1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam sang thị trường Châu Âu

63 522 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 462,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUÂT KHẨU THUỶ SẢN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 4 I. Các khái niệm về hoạt động xuất khẩu: 4 1. Khỏi niệm 4 2. Cỏc hỡnh thức xuất khẩu. 5 2.1. Xu

Trang 1

MỞ ĐẦU

Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá của nền kinh tế thếgiới đang diễn ra rất mạnh mẽ Nền kinh tế trong điều kiện toàn cầu hoá khiếnbất kỳ một quốc gia nào cũng phải có cơ chế kinh tế thích ứng với xu hướngnày thì mới có thể phát triển nhanh và theo kịp các nước khác Nước ta từ saukhi bước vào thời kỳ đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã liên tục có những chínhsách và cơ chế mở cửa Điều này được cụ thể hoá trong việc Việt Nam đã gianhập một số tổ chức, hiệp hội kinh tế khu vực và thế giới như: APEC,Asean… Đặc biệt là cuối năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thànhviên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Như vậy Đảng và Nhà Nước tađã xác định rõ ràng tầm quan trọng của chiến lược kinh tế đối ngoại hướng vềxuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế Thuỷ sản là một trongnhững mặt hàng xuất khẩu quan trọng trong chiến lược đó của Đảng và Nhànước Điều đó được khẳng định trong việc Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyếtđịnh số 242/2006/QĐ-TTg phê duyệt chương trình Phát triển xuất khẩu thuỷsản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Theo đó, ngành Thủy sảntiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu nhữngmặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô Trongđó, xuất khẩu thủy sản vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trong khối nông nghiệp, thúc đẩy nuôitrồng thuỷ sản và khai thác hải sản phát triển có hiệu quả Mục tiêu cụ thể đếnnăm 2010, phấn đấu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản bình quân trên9%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4 – 4,5 tỷ USD.

Ngành sản xuất hàng thuỷ sản xuất khẩu có một vai trò quan trọng trong nềnkinh tế nước nhà vừa góp phần làm tăng thu ngân sách nhà nước, mang lạingoại tệ cho nước nhà lại vừa đảm bảo giải quyết việc làm và thu nhập cho

Trang 2

người lao động Thuỷ sản cũng là một mặt hàng có nguồn dinh dưỡng caoquan trọng đối với người Việt Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầungười hàng năm đã tăng từ 11,8 kg năm 1993 lên 13,5 kg năm 1995 và hơn19 kg hiện nay.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu của nước ta, Thuỷ sản luôn đứng ở vị trí caovà không ngừng tăng trưởng Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản trung bìnhthời kỳ 1992-2003 là 20,4%, mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 9,97%.Đóng góp 4% tổng GDP, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản đã chiếm 9-10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước Số lượng và quy mô thịtrường ngày càng gia tăng Để có được những kết quả trên là nhờ có sự đónggóp không nhỏ hàng trăm hàng ngàn doanh nghiệp khắp trên cả nước.

Công ty TNHH Huy Nam cũng nằm trong hệ thống các công ty sản xuất vàchế biến xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản Kể từ ngày thành lập và đi vàohoạt động cho đến nay công ty đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ,luôn luôn là một trong những công ty đứng đầu trong những công ty xuấtkhẩu thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Mặc công ty đã đạt được nhữngthành tích như vậy nhưng để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triểntrong thời gian tới thì công ty cần phải đề ra và xây dựng nhiều chiến lược vàgiải pháp phù hợp

Trong quá trình thực tập tại phòng xuất nhập khẩu, của công ty TNHH HuyNam Là một sinh viên chuyên ngành thương mại quốc tế với những kiến thứcđược học em thấy đây là một vấn đề rất đáng quan tâm vì vậy em chọn đề tàinghiên cứu:

“Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của công ty TNHHHuy Nam sang thị trường Châu Âu”

Trang 3

Chuyên đề chỉ đề cập đến tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty trong thờigian vừa qua để từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩu của công ty sang thị trường Châu Âu trong thời gian tới.

Trang 4

Có rất nhiều lý do để một quốc gia thực hiện xuất khẩu, và tăng cườngkhả năng xuất khẩu tới mức tối đa tuy nhiên có hai lý do cơ bản sau:

Theo lý thuyết về lợi thế so sánh: Các quốc gia sẽ thực hiện xuất khẩunhững hàng hoá có lợi thế so sánh và nhập khẩu những hàng hoá kém lợi thế.

Khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng quốc tếhoá: Khi một thị trường chưa bị hạn chế bởi thuế quan cũng như hạnngạch(quota), các quy định khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật, trên thị trường cóít đối thủ cạnh tranh hay việc sản xuất ra mặt hàng mà mình có lợi thế nhiềuhơn, hoặc năng lực của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế chưa đủ khả năng đểthực hiện các hình thức cao hơn như: đầu tư tại nước sở tại rồi bán hàng tại đóthì hình thức xuất khẩu luôn được các doanh nghiệp lựa chọn So với đầu tưthì xuất khẩu đòi hỏi một lượng vốn ít hơn và lại thu được lợi nhuận trongthời gian ngắn.

Trang 5

2 Các hình thức xuất khẩu.2.1 Xuất khẩu trực tiếp.

Là hình thức tiến hành giao dịch với khách hàng nước ngoài thông quacác tổ chức của mình Hình thức này được áp dụng khi nhà sản xuất đủ mạnhđể tiến hành bán hàng riêng của mình để có thể kiểm soát trực tiếp thị trường.

Các cách tổ chức bán hàng trực tiếp của nhà sản xuất bao gồm:

- Cơ sở bán hàng trong nước, để điều hành hay phối hợp các tổ chức phụthuộc khác đặt tại thị trường nước ngoài.

- Đại diện bán hàng xuất khẩu ở nước ngoài: có nhiệm vụ thu thập cácđơn hàng của khách hàng

- Chi nhánh bán hàng tại nước ngoài: Có trách nhiệm giải quyết các vấnđề có liên quan đến tình hình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp trêntoàn bộ thị trường đã ổn định.

- Tổ chức trợ giúp ở nước ngoài: là một công ty riêng lẻ được thành lậpvà đăng ký ở nước ngoài song hầu hết vốn cổ phẩn của nó lại do nhà xuấtkhẩu nắm quyền sở hữu, nó giải quyết những vấn đề khi xuất khẩu có liênquan đến hạn ngạch nhập khẩu, có yêu cầu về sản phẩm phải phù hợp ở mộtsố thị trường.

Xuất khẩu trực tiếp thì lợi nhuận kiếm được từ xuất khẩu của doanhnghiệp sẽ được nâng cao hơn do giảm được chi phí trung gian và doanhnghiệp có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng, tiếp cận thị trường,nắm bắt kịp thời thị hiếu người tiêu dùng và phản ứng của khách hàng mộtcách nhanh chóng Tuy vậy, nó yêu cầu doanh nghiệp phải có một lượng vốnkhông nhỏ để sản xuất và khai thác, không những thế như một quy luật tất

Trang 6

yếu với các doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro do việc thay đổi tỷ giá hốiđoái.

2.2 Xuất khẩu gián tiếp.

Xuất khẩu gián tiếp là việc nhà sản xuất thông qua dịch vụ độc lập đặtngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu các sản phẩm của mình ranước ngoài.

Hình thức này thường được các doanh nghiệp mới tham gia vào thịtrường quốc tế áp dụng và các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển ápdụng một cách rộng rãi hình thức này.

- Ưu điểm của hình thức này : là các doanh nghiệp không phải đầu tưnhiều cũng như không phải triển khai lực lượng bán hang và các hoạt độngxúc tiến và khuyếch trương hang hoá ra nước ngoài, rủi ro bị hạn chế vì tráchnhiệm thuộc về các tổ chức trung gian.

- Tuy nhiên nhược điểm của hình thức này là: làm giảm lợi nhuận củacác doanh nghiệp do phải chia sẻ lợi nhuận với các tổ chức và doanh nghiệptrung gian, ngoài ra nó còn không tạo được các mối liên hệ trực tiếp với thịtrường và khách hang do đó khó thích nghi với thị trường và khách hàng.

2.3 Xuất khẩu theo nghị định thư(Xuất khẩu trả nợ).

Là hình thức mà nhà nước giao một hoặc một số hàng hoá nhất định chochính phủ nước ngoài theo dạng nghị định thư đã ký kết giữa hai chính phủ.Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tìm kiếm bạnhàng, trách nhiệm rủi ro trong thanh toán Tuy nhiên không phải lúc nào vàcũng không phải doanh nghiệp nào cũng được xuất khẩu theo hình thức này.

2.4 Xuất khẩu tại chỗ.

Là hình thức kinh doanh xuất khẩu đang có xu hướng phát triển và phổbiến rộng rãi bởi tính ưu việt của nó Đặc điểm này là không có sự chuyểndịch ra khỏi quốc gia của hang hoá và dịch vụ Đó là cung hang hoá và dịch

Trang 7

vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế Nó tỏ ra đạt hiệu quảcao do bớt được chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, hảiquan và thu hồi vốn nhanh.

2.5 Gia công quốc tế.

Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó mộtbên( gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩmcủa một bên khác(gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm,giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao( gọi là chi phí gia công) Nhưvậy trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt độngsản xuất.

Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thươngcủa nhiều nước Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụngđược giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công Đốivới bên nhận gia công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làmcho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệmới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc.

2.6 Buôn bán đối lưu.

Buôn bán đối lưu(counter – trade) là một phương thức giao dịch trao đổihàng hoá, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồngthời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàngnhận về Mục đích của hình thức xuất khẩu này là không phải nhằm thu vềmột khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về một lượng hàng hoá khác có giá trịtương đương.

Trang 8

Ưu điểm của hình thức này là không cần sử dụng ngoại tệ, các nước cóthể khai thác tiểm năng của nước mình, tránh được sự quản lý về ngoại hốicủa chính phủ.

2.7 Tái xuất khẩu.

Tái xuất khẩu là một phương thức xuất khẩu trở ra nước ngoài nhữngmặt hàng trước đây đã nhập khẩu mà chưa qua chế biến ở nước tái xuất Mụcđích của phương thức này là nhằm thu về một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ raban đầu Giao dịch này luôn thu hút 3 nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất vànước nhập khẩu Vì vậy người ta còn gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bênhay giao dịch tam giác.

Tái xuất có thể được thực hiện bằng một trong 2 cách sau:

- Tái xuất theo đúng nghĩa của nó: có nghĩa là hàng hoá đi từ nước xuất

khẩu đến nước tái xuất, rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nướcnhập khẩu Ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động củađồng tiền: nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhậpkhẩu Sơ đồ của tái xuất theo cách này được thể hiện như sau:

(Sơ đồ)

Nước xuất khẩu

Hàng hoáTiền thanh toánKý hiệu:

Nước nhập khẩuNước tái xuất

Trang 9

- Chuyển khẩu: là hình thức mà hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu trực

tiếp sang nước nhập khẩu Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thutiền của nước nhập khẩu Sơ đồ cùa hình thức tái xuất này như sau

Trang 10

3 Nội dung của hoạt động xuât khẩu.3.1 Nghiên cứu thị trường.

Đây là bước cơ bản, quan trọng quyết định sự thành bại của một doanhnghiệp tại một thị trường nhất định Do đó các doanh nghiệp phải có sự đầu từvề thời gian công sức và tài chính thích đáng cho công tác này Nghiên cứuthị trường bao gồm: nghiên cứu về nhu cầu về sản phẩm hàng hoá, nghiên cứuvề luật pháp, môi trường chính trị, môi trường kinh tế, văn hoá và con người,môi trường cạnh tranh…Đây là bước xác định cho doanh nghiệp những thửthách sẽ phải đối mặt trong tương lai khi thâm nhập thị trường.

Nghiên cứu thị trường có thể thực hiện theo hai phương pháp cơ bản sau:- Nghiên cứu tại bàn: là nghiên cứu dựa trên số liệu được xử lý công cụthông kê Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thu thập thông tin rẻ,thông tin thu được đa dạng Tuy nhiên nó lại không có tính cập nhật và độ tincậy không cao.

- Nghiên cứu tại hiện trường: là doanh nghiệp thu thập thông tin về thịtrường thông qua trao đổi trực tiếp với khách hàng bằng các phương pháp nhưphỏng vấn, quan sát, thử nghiệm thị trường… Phương pháp này đảm bảo tính

Nước nhập khẩuNước tái xuất

Nước xuất khẩu

Hàng hoáTiền thanh toánKý hiệu:

Trang 11

cập nhật, chinh xác cao và bao quát được nhiều khía cạnh thị trường Tuynhiên phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và chi phí cao.

3.2 Chọn lựa đối tác kinh doanh.

Để thâm nhập thị trường nước ngoài thành công, thì doanh nghiệp có thểthông qua một hay nhiều công ty đang hoạt động ở thị trường đó.

Các công ty này có thể là công ty của nước sở tại hoặc công ty của nướckhác đang kinh doanh trên thị trường đó Tuy nhiên, việc lựa chọn phải hếtsức cẩn thận, nên lựa chọn những công ty có kinh nghiệm, uy tín trên thịtrường, có tiềm lực tài chính ….làm đối tác trong kinh doanh Khi lựa chọnđối tác kinh doanh, các doanh nghiệp cần thận trọng tìm hiểu kỹ đối tác về tấtcả các mặt mạnh và yếu của họ Các doanh nghiệp có thể lựa chọn đối tác dựatrên mối quan hệ bạn hàng sẵn có hoặc có thể thông qua công ty tư vấn cơ sởgiao dịch hoặc phòng thương mại và công nghiệp các nước liên quan.

3.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng.

Để ký kết một hợp đồng thì các bên có thể gặp gỡ trực tiếp để cùng nhauđàm phán về các điều khoản của hợp đồng, từ đó đi đến ký kết hợp đồng vớinhững điều kiện nhất định, ngoài ra hợp đồng còn có thể được ký kết qua fax,điện thoại, thư tín…Tuy nhiên dù hợp đồng được ký kết bằng cách nào đinữa thì quá trình của nó gồm các bước sau:

Bước 1: Chào hàng(offer):

Là việc người xuất khẩu thể hiện rõ ý định bán hàng của mình, là lời đềnghị ký kết hợp đồng với những điều kiện nhất định về giá cả, thời gian giaohàng, phương thức thanh toán, phương thức giao nhận hàng…

Bước 2: Hoàn giá(Counter offer).

Hoàn giá là mặc cả về giá cả hoặc về các điều kiện giao dịch

Khi nhận được chào hàng nhưng không chấp thuận hoàn toàn chào hàngđó, mà đưa ra một đề nghị mới thì đề nghị mới này là hoàn giá Thông thường

Trang 12

mỗi lần giao dịch thường trải qua nhiều lần hoàn giá chứ không kết thúc ngaytừ lần chào hàng đầu tiên.

Bước 3: Chấp nhận(Acceptance) là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều

kiện của chào hàng mà phía bên kia đưa ra Khi đó hợp đồng được giao kết.

Bước 4: Xác nhận(confirmation) là hai bên sau khi thống nhất thoả thuận

với nhau về các điều kiện giao dịch, có khi cần thận trọng ghi lại mọi điều đãthoả thuận, gửi cho đối phương Đó là văn kiện xác nhận đều phải có chữ kýcủa cả hai bên.

3.4 Tạo nguồn hàng xuất khẩu.

Hiện nay ở nước ta có hai loại hình doanh nghiệp làm công tác xuấtkhẩu:

Đối với các doanh nghiệp ngoại thương kinh doanh xuất khẩu phải tiếnhành thu gom từ các cơ sở sản xuất nhỏ, từ cơ sở thu mua… thông qua cáchợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp với các cơ sở sản xuất … sau đódoanh nghiệp cần bao bì đóng gói, kê ký mã hiệu cho hàng hoá chuẩn bị hàngxuất khẩu.

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đây là phương thức giao dịchbuôn bán trực tiếp giữa người sản xuất trong nước với nhà nhập khẩu Ở đâydoanh nghiệp sản xuất kinh doanh không phải làm nhiệm vụ thu gom hàng.Để có hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải nghiên cứuthị trường nước ngoài cần loại hàng hoá gì, số lượng, cách giao dịch, ký kếthợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng.

3.5 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu:

Sau khi hợp đồng được ký kết thì quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên đãđược xác lập Các doanh nghiệp với tư cách là một bên ký kết hợp đồng phảitổ chức thực hiện hợp đồng đó Đây là một công việc rất phức tạp Nó đòi hỏi

Trang 13

phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợiquốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.

Tổ chức thực hiện hợp đồng phải diễn ra đồng thời cả hai bên, hai bênphải thông báo cho nhau biết trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trình tự để thực hiện hợp đồng là:- Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá.- Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu- Làm thủ tục thuê tàu

- Mua bảo hiểm

- Làm thủ tục hải quan- Giao hàng

- Thanh toán

3.6 Đánh giá kết quả và điều chỉnh:

Sau khi hợp đồng xuất khẩu đã được thực hiện thì các doanh nghiệp phảitiến hành đánh giá kết quả của hợp đồng đó Đây là một nội dung quan trọngđối với doanh nghiệp bởi vì thông qua việc đánh giá kết quả thì doanh nghiệpsẽ nắm được hợp đồng vừa thực hiện có đạt được mục đích và hiệu quả đã đặtra hay không? Còn những khó khăn, hạn chế và bất lợi gì… Để từ đó doanhnghiệp đưa ra những điều chỉnh và tìm ra biện pháp để khắc phục những điềuchưa đạt được đối với những hợp đồng khác.

II Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Thuỷ sản.

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản là hoạt động nhằm mục đíchsinh lời bằng việc giao dịch ký kết các hợp đồng ngoại thương và tổ chức thựchiện các hợp đồng đó Do vậy cũng giống như những hoạt động ngoại thươngkhác, hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản chịu ảnh sự ảnh hưởng và tácđộng của rất nhiều yếu tố thuộc môi trường bên ngoài cũng như bên trong nộibộ doanh nghiệp.

Trang 14

1 Các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài.1.1 Môi trường luật pháp.

Một trong những nhân tố khách quan có ảnh hưởng mạnh tới hoạt độngkinh doanh xuất khẩu thuỷ sản của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp baogồm: luật quốc tế, luật riêng của từng quốc gia và sự ràng buộc chung của cácnước…Do đó trong quá trình kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩuthuỷ sản phải quan tâm và nắm vững hệ thống luật pháp, các quy định củatừng thị trường, để đáp ứng những quy định đó một cách linh hoạt nhất lànhững quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, luật chống bán phá giá và cácrào cản kỹ thuật khác nếu muốn tồn tại và mở rộng thị trường xuất khẩu

1.2 Môi trường chính trị.

Chính trị cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu thuỷ sản nói riêng Nếu một quốc gia cóđược nền chính trị ổn định, phù hợp thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp xuất khẩu Ngược lại nếu chính trị bất ổn và không phù hợp linh hoạt sẽgây nên khó khăn cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.

1.3 Môi trường kinh tế.

Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản, các doanh nghiệpcần phải có những hiểu biết nhất định về kinh tế để điều chỉnh các hoạt độngcủa doanh nghiệp mình sao cho phù hợp Hệ thống kinh tế đóng vai trò cực kỳquan trọng, nó được thiết lập nhằm phân phối tối ưu nguồn tài nguyên khanhiếm Doanh nghiệp dựa trên tiêu thức phân bổ các nguồn lực và cơ chế điềuhành nền kinh tế có thể phân chia thế giới thành nhóm nước theo cơ chế thịtrường, kinh tế chỉ huy và kinh tế hỗn hợp Mô hình kinh tế nào mà nước đótheo đuổi sẽ tác động đến khả năng xâm nhập thị trường, mức độ tham giahoạt động của doanh nghiệp trên thị trường đó Sự ổn định về kinh tế là sự ổnđịnh về tiền tệ, lạm phát mà các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu luôn quan

Trang 15

tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,đặc biệt là “rủi ro hối đoái”.

Các chỉ tiêu phản ánh sức mạnh kinh tế của một nước là: GDP, GNP,GDP/người, cán cân thanh toán, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái Là những chỉtiêu mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đánh giá về nền kinh tế của một quốc gia.

1.4 Môi Khí hậu.

Thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu thuỷ sản của doanh nghiệp Bởi vì ngành thuỷ sản là ngành khai thácchủ yếu dựa vào tự nhiên, lệ thuộc vào thiên nhiên Do vậy khi thời tiết khíhậu không ổn định sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động khai thác, đánh bắt thuỷ,hải sản của ngư dân làm cho nguồn cung cấp nguyên liệu cho các doanhnghiệp sản xuất và chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu không ổn định, chấtlượng nguồn nguyên liệu không đảm bảo gây nên những khó khăn cho cácdoanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Điều thường thấy ở các doanh nghiệp sảnxuất và chế biến sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu thường thiếu nguồn nguyênliệu vào những tuần trăng, biển động, mưa bão, lũ lụt…Vì vậy trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sảncần quan tâm tới điều kiện thời tiết khí hậu đề từ đó có những kế hoạch vàbiện pháp để hạn chế những ảnh hưởng của thời tiết khí hậu tới hoạt độngkinh doanh của mình.

1.5 Môi trường cạnh tranh.

Môi trường hoạt động của mỗi doanh nghiệp là khác nhau và lại càngkhác nhau giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Sự tách biệt về địa lý làm cho công ty kinh doanh quốc tế trả chi phínhiều hơn cho hoạt động kinh doanh của mình Ngày nay với sự phát triển củakhoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong ngành điện tử viễn thông đã rút

Trang 16

ngắn khoảng cách về địa lý giữa các quốc gia với nhau do đó làm giảm khókhăn của mỗi doanh nghiệp đi phần nào.

Năm yếu tố trong môi trường cạnh tranh mà một doanh nghiệp kinhdoanh gặp phải :

- Sự đe doạ của các đối thủ tiềm tàng mới vào thị trường.- Khả năng mặc cả của những người cung cấp.

- Khả năng mặc cả của khách hàng.- Sự đe doạ của các sản phẩm thay thế.- Cường độ cạnh tranh nội bộ ngành.

Cả năm yếu tố này ảnh hưởng tới mức độ cạnh tranh của từng doanhnghiệp Tuy nhiên tác động mạnh chủ yếu của từng yếu tố này tuỳ thuộc vàotừng ngành, từng loại sản phẩm cụ thể và tuỳ điều kiện.

2 Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp.2.1 Trình độ quản lý.

Đây là yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp khai thác tiềm năng sẵncó của mình cho xuất khẩu đồng thời khai thác những cơ hội thị trường từ đómở rộng quy mô xuất khẩu cho doanh nghiệp Mặt khác thuỷ sản xuất khẩu làmặt hàng đòi hỏi chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao Do đótrong quá trình quản lý thì sự bố trí các kho hợp lý, sự giám sát chặt chẽ cáckhâu trong quá trình chế biến là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sảnphẩm sản xuất ra, đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng

2.2 Nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu:

Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của quá trìnhthực hiện hợp đồng xuất khẩu Việt Nam chúng ta, quá trình hội nhập kinh tếquốc tế tương đối muộn Do vậy trong quá trình buôn bán quốc tế các doanhnghiệp vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và sai sót do chưa nắm vững các tập quán và cácluật lệ, thông lệ quốc tế và nghiệp vụ kinh doanh Đặc biệt với các doanh

Trang 17

nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Vì các sản phẩm thuỷ sảnxuất khẩu thường bị bảo hộ bởi các rào cản thương mại phi thuế quan, đó làcác chỉ tiêu về kỹ thuật Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuỷsản muốn thành công, hạn chế được những rủi ro trong quá trình kinh doanh,đòi hỏi phải có cán bộ làm công tác xuất khẩu thông thạo nghiệp vụ kinhdoanh xuất khẩu.

2.3 Hoạt động nghiên cứu thị trường tìm kiếm bạn hàng.

Hoạt động nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên vớibất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia kinh doanh xuất khẩu hàng hoá Cácdoanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản cũng không nằm ngoàingoại lệ đó

- Thị trường đầu ra là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng củahoạt động xuất khẩu Từ đó, những kết quả của việc nghiên cứu thị trường sẽgóp phần tạo ra những quy định đúng đắn, tạo định hướng xuất khẩu chodoanh nghiệp.

- Thị trường đầu vào là yếu tố quyết định trong hoạt động xuất khẩu củadoanh nghiệp Đối với doanh nghiệp sản xuất thì đầu vào là nguyên liệu,nhiên liệu Đối với các doanh nghiệp thương mại là các nguồn hàng hay cácchân hàng Kết quả nghiên cứu này sẽ tạo doanh nghiệp chủ động về nguồnhàng, đảm bảo hàng hoá cung cấp cho xuất khẩu đầy đủ, kịp thời, tránh đượcrủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Mối quan hệ đầu vào đầu ra là mối quan hệ biện chứng, phụ thuộcvà thúc đẩy lẫn nhau Do đó trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệpxuất khẩu thuỷ sản phải tiến hành nghiên cứu thị trường đầy đủ chi tiết, mớicó thể giải quyết tốt mối quan hệ này để có thể thu được những thành côngtrong xuất khẩu.

Trang 18

2.4 Khoa học công nghệ:

Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, nhiềucông nghệ tiên tiến đã ra đời tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức và nguycơ với các ngành kinh doanh nói chung và với ngành xuất khẩu nói riêng.

Đối với lĩnh vực xuất khẩu việc đưa khoa học công nghệ vào ứng dụngnhững công nghệ mới Tạo ra được nhiểu sản phẩm mới chất lượng, chủngloại, mẫu mã ngày càng tốt hơn, đồng thời cải tiến sản phẩm cũ, tạo hiệu quảsản xuất và bảo quản hàng hoá xuất khẩu.

III TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN CHÂU ÂU.1 Đặc điểm thị trường thuỷ sản Châu Âu.

EU là một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nayvà cũng là một khu vực phát triển kinh tế ổn định và có đồng tiền riêng khávững chắc Mặt khác, thị trường EU có nhu cầu lớn, đa dạng và phong phú vềsản phẩm Đây là thị trường liên kết chặt chẽ thành một khối mậu dịch thốngnhất mạnh hạng nhất thế giới Có sức mua lớn, ổn định và cũng là thị trườngkhó tính nhất về tiêu dùng thuỷ sản với sở thích tiêu dùng sản phẩm tôm, cá,ngêu, … kích thước nhỏ chất lượng vừa phải.

Thực tế EU không phải là một thực thể văn hoá, không đồng nhất về tậpquán sinh hoạt ẩm thực, thị hiếu tiêu dùng, cách ứng xử Thị trường EU chỉthống nhất về mặt kỹ thuật còn thực tế bao gồm nhiều thị trường quốc gia vàkhu vực Có những điểm rất khác nhau mỗi nước có bản sắc văn hoá riêngnên nhu cầu về tiêu dùng những sản phẩm thuỷ sản cũng không giống nhau.

EU là thành viên của tổ chức WTO nên có chế độ quản lý nhập khẩu chủyếu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này Các mặt hang quản lý bằng hạnngạch không nhiều nhưng biện pháp thuế quan lại được sử dụng nhiều tuynhiên mức thuế quan thấp tuy nhiên EU vẫn là một thị trường được bảo trợchặt chẽ với hàng rào phi thuế quan nghiêm ngặt Rào cản kỹ thuật chính là

Trang 19

quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngcủa EU được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm đó là : tiêu chuẩn chấtlượng, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường vàtiêu chuẩn về lao động EU là thị trường rất khó tính về mẫu mã và thị hiếu

2 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EUtrong một số năm gần đây.

Từ những năm 1980, sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã xuấthiện trên thị trường EU dưới dạng xuất khẩu chung với các sản phẩm nôngsản khác với số lượng ít nhưng đã gây được cảm tình của người tiêu dùngChâu Âu Với sự nỗ lực phấn đấu tháng 11/1999, Việt Nam được công nhậnvào danh sách 1( List A) các nước xuất khẩu thuỷ sản vào EU, sản phẩm thuỷsản của Việt Nam đã chính thức được công nhận về pháp lý để khẳng địnhđược chỗ đứng tại EU Đến ngày 01/01/2006, Việt Nam đã có 171 doanhnghiệp(trong tổng số 394 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản lớn của cả nước) đủtiêu chuẩn được cấp phép(code) xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU.

Từ năm 1996 – 1999, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sangEU tăng rất nhanh với tốc độ trung bình hàng năm là 54,92% Trong nhữngnăm 2000 – 2002, hoạt động xuất khẩu bị chững lại và có xu hướng giảm sút,sau khi EU tăng cường kiểm tra dư lượng các chất kháng sinh và hạ thấpngưỡng phát hiện dư lượng các chất này trong sản phẩm Nhờ những nỗ lựckhắc phục của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và nông ngư dân ViệtNam, từ năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã tăngtrưởng nhanh chóng trở lại Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ViệtNam sang EU đạt 116,7 triệu đôla, năm 2004 đạt 231,5 triệu đôla, năm 2005đạt 441,4 triệu đôla, năm 2006 đạt 723,5 triệu đôla và năm 2007 đạt 810,3triệu đôla.

Trang 20

Bảng 1: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU.

Giá trị (triệu USD)

Khối lượng(tấn)

(Nguồn: Trung tâm tin học, Bộ Thuỷ sản).

Nhìn chung sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trườngEU là tương đối đa dạng với những mặt hàng chủ yếu là: cá, tôm, mực, bạchtuộc, cá ngừ, đồ hộp… với khối lượng và giá trị xuất khẩu không ngừng tănglên theo từng năm Trước đây, thuỷ sản Việt Nam gần như chỉ xuất hiện vớimức độ hết sức khiêm tốn ở một vài nước trên thị trường Đông Âu nhưngngành thuỷ sản Việt Nam đã có nhiều động thái và biện pháp tích cực thâmnhập thị trường các thành viên mới của EU và đến nay sản phẩm thuỷ sảnnước ta đã có mặt ở hầu hết các nước thành viên EU.

3 Cơ hội và thách thức của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thịtrường Châu Âu thời gian tới.

Với sự mở rộng của EU từ 15 nước thành viên lên 25 nước như hiện nay,sức tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản của EU-25 đã tăng nhanh đáng kể trongnhững năm gần đây và xu hướng này ngày càng tăng với những thay đổi vềchủng loại sản phẩm, kích cỡ và dạng sản phẩm trong thời gian tới Ngườidân châu Âu ngày càng hướng đến sự tiện dụng của các sản phẩm làm sẵn vàăn liền trong tiêu dùng thuỷ sản Sự tăng trưởng kinh tế, sự nhận thức về sứckhoẻ, thay đổi cách sống và sự đa dạng trong phân phối thuỷ sản qua các cửahàng bán lẻ hiện đại là những yếu tố chính thúc đẩy sự gia tăng này Đây là cơhội để các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam mở rộng và phát triển,đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này.

Trang 21

Bên cạnh đó, việc Việt Nam là nước đầu tiên trong khối Asian tham giamạng lưới thông tin điện tử quản lý xuất nhập khẩu thuỷ sản vào châu Âumang lại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam nhiều cơhội nhưng cũng không ít thách thức Một trong những thách thức lớn là vấnđề vệ sinh an toàn thực phẩm.Việt Nam đang là nước đầu tiên của khối Asian- Đông Nam Á và châu Á chuẩn bị được tham gia mạng lưới thông tin điện tửquản lý xuất nhập khẩu thuỷ sản vào châu Âu Điều này cho thấy bên cạnhviệc được giám sát chặt chẽ hơn trong hệ thống thông tin hiện đại của cộngđồng châu Âu thì xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng có thêm nhiều triểnvọng phát triển thêm thị phần ở thị trường này.Lâu nay, hàng thuỷ sản củaViệt Nam xuất vào châu Âu với số lượng đáng kể Hàng năm, giá trị kimngạch đạt được tại thị trường châu Âu bình quân chiếm 35% trên tổng giá trịkim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt được của toàn ngành Những doanh nghiệpthật sự có năng lực đưa hàng vào châu Âu sẽ được cơ quan quản lý thuỷ sảnViệt Nam cấp giấy chứng thư gọi chung là “cost” Khi đưa hàng đi, doanhnghiệp sẽ kèm theo cost để xuất trình với nước nhận hàng Tuy nhiên, do thủtục đó chỉ thông qua giấy tờ nên có nhiều bất lợi Xét trên điều kiện thực tếhiện nay của Việt Nam, Ủy ban Liên minh châu Âu đã đồng ý để Việt Namđược tham gia vào mạng lưới thông tin điện tử quản lý xuất hàng vào châu Âuđồng thời cử chuyên gia sang tập huấn kiến thức cơ bản về hệ thống phầnmềm này cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành của Việt Nam Chuyên gia đàotạo Công nghệ thông tin của Uỷ ban Liên minh châu Âu cho biết, Việt Nam lànước đầu tiên của khối Asian- Đông Nam Á và châu Á được tham gia vào hệthống này, mọi thủ tục về lô hàng sẽ được triển khai nhanh hơn đồng thời nếunhư lô hàng có vấn đề thì thông tin về lô hàng cũng đến cơ quan chức năngnhanh hơn Hệ thống này có rất nhiều dữ liệu Tham gia vào hệ thống này,Việt Nam cũng sẽ phải sắp xếp dữ liệu một cách có hệ thống ổn định Liên

Trang 22

minh châu Âu trao hệ thống này cho Việt Nam là muốn chứng minh cho ViệtNam thấy châu Âu đã đặt mọi niềm tin vào Việt Nam.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, một trong những tháchthức lớn nhất mà các doanh nghiệp thường phải đối mặt đó là đáp ứng các yêucầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu; đặc biệt lànhững thị trường cao cấp như châu Âu Trong điều kiện đã gia nhập vào hệthống quản lý phần mềm chung của châu Âu thì yêu cầu nắm rõ những quyđịnh vệ sinh an toàn thực phẩm của cộng đồng châu Âu càng trở nên cấp thiết.Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đang đối diện vớinhững cơ hội và thách thức chưa từng có trước một thị trường tiềm năng,phong phú song cũng đầy những rào cản khắt khe Trong bối cảnh hiện nay,uy tín, thương hiệu chính là yếu tố tạo nên nền tảng thành công cho các doanhnghiệp.

Trang 23

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNGTY TNHH HUY NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

I Khái quát về công ty TNHH Huy Nam

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

I.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Kiên Giang là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam, có bờ biển chạy dọc theosuốt chiều dài của tỉnh và tiếp giáp với tỉnh Cà Mau tạo điều kiện cho việckhai thác và chế biến Thuỷ Hải Sản Chính vì điều đó mà Đảng và Nhà Nướcđã đầu tư xây dựng khu công nghiệp và khu công nghiệp cảng cá Tắc Cậunhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích cho các doanh nghiệp trong vàngoại tỉnh đầu tư trong lĩnh vực ngành Thuỷ Hải Sản.

Công ty TNHH Huy Nam cũng là một trong những công ty đã được UỷBan Nhân Dân tỉnh và các ban ngành liên quan ưu tiên, giúp đỡ thành lập.Đây là một điều kiện tiền đề rất lớn để công ty đi vào hoạt động có hiệu quả.

Là đơn vị đóng tại khu công nghiệp Cảng Cá Tắc Cậu thuộc địa bàn ấpMinh Phong, Xã Bình An, Huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang Được chínhquyền địa phương và các ban ngành liên quan giúp đỡ, công ty tiến hành xâydựng và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2003 Nhiệm vụ chính làchuyên chế biến nguyên liệu thuỷ, hải sản xuất khẩu Được Sở kế hoạch - Đầutư tỉnh Kiên Giang cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 56-02-000138 ngày 05/05/2003 có trụ sở chính tại Khu công nghiệp Cảng cá TắcCậu - Ấp Minh Phong, Xã Bình An, Huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang,được cục thuế tỉnh Kiên Giang cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế ngày16/05/2003 – Mã số thuế: 1700415026.

Trang 24

Công ty TNHH Huy Nam được thành lập trên cơ sở kêu gọi đầu tư dướihình thức góp vốn kinh doanh giữa các thành phần kinh tế tư nhân trong lĩnhvực chế biến kinh doanh, xuất khẩu thuỷ hải sản.

Tháng 05/2003 UBND tỉnh Kiên Giang đã ký quyết định số 1805/QĐUBgiao đất cho công ty TNHH Huy Nam để sử dụng vào mục đích xây dựng nhàmáy chế biến Thuỷ hải sản đông lạnh tại khu công nghiệp Cảng cá Tắc Cậuthuộc xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang Được sự động viên,quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Kiên Giang, Sở Thuỷsản tỉnh Kiên Giang, Ban quản lý dự án Khu công nghiệp cảng cá Tắc Cậu,Nhà máy chế biến Thuỷ hải sản đông lạnh của công ty TNHH Huy Nam đượctiến hành xây dựng đúng tiến độ, hoàn thành và bắt đầu đi vào hoạt động từtháng 12 năm 2003.

Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay với sự cố gắng khôngngừng của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty vì vậy công tyluôn luôn hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đặt ra Nguồn nguyên liệu đầuvào của công ty chủ yếu là thu mua tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vàmột số tỉnh lân cận như Cà Mau, Sóc Trăng, sản phẩm chủ yếu của công ty làMực và Bạch tuộc đông lạnh các loại ngoài ra còn có một số mặt hàng khácnhư cá, thuỷ sản hỗn hợp(Seafoodmix), tôm, … được liên tục xuất khẩu sangcác thị trường Châu Âu như: Nga, Italya, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ ĐàoNha, Hà Lan, Rumania … Thị trường Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc,Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan, và thị trường Austraylia, dự kiến đến năm2007 công ty sẽ tiêp cận và xuất sang thị trường Mỹ Với tiêu chí chất lượngsản phẩm và uy tín là hang đầu công ty đã không ngừng cải tiến kỹ thuật đưacông nghệ mới nhất vào sản xuất, không ngừng bồi dưỡng nâng cao tay nghềcho cán bộ công nhân viên, thường xuyên học tập trau dồi chuyên môn cảitiến nâng cao chất lượng sản phẩm Thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo sản

Trang 25

phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của ngành và tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.Chính vì những cố gắng trên mà công ty đã có được lòng tin và uy tín để đápứng được một số thị trường khó tính như Nhật Bản, Đức, Italya… Từngbước xâm nhập mạnh vào các thị trường khác.

- Tên công ty: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Huy Nam- Tên giao dịch quốc tế : HUYNAMSEAFOODS Co., LTD.

- Địa điểm sản xuất kinh doanh: Khu công nghiệp cảng cá Tắc Cậu- Xã

Bình An - Huyện Châu Thành - Tỉnh Kiên Giang

- Ngày thành lập doanh nghiệp: 01/05/2003.- Ngày chính thức đi vào hoạt động: 24/12/2003.

- Đơn vị chủ quản: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Kiên Giang

- Địa điểm giao dịch: Khu công nghiệp Cảng cá Tắc Cậu - Huyện Châu

Thành - tỉnh Kiên Giang

- Điện thoại: 077.616128 – 077.616248 Fax: 077.616129.

- Email: huynam@pmail.vnn.vn – www.huynam.com.vn

I.2 Chức năng của công ty.

Công ty TNHH Huy Nam là một đơn vị hạch toán kinh doanh đốc lập, cho nên chức năng chính của công ty là sản xuất chế biến và cung ứng các mặt hàng thuỷ sản đông lạnh có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Nó quyết định tới sự sống còn của công ty Hiện nay các sản phẩm của công ty được sản xuất chế biến và xuất khẩu sang nhiều quốc gia ở các châu lục Với sự tồn tại của chính mình Công ty TNHH Huy Nam đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy và phát triển của ngành thuỷ sản Kiên Giangnói riêng và của cả nước ta nói chung.

I.3 Nhiệm vụ của công ty.

Để thực hiện tốt các chức năng của Công ty TNHH Huy Nam thì cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

Trang 26

- Căn cứ vào chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà Nước, các chỉ tiêu của cấp trên giao để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kể cả các kế hoạch có liên quan(ngắn hạn và dài hạn) của công ty và các biện pháp thực hiện kế hoạch được giao, chịu trách nhiệm trước khách hàng, thực hiện các hợp đồng đã ký kết.

- Nghiên cứu thị trường xuất khẩu thuỷ sản, tổ chức xây dựng và thực hiện tốt các chính sách marketing.

- Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất chế biến, tạo ra được nhiều mặt hàng có chất lượng cao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

- Phải luôn chú trọng và quan tâm tới việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật và quản lý cho cán bộ công nhân viên và lãnh đạo của công ty, sử dụng hiệu quả tài sản, vật tư, vốn, lao động hiện có, thực hiện tiết kiệm chi phí tối ưu, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của công ty.

2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.

2.1 Sơ đổ tổ chức bộ máy của công ty.

Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Huy Nam được tổ chức theo phương thức trực tuyến chức năng Hệ thống tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện trên sơ đồ sau:

* Tổng số cán bộ công nhân viên : 614 người

- Lao động gián tiếp: 75 người

Trong đó:

Bộ phận kế hoạch kỹ thuật: 4 người

Trang 27

Bộ phận nghiệp vụ: 6 ngườiBộ phận kế toán: 6 ngườiBộ phận quản lý phân xưởng: 8 ngườiBộ phận thống kê, giám sát 43 người

2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty.

- Giám đốc: Là người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện về mọi lĩnh

vực quản lý và điều hành bộ máy họat động của công ty, quản lý sử dụngnguồn vốn của công ty vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tổ chức quản lýbảo vệ vốn sử dụng hợp lý để duy trì và phát triển mở rộng ngành nghề kinhdoanh.

Hội đồng thành viên

Giám đốcP.Giám đốc

Sản xuất

P.Giám đốcKinh doanhP.Giám đốc

kỹ thuật

Phòng KCS

Phòng QLCL

XưởngCƠ ĐIỆN

XưởngBAO BÌ

P Tổ chức HC - LĐTL

P.Kết toánTài Chính

Phòng XNK

P KD nội địa

NHÀ MÁY SẢN XUẤT

Chủ tịch HĐQT

Trang 28

- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm theo

dõi quản lý tình hình hoạt động của công ty, giám sát toàn bộ những côngviệc liên quan đến các hoạt động của công ty, lập kế họach sản xuất kinhdoanh, nghiên cứu tìm kiếm thị trường tiêu thụ mặt khác còn phải dự đoánnhu cầu của thị trường từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất.…

- Phó giám đốc phụ trách SX (Phòng điều hành): Điều hành mọi hoạt

động trong quá trình sản xuất và quản lý quy trình công nghệ của công ty đivào họat động có hiệu quả, đi theo một trật tự nhất định điều hành, giám sátchất lượng sản phẩm và theo dõi kế họach sản xuất kinh doanh

- Kế toán trưởng :Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý tài chính

hàng tháng, tham vấn với ban Giám đốc về kế hoạch phát triển công ty, cáckhoản mục đầu tư Quản lý và điều hành bộ phận nghiệp vụ tài chính, quản lýsử dụng vốn đúng chế độ quy định của nhà nước, sử dụng vốn có hiệu quả,theo dõi và lập báo cáo tài chính và chịu mọi trách nhiệm về tính trung thựcvà chính xác với cơ quan quản lý nhà nước.

- Bộ phận kế hoạch kỹ thụât: Chịu trách nhiệm về việc kiểm tra chất

lượng sản phẩm về vệ sinh công nghiệp , đăng ký kiểm mẫu hàng, lập hồ sơkiểm hàng theo đúng quy định của nhà nước, ngoài ra còn đề ra những kếhoạch cụ thể về sản xuất theo từng lọai hàng, số lượng hàng hóa, thị trườngtiêu thụ …

- Phòng bảo vệ: Bảo vệ tất cả mọi họat động liên quan đến công ty,

phòng bảo vệ được công ty xây dựng trước cổng ra vào, nhiệm vụ của nhânviên bảo vệ phải thường xuyên đi kiểm tra xung quang công ty để xem xét cóvấn đề gì xảy ra hay không, nếu có vấn đề gì xảy ra thì báo phải xử lý ngaynếu vượt phạm vi quản lý thì phải báo cáo ngay cho Lãnh đạo công ty biết đểgiải quyết tình hình.

Trang 29

- Bộ phận nghiệp vụ: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ tài sản của công ty,

lên kế hoạch tiếp nhận các nguồn vốn được cung cấp hoặc bổ sung, kiểm trađối chiếu số liệu tiếp nhận nguyên liệu, lập kế hoạch thu chi, quyết toán ngânsách, lập chứng từ hồ sơ phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu để phục vụ chocông tác lập báo cáo tài chính của công ty.

- Phòng tổ chức hành chính: Là những người có kinh nghiệm về công

tác nhân sự giúp cho Ban Giám đốc quản lý con người theo đúng trình độ khảnăng của từng người để phát huy vai trò làm chủ của cán bộ công nhân viênmà đơn vị quản lý.

- Phòng kế toán tài vụ: Thực hiện công tác quản lý tài chính của công

ty, hạch toán số liệu, mở sổ sách theo dõi toàn bộ họat động về tài chính, điềuhành việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

- Tổ chức bộ máy kế toán: Chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ, nhânviên kế toán, mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán.

Sơ đồ phòng kế toán

Kế toán tổng hợp

Kế toán nguyên liệu

vật tư SX

Kế toán Tiền lương

Kế toán Công nợ

Kế toán Xuất khẩu

Thủ quỹKế toán trưởng

Trang 30

* Nhiệm vụ cụ thể:

- Kế toán trưởng:

+ Tính giá thành sản phẩm, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo các công tác kếtoán nghiệp vụ chuyên môn của công ty, có trách nhiệm phân công nhiệm vụcụ thể của từng kế toán viên

+ Phân tích và kiểm tra các nghiệp vụ kế toán, thu nhập và xử lý thôngtin để cung cấp cho ban giám đốc chính xác kịp thời Giúp cho Lãnh đạo cókế hoạch chỉ đạo điều hành kịp thời có hiệu quả

+ Kiểm tra báo cáo tài chính.

+ Tính toán lương phải trả cho công nhân viên.

+ Tính trích khấu hao TSCĐ và phân bổ Công cụ dụng cụ

+ Giúp kế toán trưởng kiểm tra, giúp đỡ các kế toán viên khác làm tốtphần việc của mình

- Kế toán nguyên liệu + Vật tư SX:

+ Kiểm tra đối chiếu số liệu thu mua nguyên liệu.

+ Hạch toán chi phí thu mua nguyên vật liệu, kiểm tra chứng từ chi trả.+ Lập phiếu Thu chi, theo dõi các khoản nợ phải trả người bán hàng.

Trang 31

+ Theo dõi, giao dịch với Ngân hàng, lập các thủ tục thanh toán

+ Ghi sổ chi tiết, bảo quản chứng từ gốc thu chi, đối chiếu, lập báo cáoquỹ hàng ngày.

- Kế toán tiền lương:

+ Hạch toán các khoản chi phí phát sinh của công nhân viên trong thángvà xác định vào bảng thanh toán lương trên cơ sở sản lượng và đơn giá đượcduyệt để trả lương cho công nhân viên và trích BHXH, BHYT, KPCĐ theoquy định.

- Kế toán công nợ:

Theo dõi và ghi chép tình hình xuất nhập tồn kho vật tư thành phẩm vàcác khoản công nợ với khách hàng.

- Kế toán xuất khẩu:

+ Nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ các sản phẩm ởnước ngoài.

+ Lập thủ tục xuất khẩu, theo dõi hồ sơ xuất khẩu và quản lý theo dõihàng đang đi trên đường.

Ngày đăng: 30/11/2012, 14:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Ưu điểm của hình thức này là không cần sử dụng ngoại tệ, các nước có thể khai thác tiểm năng của nước mình, tránh được sự quản lý về ngoại hối  của chính phủ. - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam sang thị trường Châu Âu
u điểm của hình thức này là không cần sử dụng ngoại tệ, các nước có thể khai thác tiểm năng của nước mình, tránh được sự quản lý về ngoại hối của chính phủ (Trang 8)
Bảng 1: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU. - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam sang thị trường Châu Âu
Bảng 1 Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU (Trang 20)
Bảng 3: Tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường. - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam sang thị trường Châu Âu
Bảng 3 Tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường (Trang 35)
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty sang thị trường EU. - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam sang thị trường Châu Âu
Bảng 5 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty sang thị trường EU (Trang 42)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w