1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP TV 6

2 255 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 47,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 6- HỌC KÌ II HỌ VÀ TÊN:………………………………………. 1 .Thế nào là phó từ? Phó từ là những từ chuyên đi kèm ĐT, TT để bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT . 2. Có mấy loại phó từ? Kể tên? có 2 loại phó từ: *Phó từ đứng trước động từ, tính từ:thường bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến, *Phó từ đứng sau động từ tính từ:thường bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả và hướng. VD: 1.Tuấn/ / đang học bài. 2.Tuấn nhảy cao quá. pt pt 3.Thế nào là so sánh? So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 4. Cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm mấy yếu tố? Gồm 4 yếu tố: + Sự vật được so sánh (vế A) VD: Trẻ em như búp trên cành +Từ so sánh Vế A từ so sánh Vế B + Phương diện so sánh. +Sự vật dùng để so sánh (Vế B) 5. Có mấy kiểu so sánh cơ bản? Có 2 kiểu so sánh cơ bản: + So sánh ngang bằng : như, là, cũng là, cũng là, cùng bằng……. + So sánh không ngang bằng: Chẳng bằng, kém ……… 6. Thế nào là nhân hoá? Có mấy kiểu nhân hoá ? ** Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối…. bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. **Có 3 kiểu nhân hoá : + Dùng những từ ngữ vốn gọi người đẩ gọi vật : bác, chú, cô , cậu, thím, dì……. +Dùng tự ngữ chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ vật. + Trò chuyện xưng hô với người như với vật : trâu ơi, bầu ơi 7.Thế nào là ẩn dụ ? Tác dụng ? Có mấy kiểu ẩn dụ ? ** Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. ** Tác dụng : làm cho câu văn, câu thơ có tính hàm xúc, tăng tính gợi hình, gợi cảm. **Có 4 kiếu ẩn dụ :+ Ẩn dụ hình thức. + Ẩn dụ cách thức. +Ẩn dụ phẩm chất. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 8. Thế nào là hoán dụ ? Có mấy kiểu hoán dụ ? **Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. **Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp: + Lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể VD………………………………………………………………………… +Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựngVD…………………………………………………………………. + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vậtVD……………………………………………………………………… + lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượngVD………………………………………………………………………… 9. Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu ? Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và điễn đạt một ý trọn vẹn (Chủ ngữ và vị ngữ) ; Thành phần phụ là thành phần không bắt buộc có mặt trong câu. 10. Trình bày đặc điểm của thành phần chính : CN và VN ? **Chủ ngữ : +Là thành phần chính của câu ; + nêu tên sự vật hiện tượng…… +Trả lời câu hỏi : ai ? Con gì ? Cái gì ? +Cấu tạo : danh từ, cụm danh từ, đại từ……. **Vị ngữ : +Là thành phần chính của câu. +Có khả năng kết hợp với phó từ chỉ quan hệ thời gian. +Trả lời câu hỏi làm gì ? Làm sao ? Như thế nào ?Là gì ? + Cấu tạo :Động từ, cụm động từ, tính từ cụm tính từ… 11.Đặc điểm công dụng của câu trần thuật đơn -Về ý nghĩa, câu trần thuật đơn thường được dung để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự vật, sự việc hay để nêu ý kiến. -Về cấu tạo, câu trần thuật đơn do một cụm chủ - vị tạo thành. VD :…………………………………………………………………………………………………… Trời/đang mưa. VD……………………………………………………………………………………… 12. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. - Câu trần thuật đơn có từ là là câu cóVị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ (cụm DT tạo thành). Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với ĐT (cụm ĐT), TT (cụm TT) … cũng có thể làm vị ngữ. - Khi biểu thị ý phủ định, vị ngữ kết hợp với cụm từ kông phải, chưa phải. 13. Các kểu câu trần thuật đơn có từ là? Mỗi kiểu lấy một ví dụ: -Câu định nghĩa.VD………………………………………………………………………………………………………. -Câu giới thiệu.VD………………………………………………………………………………………………………. -Câu miêu tả. VD………………………………………………………………………………………………………. -Câu đánh giá. VD………………………………………………………………………………………………………. 14: Có những lỗi dung từ nào? -Lỗi thiếu chủ ngữ. -Lỗi thiếu vị ngữ. -Lỗi thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. 15: Công dụng của các loại dấu câu: -Dấu chấm: Đặc ở cuối câu trần thuật.VD……………………………………………………………………… -Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn:VD………………………………………………………………………… -Dấu chấm than được đặt cuối câu cầu khiến và câu cảm than:VD………………………………………. Vd……………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………. -Dấu phẩy:Đặt giữa thành phần phụ và thành phần chính,Giữa các từ có cùng một chức vụ trong câu, giữa một từ ngữ và bộ phận chú thích của nó, giữa các vế của một câu ghép. . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 6- HỌC KÌ II HỌ VÀ TÊN:………………………………………. 1 .Thế nào là phó từ? Phó từ là những từ. bản: + So sánh ngang bằng : như, là, cũng là, cũng là, cùng bằng……. + So sánh không ngang bằng: Chẳng bằng, kém ……… 6. Thế nào là nhân hoá? Có mấy kiểu nhân hoá ? ** Nhân hoá là gọi hoặc tả con. đựng để gọi vật bị chứa đựngVD…………………………………………………………………. + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vậtVD……………………………………………………………………… + lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượngVD………………………………………………………………………… 9.

Ngày đăng: 18/05/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w