Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 60 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
60
Dung lượng
591,5 KB
Nội dung
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay muốn tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải luôn làm tốt tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công cụ đắc lực nhất phục vụ cho quá trình trên là công tác tổ chức hạch toán kế toán trong doanh nghiệp, trong đó có công tác tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu. Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp muốn thắng lợi và tăng lợi nhuận thì phải tăng doanh thu đồng thời hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Do vậy, giải pháp tốt nhất để hạ giá thành sản phẩm là tiết kiệm tối đa chi phí nguyên vật liệu nhưng vẫn phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Hiện nay trước sự hội nhập về kinh tế thế giới và khu vực, sự đổi mới trong kinh tế nói chung và lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng đang ngày càng một hoàn thiện. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán không những giúp cho các nhà quản lý biết được tình hình thực tế của doanh nghiệp mà còn đưa ra những thông tin kinh tế kịp thời, chính xác giúp cho bộ phận quản lý có những quyết định đúng đắn phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Như vậy, đối với các doanh nghiệp sản xuất thì việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu là rất quan trọng. Thời gian qua cùng với việc nghiên cứu lý luận và thực tập thực tế tại Công ty Kỹ thuật Điện Thông, nhận thức được tầm quan trọng của nguyên vật liệu và công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất kinh doanh nên em chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Kỹ thuật Điện Thông”. Nội dung của chuyên đề ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, được chia làm ba chương sau: SV: Trương Bích Ngọc Lớp: Kế toán - K42 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Kỹ thuật Điện Thông. Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Kỹ thuật Điện Thông Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Kỹ thuật Điện Thông. SV: Trương Bích Ngọc Lớp: Kế toán - K42 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT ĐIỆN THÔNG 1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty Kỹ thuật Điện Thông Trong Công ty Kỹ thuật Điện Thông nguyên vật liệu bao gồm nhiều thứ, nhiều chủng loại khác nhau. Chúng khác nhau về công dụng, tính năng lý hóa, quy cách, phẩm cấp, chất lượng. Hơn nữa nguyên vật liệu lại là loại tài sản thường xuyên biến động. Do đó, để phục vụ tốt cho việc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu của Công ty cần thiết phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu tại Công ty bao gồm - Phân loại nguyên vật liệu Công ty Kỹ thuật Điện Thông là đơn vị chuyên sản xuất những sản phẩm kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao nên vật liệu dùng cho sản xuất phải đáp ứng được đặc thù và yêu cầu kỹ thuật cao của công nghệ sản xuất. Vật liệu chính: silic, đồng, nhôm các loại. Bên cạnh đó lại có những loại là chi tiết sản phẩm có thể đưa ngay vào khâu lắp ráp như: điốt, điện trở, vòng bi, bóng đèn, đai ốc, bu lông Đặc điểm của các sản phẩm là cấu thành từ rất nhiều các chi tiết khác nhau (khoảng 200 chi tiết cho mỗi sản phẩm), điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu là danh mục vật tư cho sản xuất rất phong phú về chủng loại và quy cách (có khoảng 1.500 loại vật tư khác nhau, trong đó nguyên vật liệu chiếm khoảng 18 nhóm). Để thuận lợi cho công tác quản lý, nguyên vật liệu được phân loại như sau: - Theo nguồn hình thành + Vật liệu mua ngoài bao gồm cả thu mua trong nước và nhập khẩu. Các vật liệu nhập khẩu thường là những vật liệu đòi hỏi có thông số kỹ thuật và chất lượng cao như: tôn silic dây điện từ, đồng hồ, Các vật liệu này có giá thành SV: Trương Bích Ngọc Lớp: Kế toán - K42 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng khá cao và được nhập khẩu từ Liên Xô, Nhật, Singapo, Thái Lan, Trung Quốc + Vật liệu tự chế: chủ yếu là các khuôn mẫu, gá lắp. + Vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: một số chi tiết đơn giản nhằm giảm chi phí cho việc tổ chức sản xuất. - Theo vai trò trong sản xuất + Vật liệu chính: được chia thành các nhóm lớn như: Nhóm 2: vít, bu lông, đai ốc, vòng đệm. Nhóm 3: Dây đồng. Nhóm 4: Kim loại đen. Trong các nhóm lớn lại có những nhóm nhỏ như: vít, bu lông, đai ốc, vòng đệm bằng sắt với chủng loại, kích cỡ khác nhau. - Vật liệu phụ: gồm các hóa chất, sơn, xăng, dầu, mỡ, đất đèn - Dụng cụ gồm: vòng bi, dây curoa, viền bi, rũa, đá mài, măng danh, taro, bàn rèn, mũi khoan, dụng cụ đo các loại, - Bao bì gồm: đinh sắt, đai nẹp, hộp gỗ, hòm gỗ, đinh ghim, túi PE, can nhựa - Phế liệu thu hồi: phôi, sắt, thép đề xê của các phân xưởng. - Đồ bảo hộ lao động. SV: Trương Bích Ngọc Lớp: Kế toán - K42 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng Bảng 1.1: Quy cách đánh giá danh điểm vật tư của Công ty Kỹ thuật Điện Thông Nhóm lớn Nhóm nhỏ Chủng loại Kích cỡ - quy cách 2.Vít, Bu lông, Đai ốc, Vòng đệm 11. Vít, Bu lông, Đai ốc, Vòng đệm bằng sắt 1. Đầu bình thường 2. Đầu nhỏ 3. Đầu chìm 4. Vít kẹp chì 5. Đai ốc 1. Ren lớn 2. Ren nhỏ Bên cạnh việc chia nhóm, vật liệu của Công ty còn được mã hóa để tiện cho việc theo dõi. Mã vật tư được quy định bởi 8 ký tự (A, B, C, D, E, F, G, H). A: Chỉ số thứ 1: quy định nhóm vật tư lớn (tên vật tư) B: Chỉ số thứ 2: quy định nhóm vật tư nhỏ (chủng loại) C: Chỉ số thứ 3: quy định hình dáng, tính năng Chỉ số thứ 4 trở đi quy định kích cỡ, hình dáng. Nhóm lớn: có 6 loại A = 2 bao gồm nhóm dụng cụ, phụ tùng, nhóm xăng dầu, hóa chất, nhóm kim loại màu, nhóm kim loại đen, nhóm dây điện từ, nhóm các loại bu lông ốc vít. Nhóm nhỏ: B = 1 Hình dáng, tính năng Kích cỡ, quy cách: gồm 4 chữ số. VD: Mã số 2110305: vít sắt mạ M3x5 Nhóm lớn Nhóm nhỏ Chủng loại Kích cỡ Tên vật tư 2 1 1 0305 Vít sắt mạ M3x5 Trên cơ sở được mã hóa, hệ thống danh điểm vật tư của Công ty sẽ được lập như sau: Bảng 1.2: Sổ danh điểm vật tư của Công ty Kỹ thuật Điện Thông SV: Trương Bích Ngọc Lớp: Kế toán - K42 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng MS Danh điểm vật tư Tên, nhãn hiệu, quy cách vật liệu ĐVT Ghi chú V VS. 1521 VS. 2110305 Vít sắt mạ M3x5 Cái VS. 2110306 Vít sắt mạ M3x6 Cái VS. 2110308 Vít sắt mạ M3x8 Cái D DĐ.1522 DĐ.3110330 Dây đồng 30 mm 2 Kg D DĐ. 1522 DĐ. 3110312 Dây đồng 12 mm 2 Kg - Đánh giá vật liệu Đánh giá nguyên vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định. Về nguyên tắc: kế toán hàng tồn kho (trong đó bao gồm nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ) phải được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. + Giá thực tế nhập kho Ngoài việc mở sổ theo dõi vật liệu, kế toán vật liệu của Công ty cũng phải tuân theo nguyên tắc thống nhất phương pháp tính giá vật liệu trong hạch toán. Khi hạch toán, vật liệu được tính theo giá thực tế (giá gốc), hiện nay Công ty Kỹ thuật Điện Thông tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên trong giá thực tế của vật liệu không có thuế GTGT. 1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty Kỹ thuật Điện Thông Nguyên vật liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ thường xuyên biến động. Các SV: Trương Bích Ngọc Lớp: Kế toán - K42 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng doanh nghiệp phải thường xuyên mua nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm và các nhu cầu khác trong doanh nghiệp. Vì vậy quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản, sử dụng, dự trữ là việc làm vô cùng cần thiết. - Khâu thu mua được thực hiện theo kế hoạch thu mua đã lập sẵn. Kế hoạch này được xây dựng trên 3 cơ sở kế hoạch sản xuất, lượng vật liệu tồn kho và định mức tiêu hao vật tư. Trong đó kế hoạch sản xuất phải dựa trên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh nhu cầu thị trường cần phải quan tâm cả về số lượng tồn kho. Số lượng cần sản xuất trong năm được xác định bằng công thức: Số lượng cần = Nhu cầu tiêu thụ + Nhu cầu tồn kho - Tồn kho sản phẩm sản xuất kế hoạch cuối kỳ đầu kỳ Nhu cầu nguyên vật liệu cần mua cũng phụ thuộc vào số lượng vật liệu tồn kho cuối kỳ, lượng vật liệu cần cho sản xuất và cả nhu cầu dự trữ cho kỳ tiếp theo. Như vậy nhu cầu nguyên vật liệu được xác định bằng công thức: Nhu cầu NVL = NVL trực tiếp cho + NVL trực tiếp còn - NVL trực tiếp mua vào sản xuất trong kỳ tồn kho cuối kỳ tồn kho đầu kỳ Trong đó: NVL trực tiếp cần cho = Khối lượng sản phẩm x Định mức tiêu hao NVL sản xuất trong kỳ cần sản xuất cho 1 sản phẩm - Việc tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu, tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt, đảm bảo an toàn là một trong các yêu cầu quản lý đối với vật liệu. Việc sử dụng nguyên vật liệu phải hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức, dự toán chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm làm tăng lợi nhuận, tích lũy cho Công ty. - Khâu bảo quản, mỗi loại nguyên vật liệu có tính chất lý, hóa học khác nhau vì vậy Công ty đã bảo quản chúng theo đúng với đặc tính lý hóa của từng loại vật liệu. Công ty có hệ thống kho tàng, bến bãi đầy đủ, sắp xếp một SV: Trương Bích Ngọc Lớp: Kế toán - K42 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng cách khoa học, hợp lý để đảm bảo yêu cầu bảo quản đối với từng loại. Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu, hạn chế những mất mát, hao hụt về số lượng cũng như chất lượng nguyên vật liệu. - Khâu sử dụng, tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời giá trị nguyên vật liệu tiêu hao trong sản xuất, giá trị nguyên vật liệu có trong giá vốn thành phẩm. Do vậy trong khâu sử dụng phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất sản phẩm. Từ đó xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu và dự toán chi phí hợp lý để giảm chi phí sản xuất hạ thấp giá thành sản phẩm tăng tích lũy cho Công ty. - Khâu dự trữ, Công ty phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu của từng loại vật liệu, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, không bị ngưng trệ, gián đoạn cho việc cung ứng hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều. 1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty Kỹ thuật Điện Thông - Phòng vật tư: thu mua vật liệu Phòng vật tư sẽ lên kế hoạch mua vật liệu. Kế hoạch thu mua vật liệu là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch sản xuất – tài chính – kỹ thuật của Công ty. Việc lập kế hoạch đúng, có khoa học giúp cho Công ty tránh được tình trạng ứ đọng vật liệu, ứ đọng vốn tạo điều kiện cho sản xuất được liên tục, luôn đảm bảo vật liệu cho quá trình sản xuất. Sau khi lê kế hoạch thu mua, công tác thu mua được giao cho nhân viên cung ứng của phòng vật tư. Nhân viên này sẽ chịu trách nhiệm với bên bán, lấy mẫu sản xuất thử. Nếu hàng mẫu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật thì nhân viên này có nhiệm vụ thỏa thuận về giá cả, mua hàng, kiểm nghiệm, nhập kho, thanh toán tiền hàng và trả lại hàng hóa nếu không đảm bảo chất lượng của hàng mẫu. - Kho vật tư: trung tâm dự trữ và bảo quản vật liệu Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kho vật tư là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong khâu chuẩn bị sản xuất.Ở Công ty Kỹ thuật Điện Thông các loại vật tư được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, số SV: Trương Bích Ngọc Lớp: Kế toán - K42 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng lượng lớn nên hệ thống kho tàng cũng được Công ty hết sức quan tâm. Tại đây, Công ty trang bị cho bộ phận dự trữ - bảo quản vật liệu đầy đủ trang thiết bị cần thiết như phương tiện cân, đong, đo, đếm và vật liệu luôn được ở trong điều kiện bảo quản khá tốt. Cùng với việc mở rộng sản xuất Công ty cũng đã chú trọng đến việc mở rộng kho bãi để có thể đảm bảo tốt hơn công tác dự trữ và bảo quản vật liệu, tránh tình trạng vật liệu không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sản xuất. - Các phân xưởng sản xuất: Bộ phận sử dụng Đây là nơi đề đạt các yêu cầu thu mua và cũng chính là nơi tiêu thụ vật liệu, tại Công ty các phân xưởng luôn cố gắng sử dụng tiết kiệm và bảo quản tốt vật liệu trong quá trình sản xuất. Cuối mỗi kỳ nếu vật liệu xuất dùng không hết còn lại với số lượng lớn thì nhân viên kinh tế phân xưởng tiến hành nhập lại kho để phục vụ cho việc kiểm kê. Nếu còn lại số lượng nhỏ có thể nhập vào kho ở phân xưởng để tiến hành sản xuất kỳ sau. Ngoài ra các phân xưởng cũng có trách nhiệm đưa ra các thông tin phản hồi về chất lượng và thông số kỹ thuật của các loại vật tư xuất dùng. SV: Trương Bích Ngọc Lớp: Kế toán - K42 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT ĐIỆN THÔNG 2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Kỹ thuật Điện Thông Công ty sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi nguyên vật liệu. Về mặt lý thuyết phương pháp này phù hợp với tình hình của Công ty hiện nay, phương pháp này được sử dụng đòi hỏi Công ty phải xây dựng hệ thống danh điểm hoàn thiện, đặc điểm của phương pháp này là kết hợp chặt chẽ về hạch toán nghiệp vụ của thủ kho và việc ghi chép kế toán chi tiết nguyên vật liệu giữa kho và phòng kế toán. 2.1.1. Sổ sách và phương pháp ghi chép - Tại kho: sử dụng thẻ kho để hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo chỉ tiêu số lượng. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập xuất NVL, CCDC thủ kho tiến hành đối chiếu số thực nhập, thực xuất, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý rồi ghi vào thẻ kho theo chỉ tiêu “Số lượng”. Thủ kho giữ lại các “Phiếu nhập kho”, “Phiếu xuất kho” cuối ngày hoặc định kỳ chuyển cho kế toán vật liệu cùng các chứng từ liên quan để kế toán làm căn cứ hạch toán. Việc giao nhận chứng từ được ký trên sổ tay giao nhận chứng từ. Riêng “Phiếu lĩnh vật tư ” thì hàng ngày xuất kho, thủ kho không ghi vào phiếu mà có sổ theo dõi riêng. Thủ kho vẫn ghi vào thẻ kho làm căn cứ để đối chiếu số liệu của mình, đảm bảo công tác hạch toán chi tiết của Công ty được chặt chẽ. - Tại phòng kế toán: kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết NVL, CCDC để ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn kho. Theo dõi chi tiết cả về số lượng và giá trị của mỗi loại NVL, CCDC ở từng kho. Khi nhận được chứng từ nhập, xuất của thủ kho gửi lên, kế toán kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ, căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho để ghi SV: Trương Bích Ngọc Lớp: Kế toán - K42 10 [...]... từ kế toán về vật liệu được áp dụng ở Công ty Kỹ thuật Điện Thông gồm: • Chứng từ sử dụng: + Giấy đề nghị nhập vật tư + Hợp đồng kinh tế + Hóa đơn GTGT + Biên bản kiểm nghiệm vật tư, CCDC + Phiếu nhập kho + Phiếu xuất kho + Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu Bên cạnh những chứng từ trên thì có các sổ kế toán chi tiết mà Công ty đang sử dụng là: + Thẻ kho (Mẫu số S12 – DN) + Sổ kế toán chi tiết nguyên liệu, ... GTGT đầu vào (Công ty đã áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) TK 627- Chi phí sản xuất TK 641- chi phí bán hàng TK 642- Chi phí QLDN 2.2.2 Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu Công ty Kỹ thuật Điện Thông áp dụng hình thức “Nhật ký chung” nên các nghiệp vụ kế toán liên quan đến nhập vật liệu tại Công ty sẽ được kế toán định khoản và vào các sổ chi tiết như sổ chi tiết thanh toán với người... ở Công ty Kỹ thuật Điện Thông được áp dụng hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Căn cứ vào hệ thống tài khoản Bộ tài chính đã ban hành Quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu TK 1521- Nguyên liệu thép TK 1522- Nguyên liệu đồng TK 1523- Nguyên liệu nhôm TK 1524- Nguyên liệu silic TK 1525- Vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến TK 1526- Phế liệu. .. 2012 Kế toán trưởng Đã ký Người lập biểu Đã ký SV: Trương Bích Ngọc 164.415.645 766.329.200 387.769.200 7.692.000 6.882.336 7.586.658 7.892.030 2.254.578.11 2 Xuất trong kỳ Số Thành tiền lượng 30 Lớp: Kế toán - K42 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Trần Mạnh Dũng 2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty Kỹ thuật Điện Thông 2.2.1 Tài khoản sử dụng Việc hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu. .. minh họa quy trình hạch toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu tại Công ty Kỹ thuật Điện Thông có số liệu thực tế một số nghiệp vụ như sau: SV: Trương Bích Ngọc 32 Lớp: Kế toán - K42 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Trần Mạnh Dũng Ngày 1/6/2012, phiếu nhập kho số 1764 nhập dây điện từ của Công ty TNHH Ánh Dương để sản xuất sản phẩm, chưa thanh toán với người bán Số tiền vật liệu: 71.703.795đ, tiền... hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: • Nhập kho vật tư - Giấy đề nghị nhập vật tư: SV: Trương Bích Ngọc 12 Lớp: Kế toán - K42 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Trần Mạnh Dũng Công ty Kỹ thuật Điện Thông CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc GIẤY ĐỀ NGHỊ NHẬP VẬT TƯ Họ và tên: Nguyễn Đức Mạnh Bộ phận công tác: Phòng kế hoạch Lý do: Sản xuất máy hàn STT Tên vật. .. đốc Trương Văn Liễu Nghiêm Văn Chúc Sau khi hợp đồng giữa hai bên đã được ký kết, theo đúng hạn Công ty TNHH Ánh Dương vận chuyển hàng đến kho Công ty Kỹ thuật Điện Thông và lập hóa đơn GTGT giao cho Công ty Hóa đơn GTGT: chỉ lập khi có nhượng bán vật liệu, CCDC, phế liệu cho các đơn vị khác Hóa đơn GTGT là căn cứ để đơn vị bán hạch toán doanh thu, người mua làm chứng từ đi đường và ghi sổ kế toán Hóa... Dũng Sổ chi tiết vật tư được mở cho từng loại vật liệu Cuối tháng kế toán tính ra giá trị tồn kho vật liệu theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị SV: Trương Bích Ngọc 27 Lớp: Kế toán - K42 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Trần Mạnh Dũng Công ty Kỹ thuật Điện Thông 418 Bạch Mai Mẫu số S10-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/0302006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN... 91.564.200 766.329.20 0 Kế toán trưởng Đã ký Ngày 30 tháng 6 năm 2012 Giám đốc Đã ký Cuối tháng từ các sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn vật liệu, dụng cụ SV: Trương Bích Ngọc 29 Ghi chú Lớp: Kế toán - K42 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Trần Mạnh Dũng Công ty Kỹ thuật Điện Thông 418 Bạch Mai BẢNG TỔNG HỢP NHẬP – XUẤT – TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 6 NĂM 2012 Tài... sổ Đã ký Kế toán trưởng Giám đốc Đã ký Đã ký Công ty Kỹ thuật Điện Thông SV: Trương Bích Ngọc Mẫu số S10-DN 28 Ghi chú Lớp: Kế toán - K42 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Trần Mạnh Dũng 418 Bạch Mai (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/0302006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 6 năm 2012 Tài khoản: 1522 - Tên kho: Vật liệu điện Tên vật tư: Dây . liệu tại Công ty Kỹ thuật Điện Thông. Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Kỹ thuật Điện Thông Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Kỹ thuật Điện Thông. SV:. TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT ĐIỆN THÔNG 2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Kỹ thuật Điện Thông Công ty sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán. vật liệu và công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất kinh doanh nên em chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Kỹ thuật Điện Thông . Nội