1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam

106 737 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

nguồn tài trợ và người khởi nghiệp, giữa quỹ của công ty với nh à đầu tư mạo hiểmkhác.Đội ngũ nhân viên quản lý của công ty con l à do công ty mẹ cử tới, sau một thời gian hoạt động, họ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

-

-TRẦN THỊ THANH GIANG

PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM

TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng

Mã số : 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS PHAN HIỂN MINH

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2010

Trang 3

o0o Tôi xin cam đoan số liệu trong bài viết này đã được tôi thu thập và tổng hợp

từ những nguồn thong tin tin cậy Do đó, số liệu đảm bảo đ ược tính chính xác vàtrung thực

Tôi xin cam đoan Lu ận văn “PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM ” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học,

độc lập và làm việc với tinh thần nghiêm túc của bản thân tôi, tôi không sao chép

nguyên bản của bất kỳ luận văn hay t ài liệu nào

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010

Ngư ời thực hiện luận văn

Tr ần Thị Thanh Giang

Đ ại học Kinh tế TP.HCM

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

Trang

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM………1

1.1 Khái niệm……… 1

1.2 Các thành phần của quỹ đầu tư mạo hiểm……… …… 2

1.3 Phân loại quỹ đầu tư mạo hiểm……… ……….3

1.3.1 Dựa vào nguồn huy động vốn……… ……….… … 3

1.3.2 Dựa vào cách thức huy động vốn……… … … 5

1.3.3.Dựa vào cơ cấu tổ chức……….……….…5

1.4.Đặc điểm hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm……….………7

1.5.Quy trình hoạt động - các giai đoạn của quỹ đầu tư mạo hiểm………….………10

1.5.1 Giai đoạn hình thành quỹ………10

1.5.2 Giai đoạn gọi vốn………10

1.5.3 Giai đoạn đầu tư……… 10

1.5.4 Giai đoạn tăng cao giá trị……… ……11

1.5.5 Giai đoạn thoát vốn……….11

1.6.Vai trò của quỹ đầu tư mạo hiểm……… …….… 12

1.6.1.Đối với sự phát triển kinh tế ……… … … 12

1.6.2.Đối với sự phát triển của doanh nghi ệp……… ….12

1.6.3.Đối với sự phát triển của thị trường tài chính……….….14

1.7.Kinh nghiệm các nước đối với sự ra đời và phát triển của hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm trên thế giới - bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam………15

1.7.1 Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại các nước phát triển……… …… 15

Trang 5

1.7.1.2 Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại Nhật……… ……… …18

1.7.2 Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại các nước đang phát triển……… ….…22

1.7.2.1 Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc……… 22

1.7.2.2 Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại Đài Loan……… …… 25

1.7.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam……….……… ….26

1.7.3.1 Về phía thị trường……….……… ……… 26

1.7.3.2 Về phía chính phủ……… ……… ………… … 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……… ……….28

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM ……… …… … 30

2.1.Khái quát tình hình hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm qua các giai đoạn phát triển tại Việt Nam ……… ……… ………30

2.1.1 Giai đoạn trước 2002……… …….… …30

2.1.2 Giai đoạn từ 2002 đến 2006……….……… …35

2.1.3 Giai đoạn sau 2007 đến nay……… …….….37

2.2.Đánh giá nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam……… 43

2.2.1.Đối tượng phạm vi đầu tư……… ……… 43

2.2.2.Lĩnh vực đầu tư……… ……… ….44

2.2.3.Hình thức đầu tư……… ………… …44

2.2.4.Hiệu quả đầu tư……… ……….… 45

2.2.5.Nguồn vốn huy động……… ………… 45

2.2.6.Khung pháp lý……… ……… … 45

2.2.7.Đóng góp vào sự phát triển kinh tế……….……… … 45

2.3.Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của các quỹ đầu tư vốn mạo hiểm tại Việt Nam……… …… ……… ………… 46

2.3.1 Thuận lợi……… ……… 46

2.3.2 Khó khăn……… …… ……… 47

Trang 6

2.3.2.2.Về phía thị trường……… ……… 47

2.3.2.3.Về phía chính phủ……… …… 49

2.3.2.4.Về phía quỹ đầu tư……… ….52

2.3.2.5.Về phía các doanh nghiệp……… ………… 55

2.4 Thực trạng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam v à hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong thời gian qua…… ……… …57

2.5 Triển vọng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu t ư công nghệ cao và hoạt động đầu tư công nghệ sạch tại Việt Nam……… ………… ………65

2.5.1 Vai trò của vốn đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động công nghệ cao và hoạt động công nghệ sạch tại Việt Nam……… 65

2.5.2 Tình hình thực trạng quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao tại Việt Nam…… 66

2.5.3 Tình hình thực trạng quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ sạch tại Việt Nam….…68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2……… ……….70

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM……… ……… 71

3.1 Giải pháp từ phía doanh nghiệp……… ……… … 71

3.1.1 Nâng cao năng lực của đội ngũ lãnh đạo……….71

3.1.2 Chủ động và chuyên nghiệp trong cách tiếp cận vốn mạo hiểm ……… 72

3.1.3 Định hướng chiến lược phát triển doanh nghi ệp……… 74

3.1.4 Xây dựng khuôn khổ quản trị doanh nghiệp hiện đại……… 74

3.1.5 Minh bạch tài chính……… ………… ….75

3.1.6 Thiết lập dự án đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư……… …… … 76

3.1.7 Một số yếu tố giúp doanh nghiệp tiếp cận quỹ đầu tư mạo hiểm………… ….79

3.2 Giải pháp từ phía chính phủ ……… … ….82

3.2.1 Thành lập hiệp hội vốn đầu tư mạo hiểm quốc gia……… 82

3.2.2 Thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa bằng vốn ngân sách Nhà Nước …… 82

3.2.3 Cho vay ưu đãi đối với hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm……… 82

Trang 7

3.2.5 Chính sách đối ngoại ổn định lâu dài……… …83

3.2.6 Các chính sách kinh tế khác ……… ……… 83

3.3 Giải pháp từ phía quỹ đầu tư mạo hiểm……… ……… 85

3.4 Thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao và quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ sạch tại Việt Nam ……… 86

3.4.1.Mô hình quỹ……… 87

3.4.2.Thành phần tham gia vào quỹ……… …… …88

3.4.3.Lĩnh vực đầu tư……… …….……….…90

3.4.4.Lộ trình hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao và quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ sạch ở Việt Nam……… ……… 91

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ……… ……….… 91

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

• ADB : Asian Development Bank - Ngân hàng phát tri n Châu Á

• AVCJ : Asian Venture Capital Journal - T p chí Châu Á đ u t m o hi m

• DN : doanh nghi p

• TMH : đ u t m o hi m

• ERISA : The Employment Retirement Income Security Act

o Lu t m B o Thu Nh p H u Trí Cho Ng i Lao ng

• FDI : Foreign Direct Investment – V n đ u t tr c ti p n c ngoài

• IPO : Initial Public Offerings - S phát hành c phi u l n đ u ra công chúng

• NASDAQ : National Association of Securities Dealers Automated Quotation Sàn giao d ch ch ng khoán Hoa K

• NDF : Nordic Development Fund - Qu Phát Tri n B c Âu

• NVCA : National Venture Capital Association

Hi p H i V n M o Hi m Qu c Gia

• NVA : Net Asset Value - Giá tr tài s n ròng

• OECD : Organization for Economic Co-operation and Development

T Ch c H p Tác và Phát Tri n Kinh T

• OTC : Over -The –Counter - Ch ng khoán ch a niêm y t

• PE : Private Equity – góp v n t nhân

• R&D : Reaserch & Development - Ho t đ ng nghiên c u và phát tri n

• SBIC : The Small Business Investment Act

Lu t đ u t cho doanh nghi p nh

• SMEs : Small and Medium Enterprise – Doanh nghi p nh và v a

• UBCKNN : y Ban Ch ng Khoán Nhà Nu c

• WTO : World Trade Organization – T Ch c Th ng M i Th Gi i

Trang 9

Danh mục bảng :

Bảng 2.1 : Các quỹ ĐTMH tại Việt Nam từ 1991 đến 1996 ……… 31

Bảng 2.2 : Tình hình sử dụng vốn của các quỹ ĐTMH đến cuối năm 1999 32

Bảng 2.3 : Số lượng quỹ ĐTMH ở Châu Á từ 1992 đến 2002 ……… … 33

Bảng 2.4 : Các quỹ đầu t ư vào Việt Nam thành lập năm 2007……….… ….37

Bảng 2.5 : Phân loại quỹ đầu t ư mạo hiểm………3 8 Danh mục biểu : Biểu 2.1 : Quy mô vốn ĐTMH tại Việt Nam từ 1991 đến 2002 ……… … 32

Biểu 2.2 : Vốn ĐTMH tại Việt Nam từ 2002 đến 2006 ……… ……… 36

Biểu 2.3 : Cơ cấu phân bổ vốn của IDG Venture VietNam ……… 64

Trang 10

Lý do chọn đề tài

Đổi mới và phát triển toàn diện nền kinh tế là một chủ trương lớn, mang tính

chất thay đổi căn bản đã được Đảng và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam kiên trì thực hiện trong những năm vừa qua.Tr ên cơ sở đó, chiến lược ổn định vàphát triển kinh tế của Việt Nam là phấn đấu đưa nền kinh tế đất nước đạt được cáctiêu chí của một nước công nghiệp tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại, cơ cấu kinh tếphù hợp, đưa mức tăng trưởng GDP tăng lên hàng năm Đây chính là những yếu tố đểthiết lập tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

Trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n ước và hội nhập nền kinh tếtoàn cầu đang diễn ra hiện nay, th ì nhu cầu về vốn trở thành một vấn đề thiết yếu đốivới tất cả các quốc gia, đặc biệt l à đối với các nước đang phát triển như Việt Nam

Ở nước ta, để đáp ứng nhu cầu này, Nhà Nước đã có rất nhiều nỗ lực trong việc

tạo ra các nguồn cung vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế, ví nh ư hoàn thiện hệ thốngngân hàng, phát triển thị trường chứng khoán… Tuy nhi ên, những quy định về quy

mô vốn điều lệ, hiệu quả hoạt động kinh doanh, t ài sản thế chấp và mức độ rủi ro…luôn là những rào cản trên con đường tìm vốn để thành lập doanh nghiệpcũng như mở rộng qui mô hoạt động Đặc biệt l à đối với các doanh nghiệp trẻ

có tiềm năng phát triển mạnh, có lợi nhuận khổng lồ nhưng rủi ro cực lớn…Kết quả,nhu cầu về nguồn vốn mới cho các d oanh nghiệp này ngày càng tăng, đặc biệt là cácdoanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ kỹ thuật cao

Quỹ đầu tư mạo hiểm là một loại hình tài trợ tài chính tối ưu nhất cho doanhnghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay V ì mục đích của quỹ đầu tư mạo hiểm là

đầu tư vào những doanh nghiêp mới khởi sự và những doanh nghiệp đang ở thời kỳtăng trưởng mạnh cần vốn lớn Quỹ đầu t ư mạo hiểm chấp nhận rủi ro lớn để kỳ vọng

vào mức lợi nhuận trong tương lai cao hơn mức bình quân

Do vậy, tất yếu các quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ thành công và phát triển.Song trên thực tế do những nguyên nhân khách quan c ũng như chủ quan, các

Trang 11

các doanh nghiệp nói riêng.

Chính vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quảhoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm là hết sức cần thiết

Với những lý do trên, đề tài: “Phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam”vừa nhằm nâng cao vai trò hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam vừacung cấp một công cụ đầu tư mới cho các nhà đầu tư Nhưng quan trọng hơn hết

chính là mục tiêu phát triển ổn định, bền vững quỹ đầu tư mạo hiểm nói riêng và nền

kinh tế Việt Nam nói chung

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa trên những lý luận về hoạt động v à vaitrò của các quỹ đầu tư mạo hiểm, trên cơ sở đó phân tích thực trạng hoạt động của cácquỹ đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam Đánh giá những mặt tích cực và hạn chếtrong hoạt động của các quỹ đầu t ư mạo hiểm, chỉ ra đâu là những nguyên nhân dẫn

đến những hạn chế đó Từ đó, đề ra giải pháp để phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm

tại Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục đích mà đề tài hướng đến, tác giả sử dụng chủ yếuphương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính như :

Sử dụng phương pháp thống kê lịch sử và phương pháp tổng hợp để

đánh giá về tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt nam trong thời

gian qua

Trang 12

kinh nghiệm của các nước làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển

quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt nam

Kết cấu chuyên đề

Ngoài lời mở đầu, kết luận, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo , nội

dung chuyên đề gồm có 3 phần chính sau:

Chương 1 : Tổng quan về quỹ đầu tư mạo hiểm

Chương 2: Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểmtại Việt Nam

Trang 13

khó khăn khi thực hiện bởi thiếu kinh nghiệm quản lý, kinh doanh…đặc biệt là thiếu

vốn Trong bối cảnh kinh tế lạm phát, việc vay vốn ngân hàng là điều rất khó khăn, nhất là với các doanh nghiệp không có nhiều tài sản thế chấp.

Sự xuất hiện các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong những năm gần đây,

như một nguồn nước mới xoa dịu “cơn khát” vốn này của các doanh nghiệp, đặc

biệt là các doanh nghiệp trẻ Vậy đầu tư mạo hiểm là gì ? Hãy cùng tìm hiểu một vàithông tin về loại hình đầu tư này vì có thể nó sẽ là lời giải bài toán tài chính trong

giai đoạn khởi nghiệp cho doanh nghiệp của bạn

Đầu tư mạo hiểm:

Đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) là phương thức mà theo đó, nhà đầu tư hay

những tổ chức chuyên môn hóa rót v ốn vào những doanh nghiệp mới thành lập,

chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, có tốc độ tăng trưởng cao và thường sử

dụng các công nghệ mới, hiện đại đang cần tài trợ để phát triển sản phẩm hoặc quátrình tăng trưởng

Sở dĩ gọi là "nguồn vốn mạo hiểm" bởi:

- Các công ty được đầu tư không cần một khoản đặt cọc hay kí quỹ nào Việcrót vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm dựa vào sự tin tưởng vào việc tạo dựng thànhcông doanh nghiệp của người sáng lập và đội ngũ giám đốc công ty

- Các quỹ đầu tư tham gia vào việc kiểm soát và điều hành công ty Họ tư vấn

ở cấp chiến lược, hướng dẫn, hỗ trợ các công ty trong qu ản lý, xây dựng thương

hiệu, phát triển thị trường Vì vậy họ có thể gặp rủi ro, bị mất khoản đầu tư nếucông ty bị phá sản Tuy nhiên, điều này ít xảy ra và họ thường đạt tỷ suất lợi nhuận

từ 35- 50%

Trang 14

Quỹ đầu tư mạo hiểm :

Quỹ đầu tư mạo hiểm là một hình thức của quỹ đầu tư tài chính, là một địnhchế trung gian chuyên đầu tư vào các doanh nghi ệp mới khởi sự nhằm mong đợimột sự gia tăng thu nhập cao hơn mức bình quân để bù đắp cho rủi ro của khoản đầu

tư có mức độ rủi ro cao hơn mức bình quân

Quỹ huy động tiền từ các chủ thể khác nhau, đặt d ưới sự quản lý của các tổchức chuyên môn quản lý đầu tư Tiền huy động được đầu tư vào các doanh nghiệp

đang trong giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng cao Ngoài việc đầu tư tiền, công ty

quản lý quỹ còn đầu tư kỹ năng quản lý vào các doanh nghiệp nhận vốn để đảm bảotính hiệu quả của các doanh nghiệp n ày

1.2 Các thành phần của quỹ đầu tư mạo hiểm:

Tham gia trực tiếp vào quá trình vận hành của vốn mạo hiểm có ba

đối tượng chủ yếu là các nhà đầu tư mạo hiểm, các nhà quản lý quỹ và các doanh

nhân

có thể trở thành nhà đầu tư mạo hiểm Họ là những nhà tư bản cá nhân giàu có, hoặc

là những công ty, tập đoàn công nghiệp lớn hay các tổ chức hoạt động trong lĩnhvực tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí… hoặc phi tài chínhcác tập đoàn sản xuất Họ có lượng tiền nhàn rỗi lớn sẵn sàng để đầu tư và chấpnhận rủi ro cao để hy vọng đạt được những mức lợi nhuận vượt trội như mong muốn

trong tương lai

Các nhà quản lý quỹ : Họ là những người hành nghề đầu tư mạo hiểm

chuyên nghiệp Họ chính là những người quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm, tiến hành

đầu tư mạo hiểm chuyên nghiệp Họ vừa có tri thức về công nghệ, vừa có t ài năng

quản trị, họ đảm nhiệm chức năng huy động vốn từ các nh à đầu tư mạo hiểm; tìmkiếm và đánh giá các cơ hội đầu tư, tiến hành đầu tư theo những chiến lượcnhất định, thực hiện công cuộc thoát vốn để thu hồi vốn v à lợi nhuận cho quỹ, làm

gia tăng giá trị cho công ty nhận vốn, v à cuối cùng là mang lại lợi nhuận chocác nhà đầu tư Quá trình này được tái tạo, lặp đi lặp lại với việc huy động quỹ mới

Trang 15

cho những cơ hội đầu tư mới Với đặc điểm trên, ta có thể thấy vốn mạo hiểm mangtính chu kỳ.

Các doanh nhân: Chủ yếu là các doanh nghiệp mới khởi sự Họ là những tổ

chức, cá nhân, kỹ sư hay nhà khoa học đang muốn biến một phát hiện công nghệ,một ý tưởng độc đáo mới mẻ thành một sản phẩm thành công trên thương trường

nhưng do tiềm lực tài chính có hạn, họ cần có sự góp vốn của các quỹ đ ầu tư mạo

hiểm

Để nhận được những khoản đầu t ư mạo hiểm, họ không chỉ cần có

một ý tưởng có tiềm năng lớn m à còn phải thực hiện những cam kết vềphân chia lợi nhuận cũng như quyền lực với các nhà tư bản mạo hiểm

Mối quan hệ giữa ba đối t ượng trên được xử lý theo những mô h ình tổ chứckhác nhau Một mô hình thành công là mô hình đảm bảo được những lợi ích hàihòa của ba đối tượng này, nhờ đó đạt được đạt ba mục tiêu:

Duy trì và khuyến khích nguồn sáng tạo ý tưởng công nghệ mới và tinh thầnkhởi nghiệp (duy trì nhu cầu về vốn mạo hiểm)

Tạo động lực cho cá nhân, tổ chức có vốn tham gia đầu t ư mạo hiểm (pháttriển nguồn cung)

Phát huy triệt để năng lực đặc biệt của các nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểmchuyên nghiệp (đảm bảo hiệu quả đầu t ư)

1.3 Phân loại quỹ đầu tư mạo hiểm :

1.3.1 Dựa vào nguồn huy động vốn :

Có hai loại : quỹ nội địa và quỹ hải ngoại :

Quỹ nội địa :

Yếu tố then chốt của quỹ nội địa l à sẽ huy động vốn trong n ước để đầu tư vào

các công ty trong nước, công ty quản lý quỹ đă ng ký thành lập trong nước và những

quỹ này sẽ do các chuyên gia trong nước quản lý là chính Cổ phiếu của quỹ đượcniêm yết ở thị trường trong nước

Trang 16

+ Quỹ nội địa có những điểm mạnh nh ư sau:

Huy động nguồn vốn từ trong n ước nên tránh được rủi ro về tỉ giá

Huy động được nguồn tài chính đa dạng trong nước

Không bị hạn chế vốn và ngành nghề đầu tư

Quỹ có thể duy trì lâu bền hơn với sự tham gia của nguồn nhân lực ổn định

trong nước

Hoạt động của quỹ nội địa sẽ góp phần tạo niềm tin cho các quỹ hải ng oạimới đi vào thị trường trong nước, làm cho thị trường vốn mạo hiểm ngày càng pháttriển hơn

+ Một số điểm yếu của quỹ nội địa:

Nguồn vốn không lớn mạnh nh ư quỹ đầu tư hải ngoại

Cần nhiều thời gian để th ành lập và đi vào hoạt động

Ít kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp thấp hơn

Nguồn vốn huy động vào quỹ 100% là nguồn vốn nước ngoài, công ty quản lýquỹ được đăng ký thành lập ở nước ngoài và quỹ được quản lý bởi các chuyên giaquản lý vốn quốc tế Các quỹ sẽ t ìm kiếm cơ hội và đầu tư vào các dự án trong nước

để thu lợi nhuận Cổ phiếu của quỹ đ ược niêm yết ở thị trường nước ngoài

+ Quỹ hải ngoại có những điểm mạnh nh ư sau:

Có thể thu hút lượng vốn lớn từ nước ngoài

Môi trường thuế và pháp chế ổn định

Cơ cấu pháp lý đã thành công ở nhiều nước và có nhiều kinh nghiệm trong

hoạt động đầu tư

+ Tuy nhiên quỹ đầu tư hải ngoại cũng có một số điểm yếu nh ư:

Bị hạn chế số vốn đầu t ư, về ngành nghề kinh doanh

Khâu tiếp cận doanh nghiệp trong n ước còn nhiều khó khăn do có sự khácnhau về môi trường, văn hóa kinh doanh

Rủi ro tỷ giá trong chuyển vốn và chuyển lợi nhuận

Trang 17

1.3.2 Dựa vào cách thức huy động vốn :

Chia thành hai loại là quỹ đầu tư dạng đóng và quỹ đầu tư dạng mở :

Quỹ đầu tư dạng đóng:

Quỹ chỉ phát hành cổ phiếu, chứng chỉ đầu t ư ra công chúng tại những thời

điểm định sẵn với số l ượng nhất định và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu,

chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại Sau khi phát h ành lần đầu racông chúng, cổ phiếu đầu tư được giao dịch như các chứng khoán niêm yết kháctrên thị trường tập trung (sở giao dịch chứng khoán) Các nh à đầu tư có thể muahoặc bán để thu hồi vốn cổ phần hoặc chứng chỉ đầu t ư của họ trên thị trường thứcấp thông qua các nhà môi giới, giá cổ phần được xác định bởi lượng cung, cầu trênthị trường

Quỹ đầu tư dạng mở:

Quỹ liên tục phát hành cổ phiếu, chứng chỉ đầu t ư ra công chúng và th ực hiệnmua lại cổ phiếu, chứng chỉ đầu t ư khi người đầu tư có nhu cầu thu hồi vốn Đặc

điểm quan trọng đối với quỹ đầu tư dạng mở là giá của cổ phiếu, chứng chỉ đầu t ư

của quỹ luôn gắn trực tiếp với giá trị t ài sản thuần của quỹ Cổ phiếu, chứng chỉ đầu

tư của quỹ dạng mở không giao dịch tr ên thị trường thứ cấp mà giao dịch với quỹ

hoặc các đại lý được ủy quyền Giá cổ phiếu được xác định bởi giá trị t ài sản thuầncộng với phần lệ phí giao dịch

1.3.3 Dựa vào cơ cấu tổ chức :

Phân tích cơ cấu tổ chức của quỹ, có thể chia quỹ th ành ba loại:

+ Quỹ còn được gọi là quỹ tín thác đầu tư Trong mô hình này qu ỹ đầu

tư mạo hiểm không có tư cách pháp nhân mà ch ỉ là một lượng tiền nhất định do cácnhà đầu tư đóng góp Mô hình này thể hiện rõ ở vai trò của ba bên tham gia vào hoạtđộng của quỹ: công ty quản lý quỹ, ngân h àng giám sát và các nhà đ ầu tư

+ Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành huy động vốn, thựchiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ

+ Ngân hàng giám sát: ngoài vai trò giám sát, b ảo quản vốn và tài sản của quỹ,

Trang 18

ngân hàng giám sát còn làm nhi ệm vụ giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ,

đảm bảo việc tuân thủ các mục ti êu và chính sách đầu tư đã đề ra Quan hệ giữa

công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát đư ợc thể hiện bằng hợp đồn g quản lý

giám sát, trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện

và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nh à đầu tư

+ Các nhà đầu tư góp vốn bằng việc mua các chứng chỉ đầu t ư do công tyquản lý quỹ thay mặt quỹ phát h ành Các nhà đầu tư trong mô hình này không phải

là các cổ đông như mô hình công ty mà chỉ đơn giản là những người thụ hưởng kếtquả kinh doanh từ hoạt động đầu t ư của quỹ

Đây là quỹ đầu tư trực thuộc các định chế t ài chính, là công ty con của

các tập đoàn công nghiệp hay các tổ chức kinh tế lớn (mô hình này là nét đặc trưngcủa các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Nhật) Những quỹ đầu tư dạng này giúp chocác công ty mẹ tham gia vào quá trình phát triển của những doanh nghiệp khởi

sự, và cung cấp những phát minh sáng chế cho công ty mẹ Trong hình thức này,công ty mẹ thực hiện tài trợ vốn mạo hiểm cho doanh nghiệp l à nhằm tạo mối quan

hệ với những doanh nghiệp mới, để rồi cun g cấp những dịch vụ khác hoặc hy vọngvào những khoản lợi nhuận ở trong tương lai

+ Loại hình này có những khuyết điểm như sau:

Hội đồng quản trị của công ty con sẽ đ ưa ra quyết định phê chuẩn cáckhoản đầu tư, trong đó việc quản lý các khoản đầu t ư của quỹ lại do một công tyquản lý vốn mạo hiểm được thuê đảm trách Như vậy, hình thức này sẽ không tạo ra

được một loại nhà đầu tư chuyên nghiệp, mà nếu có thì năng lực của họ cũng bị lãng

phí và họ không có quyền đưa ra các quyết định đầu tư

Thù lao cho những người quản lý quỹ là một khoản tiền lương và mộtkhoản thưởng nào đó, không gắn liền với thành quả đầu tư, vì thế tính chất khuyếnkhích không mạnh

Công ty phải trung thành với lợi ích của công ty mẹ chứ không phải v ì lợiích của công ty được nhận đầu tư Điều này đôi khi dẫn đến xung đột lợi ích giữa

Trang 19

nguồn tài trợ và người khởi nghiệp, giữa quỹ của công ty với nh à đầu tư mạo hiểmkhác.

Đội ngũ nhân viên quản lý của công ty con l à do công ty mẹ cử tới, sau một

thời gian hoạt động, họ trở về l àm việc cho công ty mẹ, tốc độ luân chuyển côngviệc cao, vì thế khó hình thành một đội ngũ chuyên gia đầu tư vốn mạo hiểm chuyênnghiệp

Trong mô hình này qu ỹ đầu tư là một pháp nhân đầy đủ, tức l à một công ty

được hình thành theo quy định của pháp luật Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ

là hội đồng quản trị quỹ Các nh à đầu tư góp vốn vào quỹ là các cổ đông và họ cóquyền bầu ra các thành viên hội đồng quản trị Các tổ chức tham gia v ào cơ cấuhoạt động của quỹ đầu tư dạng công ty là công ty quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản

Ngoài ra tùy từng nước còn có sự tham gia của các đại lý chuyển nh ượng và nhà

bảo lãnh phát hành

Với hình thức này, các doanh nghiệp được đầu tư không những nhận được sự

hỗ trợ về vốn mà còn nhận được sự hỗ trợ về các mặt quản lý, hoạt động điề u hành

1.4 Đặc điểm hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm :

Lợi nhuận cao, rủi ro đáng kể :

Đây là một điểm đặc biệt tạo nên sự khác biệt với các nguồn t ài trợ vốn khác vì

thành công chủ yếu của các quỹ đầu tư mạo hiểm dựa chủ yếu vào kỹ năng tìm kiếmnhững dự án đầu tư ban đầu tương đối nhỏ nhưng lại hàm chứa một tiềm năng tăng

trưởng cao Đầu tư là hoạt động hy sinh những giá trị hiện tại để đạt đ ược những giá

trị không chắc chắn trong t ương lai Nhưng khác với đầu tư thông thường mục tiêucủa quỹ đầu tư mạo hiểm là kiếm được các khoản thu nhập vốn v ượt trội hơn mứctrung bình Vốn mạo hiểm chủ yếu đầu t ư vào những người khổng lồ trong thời th ơ

ấu Quỹ đầu tư mạo hiểm thường đầu tư vào các công ty trong giai đo ạn mới khởi

sự, đó là những công ty mới, thường là trước khi đạt được khả năng thu lợi nhuận,

trước khi bán được một sản phẩm nào đó, thậm chí trước khi phát triển được sản

phẩm, nhưng phải sẵn sàng theo đuổi một con đường tăng trưởng nhanh Các nhà tư

Trang 20

bản mạo hiểm nắm giữ cá c công cụ giống như vốn chủ sở hữu, tức là họ tham giatrực tiếp vào rủi ro kinh doanh của những công ty m à họ đầu tư tài trợ Đi kèm vớiyếu tố rủi ro cao nhưng điều hấp dẫn nhất dối với các nh à đầu tư đó là tiềm năngmang lại lợi nhuận vượt trội được kỳ vọng của doanh nghiệp đ ược đầu tư Vì thế cóthể nói trong các loại h ình quỹ đầu tư, quỹ đầu tư vốn mạo hiểm là loạihình quỹ đầu tư có rủi ro cao nhất Lợi nhuận ngoạn mục, rủi ro đáng kể chính

là đặc trưng thú vị nhất của vốn mạo hiểm

Quản lý một cách chuyên nghiệp:

Vốn mạo hiểm là một khoản tiền được quản lý một cách chuyên nghiệp Tuymang mức độ rủi ro cao, vốn mạo hiểm có đ ường hướng mục tiêu phát triển cụ thể,chiến lược đầu tư rõ ràng như: lĩnh vực, ngành nghề đầu tư mục tiêu, danh mục đầu

tư tối ưu, điều kiện tiêu chuẩn mà đối tượng nhận đầu tư cần có… Các nhà tư bản

mạo hiểm (tổ chức, cá nhân) tr ên thực tế là những chuyên gia thay mặt cho một tậphợp các nhà đầu tư để tiến hành đầu tư theo một cách thức xác định v à có cấu trúc

rõ ràng

Là một quỹ đầu tư tư nhân :

Vì mức độ rủi ro của quỹ l à rất cao nên vốn của quỹ đầu tư mạo hiểm huy

động sẽ không phải là từ công chúng mà bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho

một số nhóm nhỏ các nh à đầu tư, có thể được lựa chọn trước, đó là các cá nhân, thể

nhân, các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn Các nhà đầu tư thườngđầu tư một lượng vốn tương đối lớn và đổi lại họ đòi hỏi các yêu cầu về kỹ năng

quản lý quỹ rất cao để đảm bảo yếu tố sinh lợi tr ên số vốn đầu tư Vì vậy, quỹ đầu

tư vốn mạo hiểm là một quỹ đầu tư tư nhân

Phần lớn là đầu tư gián tiếp:

Hình thức đầu tư chủ yếu ban đầu của quỹ đầu t ư mạo hiểm là đầu tư trực tiếp.Tuy nhiên từ đầu những năm 80, h ình thức đầu tư đã thay đổi Việc tiến hành đầu tư

được thực hiện thông qua nh à quản lý đầu tư tư nhân chuyên nghiệp Xu hướng này

ngày càng phổ biến thể hiện tính chuyên môn hóa trong lĩnh vực đầu tư vốn mạohiểm và dần hình thành ngành công nghi ệp đầu tư vốn mạo hiểm

Trang 21

Phương thức tiếp cận quỹ :

Nhân tố quan trọng để đạt được thành công là việc áp dụng kỹ thuật quản lýtheo kiểu Mỹ – đó là phương pháp tăng thêm giá tr ị của dự án đầu tư bằng những

đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh V ì vậy, phương thức tiếp cậncăn bản là cung cấp một nhà quản lý không điều hành, người có thể tư vấn cho

doanh nghiệp những vấn đề về t ài chính, nhân sự marketing, phát triển sảnphẩm,…Từ vị trí này cùng với những hoạt động đầu tư mạo hiểm này cũng đòi hỏimột nền kinh tế thật năng động v à khuyến khích kinh doanh

Tiền mạo hiểm không phải là tiền dài hạn suốt đời :

Vốn mạo hiểm đầu tư vào cân đối tài sản và cơ sở hạ tầng của một doanhnghiệp cho đến khi doanh nghiệp đạt đ ược quy mô và độ tín nhiệm đủ để có thể

đem bán cho một tập đoàn hay để cho thị trường chứng khoán có thể nhập cuộc và

cấp vốn thanh khoản Về bản chất, quỹ đầu t ư mạo hiểm góp một phần vốnvào ý tưởng của một nhà kinh doanh, nuôi dư ỡng nó trong một thời gianngắn rồi rút lui với sự giúp đỡ của một ngân h àng đầu tư

Có sẵn lối thoát vốn:

Thị trường chứng khoán cung cấp một lối thoát “tự nhi ên” cho các nhà đầu tưmạo hiểm Tuy nhiên, việc tạo ra nhiều kênh thoát vốn khác nhau: hợp nhất, bán lại

công ty đang quản lý và quan trọng là chuyển quyền sở hữu công ty cũng l à vấn đề

quan trọng Vì vậy, hoạt động này đòi hỏi một thị trường với những quy định rõràng hoặc có tính chất quốc tế

Tà i sản thế chấp :

Đối với quỹ đầu tư mạo hiểm thì tài sản đảm bảo cho vốn đầu tư không phải là

tài sản hữu hình mà chỉ là ý tưởng kinh doanh khả thi, mang tính sáng tạo v à tiềm

năng Quỹ mạo hiểm là chỗ dựa thích hợp cho những con ng ười tài giỏi và những ýtưởng hay

Đó là những đặc điểm nổi bật được rút ra từ các quỹ đầu t ư mạo hiểm đang

hoạt động thành công trên khắp thế giới Tuy nhiên, không phải bất cứ quỹ đầu tưmạo hiểm nào cũng mang tất cả những đặc điểm n êu trên, tùy vào môi trư ờng kinh

Trang 22

doanh, các đặc điểm kinh tế- xã hội của từng quốc gia m à hoạt động của quỹ có

những thay đổi tương ứng

1.5 Quy trình hoạt động - các giai đoạn của quỹ đầu tư mạo hiểm :

Quá trình hoạt động của quỹ đầu t ư vốn mạo hiểm thường được chiathành năm giai đoạn nối tiếp nhau Tuy nhi ên, một trong các giai đoạn n ày có thểđược lặp lại, không nhất thiết phải theo thứ tự

1.5.1 Giai đoạn hình thành quỹ :

Đây là giai đoạn để có thể hình thành nên một quỹ đầu tư mạo hiểm Tronggiai đoạn này, các nhà tư bản mạo hiểm nghiên cứu tìm kiếm các nguồn cấp vốn

cho quỹ và các dự án đầu tư, đồng thời cũng tiến hành các thủ tục cam kết đầu tư vàcam kết đóng vốn, các thủ tục chuẩn bị về mặt pháp lý cho sự h ình thành và hoạt

động của quỹ Thông thường phải mất khoảng thời gian v ài tháng để hình thành nên

quỹ

1.5.2 Giai đoạn gọi vốn :

Thời kỳ đóng quỹ, gọi vốn đầu tư, đặc biệt là ngày đóng quỹ có thể được gọi là

ngày ra đời quỹ vốn mạo hiểm Việc đóng đủ vốn có thể kéo d ài đến hai hoặc banăm Vì vậy có thể xây dựng một thời gian biểu nhiều ngày đóng quỹ Các nhà đầu

tư sẽ có được những quyền ngang nhau căn cứ theo t ỷ lệ góp vốn Quyền lợi đó tiếp

tục được duy trì trong quá trình đóng vốn trừ khi từng thành viên quyết định thay

đổi vị trí và bán đi cổ phần của mình Trong quá trình ho ạt động các nhà đầu tư sẽthường xuyên báo cáo để thấy được số tiền đầu tư như thế nào vào các danh mụcđầu tư, và giá trị thị trường của từng danh mục, từng thời kỳ

1.5.3 Giai đoạn đầu tư :

+Lợi ích của các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý quỹ phụ thuộc rất lớnvào kết quả do công cuộc đầu tư mang lại Do đó, trong từng thời kỳ v ào các danhmục và dự án, các nhà quản lý quỹ luôn phải mất nhiều thời gian, công sức để chọnlọc, thẩm định các dự án đầu t ư, thương thuyết mua cổ phiếu hay tham gia vốn v àocác dự án Quy trình này diễn ra liên tục trong hai hay ba năm Quá trình rót vốnvào một dự án thường được chia làm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ thẩm định

Trang 23

lại để đưa ra quyết định có nên cung cấp vốn tiếp hay không.

+ Vốn mà quỹ đầu tư vào doanh nghiệp được thể hiện dưới hình thức sau: vốn

cổ phần, nợ có khả năng chuyển đổi hoặc kết hợp cả hai h ình thức này

+ Bên cạnh đó, xuất phát từ quyền lợi của quỹ luôn gắn với hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp mà quỹ tiến hành đầu tư, các quỹ có quyền tham gia giám sát, hỗtrợ, tư vấn,…tích cực về các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp như: hệ thống quản lý, nhân sự, t ài chính, marketing,… đ ể có thể làm tối đahóa giá trị của doanh nghiệp mà quỹ đã đầu tư Phần lớn vốn mạo hiểm muốn thuhoạch lợi nhuận sau năm năm đầu tư, vì vậy thời gian hoạt động tích cực của quỹ l àbốn hay năm năm

1.5.4 Giai đoạn tăng cao giá trị :

Sau khi đã thực hiện đầu tư vào các danh mục, các nhà tư bản mạo hiểm tiếp

tục xây dựng bộ máy quản trị quỹ v à đặt thêm quan hệ với các tổ chức tài

chính, kinh doanh để tăng thêm vốn quỹ Trung bình quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ thu

hoạch lợi nhuận sau năm năm đầu t ư

1.5.5 Giai đoạn thoát vốn :

+ Thoát vốn là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của quỹ

đầu tư mạo hiểm và nó phản ánh kết quả đầu tư của quỹ, cho thấy hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của quỹ, các quỹ thoát vốn bằng cách:

Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng – IPO

Bán toàn bộ doanh nghiệp: là việc bán hoặc sáp nhập m ột công ty cho mộtcông ty khác lớn hơn hoặc bán công ty cho một cá nhân, tổ chức n ào đó

Nhượng lại cổ phiếu cho doanh nghiệp nhận đầu t ư

Bán số cổ phiếu đã đầu tư cho một cá nhân, hoặc tổ chức thứ ba nào đó.+ Kết quả thu được qua việc thoát vốn của nh à đầu tư có thể được thể hiệnbằng tiền mặt hoặc các cổ phiếu có khả năng thanh khoản cao tr ên thị trường vốn.+ Ngoài ra, nếu dự án đầu tư thất bại thì nhà đầu tư có thể thực hiệnnhững cách thoát vốn như rút vốn hoặc thanh lý tài sản

Trang 24

Toàn bộ thời gian từ giai đoạn h ình thành quỹ, gọi vốn, đầu tư đến thu hoạchcủa một quỹ có thể khác nhau v ì số lượng và thời gian đầu tư vào các dự án của mộtquỹ có thể biến thiên khác nhau Tuy nhiên, th ời gian để hình thành mục tiêu đầu tư

và thu hoạch của các dự án tối thiểu l à năm năm, có khi có thể dài hơn, từ năm đến

mười năm để các dự án của họ có thể đạt đ ược lợi nhuận

1.6.Vai trò của quỹ đầu tư mạo hiểm :

1.6.1 Đối với sự phát triển kinh tế :

+ Khuyến khích sự phát triển khoa học công nghệ, giúp ra đời công nghệ mới,

sản phẩm mới :

Với sự ra đời của nguồn vốn đầu t ư mạo hiểm, nó thúc đẩy khoa học kỹ thuật

và công nghệ ngày càng phát triển Vốn mạo hiểm được coi là chất xúc tác quantrọng trong sự phát triển và thương mại hóa những công nghệ mới, sản phẩmmới, thậm chí là tạo ra những ngành hoàn toàn mới Từ đó, thúc đẩy sựtiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất Do

đó, với việc đầu tư vốn mạo hiểm các nhà đầu tư đã đóng góp rất lớn vào sự hình

thành và phát triển của ngành công nghiệp, điện toán hiện nay, tạo điều kiện thúc

đẩy ngành công nghệ cao phát triển như: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin,…

+ Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế góp phần giải quyết các vấn đề xã hội:

Bên cạnh vai trò khuyến khích sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ,vốn mạo hiểm còn đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế x ã hội Các quỹ đầu

tư mạo hiểm thu hút một l ượng vốn nhàn rỗi từ các tập đoàn công nghiệp, các định

chế tài chính trung gian (Ngân hàng, Công ty bảo hiểm, Quỹ hưu trí, ) để tài trợ vốncho các doanh nghiệp để đầu tư phát triển Và sự phát triển của các doanh nghiệpnày không chỉ đem lại lợi nhuận cho chính doanh nghiệp v à các quỹ đầu tư mạohiểm đó mà còn góp phần rất lớn vào việc giải quyết công ăn việc l àm cho người

lao động, qua đó giải quyết đ ược rất nhiều vấn đề xã hội khác

1.6.2 Đối với sự phát triển của doanh nghiệp :

Quỹ đầu tư mạo hiểm là lối thoát mở ra cho các doanh nghiệp mới, mở rộng cả

về mặt tài chính lẫn phi tài chính Nó là một quá trình đóng vai trò chất xúc tác

Trang 25

nhằm tăng cường khả năng của doanh nghiệp Đây chính là sự khác biệt giữa vốnmạo hiểm và các nguồn vốn tài trợ khác.

Hỗ trợ tài chính :

Ở những doanh nghiệp có tiềm năng v à lợi nhuận lớn nhưng rủi ro cao

thì việc tiếp cận các nguồn vốn truyền thống (nh ư ngân hàng, thị trườngchứng khoán…) gặp nhiều trở ngại Với tiềm lực t ài chính vững mạnh, quỹ đầu tưmạo hiểm mở ra một kênh cung vốn mới cho các doanh nghiệp này

Đây là lợi ích cơ bản nhất, quan trọng nhất m à các doanh nghiệp- đặc biệt là

các doanh nghiệp mới khởi sự, nhận đ ược từ nguồn vốn mạo hiểm, bởi v ì các nhà

đầu tư sẵn sàng chấp nhận một mức rủi ro cao để có đ ược một mức lợi nhuận mongđợi vượt trội nên họ chấp nhận đầu tư vào các doanh nghi ệp này và đầu tư dưới

nhiều hình thức khác nhau

Hỗ trợ phi tài chính :

+ Khả năng chuyên môn về quản lý:

Trước khi cung ứng vốn v ào một dự án của doanh nghiệp, nh à đầu tư mạohiểm đã dành nhiều thời gian và năng lực nghiên cứu khả năng thành công của dự

án Một trong những nhân tố chủ yếu của quá trình đầu tư mạo hiểm là phải đảmbảo đội ngũ quản lý có năng lực Các nh à tư bản mạo hiểm tham gia lập kế hoạchchiến lược, phân tích thị trường, đánh giá rủi ro/lợi nhuận, v à tăng cường bổ sungvào công tác quản lý

+ Kiến thức về các ngành nghề kinh doanh:

Dựa trên kinh nghiệm có được từ việc đầu tư ở các thị trường, các ngành nghề

trước đây mà quỹ đầu tư mạo hiểm có thể chia sẻ cho các doanh nghiệp các kiến

thức hữu ích về kinh doanh, từ đó giúp doanh nghiệp xác định được chiến lược kinhdoanh tối ưu cho mình

+ Thông tin:

Quỹ đầu tư mạo hiểm giữ vai trò của một người cung cấp thông tin cho cácdoanh nghiệp Các nhà tư bản mạo hiểm có khả năng tập hợp thông tin với chi phíthấp hơn các doanh nghiệp , họ thu thập thông tin dựa tr ên số lượng lớn các nhà đầu

Trang 26

tư, tận dụng được lợi thế về qui mô các ng ành kinh tế, tạo lập một mạng lưới các

nguồn thông tin tham khảo, các nh à cung cấp dịch vụ và các mối liên hệ với cácngành nghề, thông tin thu được từ một dự án thường hữu ích cho một dự án tiếptheo

+ Uy tín:

Với tính chuyên nghiệp của mình việc quỹ đầu tư vào các doanh nghiệp sẽ gópphần tích cực làm gia tăng uy tín cũng như danh tiếng của doanh nghiệp Sự thamgia của quỹ đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp sẽ cung cấp một tín hiệu đángtin cậy về khả năng thành công của doanh nghiệp, nâng cao tính hấp dẫn của doanhnghiệp đối với các nhà quản trị tài năng, các nhà cung c ấp, các khách hàng và các

nhà đầu tư khác

+ Tập trung vào việc tối đa hóa giá trị doanh nghiệp :

Quỹ là một cổ đông của doanh nghiệp, lợi ích của quỹ gắn liền với sự th ànhcông của doanh nghiệp Do đó, quỹ có động lực rất mạnh mẽ trong việc hỗ trợ, t ưvấn giúp cho các doanh nghiệp tối đa hóa giá trị của mình

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần thận trọng khi quyết định thời

điểm tiếp nhận nguồn vốn mạo hiểm Bởi v ì, nếu tiếp nhận nguồn vốn n ày ở giaiđoạn quá sớm, năng lực quản lý ch ưa tốt thì doanh nghiệp có thể đối mặt

với rủi ro mất quyền kiểm soát

1.6.3 Đối với sự phát triển của thị trường tài chính :

Sự tham gia của quỹ đầu t ư mạo hiểm sẽ tạo ra một k ênh tài trợ vốn mới chonền kinh tế, góp phần l àm đa dạng và phát triển thị trường tài chính theo hướnghoàn thiện và ổn định

+ Bổ sung thêm một kênh tài trợ vốn mới:

Quỹ đầu tư mạo hiểm tạo ra một kênh huy động vốn mới tận dụng được nguồnlực tài chính trong lẫn ngoài nước Quỹ thu hút vốn nhàn rỗi từ các công ty lớn, các

tổ chức tài chính và phi tài chính đ ể đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệpnhằm thúc đầy sự phát triển của nền kinh tế

Trang 27

+ Tạo thêm hàng hóa cho thị trường chứng khoán:

Quỹ đầu tư mạo hiểm tác động tích cực tới sự phát triển của thị

trường chứng khoán Thông qua việc thoát vốn tốt nhất v à phổ biến nhất của các

quỹ đầu tư mạo hiểm là bán chứng khoán của doanh nghiệp nhận đầu t ư ra côngchúng thông qua thị trường chứng khoán , quỹ sẽ góp phần làm phong phú và đadạng hàng hoá cho thị trường chứng khoán cả về số l ượng lẫn chất lượng, quỹ đầu

tư vào càng nhiều công ty, khi đến giai đoạn IPO sẽ tạo th êm nhiều hàng hóa mới,giúp các nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn cho danh mục đầu t ư của mình, thu hút

thêm nhà đầu tư mới, đặc biệt là làm tăng tính thanh khoản cho thị trường, làm chothị trường chứng khoán ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn Như vậy, có một sự hỗtrợ qua lại giữa thị trường chứng khoán và hoạt động của vốn mạo hiểm

+ Tác dụng ổn định thị trường tài chính của quỹ còn thể hiện ở vai trò chia sẻ

áp lực vay vốn đối với hệ thống ngân h àng:

Với một khối lượng doanh nghiệp ng ày càng tăng nhanh và ho ạt động sảnxuất, kinh doanh, phát triển khoa học kỹ thuật ng ày càng lớn mạnh thì nguồn vốn từngân hàng sẽ khó đáp ứng hết nhu cầu vốn ng ày càng cao Với nguồn vốn và chiến

lược đầu tư dài hạn, quỹ đầu tư mạo hiểm góp phần tăng cường khả năng huy động

những nguồn vốn dài hạn và ổn định, giảm mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp , của

người sử dụng vốn vào các nguồn tài chính có tính biến động cao như nguồn vốn tín

dụng ngắn hạn do hệ thống ngân h àng cung cấp góp phần làm cân đối về vốn trongnền kinh tế Như vậy, quỹ đầu tư mạo hiểm đã phần nào san sẻ gánh nặng về vốndài hạn với ngành ngân hàng, góp phần cải thiện tình trạng mất cân đối về vốn tại

hệ thống ngân hàng

1.7.Kinh nghiệm các nước đối với sự ra đời và phát triển của hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm trên thế giới – bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam :

1.7.1.Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại các nước phát triển :

1.7.1.1 Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại Mỹ:

Nước Mỹ được xem là nơi khai sinh ra ngành đ ầu tư vốn mạo hiểm Tại đây,

quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên trên thế giới, Công ty Nghiên Cứu và Phát Triển Mỹ

Trang 28

(ARD Corporation), đ ã được thành lập vào năm 1946 ở Boston nhằm tìm kiếm và

tài trợ cho những dự án có rủi ro cao nh ưng đồng thời cũng mang lại lợi nhuận cao.Những năm sau đó, hàng loạt những quỹ đầu tư mạo hiểm khác cũng đã ra đời

Có thể nói, ở Mỹ, chính phủ đ ã đóng một vai trò quan trọng trong việc pháttriển thị trường vốn mạo hiểm Những chính sách vĩ mô c ùng với những cải tiến, bổsung phù hợp của chính phủ đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ng ành côngnghiệp vốn mạo hiểm Một v ài chính sách quan trọng nhất đó là: chính phủ Mỹ đãthực thi những chính sách tiền tệ v à tài chính đúng đắn nhằm đảm bảo quan hệ

tương đối giữa tỷ lệ lạm phát thấp với hệ thống tiền tệ v à môi trường tài chính ổnđịnh Chính sách thuế qua cải tiến đã có lợi cho những khoản lãi vốn, sự giảm thuế

thu nhập từ lãi vốn đã có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động đầu t ư vốn mạohiểm Thị trường NASDAQ, được xem là chiến lược thoát vốn cho những nhà tưbản mạo hiểm, đã điều chỉnh bằng cách tăng tính cởi mở, tính công khai, v ì vậy đãhạn chế tính e ngại bị gian lận, lừa gạt của những nh à đầu tư Điều này đã tạo ramột môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh, phần nào có thể dự đoán được đã giảmthiểu những rủi ro môi tr ường cho các nhà đầu tư; một sự tương phản rõ rệt

so với những nước đang phát triển Một yếu tố quan trọng khác đó l à sự sẵn sàng

đầu tư lớn và liên tục vào những nghiên cứu ở các trường đại học, các cơ

sở nghiên cứu và phát triển Sự đầu tư này đã tài trợ cho những thế hệ sinh vi êntrong việc nghiên cứu khoa học – kỹ thuật Một số đã thành lập công ty và được tàitrợ bởi những nhà đầu tư mạo hiểm

Sự can thiệp trực tiếp quan trọng nhất của chính phủ Mỹ trong việckhuyến khích, trợ giúp cho sự tăng tr ưởng của các quỹ đầu tư mạo hiểm là sự thôngqua bộ luật đầu tư những doanh nghiệp nhỏ (The Small Business Investment

Act) năm 1958 cho phép h ình thành những tổ chức đầu tư vào những công ty nhỏ

(SBICs) Việc bộ luật này ban hành đã trở thành một phương tiện truyền bácho việc đầu tư vào những công ty nhỏ của tất cả loại h ình, cộng với những ưu

đãi về thu nhập và lãi vốn đã tạo điều kiện cho sự phát triển của vốn mạo hiểm.Chương trình SBIC trở thành một chương trình mà nhiều quốc gia khác phải học

Trang 29

hỏi, tích cực noi gương Những chi nhánh SBIC của các ngân h àng đượcphép nắm giữ cổ phần trong các công ty nhỏ Điều n ày tạo ra nhiều vốnsẵn có cho các công ty mới khởi sự và là một nguồn quan trọng trong những năm

1960 và 1970 Những công ty quản lý quỹ nổi tiếng ng ày nay như Sutter HillVentures, Institutional Venture Partners, Bank of America Ventures, và Menlo

Ventures đã bắt đầu như những SBIC

Trong lịch sử cũng có những lúc m à những hành động của chính phủ cũng cóthể gây thiệt hại cho ng ành công nghiệp vốn mạo hiểm Một ví dụ nổi bật nhất l à

vào năm 1973, thượng viện Mỹ đã phản ứng lại sự lan rộng của việc tham nhũng

trong các quỹ hưu trí bằng cách thay đổi những quy định về quỹ h ưu trí liên bang.Trong sự vội vàng, hấp tấp, chính phủ đã thông qua Đạo Luật Đảm Bảo Thu Nhập

Hưu Trí Cho Người Lao Động (the Employment Retirement Income Security

Act (ERISA), những người quản lý quỹ hưu trí phải có trách nhiệm pháp lý chonhững khoản lỗ bị gánh chịu trong các khoản đầu t ư có rủi ro cao Điều này đã làmnhững người quản lý quỹ hưu trí gần như tránh xa việc đầu tư mạo hiểm, và

nó đã phá hủy gần như toàn bộ ngành kinh doanh vốn mạo hiểm Nhưng sau

đó tình hình đã được cải thiện bằng những vận động tích cực cho việc th ành lập

Hiệp Hội Vốn Mạo Hiểm Quốc Gia (NVCA) Trong năm 1977, nó đã thànhcông trong tiến tới nới lỏng dần dần v à hoàn thiện vào năm 1982 Những điều chỉnhtrong những nguyên tắc chỉ đạo quỹ hưu trí đã góp phần tạo ra “giọt đầu ti ên” sau

đó là “dòng chảy cuồn cuộn” của những khoản tiền mới v ào các quỹ đầu tư mạo

hiểm Vào những năm đầu thập niên 1980 và 1990 đã có sự tăng vọt của các khoảnvốn đầu tư mạo hiểm song hành với những cuộc phát hành lần đầu ra công chúng(Initial Public Offering - IPO ) của những doanh nghiệp được tài trợ bởi vốn mạohiểm, cùng với các diễn biến tăng giá ngoạn mục tr ên thị trường chứng khoán

Mỹ là quốc gia tiên phong trên thế giới về đầu tư vốn mạo hiểm, với ý tưởng hỗ trợvốn để hình thành các doanh nghi ệp vừa và nhỏ có ý tưởng sáng tạo và có tiềm năngtrên thị trường, công ty đầu tư vốn mạo hiểm đầu tiên ở Mỹ do hiệu trường đại họcMIT thành lập từ năm 1946, quỹ n ày đã hỗ trợ công ty công nghệ nổi tiếng tr ên thế

Trang 30

giới DEC Một số công ty danh tiếng cũng đ ược hình thành và phát triển từ vốn đầu

tư mạo hiểm như: Microsoft, Apple, Yahoo Vào cu ối năm 1990, tổng số vốn đầu t ư

mạo hiểm tại Mỹ là 36 tỷ USD với 664 quỹ đang hoạt động Hiện nay tại Mỹ đ ãhình thành một thị trường vốn mạo hiểm khổng lồ, với h àng chục nghìn các nhà đầu

tư mạo hiểm thường góp vốn vào các công quỹ đầu tư mạo hiểm, có khả năng t ài trợ

cho nhiều dự án, đặc biệt là những dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.Nhiều quỹ đã phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và nêu ra yêu cầu khá

cao đối với các nhà đầu tư tham gia, ví dụ phải có tài sản ít nhất 1 triệu USD v à vốn

góp bị giữ trong quỹ ít nhất hai năm.

Quy mô vốn đầu tư mạo hiểm ở Mỹ cũng không ngừng gia tăng, t ổng số vốn

đầu tư mạo hiểm ở Mỹ năm 1995 l à khoảng 6,2 tỷ USD, năm 1998 l à 12,5 tỷ USD(trong đó đầu tư mạo hiểm cho phát triển Internet l à hơn 3,5 tỷ USD) Năm 1999,các nhà đầu tư mạo hiểm đã cung cấp 45 tỷ USD cho các công ty mới th ành lập

Con số này trong năm 2000 đã tăng lên mức kỷ lục 105 tỷ USD, trong đó 86% d ànhcho các công ty làm v ề mạng Internet Đến năm 2006 th ì con số này tăng lên 137 tỷUSD

Nước Mỹ ngày nay có hàng trăm nghìn nhà đầu tư mạo hiểm, họ thường góp

vốn vào các công ty hay qu ỹ đầu tư mạo hiểm Nhiều quỹ đã phát hành cổ phiếutrên thị trường chứng khóan và nêu ra yêu cầu khá cao đối với các nh à đầu tư thamgia, thí dụ phải có tài sản ít nhất 1 triệu đô-la Mỹ, thu nhập hàng năm 200.000 USD

và vốn góp bị giam trong quỹ ít nhất v ài năm

Nguồn vốn mạo hiểm khổng lồ v à gia tăng liên tục tạo ra khả năng đầu t ưcực lớn cho phát triển các doanh nghiệp khởi sự, v à đây cũng là một nguồn tàichính dồi dào tạo nên “đất dụng võ” cho một số “ý tưởng khoa học - công nghệ”, làmột ưu thế nổi bật của Mỹ so với các n ước khác

1.7.1.2 Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại Nhật :

Sự phát triển vốn mạo hiểm ở Nhật Bản có thể đ ược chia thành các giai đoạn:

Giai đoạn đầu tiên của sự phát triển vốn mạo hiểm ở Nhật Bản bắt đầu v àonăm 1963, Chính phủ Nhật Bản cho phép việc sử dụng những quỹ công cộng để

Trang 31

thành lập ba công ty tư vấn và đầu tư những doanh nghiệp vừa v à nhỏ (Small andMedium Business Investment & Consultation Co.Ltd) ở Tokyo, Nagoya vàOsaka Chương trình ở Nhật Bản khác nhiều so với ch ương trình SBIC ở Mỹ.

Trong khi ở Nhật Bản chỉ có ba công ty được thành lập, thì ở Mỹ từ khi chươngtrình được khởi xướng cho đến năm 1963 đã có gần 500 SBICs được thành lập bởinhững cá nhân, những định chế t ài chính và thậm chí là vài SBICs công cộng

Đến tháng 3 năm 1996, 3 SBIC n ày đã đầu tư vào 2500 doanh nghi ệp, trong

đó có 78 doanh nghi ệp đã phát hành ra công chúng Phần lớn cổ phiếu của

những SBIC này được nắm giữ bởi chính quyền địa ph ương, những ngânhàng, những công ty bảo hiểm, sở giao dịch chứng khoán, những doanhnghiệp tư nhân và những văn phòng thương mại Mặc dù chúng đóng vaitrò quan trọng trong việc hỗ trợ những doanh nghiệp vừa v à nhỏ đang tồn tạibằng cách cung cấp vốn ổn định v à dài hạn, nhưng nó cũng có vai trò hạn chế trongviệc cung cấp vốn cho những doanh nghiệp mới khởi sự

Sự xuất hiện vốn mạo hiểm t ư nhân (1970 đến 1973)

Năm 1972, công ty v ốn mạo hiểm tư nhân đầu tiên, KyotoEnterprise Development (KED), đư ợc thành lập với sự đầu tư của 43 doanh nghiệp

nổi tiếng Mô hình của KED là theo mô hình của tổ chức vốn mạo hiểm

đầu tiên ở Mỹ, American Research and Development Cũng trong năm

1972, The Nippon Enterprise Development (NED) đư ợc thành lập bởi một

nhóm gồm 39 công ty Tính tổng cộng từ năm 1972 đến 1974 đã có tám công

ty vốn mạo hiểm tư nhân đã ra đời bởi những ngân h àng lớn như Sumitomo,Mitsubishi, Daiichi Kangyo và những công ty chứng khoán như Yamaichi vàNikko Nói cách khác, những định chế tài chính lớn ở Nhật Bản đã thành lậpnhững công ty con vốn mạo hiểm Một điều nổi bật l à những công ty NhậtBản thường thực hiện những cam kết d ài hạn trong khi đó những nh à tư bản mạohiểm Mỹ thường rút lui khi thấy dấu hiệu đầu ti ên của sự khó khăn

Tình trạng suy thoái gây ra bởi cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973 đ ã làmcho số lượng đầu tư giảm sút và nền công nghiệp bị đình trệ Tuy nhiên, trong số 8

Trang 32

công ty vốn mạo hiểm đã được thành lập thì 6 vẫn còn tồn tại cho đến tậnngày nay Ngành công nghi ệp vốn mạo hiểm đã được hình thành nhưng nó

không đủ thành công để trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế Nhật

Bản

Sự bùng nổ vốn mạo hiểm lần thứ hai (1982 đến 1986)

Một lần nữa, những người đóng vai trò chính trong sự bùng nổ vốn mạo hiểmlần hai này là các ngân hàng và các công ty ch ứng khoán Mục đích chính của họ l à

sử dụng những khoản đầu t ư mạo hiểm để tạo mối quan hệ với những doanh nghiệp

có quy mô vừa và nhỏ và nhằm cung cấp những dịch vụ khác Từ năm

1982 đến 1984 đã có 37 công ty vốn mạo hiểm được thành lập, phần lớn trong

đó thuộc quyền sở hữu của những ngân h àng hoặc những công ty chứng khoán lớn

Những nhà tư bản mạo hiểm Nhật Bản không t ìm kiếm lãi vốn, họ có một động lựckhác, họ muốn phát triển những mối quan hệ ngân h àng dài hạn với những doanhnghiệp mà họ tài trợ Tuy nhiên, sự bùng nổ vốn mạo hiểm lần hai cũng giảm sút v ì

sự suy thoái gây ra bởi sự tăng giá đồng yên trong năm 1986 và 1987

Sự bùng nổ vốn mạo hiểm lần ba (1994 đến 2000)

Lần này Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng những biện pháp mới nhằmtạo điều kiện cho việc hỗ trợ những doanh nghiệp mới khởi sự Năm 1995, sự sửa

đổi của luật về những biện pháp nhằm tạo điều kiện thu ận lợi cho những doanh

nghiệp mới và việc ban hành luật thành lập những doanh nghiệp vừa v à nhỏ

đã làm cho những doanh nghiệp n ày có thể dễ dàng nhận được sự hỗ trợ về tài

chính cũng như về thông tin Những điều luật mới n ày đã khuyến khích sự hìnhthành của nhiều công ty vốn mạo hiểm h ơn

Trong những năm trở lại đây, việc sẵn l òng cung ứng vốn rủi ro cao cho cáchãng mới thành lập của các quan chức Nhật Bản trở th ành một hiện tượng đáng chú

ý Các ngân hàng ở Nhật Bản đã tận dụng điều này để thực hiện việc gia tăng đầu

tư cho các hãng kinh doanh mới thành lập, với khoảng 70% trong số n àyđược sự bảo lãnh của Chính phủ Khoảng năm 1997, khi Fuji Bank thiết lập ra bộ

phận được gọi là ”phòng tín dụng cho các doanh nghiệp m ới”, hệ thống ngân hàng

Trang 33

bảo thủ ở Nhật thật sự khó hiểu về h ành động này Tuy nhiên, hiện nay hầu

như tất cả các ngân hàng lớn ở nước này đều đưa vào danh mục hoạt động

của họ hoạt động tương tự - tức là tìm kiếm những hãng có tiềm năng pháttriển cao và giúp đỡ các hãng này trong việc mở rộng kinh doanh (có thể

là rủi ro cao nhưng lợi nhuận tiềm năng cũng rất hấp dẫn) Bắt đầu ápdụng hoạt động này, Fuji Bank đã đầu tư 54,7 triệu Yên (486.000 USD) cho 14công ty mới (chọn lựa từ 205 yêu cầu vay)

Hiện nay, những công ty con vốn mạo hiểm thuộc những định chế t ài chínhlớn như ngân hàng, các công ty ch ứng khoán, công ty bảo hiểm chiếm khoảng 70%toàn bộ ngành công nghiệp vốn mạo hiểm ở Nhật Bản Phần còn lại là những công

ty vốn mạo hiểm độc lập với quy mô nhỏ v à một số công ty vốn mạo hiểm n ướcngoài hoạt động ở Nhật Bản Những công ty vốn mạo hiểm lớn chiếm ưu thế trongviệc đầu tư và phần lớn chúng thuộc những định chế tài chính

Nhìn chung, những nhà tư bản mạo hiểm Nhật Bản chỉ nhận đ ược sự đào tạogiới hạn Lý do trước tiên là phần lớn những nhà tư bản mạo hiểm chỉ

được cử đến những công ty vốn mạo hiểm từ các doanh nghiệp mẹ v à sau

từ 2 đến 5 năm họ sẽ trở lại doanh nghiệp mẹ Chính v ì vậy mà những nhà tưbản mạo hiểm sẽ có rất ít kinh nghiệm cũng nh ư những kỹ năng cần thiết Th êm

vào đó, những nhà tư bản mạo hiểm chỉ nhận đ ược lương và không có phần thưởng

nào dành cho những thành công và chắc chắn sẽ chịu trách nhiệm cho những đầu t ưkhông thành công, vì v ậy có rất ít động lực để chấp nhận bất cứ rủi ro n ào

Vào nửa sau thập niên 1990 là thời kỳ thay đổi về môi tr ường cho vốn mạohiểm ở Nhật Bản Sự phổ biến của Internet và dịch vụ điện thoại không dây đ ãkhuyến khích những nhà doanh nghiệp khai thác những c ơ hội kinh doanh mới.Một loạt những điều luật đ ược thông qua nhằm hỗ trợ những doanh nghiệpmới thành lập được tài trợ bởi vốn mạo hiểm Ví dụ trong năm 1994, hội đồng

thương mại đã điều chỉnh lại những quy định của m ình nhằm cho phép nhữngnhà tư bản mạo hiểm có thể có vị trí trong ban quản trị của những doanh

nghiệp mà họ đầu tư Luật về những biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

Trang 34

những doanh nghiệp mới đặc th ù (Law on Temporary Measures to Facilitate

Specific New Business) đư ợc điều chỉnh năm 1995 nhằm mở rộng những hỗ trợ về

tài chính và thông tin c ũng như những đảm bảo vay nợ cho những doanh nghiệ p

được xem là “mạo hiểm”, đó là những doanh nghiệp đang sản xuất những

sản phẩm hoặc dịch vụ mới hoặc đang sử dụng những công nghệ mới nhằm nângcao những sản phẩm hoặc dịch vụ đang tồn tại

Một sự thay đổi lớn khác v ào năm 1998 là việc ban hành sắc luật hợp danhhữu hạn (the Limited Partnership Act) cho những quỹ đầu t ư mạo hiểm Trước khi

thông qua đạo luật này, tất cả những nhà đầu tư trong các quỹ hợp danh đều phải

chịu trách nhiệm vô hạn Với luật mới, trách nhiệm của các nhà đầu tư chỉgiới hạn trong những khoản đầu t ư cho đến khi vẫn đáp ứng những ti êu chuẩncủa bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp (METI) Năm 1997, để khuyếnkhích những “thiên thần đầu tư”, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra sự thay đổi vềluật được gọi là “thuế thiên thần” (Angel Tax) cho phép những nh à đầu tư có thểkhấu trừ những khoản lỗ vốn từ những khoản l ãi vốn trên những đầu tư khác

Với những biện pháp tích cực tr ên, Chính phủ Nhật Bản đã góp phầntích cực vào việc thúc đẩy thị trường vốn mạo hiểm phát triển ng ày càng năng

động với quy mô ngày càng lớn

1.7.2 Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại các nước đang phát triển:

1.7.2.1 Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc:

Trung Quốc là một điển hình cho sự thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm từ nguồnvốn của chính phủ tài trợ Có bốn hình thức vốn mạo hiểm ở Trung Quốc l à: Vốnmạo hiểm được Chính phủ tài trợ, Công ty vốn mạo hiểm trách nhiệm h ữu hạn, cácLiên doanh, Quỹ phát triển khoa học Hiện tại, phần lớn các công ty mạo hiểm

được Chính phủ cung cấp vốn hoặc Chính phủ quản lý Tuy nhi ên, hai loại hình

công ty vốn mạo hiểm còn lại đang phát triển rất nhanh chóng v à là mũi nhọncho sự phát triển trong t ương lai Bên cạnh đó, các liên doanh chiếm 10%trong tổng số các công ty vốn mạo hiểm , và các tập đoàn lớn trong nước như Stone,

Legend, Zhong Guang Cun Sciece and Hair đ ã gia nhập vào lĩnh vực vốn

Trang 35

mạo hiểm Trong số các công ty nhận được vốn đầu tư mạo hiểm, 28% đang ở giai

đoạn ban đầu, 53,6% đang ở giai đoạn phát triển v à 18,4% đang ở giai đoạn trưởng

thành Một số công ty thành công có khả năng sẽ cổ phần hóa Các công ty vốnmạo hiểm tập trung ở 2 k hu vực Hơn 90% các công ty này đư ợc đặt ở miền ĐôngTrung Quốc Và 89% số công ty vốn mạo hiểm chọn các dự án công nghệ cao tronglĩnh vực khoa học hoặc chọn các công ty công nghệ cao non trẻ, có nhiều tiềm

năng

Vào cuối năm 2001 thị trường vốn mạo hiểm ở Trung Quốc có kho ảng 150công ty với số vốn hơn một tỷ USD Với những bước phát triển nhanh về kinh tế, về

môi trường đầu tư và vai trò ủng hộ của chính phủ th ì hoạt động đầu tư vốn mạo

hiểm ở Trung Quốc ng ày càng phát triển và tạo được sự quan tâm của các nhà đầu

tư mạo hiểm quốc tế

Các nhân tố dẫn đến sự phát triển nhanh chóng vốn mạo hiểm ở Trung Quốc:

Năm 1999, để thúc đẩy sự phát triển của ng ành công nghệ cao, chính

quyền Trung ương và địa phương đã thành lập Quỹ đổi mới công nghệ cho cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời công bố li ên tiếp các chính sách và luật lệ ưu

đãi Kết quả là, sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp vừa v à nhỏ tạo ra

tiềm năng lớn cho sự phát triển của các công ty vốn mạo hiểm trong t ương lai

Sự thành lập của thị trường chứng khoán công nghệ cao đ ã tạo ra môi trườngthuận lợi cho các công ty công nghệ cao Thị tr ường các công ty phát triển ở HồngKông tạo ra cho các công ty công nghệ cao ở đại lục một h ướng thu hútvốn từ thị trường nước ngoài Sau năm 1999, chính quy ền địa phương công bốrất nhiều luật lệ khuyến khích các công ty công nghệ cao Môi tr ường pháp lý thuậnlợi đã tạo nên một làn sóng lớn cho các công ty trong n ước, do đó tạo ra thị

trường tiềm năng cho sự phát triển của vốn đầu t ư mạo hiểm

Sự đa dạng của các công ty vốn mạo hiểm đ ược tạo ra Rất nhiều công ty đaquốc gia, các quỹ vốn bảo hiểm n ước ngồi và các tổ chức phi ngân hàng đã bày tỏ

sự quan tâm tới lĩnh vực kinh doa nh vốn mạo hiểm ở Trung Quốc

Các công ty niêm yết hiện đang trở thành những nhà đầu tư chiến lược của

Trang 36

vốn mạo hiểm và sự phát triển của ngành vốn mạo hiểm đã làm cho nhiều ngườidân Trung Quốc chấp nhận khái niệm v à thực tiễn đầu tư mạo hiểm.

Những hạn chế chính của vốn mạo hiểm ở Trung Quốc so với ở Mỹ :

-Nguồn vốn hạn chế Sau khi nhận đ ược sự khuyến khích từ phía chínhquyền Trung ương, chính quyền địa phương đã thành lập rất nhiều quỹ mạo hiểm

và công ty vốn mạo hiểm, chủ yếu được cung cấp tài chính bởi chính quyền

Trung ương Ở một chừng mực nào đó, điều này giải quyết được tình trạng

thiếu vốn của các công ty ở Trung Quốc, nh ưng nó cũng hạn chế quy mô cungcấp vốn mạo hiểm ở Trung Quốc Ở Mỹ, nguồn vốn Nhà nước chỉ chiếm một phầnrất nhỏ trong vốn thành lập, khoảng 8,3% Trung Quốc có khoảng 6000 tỷ nhân dân

tệ trong tiết kiệm của nhân dân, nh ưng rất ít trong số đó được đầu tư cho vốn mạohiểm Các quỹ bảo hiểm, an ninh x ã hội không được phép đầu tư vào lĩnh vực vốnmạo hiểm Thêm vào đó, rất ít các nhà đầu tư cá nhân

-Thiếu cơ chế khuyến khích và kiểm sốt, sự thiếu hụt kinh nghiệm quản lý v àchất lượng nhân viên Hầu hết các công ty vốn mạo hiểm ở Trung Quốc không thểcạnh tranh được với các công ty vốn mạo hiểm quốc tế

-Cơ chế vốn mạo hiểm vẫn ch ưa được thiết lập Có một số cách một công tymạo hiểm có thể bảo tồn vốn, chẳng hạn nh ư mua lại tài sản, liên kết hoặc thôn

tính Nhưng ở Trung Quốc, những ph ương pháp này đều trái với pháp luật

-Tài sản sở hữu trí tuệ và các tài sản phi vật thể không đ ược bảo vệ một cách

thích đáng Do thiếu sự bảo vệ tài sản trí tuệ, các công ty vốn mạo hiểm đều không

sẵn lòng đầu tư vào những dự án đang ở giai đoạn thử n ghiệm Điều đó nói lên rằng

có nhiều nguy hiểm cho vốn mạo hiểm ở Trung Quốc h ơn so với ở Mỹ

-Chất lượng của các hãng trung gian và của nhân viên không đồng đều Chất

lượng của các công ty trung gian cho vốn mạo hiểm nh ư công ty kế toán, công ty

luật pháp, tổ chức đánh giá kỹ thuật, công ty t ư vấn đầu tư đều rất yếu kém Họthiếu những kỹ năng có chất l ượng cao Mặc dù có rất nhiều đột phá trong các luật

định đối với họat động kinh doanh vốn mạo hiểm, nh ưng vẫn chưa hoàn chỉnh và bị

lạc hậu

Trang 37

1.7.2.2 Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại Đài Loan:

Vốn mạo hiểm ở Đài Loan tuy nhỏ hơn ở Nhật Bản, Hong Kong thậm

chí Singapore nhưng v ới số lượng những doanh nghiệp khởi sự v à sự thành

công của các nhà đầu tư mạo hiểm, Đài Loan là điểm năng động nhất ở Châu Ácho việc đầu tư mạo hiểm Những mối quan hệ với Mỹ, đặc biệt l à thunglũng Silicon, sớm quan tâm đến ng ành điện tử như là ngành công nghi ệpthen chốt, một Chính phủ năng động, và sự quan tâm đến nền giáo dục đ ã tạonên một môi trường thuận lợi cho sự phát triển song song của nền công nghiệp v àviệc đầu tư vốn mạo hiểm

Những nhà tư bản mạo hiểm Đài Loan không đầu tư nhiều vốn hạt giống màtập trung vào giai đoạn khởi động và giai đoạn mở rộng của doanh nghiệp.Một tài sản quan trọng là một số lượng lớn những kỹ sư người Đài Loan giữnhững vị trí điều hành và quản lý trong những doanh nghiệp kỹ thuật Mỹ Họ l ànguồn tư vấn, hướng dẫn kinh doanh cho các doanh nghi ệp ở Đài Loan, thậm chíquay về thành lập doanh nghiệp

Năm 1983, một đạo luật được thông qua tạo những ưu đãi về thuế nhằm

khuyến khích những cá nhân sẵn s àng đầu tư vào những công ty vốn mạo hiểmchuyên nghiệp Đặc điểm quan trọ ng nhất của bộ luật này là một sự khấu trừ thuế

lên đến 20% đối với những cá nhân duy tr ì hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm

của họ trong vòng ít nhất hai năm Đến năm 1991, đạo luật đ ược điềuchỉnh lại, cho phép những nh à đầu tư định chế có cùng mức khấu trừ 20%

Sự điều chỉnh này đã làm tăng đáng kể nguồn vốn sẵn có cho vốn đầu t ư mạo hiểm

và ảnh hưởng của nó còn có thể thấy qua số lượng quỹ được thành lập sau năm

1991 tăng đáng kể Đến 1999, chính phủ tuyên bố ngành công nghiệp vốn mạo

hiểm đã trưởng thành và không tiếp tục chương trình khấu trừ 20% thuế Chính phủ

Đài Loan đã thực hiện những phương pháp khác nhằm đảm bảo cho sự

phát triển của vốn mạo hiểm Một trong những ph ương pháp đó là sự sẵn

sàng đầu tư các quỹ của chính phủ vào những công ty vốn mạo hiểm

Hiện nay, Đài Loan đã có thị trường vốn mạo hiểm hoạt động rất hiệu quả v à

Trang 38

năng động Những doanh nghiệp có thể đ ược niêm yết và tăng vốn trên thịtrường chứng khoán Những doanh nghiệp Đài Loan có quy mô lớn có thể sử

dụng NASDAQ, một vài doanh nghiệp sử dụng những thị tr ường chứng khóan

Châu Á như Singapore và Hong Kong đ ể niêm yết công khai Một số doanh

nghiệp Đài Loan cũng có thể sử dụng những thị trường công chúng nhưmột cơ chế cho phép những nh à đầu tư thanh lý những khoản đầu tư của họ.Những doanh nhân Đài Loan có xu hướng muốn duy trì sự kiểm soát

đối với doanh nghiệp n ên rất khó cho những nhà tư bản mạo hiểm có thể đạt đ ược

quyền kiểm soát công ty, họ thường không có vị trí tham gia các quyết địnhmang tính chiến lược của doanh nghiệp Vì vậy, họ có một chiến lược thoát vốn

mà không được sử dụng phổ biến ở hầu hết các n ước khác, đó là có thể bán cổ phần

trên một thị trường vốn tư nhân Nó có tính thanh khoản và cung cấp cho các nhà

đầu tư nhỏ một con đường để thoát vốn mà không cần phải đợi đến những đợt pháthành ra công chúng để thu được những đầu tư của họ

Ngành công nghiệp vốn mạo hiểm ở Đ ài Loan hiện nay đang đối mặtvới một vài vấn đề khó khăn Một số liên quan đến hoàn cảnh Đài Loan vàmột số liên quan đến những vấn đề phát triển kinh tế vĩ mô Cách phản

ứng của Chính phủ và những công ty vốn mạo hiểm phản ứng nh ư thế nào trước

những thay đổi này sẽ có những tác động quan trọng l ên “sức khỏe” của ngành đầu

tư vốn mạo hiểm và khả năng tiếp tục hỗ trợ những doanh nghiệp mới khởi sự

1.7.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

1.7.3.1.Về phía thị trường:

Để ngành vốn mạo hiểm lớn mạnh, điều cốt yếu l à phải có nhiều doanh nghiệp

có tiềm năng, đang cần vốn để đầu t ư, đổi mới, và có nhiều nguồn cung cấp các ý

tưởng đổi mới Do đó, khu vực kinh tế tư nhân cần được hỗ trợ phát triển mạnh mẽ,

lĩnh vực công nghệ cao, trọng điểm đặc biệt phải đ ược chú trọng, tập trung pháttriển

Những nước có ngành công nghiệp vốn mạo hiểm phát triển đều l à những

nước có thị trường chứng khoán tồn tại khá lâu trước khi có sự ra đời của các quỹ

Trang 39

đầu tư mạo hiểm Bên cạnh đó họ còn thành lập thị trường riêng dành cho các công

ty vừa và nhỏ, công ty mới thành lập có tiềm năng (chẳng hạn ở Nhật Bản)

Cần có một cơ chế hiệu quả để dẫn vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm

đến các doanh nghiệp H ình thức câu lạc bộ những nh à đầu tư đã xuất hiện từ rất

lâu Hầu hết các nước đều thiết lập Hiệp Hội vốn mạo hiểm, một trung tâm đểnguồn vốn mạo hiểm được luân chuyển thuận tiện trong khu vực (TrungQuốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…)

Kinh nghiệm của Mỹ cho thấy, điều quan trọng l à phải phát triển các nguồn t àichính cho vốn mạo hiểm, chẳng hạn nh ư các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và các

nhà đầu tư tư nhân Ví dụ: Cho phép các tổ chức như các Quỹ hưu trí hoặc các

công ty bảo hiểm được đầu tư kinh doanh vốn mạo hiểm (Những sửa đổitrong Luật Đảm bảo An ninh cho những ng ười hưu trí của Mỹ)

Ngoài ra cũng cần phải đẩy mạnh cả về số l ượng lẫn chất lượng các công

ty tư vấn, giúp doanh nghiệp trong việc tiếp cận các quỹ đầu t ư mạo hiểm

1.7.3.2.Về phía chính phủ:

Môi trường pháp lý cần vững chắc, quy định về sổ sách kế toán gọn nhẹ, đáp

ứng so với các thông lệ tốt nhất của quốc tế, để không g ây trở ngại cho các chuyên

gia quản lý người nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho sự đầu tư của khu vực

tư nhân

Chính phủ thường có nhiều biện pháp khuyến khích, ưu đãi áp dụng cho cácquỹ đầu tư mạo hiểm Một số nước như Indonesia, Malaysia… miễn thuế đốivới thu nhập vốn từ việc bán các công ty nhận vốn đầu t ư và cổ tức từ các công tynhận vốn đầu tư Nhiều nền kinh tế nh ư Hông Kông, Nhật, Ấn Độ, ĐàiLoan, Hàn Quốc đã cho phép người nước ngoài sở hữu 100% vốn của các công

ty quản lý quỹ Riêng tại Trung Quốc, năm 2002 tỷ lệ n ày là 33% và đến năm 2005

tăng lên 49% Ở Bỉ chính phủ đầu tư cổ phần để đầu tư trực tiếp vào các hãng kinh

doanh vốn mạo hiểm, hoặc vào các doanh nghiệp nhỏ Hay chính phủ cho vaycung cấp các khoản vay với lãi suất thấp, dài hạn hoặc có thể không phải trả l ãi chocác hãng kinh doanh v ốn mạo hiểm hoặc các doanh nghiệp nhỏ (Ch ương trình cho

Trang 40

vay tài chính để phát triển Doanh nghiệp của Đan Mạch).

Bên cạnh đó chính phủ cũng có thể sử dụng các kích thích bằng tài chính nhưcác khuyến khích bằng thuế cho những nh à đầu tư vào các doanh nghi ệp nhỏ hoặcquỹ đầu tư mạo hiểm như trong chương trình đầu tư cho doanh nghiệp vốnmạo hiểm của Anh hay b ảo lãnh một phần cho những tổn thấ t của các khoản đầu

tư mạo hiểm có mức độ rủi ro cao ở Phần Lan

Bên cạnh sự tồn tại và phát triển của mô hình quỹ hải ngoại, các nước cũng chútrọng đến việc thành lập mô hình quỹ nội địa, các công ty đầu t ư tư nhân trong

nước

Một nhân tố quan trọng nữa đóng góp v ào sự thành công của việc thuhút vốn mạo hiểm ở một số n ước Châu Á chính là chính phủ đã tạo được niềm tin

cho các nhà đầu tư nước ngoài qua việc đảm bảo lợi ích cho nh à đầu tư, có chính

sách thiết thực và giữ đúng lời hứa khi kêu gọi đầu tư…

Tóm lại, để hỗ trợ cho việc phát triển thị tr ường vốn mạo hiểm, chính phủnhiều nước trên thế giới đã có các loại chương trình đầu tư mạo hiểm khác nhau với

ba hình thức chủ yếu là: đầu tư vốn trực tiếp (đầu tư cổ phần, vốn vay của chínhphủ), đưa ra các chính sách khuyến khích về tài chính (khuyến khích thuế,bảo lãnh vay, bảo lãnh cổ phần) hoặc tạo cơ chế thông thống cho các nh à đầu tưmạo hiểm hoạt động

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

Vốn đầu tư mạo hiểm đã hình thành ở Việt Nam từ những năm 1990, nh ưngcác doanh nghiệp cũng như các cá nhân trong n ền kinh tế nước ta còn biết rất ít về

nó Vốn mạo hiểm là nguồn vốn cổ phần đầu t ư vào các doanh nghi ệp khởi

sự, được huy động từ những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro lớn để có đ ượclợi nhuận cao Vốn mạo hiểm không chỉ đ ã đóng góp rất nhiều cho sự ra đời v àphát triển của những công nghệ mới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanhnghiệp mới khởi sự Hơn thế nữa, nó còn mở ra một kênh đầu tư hấp dẫn cho các

nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm với mong muốn có một tỷ suất sinh lợi cao

Ngày đăng: 18/05/2015, 02:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w