có thể coi là một nhân tố đánh giá sựrủi ro của nhà đầu tư Nếu chính trị ổn định tức là độ rủi ro ít, các nhà đầu

tư sẽ mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh Nhưng chỉ có chính trị thôIthì cũng chưa đủ, nếu pháp lụât liên tục có sự thay đổi thì các doanh nghiệp

sẽ không thể thích ứng được với sự thay đổi đó khiến cho nhà đầu tư sẽ gặpphảI rủi ro cao, nên không khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào sảnxuất Vì vậy, một trong những điều kiện mà các nhà sản xuất quyết địnhtham gia đầu tư sản xuất là sự ổn định về chính trị và pháp luật phải ổnđịnh, rõ ràng

2.4 Nhân tố cạnh tranh

Trên thị trường hàng hoá tồn tại rất nhiều nhà doanh nghiệp cùng thamgia sản xuất Do vây, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để có thểtồn tại và đứng vững trên thị trường Trong cơ chế thị trường, ngày càngxuất hiện nhiều công ty tư nhân Vì thế, cuộc cạnh tranh ngày càng khốcliệt hơn Đây là cuộc cạnh tranh nội bộ của mỗi ngành, mỗi công ty đều cónhững chiến lược khác nhau để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thịtrường Vì thế, các doanh nghiệp cũng rất cẩn thận trong việc lựa chọn mặthàng để sản xuất, rào cản ra nhập ngành càng lớn thì càng hấp dẫn cácdoanh nghiệp

Trang 19

3 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với phát triển kinh tế

3.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá với tăng trưởng kinh tế

Ta thấy, xuất khẩu là một thành tố quan trọng trong GDP Ngày nay với

xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của ngoại thương càng trở nênquan trọng Xuất khẩu tạo nên nguồn vốn quan trọng để nhập khẩu máymóc thiết bị, nguyên liệu, vật tư, xăng dầu, tiêu dùng phục vụ sản xuất vàđời sống Ngoại tệ có được từ xuất khẩu hiện nay đã đóng góp trên 80%hàng hoá nhập khẩu

Nước ta chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩm có lợi thế về laođộng nên xuất khẩu đã đóng góp rất nhiều trong việc giảI quyết việc làm vàtăng thu nhập cho người dân

3.2 Xuất khẩu hàng hoá với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Khi xuất khẩu hàng hoá tăng lên, nó sẽ thu hút được nhiều lao động vàcác nhà doanh nghiệp Từ đó, có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế do một sốngười thay vì sản xuất hàng hoá trước đây mà chuyển sang sản xuất kinhdoanh mặt hàng xuất khẩu nhằm tăng doanh thu và tăng thu nhập Cũng từ

đó sẽ xuất hiện nhiều hàng hoá bổ xung nhằm cung cấp sản phẩm hàng hoá

và dịch vụ để ngày càng hoàn thiện hơn cho sản phẩm Khi nền kinh tế pháttriển ổn định, nó sẽ kéo theo các ngành công nghiệp khác cùng phát triển

Trang 20

Như vậy, cơ cấu của nền kinh tế sẽ thay đổi cùng với sự phát triển của xãhội.

3.3 Xuất khẩu hàng hoá đối với việc giải quyết việc làm

Hiện nay, số người chưa có việc làm của Việt Nam khá cao Để giải quyết việc làm cho những người còn thiếu việc làm và thất nghiệp là một nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới nhằm ổn định tình hình xã hội Một trong những giải pháp được đưa ra là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Đây

là cơ hội cho những lao động có trình độ thấp làm việc trong những công ty

có sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm thô do những hoạt động này cần nhiều lao động giản đơn Các mặt hàng được thị trường nước ngoài chấp nhận càng nhiều thì càng tạo nhiều việc làm cho người lao động trong nước Do

đó khâu nghiên cứu thị trường để tìm hiểu về nhu cầu sản phẩm của họ là vấn đề rất quan trọng Hiện nay, nước ta có một số mặt hàng xuất khẩu mũinhọn như là dệt may, thuỷ sản…trong thời gian qua đã có mức tăng trưởngkhá cao và đã thu hút được nhiều lao động vào làm Với một mức tăng trưởng của xuất khẩu cao, doanh nghiệp sẽ mở rộng được quy mô sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Trang 21

Chương II Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng

I Quá trình hình thành và phát triển của ngành kính xây dựng ở Việt Nam

1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngành kính xây dựng ở Việt Nam là một ngành còn non trẻ so với cácnước trong khu vực và trên thế giới Công ty sản xuất kính đầu tiên ở ViệtNam là công ty kính Đáp Cầu thuộc tổng công ty Viglacera, được thành lậpvào năm 1990 theo quyết định của Bộ xây dựng Công ty kính Đáp Cầu đãđược nhà nước phong tặng “anh hùng lao động” và được tổ chức TUVCERT (TUV anlagente) cấp chứng chỉ hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn ISO

9001 : 2000 Trong quá trình phát triển công ty không ngừng mở rộng quan

hệ với các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, thực hiện liêndoanh liên kết đẩy mạnh sản xuất phát triển, đa dạng hoá phát triển các mặthàng Công ty kính Đáp Cầu chuyên sản xuất các loại mặt hàng kính xâydựng: kính tấm xây dựng, kính an toàn, kính bảo ôn, kính dán, kính cán vàkính kéo ngang, kính cắt mài,… Công ty kính Đáp Cầu sử dụng máy mócthiết bị tiên tiến, hiện đại trên thế giới để phục vụ cho quá trình sản xuấtkính: máy khoan, máy cắt, máy mài,…

Kính tấm là loại kính phẳng trong suốt, được sản xuất theo phươngpháp Foucault cải tiến trên hệ thống thiết bị hiện đại của Nga và Hàn Quốc.Kính tấm được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và trang trí nội thất: cửa

sổ, cửa di, mặt bàn,…kính có chiều dày 2- 8mm đáp ứng tiêu chuẩn TC

08-94 tương đương với tiêu chuẩn KSL 2001- 86 của Hàn Quốc Sản phẩm kính bảo ôn của công ty kính Đáp Cầu được sản xuất theo

Trang 22

công nghệ tiên tiến của hãng Z.Bavelloni ( Italia) Kính bảo ôn gồm có hailớp kính tấm chất lượng cao, liên kết với nhau bởi một khung nhôm địnhhình, bên trong thanh nhôm có các hạt chống ẩm, bên ngoàI khung nhôm

có bơm keo Silicol để gắn các tấm kính với nhau, khoảng giữa hai tấm kínhtạo chân không hoặc khí trơ Vì vậy kính có ưu điểm: khả năng ngăn cáchtiếng ồn, khả năng cách nhiệt tốt, có khả năng tiết kiệm được 30% nănglượng, tính thẩm mỹ cao Năng suất: 15- 50m2/h

Sản phẩm kính dán theo công nghệ Glassrobots OY của Phần Lan Sảnphẩm gồm các tấm kính được dán sơ bộ với nhau bằng lớp keo PVB ởnhiệt độ từ 30- 700C, được dán và ép chặt trong thiết bị nồi hấp có áp lực

tiêu chuẩn DIN EN ISO: 12543- 1998- CHLB Đức

Sản phẩm kính an toàn được sản xuất theo phương pháp tôi nhiệt trên

hệ thống thiết bị hiện đại của CHLB Đức và Nhật Bản Sản phẩm kính antoàn có độ bền gấp 4- 5 lần so với kính thường, chịu những rung động lớn,

va đập mạnh, có độ bền nhiệt cao Khi vỡ tạo thành những mảnh nhỏkhông sắc cạnh, không gây nguy hiểm cho người sử dụng Vì vây, sảnphẩm kính an toàn được sử dụng rộng rãi cho các phương tiện giao thôngvận tải: kính ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, cửa sổ nhà cao tầng, kính quan sáttrong các lò công nghiệp…Kính an toàn có nhiều loại: kính cong, kínhphẳng, kính trắng, kính màu, có chiều dày từ 4- 8mm Chất lượng sản phẩmđạt tiêu chuẩn Nhật Bản và Châu Âu

Sản phẩm kính cán và kính kéo ngang là loại kính mới được sản xuất.Năm 2003, công ty kính Đáp Cầu đã đưa vào vận hành hai dây truyền sảnxuất kính tấm, kính kéo ngang với công suất 100 tấn/ ngày đêm với cácthông số kỹ thuật chủ yếu sau:

Trang 23

Kính hoa văn trang trí trắng và màu được sản xuất trên dây truyền hiệnđại và đồng bộ của CHLB Đức có chiều dày từ 3- 10 mm, có 3 loại: xanh lácây, xanh da trời, màu trà, với nhiều loại hoa văn sắc nét: kính ô ly trơnhoa, kính hoa hải đường, vân mây, kim cương…phù hợp với tiêu chuẩnDIN EN 572- 1996 CHLB Đức Kích thước tấm kính Max: 3048*1524mm Kính tấm kéo ngang trắng, màu có chiều dày từ 2- 10mm có 3 màu:xanh lá cây, xanh da trời, màu trà phù hợp với tiêu chuẩn nhà nước TrungQuốc GB 4871- 1995 Kích thước tấm kính Max: 3300*2500mm Kính thép loại hoa văn và trơn có chiều dày 7mm phù hợp với tiêuchuẩn Nhật Bản JIS R3204- 81 Kích thước tấm kính Max: 2500*1500mm Cùng với sự đI lên của đất nước, ngành kính xây dựng cũng khôngngừng phát triển Nhu cầu về mặt hàng kính xây dựng tăng lên nhanhchóng Tổng công ty Viglacera cũng không ngừng đẩy mạnh hoạt động sảnxuất của các công ty, tổng công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụcho việc sản xuất sản phẩm kính xây dựng Năm 2001 công ty kính nổi rađời, công ty sản xuất theo công nghệ kính nổi- là công nghệ hiện đại nhấthiện nay Dây truyền sản xuất của công ty kính nổi được đầu tư thiết bịđồng bộ, hiện đại từ khâu phối liệu, lò nấu, tạo hình, ủ, cắt, bẻ đến khâuphụ trợ sản xuất như: điện, nước, khí bảo vệ đều được tự động hoá, điềukhiển bằng hệ thống điều khiển tiên tiến PLC và DCS của Mỹ, Đức, ý, vớiphần mềm điều khiển do hãng EMERSON của Mỹ cung cấp Công suấtthiết kế của công ty kính nổi là 350 tấn thuỷ tinh/ ngày Với các sản phẩmkính đa dạng về chủng loại, chiều dày và kích thước Dây truyền công nghệhiện đại của công ty có thể sản xuất ra kính trắng và kính màu các loại có

độ dày từ 2- 12mm, với kích thước tấm kính nhỏ nhất là 1500*1200mm,kích thước tấm kính lớn nhất là 3300*5500mm Chất lượng sản phẩm kínhđạt tiêu chuẩn Nhật Bản JIS R3202- 1996 được dùng cho mục đích xây

Trang 24

dựng và các sản phẩm sau kính như gương chất lượng cao, kính ô tô, kínhdán, kính mài, kính mờ…

2 Vai trò của ngành kính xây dựng trong điều kiện hiện nay

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có sự phát triển khá và ổnđịnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn trên 7%, song song với đó là sự pháttriển của các ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng khá cao trên 10%,các ngành công nghiệp kéo nhau cùng phát triển thông qua các “mối liên hệngược” và “mối liên hệ xuôi”

Theo mục tiêu của Đại hội Đảng IX Việt Nam sẽ trở thành một nướccông nghiệp vào năm 2020 Vì thế cần phải đẩy nhanh công nghiệp hoá đấtnước, ngành công nghiệp phải chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 ngành: côngnghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Nên vai trò của ngành công nghiệp xâydựng nói chung và ngành công nghiệp kính xây dựng nói riêng là rất quantrọng Nhu cầu về kính xây dựng ngày càng cao phù hợp với quá trình côngnghiệp hoá hiện đại hoá Những sản phẩm của ngành kính như:kính bảo ôn,kính an toàn, kính cán,…cùng với kiến trúc hiện đại sẽ tạo ra những côngtrình nguy nga tráng lệ, tạo nên một diện mạo mới cho đất nước Khôngnhững vậy nó còn bảo vệ ngăn cản tiếng ồn, tăng khả năng cách nhiệt, tiếtkiệm năng lượng, bảo vệ an toàn cho công trình và con người Vì vậy, nhucầu về kính xây dựng ngày càng cao Để phục vụ cho sự phát triển, sảnphẩm kính sẽ thay thế dần cho các nguyên liệu như gỗ Đây là những yếu

tố thúc đẩy ngành sản xuất kính phát triển Các công ty trong nước cần phảinắm bắt được cơ hội này để mở rộng sản xuất và phục vụ thị trường trong

và ngoài nước

II Thực trạng xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh.

1 Các mặt hoạt động của công ty

1.1 Chiến lược Marketing

Trang 25

Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật và công nghệ cónhững bước phát triển nhanh chóng, cùng với sự bùng nổ của công nghệthông tin và sức ép gay gắt của cạnh tranh thị trường, sự tồn tại của doanhnghiệp không chỉ phụ thuộc vào khả năng thích ứng với những đột biến củathị trường mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc hoạch định chiến lược dài hạncủa kinh doanh Công ty đã đưa ra những chiến lược chung nhằm giúpcông ty phát triển vững chắc, thực hiện mục tiêu phát triển của mình Nóđảm bảo những định hướng phát triển lâu dài và ổn định Trước hết chúng

ta phải đánh giá được đối thủ cạnh tranh của mình Đối thủ lớn nhất củachúng ta là Trung Quốc, các mặt hàng của Trung Quốc đã tràn vào ViệtNam, chiếm lĩnh thị trường làm cho lượng tiêu thụ các mặt hàng của ViệtNam giảm Các mặt hàng của Trung Quốc thường rẻ hơn so vơí chúng tarất nhiều và đa dạng về chủng loại, vì vậy để cạnh trạnh với hàng hoáTrung Quốc không còn cách nào khác là giảm giá thành sản phẩm để cạnhtranh Nhưng để làm được điều đó thì rất khó, do đó chúng ta có thể chọncách thứ hai là làm khác biệt hoá sản phẩm tạo ra cho sản phẩm một nétđặc trưng riêng biệt và phục vụ cho những thị trường khác nhau Nhận biếtđược vai trò của chiến lược Marketinh công ty đã thực hiện chiến lược mộtcách toàn diện để tăng khả năng tìm hiểu thị trường của công ty

Chiến lược Marketinh bao gồm các chiến lược bộ phận :

Chiến lược sản phẩm: Mục tiêu của chiến lược sản phẩm là tạo ranhững sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng đáp ứng nhu cầu củakhách hàng Trong thời gian qua, công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu đãkết hợp với các công ty sản xuất thuộc Tổng công ty Viglacera và các công

ty trong nước như VFG, VIFG, Công ty kính Đáp Cầu, công ty kính nổiBình Dương…đã không ngừng đẩy nhanh sản xuất và đa dạng hoá các loạisản phẩm, đưa ra nhiệu loại mặt hàng mới ra thị trường với đủ các loại kích

Trang 26

cỡ khác nhau Các sản phẩm kính có chiều dày từ 2mm đến 12mm, vớinhiều màu sắc : màu trắng, màu xanh, màu trà… qua đó thu hút được sựquan tâm, chú ý của khách hàng, khách hàng có thể lựa chọn nhiều hơn.Mặt hàng gốm sứ cũng được chú trọng với nhiều sản phẩm đa dạng vàphong phú đã đáp ứng được nhiều khách hàng trong nước và trên thế giới.Mặt hàng gốm sứ chủ yếu xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Phi.Hiện nay, thị trường của ngành gốm được mở rộng ra thị trường của châu

á, mặc dù ở gần nhưng trứơc đây sản phẩm của ta xuất khẩu sang thị trườngchâu á còn khiêm tốn do sức cạnh tranh của ta còn kém hơn so với cácnước trong khu vực như Trung Quốc , Malaixia, Thái Lan,…Nhưng vớicông nghệ ngày càng tiên tiến và hiện đại, các sản phẩm của chúng ta ngàycàng có chất lượng cao và được thị trường chấp nhận

Chiến lược giá cả: Chiến lược này dựa trên cơ sở của định giá vànhững ứng xử về giá nhằm kích thích nhu cầu mua sắm tiêu dùng sản phẩmcủa công ty Giá bán là nhân tố hết sức quan trọng trong cạnh tranh trên thịtrường Bên cạnh yếu tố chất lượng tốt thì giá bán phải hợp lý thì sản phẩmmới có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế Chiến lược này dựa trênchi phí sản xuất và tiêu thụ cũng như điều kiện cụ thể của thị trường vàkinh doanh, chiến lược giá sẽ xác lập đường lối và hệ thống các giải phápđảm bảo khả năng thích ứng giữa giá cả với những mục tiêu dài hạn vàngắn hạn của kinh doanh Hiện nay, giá bán của ta cao hơn các nước trongkhu vực, do đó chúng ta phải tìm cách hạ giá thành để có giá bán trongnước tương đương với các nước

Chiến lược phân phối: Mục tiêu của chiến lược này là tạo ra sức đẩymạnh mẽ trong tiêu thụ hàng hoá đảm bảo khối lượng tiêu thụ lớn nhất vớichi phí tiết kiệm nhất, độ an toàn cao nhất và thực hiện mở rộng thị trườngkinh doanh Nội dung chủ yếu của chiến lược phân phối là tổ chức điều

Trang 27

hành các loại kênh phân phối, các phần tử trung gian cũng như hệ thống cơ

sở vật chất và quá trình lưu thông hàng hoá trên thị trường Trong chiếnlược phân phối chúng ta cần quan tâm tới những đặc trưng của thị trường

và thị hiếu của khách hàng Chúng ta phải thuyết phục cả những kháchhàng khó tính nhất bằng sản phẩm đạt chất lượng cao và sự phục vụ, chămsóc chu đáo

Chiến lược xúc tiến: Mục tiêu chủ yếu của chiến lược xúc tiến là kíchthích nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nâng cao uy tín và tăng cường khả năngcạnh tranh trên thị trường Nội dung của chiến lược này tập trung vào giảiquyết những vấn đề cơ bản là quảng cáo, xúc tiến bán hàng, quan hệ côngchúng trong kinh doanh và các dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp

1.2 Các chủng loại mặt hàng xuất khẩu.

Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu chuyên kinh doanh các mặthàng phục vụ cho xây dựng như: các loại kính xây dựng như kính tấm,kính cán, kính kéo ngang, kính an toàn, các sản phẩm sau kính, gương,gạch ốp lát, sứ vệ sinh… Như vậy, ta có thể thấy các mặt hàng xuất khẩucủa công ty khá đa dạng và phong phú được xuất khẩu sang nhiều thịtrường khác nhau ở thị trường Châu á thì sản phẩm xuất khẩu chủ yếu làcác mặt hàng không đòi hỏi chất lượng quá cao như thị trường Thái Lan,Campuchia là các nước nhập khẩu các mặt hàng như gương, kính xây dựngcửa các loại… Thị trường Đông á là thị trường đang có triển vọng củachúng ta, với chủng loại hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là gốm sứ thuỷ tinh,kim ngạch xuất khẩu cao và là thị trường tiềm năng, hưá hẹn nhiều điều tốtđep Thị trường Châu Mỹ là thị trường mới được khai thác hiện nay từ khi

có Hiệp định thương mại Việt – Mỹ thì thị trường Mỹ đã và đang trở thànhthị trường lớn cho tất cả các doanh nghiệp trong nước không chi cho mặthàng kính xây dựng và gốm sứ Tuy nhiên thị trường này đòi hỏi chất

Trang 28

lượng sản phẩm khá cao do đó để có thể tiếp cận được thị trường này thìyêu cầu về đổi mới sản phẩm là rất cần thiết trong đó khoa học kỹ thuật lànhân tố quyết định tạo nên chất lượng sản phẩm.

Với thị trường Châu Âu thì Nga và các nước trong khu vực Đông Âu trước kia là thị trường truyền thống của kính xây dựng nước ta trong thời gian trước kia và hiện nay Đối với thị trường này cần tiếp tục củng cố uy tín và giữ vững thị trường, mở rộng thêm thị phần để tăng khối lượng và chủng loại xuất khẩu

1.3 Về tình hình vốn của Công ty

Vốn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các công ty sản xuất kinh doanh

Nó đảm bảo khả năng sản xuất của công ty và khả năng phát triển của công

ty trong tương lai Vốn có hai loại là vốn cố định và vốn lưu động Nguồn vốn cố định bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị…sẽ tạo ra điều kiện chosản xuất phát triển.Chúng ta có thể nhìn vào phần vốn cố định của một công ty để biết được nó phát triển như thế nào

Vốn lưu động của công ty như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nguyên nhiên vật liệu…giúp công ty hoạt động được một cách thường xuyên và liên tục hơn Trong nguồn vốn lại bao gồm vốn tự có và vốn vay Công ty nào có số vốn tự có lớn hơn số vốn vay thì năng lực cạnh tranh của công ty

đó càng mạnh Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu là một thành viên của Tổng công ty Viglacera, nguồn vốn tự có của công ty lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng và ngày càng phát triển, tỷ lệ vốn tự có của công ty ngày càng lớn Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng

cả về thị trường trong nước và thế giới Vì thế, nguồn vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều Công ty có mối quan hệ rộng rãi vàmật thiết với nhiều ngân hàng thương mại như Ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng Đông á, ngân hàng Đầu tư và phát triển…mỗi tháng

Trang 29

phải trả lãi hàng trăm triệu đồng Qua đó ta có thể thấy, khả năng tài chính

cũng như năng lực của công ty là rất lớn và công ty có khả năng tiến xa hơn

trong thời gian tới

1.4 Công tác tổ chức lao động.

Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu sẽ kiện toàn bộ máy cơ cấu tổ

chức của công ty để đáp ứng kịp thời những yêu cầu nhiệm vụ ngày càng

lớn Thành lập bộ phận chuyên nghiệp thực hiện công việc xuất khẩu Công

ty sẽ triển khai công tác đào tạo, nâng cao trình độ của nhân viên và bổ

sung nhân sự đưa nhà máy sản xuất Gương và sản xuất sản phẩm sau kính

Viglacera vào giai đoạn sản xuất thử Đồng thời, tăng cường củng cố nhân

sự phòng xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh để

đảm bảo đủ nhân lực thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu

Hiện tại, công ty bao gồm 55 cán bộ công nhân viên, trong đó số người có

trình độ đại học và trên đại học là 36 người chiếm 65.5%, số người có trình

độ cao đẳng và trung cấp là 13 người chiếm 23.5%, số lao động phổ thông

là 6 người chiếm 11% Phần đông các cán bộ của công ty là những người

trẻ tuổi vì thế sẽ rất năng động, sáng tạo, điều đó làm cho hoạt động kinh

doanh của công ty trở nên nhanh chóng hơn

2 Những kết quả đã đạt được.

2.1 Về mặt hàng kính xây dựng.

Trong năm 2003 công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu (KD & XNK)

đã đạt được những kết quả khả quan, cả về mặt hàng kính và các sản phẩm

phụ của kính Kết quả của việc tiêu thụ sản phẩm kính xây dựng được thể

hiện qua bảng 1 với giá trị 70.9 tỷ đồng trong đó sản phẩm kính 3mm có

giá trị 28.5 tỷ, kính 4mm có giá trị là 25.6 tỷ, kính 5mm có giá trị là 16.8

tỷ Kết quả tiêu thụ sản phẩm phụ của kính được thể hiện qua bảng 2

Trang 30

Bảng 1: Doanh thu tiêu thụ hàng đại lý năm 2003.

Sảnlượng

ThuếNK+VAT(%)

Tổng lợinhuận( đồng)

Trang 31

Nguồn: Phòng kế toán

Tính riêng các mặt hàng đã bán tại thị trường miền Bắc đã mang lại chocông ty tổng lợi nhuận trên 1 tỷ đồng sau khi đã nộp thuế và trả lãi ngânhàng Theo như dự kiến thì mức tiêu thụ của công ty trong thời gian tới sẽgiảm trong thời gian tới, do sản phẩm kính trong lộ trình của Việt Namtham gia hiệp định AFTA vào năm 2005 và chịu ảnh hưởng rất lớn khi haicông ty kính lớn là VFG và VIFG điều chỉnh giá sản phẩm Như vậy thịtrường kính sẽ có nhiều biến động lớn

Kế hoạch đặt ra đối với công ty KD & XNK trong năm 2004: Lượngtiêu thụ kính trên 1.5 triệu m2,gương Viglacera các loại trên thị trường phíaBắc Đồng thời tiếp cận với các nhà máy gia công kính trong khu vực như:công ty cửa sổ Châu Âu, công ty cửa Việt Séc, nhà máy sản xuất kính antoàn,…để cung cấp trực tiếp phôi kính cho các đơn vị này

Nhận làm đại lý cho các sản phẩm bán kèm, với sản phẩm kính như:keo Silicon, găng cao su…

Môi giới các sản phẩm của tổng công ty vào các công trình, nhằm đẩymạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty

Nghiên cứu lập phương án thuê đất tại khu công nghiệp Tiên Sơn- BắcNinh xây dựng kho trung chuyển, chứa Sô đa cung cấp cho các nhà máykính tại Bắc Ninh, Quảng Ninh

Trong công tác xuất nhập khẩu: công ty dự kiến nhập khẩu kinh doanhtrên 400000 tấn Sô đa cung cấp cho các công ty kính VFG, VIFG, công tykính Đáp Cầu và các đơn vị sản xuất kính, sản xuất gạch ngói với giá trịhàng hoá lên tới 9778000 USD Cũng trong năm 2004 kim ngạch xuất khẩucủa công ty đã tăng 109% so với năm 2003, đạt 3.636 triệu USD Nhờ

Ngày đăng: 08/04/2013, 09:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kinh tế phát triển- NXB Lao động- XH Khác
2. Giáo trình kinh tế quốc tế- NXB Khoa học và kỹ thuật- HN 2004- 2005 3. Báo cáo của công ty Viglacera Khác
4. Báo cáo của Tổng công ty Viglacera Khác
5. Giáo trình marketing- Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội năm 2000 6. Tạp chí kinh tế phát triển các số Khác
8. Trang web sử dụng: - www.vnexpress.net -- 9. Văn kiện đại hội Đảng IX Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Chi phí sản xuất của Anh và Mỹ - Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh
Bảng 1 Chi phí sản xuất của Anh và Mỹ (Trang 3)
Bảng3: Chi phí so sánh giữa hai loại hàng hoácủa Việt Nam và Nga - Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh
Bảng 3 Chi phí so sánh giữa hai loại hàng hoácủa Việt Nam và Nga (Trang 5)
Bảng 3: Chi phí so sánh giữa hai loại hàng hoácủa Việt Nam và Nga - Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh
Bảng 3 Chi phí so sánh giữa hai loại hàng hoácủa Việt Nam và Nga (Trang 5)
Bảng 1: Doanh thu tiêu thụ hàng đại lý năm 2003. - Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh
Bảng 1 Doanh thu tiêu thụ hàng đại lý năm 2003 (Trang 30)
Bảng 2: Kết quả kinh doanh năm 2003 tại miền Bắc - Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh
Bảng 2 Kết quả kinh doanh năm 2003 tại miền Bắc (Trang 30)
Bảng 1: Doanh thu tiêu thụ hàng đại lý năm 2003. - Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh
Bảng 1 Doanh thu tiêu thụ hàng đại lý năm 2003 (Trang 30)
Bảng3: Kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu năm 2004 - Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh
Bảng 3 Kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu năm 2004 (Trang 33)
Bảng 4: Kết quả tiêu thụ hàng đại lý năm 2005 - Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh
Bảng 4 Kết quả tiêu thụ hàng đại lý năm 2005 (Trang 33)
Bảng 4: Kết quả tiêu thụ hàng đại lý năm 2005 - Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh
Bảng 4 Kết quả tiêu thụ hàng đại lý năm 2005 (Trang 33)
Bảng 6: Lộ trình thuế nhập khẩu gốm sứ của Việt Nam - Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh
Bảng 6 Lộ trình thuế nhập khẩu gốm sứ của Việt Nam (Trang 36)
Bảng 8: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2006- 2008. - Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh
Bảng 8 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2006- 2008 (Trang 58)
Bảng 7: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty kính nổi Viglacera - Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh
Bảng 7 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty kính nổi Viglacera (Trang 58)
Bảng 8: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn  2006- 2008. - Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng và gốm sứ thuỷ tinh
Bảng 8 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2006- 2008 (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w