1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiện trạng nghề chăn nuôi lợn rừng ở nước ta

17 934 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 506,83 KB

Nội dung

HIỆN TRẠNG NGHỀ CHĂN NUÔI LỢN RỪNG Ở NƯỚC TA Võ Văn Sự, Tăng Xuân Lưu, Trịnh Phú Ngọc, Phạm Hải Ninh, Lê Thị Bình, Nguyễn Thị Hòai Bộ môn Động vật quí hiếm và ĐDSH Tóm tắt Đề tài nhằm nêu lên những đặc điểm cơ bản nghề chăn nuôi lợn rừng Việt nam trong giai đọan vừa qua, để từ đó rút kinh nghiệm cho giai đọan tới. 1. Đặt vấn đề Nông dân Việt nam có thói quen thuần hóa các loại động vật không thông dụng (ba ba, ếch nhai, lợn rừng, hươu nai, rắn rết, kỳ đà… ) để sử dụng làm thực phẩm… Đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, do sự thất bát trong chăn nuôi bằng các giống vật nuôi thông thường, kể cả các giống "cao sản" nhập từ các nước phát triển, đồng thời với nhu cầu tăng nhanh về các loại thực phẩm từ các loại động vật trên, thì việc chăn nuôi các động vật không thông dụng đó là đương nhiên có dịp nẩy sinh. Lợn rừng là một trong loại động vật đó. Việc thuần hóa lợn rừng Việt nam và lai tạo chúng với các loại lợn đen bản địa có ở các vùng miền núi bắt đầu từ một vài nông dân tại Bình phước vào năm 2003. Sau đó nó lan tỏa đi các nơi khác do công việc nuôi dưỡng đơn giản, tận dụng được thức ăn rẻ tiền, và thu nhập cao, thậm chí phải nói là “hấp dẫn” nhờ thịt lợn rừng được xem là “đặc sản”. Tiếp đó, người ta phát hiện tại Thái lan nông dân cũng đã thành công trong nuôi loại vật trên, và một số lái buôn và doanh nghiệp đã nhập giống về. Từ đó tại nước ta đã thành “phong trào” nuôi lợn rừng. Quần thể lợn rừng khá đa dạng, cách thức nuôi dưỡng cũng nhiều kiểu và hàng hóa cũng đủ lọai thật giả… Bộ Nông nghiệp và PTNT, cơ quan chịu trách nhiệm chính về vấn đề này cũng đã cõ những hành động, trước tiên là cho phép việc này. Nghề chăn nuôi lợn rừng mới có từ 2003 và đang ở giai đọan sôi động. Tuy nhiên việc đánh giá quá trình phát triển đó là việc cần thiết, để từ đó chúng ta đúc rút kinh nghiêkm và có những họat động hiệu quả hơn trong giai đọan tiếp theo. 2. VậT liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Các trang trại nông hộ chăn nuôi lợn rừng Thái lan (L.R Thái) , Lợn rừng Việt nam (L.R Vịêt), các loại con lại giữa chúng với lợn Vân pa, lợn bản địa vùng miền núi, như: Trại Bảy dũng (Bình phước), Trại Xương Lâm (Bắc giang), CT Mỹ Hạnh (Hà nội), Trại Khánh Giang (Bình phước), Trại giống vật quý hiếm Hoà khánh trên 15 tỉnh thành. Các họat động liên quan đến chăn nuôi lợn rừng. Thời gian: 2007-2010 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Nội dung - Số lượng trang trại, địa bàn và quy mô khởi nghiệp + Số lượng + Địa bàn + Thời gian + Quy mô khởi nghiệp - Công nghệ và kỹ thuật + Con giống + Hệ thống chuồng trại và cách thức nuôi nhốt + Thức ăn và dinh dưỡng + Quản lý đàn + Phối giống + Theo dõi năng suất, chọn lọc - Hiệu quả chăn nuôi + Sinh sản, sinh trưởng + Tỉ lệ hao hụt - Hiệu quả kinh doanh + Giá thành và các thành phần chính ảnh hưởng + Giá bán + Lãi suất + Tiêu thụ sản phẩm - Các vấn đề khác + Về quản lý nhà nước + Về bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm + Thông tin/quảng cáo + Họat động của các tổ chức 2.2.2. Phương pháp - Điều tra các nội dung trên qua: + Phỏng vấn 60 trang trại qua các cuộc viếng thăm trực tiếp + Tham khảo các tài liệu (bài viết, tranh ảnh, phim, video được công bố trên các phương tiện truyền thông (Báo, TV, Internet, Video, tờ rơi) + Các tài liệu thống kê của một số chi cục Lâm nghiệp - Xây dựng mô hình chăn nuôi. - Đối chiếu các tham số thu được qua điều tra với kết quả thu được qua mô hình 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Số lượng trang trại, địa bàn và quy mô Việc chăn nuôi lợn rừng bắt đầu từ 2001, với một điểm duy nhất, đó là Trang trại Ông Bảy Dũng tại Bình phước. Ông này đã nuôi thuần lợn đực rừng Việt nam và cho lai tạo với một số lợn đen bản địa vùng đó. Đến nay thế hệ con đã có đến có đến đời R8-R9. Năm 2005 CT Khánh Giang (Bình phước) và CT “Bạn của Bạn” (TP HCM) đã nhập lợn rừng từ các trang trại nuôi lợn rừng Thái lan – vốn đã nuôi lợn rừng từ những năm 1990 – tạo nên một vài trang trại khác. * A. Số lượng trang trại: Danh sách 72 trang trại được điều tra được nêu trong Phụ lục 1. Đây là các trang trại có quy mô trên 20 nái. Theo thống kê của nhiều tỉnh thì số hộ nuôi dưới cơ số đó rất nhiều. Thí dụ tại TP Hồ Chí Minh, chỉ có 4 trang trại lớn mà được báo chí nhắc đến, hoặc có trang Web riêng thì còn có ít nhất 50 trại cỡ trung bình và cở nhỏ thì rất nhiều. Cũng tương tự tại Đồng nai bên cạnh 3 trang trại lớn còn có đến 250 trang trại tầm nhỏ và tầm trung khác ( http://www.info.vn/life/health/24624-n-tht-heo-rng-coi-chng-tai-xanh) * B. Phân bố 72 trang trại đó theo các tỉnh được nêu trong Bảng 1. Bảng 1. Số lượng trang trại nuôi lợn rừng ở các tỉnh có hai trang trại trở lên. Tinh Số trang trại Số trang trại Số trang trại Hà nội 8 Bắc giang 3 Bỡnh định 2 Đà nẳng 5 Đồng Nai 3 Bỡnh Phước 2 Bỡnh dương 4 Gia Lai 3 Phỳ Yờn 2 Quảng ngói 4 Khỏnh hũa 3 Tiền giang 4 Yờn Bỏi 3 TPHCM 4 Như vậy ta thấy, số lượng trang trại cỡ 20 nái trở lên phân bố đều ở các tỉnh. Nhưng trang trại lớn nhất trong số trên là trang trại Khánh giang (Bình phước), với số lượng đàn nái hiện tại (2010) là 100 nái và 380 nái hậu bị với số lợn đực dùng để phối là 21 con. * C. Theo thời gian Bảng 2. Số lượng trang trại được lập qua các năm Miền Số tỉnh 2001 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng trại Bắc 10 1 6 3 3 3 17 Nam 14 1 1 2 6 1 4 3 6 24 Trung 12 1 1 5 6 5 1 19 Tổng trại 36 1 1 3 8 12 13 11 10 60 Sơ đồ 1. Số lượng trang trại được lập qua các năm Bảng 2 và sơ đồ 1 cho thấy, việc thành lập trang trại mới bắt đầu từ 2001, lên đỉnh điểm vào những 2007 và 2008 và đến 2009 vẫn còn tiếp diễn. Năm 2010 không thấy có các trại tầm cỡ lớn mới được thành lập thêm. Tuy nhiên các tài liệu công bố, ở Miền bắc các hộ nông dân nuôi lẽ tẻ một vài con nở rộ. * D. Địa bàn Các trang trại này hầu như đại diện cho hầu hết các vùng sinh thái, khí hậu của Việt nam. Thậm chí vùng sông nước cũng có (Tiền Giang, An giang). Điều này cũng không khó giải thích vì trong tự nhiên các rừng tràm, rừng đước ở phía nam cũng có lợn rừng và được gọi là “Lợn lòi”. Như vậy có thể kết luận, lợn rừng khá dễ thích nghi trong các điều kiện khác nhau, hệt như lợn rừng VN có rất nhiều vùng trong cả nước. * E. Quy mô xuất phát: Chỉ có một vài trang trại có quy mô lớn như CT Khánh gia (400 con nái), còn đâu là nhỏ giưới 100 con lợn thuần. Quy mô (con) <=5 5_10 11_20 21_35 400 Tổng Số trang trại 30 17 9 8 1 65 Như vậy ta thấy, việc chăn nuôi lợn rừng đa phần xẩy ra “từ tốn” nhìn từ góc độ quy mô đàn xuất phát. Chỉ có một trang trại “Khánh Gia” là nuôi quy mô lớn ngay từ ban đầu. Trang trại này của một doanh nhân nổi tiếng, có diện tích rừng cao su đến 600 ha. Với quy mô nhỏ, việc quản lý con giống, mẫu mã hàng hóa sẽ khó chặt chẽ, và như thế người tiêu thụ cũng sẽ khó mua của họ với giá như mua từ các trang trại lớn, Và ngược lại họ sẽ mua lợn thương phẩm từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với giá thấp hơn. 3.2. Công nghệ và kỹ thuật 3.2.1. Con giống 72 trang trại nói trên, nuôi các giống và lọai lợn như sau: Giống Số trai Giống Số trai Thỏi 44 Thỏi, bản địa. 1 Thỏi, lai 9 Thỏi, lợn lai, bản địa 1 Lai 5 Thỏi, Viet, lai 1 Thỏi, Việt 3 Thỏi,Việt lai 1 MaLai 2 Việt 1 Việt, lai 2 Việt, Ma lai 1 Lai Viet 1 Việt, Ma lai 1 3.2.1.1. Giống lợn rừng Thái lan - Mặt dài: ngọai hình tương tự như lợn rừng Việt nam - Mặt ngắn: lông đen, thân ngắn, tròn mình: Lợn Thái lan mặt ngắn được nhập với số lượng ít và nuôi tại Trại Phú Gia (Bình phước) đã được lọai bỏ hoặc lai cấp tiến với loại lợn Thái mặt dài theo tư vấn của chúng tôi, nên đến nay không còn dạng nguyên bản nữa. 3.2.1.2. Giống lợn rừng Việt nam Lợn rừng “Việt nam” có rất nhiều nơi trên lãnh thổ Việt nam với môi trường sống khá khác nhau. Đến nay theo xuất xứ có 4 lọai được nuôi: - Lợn rừng Việt miền bắc: Nuôi tại Ba vì - trong khuôn khổ đề tài này. - Lợn rừng Phú yên: được nuôi tại trang trại Động vật quý hiếm Hòa Khánh (Nha Trang) - Lợn rừng Cát tiên: được nuôi tại trang trại ông Chín (Cần duộc), ông Tuấn (Long An). - Lợn rừng Bình phước: được nuôi tại trang trại ông Bảy Dũng – Bình phước, người khởi đầu nuôi lợn rừng tại Vịêt nam. Đặc điểm của các lọai lợn rừng VN này là dữ tợn, khó gần, lông lá nhiều, đẻ con ít: 4-5 con. Lợn cái rất khó thuần hóa. 3.2.1.3. Giống lợn rừng Mã lai Lợn Mã lai (Malaysia): ông Châu Xuân Vũ (Vĩnh long) người nhập “mấy chục con” từ Malaysia năm 2006. Đàn lợn này sau bán đi cho nhiều nơi vùng Vĩnh long và Đồng nai. Tại Đồng nai, chúng tôi quan sát thấy rằng cũng giống như lợn rừng Thái lan. 3.2.1.4. Giống lợn rừng lai Trung quốc Một số trang trại phía Bắc, như Trang trại ông Tôn (Hòa bình), ông Minh (Trung tâm Lâm nghiệp Đông bắc cũng xuất hiện một loai lợn gọi là lợn rừng Trung quốc được nhập qua các đường tiểu ngạch. Lọai lợn này theo quan sát của chúng tôi là lợn lai bởi có nhiều vết đen trên thân. 3.2.1.5. Lợn lai giữa lợn rừng Thái, Việt và lợn bản địa Việt nam. Là các loại lợn tạp giao giữa Lợn rừng Việt nam hoặc Lợn rừng Thái lan với các loại lợn địa phương tại Việt nam như lợn Sóc tây nguyên, Lợn Vân pa, Lợn ỉ, Lợn Móng cái. Có rất nhiều trường hợp người dân thả lợn nái vào rừng và phối với lợn rừng. Và trong thực tế, ở những vùng núi từ Nam chí Bắc, tại các bản ta vẫn thấy có những đàn lợn con nửa “có sọc” – Biểu hiện của lợn rừng và không có sọc. Đó là sản phẩm con lai giữa các lọai lợn “bản” và lợn rừng. Và lẽ đương nhiên nhiều con lai đó lạc vào rừng và biến thàng “lợn rừng”. 3.2.1.6. Những vấn đề do con giống đưa lại Việc phân biệt giữa lợn rừng Thái, lợn rừng Việt và các lọai lợn bản địa (mà tên thường gọi là lợn Mán, mèo, mường ) dễ. Tuy nhiên sự phân ly khi lai giữa chúng với nhau tạo nên nhiều lọai hình trung gian ở các con lai: có lọai khá giống lợn rừng thuần. Vì vậy để phân biệt chúng, cần thiết phải quản lý chặt chẽ, có lý lịch cho từng cá thể. Đó cũng là điều khó khăn trong bảo vệ thương hiệu của các cơ sở sản xuất vì dễ bị nhái. Con lai thường nuôi dễ hơn , đẻ nhiều con do ưu thế lai. Bảng trên cho thấy trong 72 cơ sở nuôi lợn rừng có đến 28 cơ sở có có nuôi con lai. Đến nay chỉ có các cơ sở tham gia đề tài này có đánh số và lập lý lịch, và hơn nữa quản lý bằng phần mềm Vietpig. Còn đâu là không. Người nuôi và bán, người mua hoặc không phân biệt được các loai lợn rừng, lợn lai họặc nói không đúng sự thật, “vàng thau lẫn lộn”. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất hạn chế đến quá trình phát triển lợn rừng. (Cũng cần phải nói thêm hàng nhái là một khiếm khuyết nguy hiểm của nền kinh tế nước ta.) Thịt lợn rừng giả Thịt lợn rừng giả cũng xuất hiện. Lợn nái già được mang về “nhịn” cho bớt mỡ đi, và sau dó dùng kim xăm lên da hình 3 lỗ chụm 1 - đặc điểm nổi bật của lợn rừng. Qua nghiên cúu của chúng tôi, thực ra, không riêng gì lợn rừng mà ngay cả các giống lợn vùng núi như lợn Vân pa (Quảng trị), lợn đen vùng Bình phước đều có đặc điểm đó, thậm chí tòan lưng đều có. Tỉ lệ mỡ trong các lọai lợn rừng Bên cạnh “độ ngọt”, thì tỉ lệ mỡ mà chủ yếu là mỡ lưng là tiêu chí quan trọng thứ 2 để thực khách đánh giá chất lượng lợn rừng. Có thể sắp hạng theo độ dày mỡ lưng từ ít đến nhiều như sau: Việt -> Việt + Thái -> Thái -> Việt + Bản địa -> Thái + Bản địa. 3.2.2. Hệ thống chuồng trại và cách thức nuôi nhốt Về cách thức nuôi nhốt có thể chia làm 3 - Dạng 1: chuồng đơn giản, ra vào tự do kết hợp với vườn chăn thả lớn, như thể trang trại của CT Khánh gia, Trại Xương Giang (Bắc giang) - Dạng 2: Chuồng đơn giản kết hợp với sân chơi bé. Có thể thấy hệ thống này tại Trại ông Bảy Dũng (Bình Phước), ông Đông (Phú yên), ông Nguyên (Nha trang). - Dạng 3: Ba là dạng nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng xi măng như thể lợn địa phương. Có thể thấy hệ thống này tại Trại ông Bảy Dũng (Bình Phước), ông Đông (Phú yên), ông Nguyên (Nha trang). Phương thức chăn nuôi hiện nay ở trang trại Khá khác nhau giữa các trang trại. Chủ yếu là quây lợn vào một khu vực xung quanh có rào B40, trong trồng cây cối, có lán che mưa (như khu trang trại CT Khánh gia, trại của Cty Lý - Thanh - Sắc, Trang trại ông Dũng ở Bình phước). Lợn được thả chung vào đó, cả đực / cái / to và nhỏ. Có nơi, nuôi thành từng nhóm: 18 cái được nuôi trong 2 khuôn viên 50-100 m2 trong một khuôn viên lại có một chuồng rộng 20-30 m2. 2 đực giống được nuôi trong khuôn viên khác có chuồng nuôi rộng 5-10m2 Có nơi nuôi hẳn ở trong chuồng như trại ông Bảy Dũng (Bình phước), ông Đông (Phú yên). Chống nóng: Có nơi đào vũng nước để cho lợn đằm như Trại Hương tràm, có nơi xây bể xi măng như trại lợn CT Khánh gia, và có nơi chỉ có cây cối hoặc nuôi trong chuồng Chống rét: Ơ những cơ sở chăn nuôi tại Miền bắc, do việc chăn nuôi bắt đầu sau Miền nam 1-2 năm, lẻ tẻ một vài nơi và được sự hướng dẫn của chúng tôi hoặc học tập từ các mô hình Viện chăn nuôi gây dựng, nên áp dụng phương pháp chống rét đơn giản: che kín tránh gió và lót nền bằng rơm và tạo những đùn rơm treo lơ lững phía trên ổ nằm để lợn có thể chu vào. 3.2.3. Thức ăn và dinh dưỡng Khá giao động theo vùng và loại lợn và cách thức nuôi dưỡng của từng trang trại. Nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn tinh: Trang trại Khánh gia (Bình phước) trong giai đoạn ban đầu (trước 2007) cũng chỉ dùng đến thức ăn thô (sắn, cỏ), nhưng sau đó nhận thấy không đảm bảo sức khoẻ cho lợn và việc cung ứng một khoản thức ăn thô là khó, nên đã dùng thức ăn tinh kết hợp với thức ăn thô theo mùa vụ để thay thế. Đứng về hàm lượng dinh dưỡng mà nói, thức ăn tinh chiếm đến 70-80%. Sử dụng nhiều thức ăn thô: Thí dụ Trang trại Mỹ hạnh (Ba vì), trại Vân anh (Sóc sơn). Đại đa số thức ăn thô được thu gom từ dân mà không được trồng tại cơ sở. Miền núi và vùng trung du có lợi thế về nguồn thức ăn cây – củ – quả. Các trang trại khác sử dụng thức ăn thô cho loại lợn lớn và thức ăn tinh bổ sung cho các loại lợn sinh đẻ và con nhỏ. Sử dụng thức ăn thô Lợn rừng được xem là một loại lợn "ăn cỏ" và chính điều này là lợi thế của việc chăn nuôi lợn rừng, vì sẽ giảm chi phí thức ăn và hướng tới kiểu chăn nuôi hữu cơ (organic farming) – là thức ăn gồm các loại thức ăn nguyên thủy, không chế biến, pha chế. Thế giới đang hướng tới kiểu chăn nuôi này. Và thực khách Việt nam cũng rất hâm mộ các loại thịt có từ vật nuôi được nuôi bằng các thứ cỏ lá – củ quả. 3.2.4. Quản lý đàn Tại các trang trại Miền bắc, theo hướng dẫn của các chúng tôi, lợn được phân thành nhóm theo sinh lý, sinh trưởng – như thể lợn công nghiệp - để nuôi dương phù hợp. Một vài trại Miền nam nhỏ lẽ cũng làm như thế. Tuy nhiên tại Miền nam, nhiều trại lợn rất lớn lại nuôi theo kiểu bầy: cả bố, mẹ, con cái vào một chỗ. Họ cho rằng, đó là “tự nhiên”. Ngoài những bất lợi thường có đối với cách nuôi nhốt này, còn có một nhược điểm lớn, đó là lợn con sinh ra dễ bị con khác cắn chết. Nhược điểm nữa là khó kiểm soát và khó cho ăn theo yêu cầu sinh lý, con to thường ăn hết mới đến lượt con nhỏ và dẫn đến hiện tượng là con to béo ra – sinh sản kém và con nhỏ – không lớn được – sinh sản chậm. 3.2.5. Phối giống Có hai cách thức được áp dụng: - Một đực giống được nhốt với một nhóm 5-6 lợn cái liên tục trong một thời gian dài trong một ô nhất định. - Đực đuợc nuôi nhốt riêng và được ghép phối giống với lợn cái chỉ định. Trường hợp đầu được áp dụng khá phổ biến ở nhiều trang trại hình thành trước năm 2006 và đặc biệt là ở khu vực miền Nam. Với cách thức này việc quản lý đơn giản, không cần phải mang lợn đi phối như phương pháp sau. Tuy nhiên, không tận dụng được những cá thể tốt và lọai trừ được những cá thể kém trong việc tạo ra thế hệ sau. Trường hợp sau là áp dụng cách thức quản lý công nghiệp. Tuy nhiên sẽ mất công lao động trong việc ghép đôi. 3.2.6. Theo dõi năng suất, chọn lọc Lợn rừng nói riêng và các giống vật nuôi bản địa Việt nam nói chung, do không được chọn lọc nên năng suất khá giao động, thí dụ như số con đẻ ra chẳng hạn, giao động từ 2 - đến 9 con. Để quản lý tốt (như lập kế họach phối giống tránh đồng huyết, chọn lọc nâng cao năng suất ) thì việc theo dõi lý lịch là cần thiết. Tuy nhiên trừ một số trang trại nằm trong đề tài này, còn hầu như 72 trang trại / chủ hộ nuôi lợn rừng không theo dõi năng suất, nếu có thì cũng chỉ mới đeo thẻ tai để đám, theo dõi lý lịch và quản lý số liệu bằng phần mềm Vietpig. Như vậy trừ 8 trang trại kia thì Hiện nay các trang trại thuộc đề tài của Viện đều đánh số theo dõi. Tuy nhiên việc ứng dụng phần mềm Vietpig mới có ở một số trang trại nằm trong đề tài: Bà vì, Xương lâm, Khánh giang. (Cũng cần nói thêm ở nước ta việc theo dõi năng suất vật nuôi hầu như mới đến bước đầu là đeo số tai, còn những công đọan sau như cân đo, ghi chép và ứng dụng công nghệ tin học thì rất thiếu, mất chính xác và không cập nhật). 3.3. Hiệu quả chăn nuôi 3.3.1. Sinh sản/sinh trưởng Kết quả theo dõi trên đàn lợn Rừng Thái được nhập từ Bình phước nuôi tại Miền bắc cho thấy: Tuổi phối lần đầu là 6,29 tháng. Tỉ lệ phối chửa: 79,18%, Khoảng cách hai lứa đẻ là: 197,5, Số con sơ sinh: giao động từ 2 đến 11, trung bình cho lứa 1: 5,17 và lứa 2 là: 6,67, Khối lượng sơ sinh trung bình 0,50 kg. Số ngày cai sữa 70 ngày. Khôí lượng cai sữa: 7,2kg. 3.3.2. Tỉ lệ hao hụt Tỉ lệ chết sơ sinh: 5,59 % và sau khi sinh là 5,28% (chủ yếu là do bệnh đường ruột và hô hấp) (tại trang trại Xương lâm) Các bệnh được tiêm phòng: lở mồm long móng, tai xanh, tụ huyết trùng, phó thương hàn. Một số bệnh nổi lên như sau ở đàn lợn lớn: Giun sán 20 Tiêu chảy 72 Ký sinh trùng máu 1 Viêm phổi 65 Rối loạn HH và SS 12 Tổng 174 Từ 1/7/2007 đến 30/9/2009 đàn giống này có 377 lượt con với tổng số ngày nuôi là 88 643 ngày. Giả sử một lần ốm kéo dài 5 ngày, thì đàn lợn đã mắc 174 * 5 = 870 ngày ốm. Như thế tỉ lệ số ngày ốm trên số ngày nuôi là: 0,98 %. Hay nói cách khác 365 ngày sẽ có 3-4 ngày ốm. Tỉ lệ này coi như rất thấp. Tỉ lệ chết lợn con từ khi đẻ ra đến lúc khoảng 70 ngày chiếm 15%. Có những trương hợp cáo hơn. Loại bệnh mà "hủy diệt" nhiều nhất đối với lợn con là bệnh bệnh phân trắng, viêm phổi và còi. Những nguyên nhân xẩy khiến tỉ lệ chết cao như vây, là do môi trường chuồng trại bị ô nhiễm. Phân không được dọn đi ngay, con này ỉa ra con khác lại liếm lại. Giải pháp cho vấn đề này là tách ly ngay con bị ốm, chuyển sang ô khác và tiệt trùng ngay ô cũ, để 5-7 ngày. Giải pháp xa phòng trừ bệnh này, là trong 10 ô hãy để 1-2 ô trống, phòng hờ để nuôi lợn ốm. Đương nhiên cần lưu ý các biện pháp khác (được trình bày trong các chuyên đề). Một điều lưu ý là lợn rừng thường ít sữa, lúc nuôi con cần phải cho lợn mẹ ăn thêm cám tốt. Và tất nhiên phải tiến hành chọn lọc những đực tốt/cái tốt. 3.3.3. Hiệu quả kinh doanh 3.3.3.1. Tiêu thụ sản phẩm Thường họ tự buụn bỏn qua tay với nhau. Riờng tại TP HCM cũng đó xuất hiện một vài cơ sở gọi là” “Trạm trung chuyển”, thớ dụ như Trại P.H. Trại này mỗi thỏng cấp ba tấn thịt lợn rừng cho một siờu thị lớn ở quận 2, TP HCM, và hàng trăm con heo rừng giống cho cỏc trang trại khỏc. Ở Hà nội cũng đó xuất hiện đụi nhà hàng tiờu thụ thit lợn rừng, như Quỏn ăn “Nhanh nhanh” của CT “3F” với mức độ tiờu thụ giưới 4 con/ngày. Một số cơ sở cú đưa thụng lờn cỏc phương tiện đại chỳng và chủ yếu lờn mạng internet như trang Raovat.com hoặc trang riờng của họ. Một số cơ sở cũng nhờ đến bỏo chớ và TV. 3.3.3.2. Giá thành Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá thành: - Tăng trọng ít: Lợn rừng Thái lan, Việt thuần hoặc con lai giữa chúng với nhau chỉ giao động 3-5 kg/tháng. Như vậy, nếu dùng thức ăn công nghiệp thì giá thành sẽ cao. - Thức ăn: Nhờ khả năng sử dụng thức ăn thô xanh, củ quả, các lọai phế phụ phẩm công (như bia, xác cá ), nông nghiệp tốt nên thức ăn cho lợn rừng khá dễ kiếm đặc biệt đối với các trại lợn ít con và nông hộ. Nhìn chung với giá cả hiện tại, và nếu tận dụng thức ăn thô xanh nhiều, một ngày mỗi con lợn chỉ tiêu thụ từ 2 000 đồng – 4 000 đồng. Và với mức tăng trọng như 3-5 kg/tháng thì giá thành cho một kg tăng trọng trung bình sẽ là: Thức ăn: 3000 x 30 ngày = 90 000 đồng Giá thức ăn trên / kg tăng trọng: 90 000/ 4 kg tăng trọng = 22 500 đồng. Nếu như tính theo kiểu chăn nuôi thông thường là tiền thành thức ăn chiếm 80% giá thành, thì giá 1 kg tăng trọng sẽ là 28 000 đồng. - Chuồng trại Nhìn chung việc đầu tư của các trang trại chăn nuôi lợn rừng khá thấp, bởi xây dựng đơn giản. Tại trại Mỹ Hạnh (Ba vì), đã đầu tư khỏang: 0000 đồng/nuôi trung bình: 200 lợn. Với mức khấu hao 5 năm, sẽ chỉ là: /con. - Thú y Chi phí thú y không đáng kể. Tại trại lợn Xương lâm chúng tôi đã theo dõi 4 năm và thấy rằng trung bình 1 con lợn chỉ 50 đồng cho các lọai vaxin phòng bệnh tuh huyế trùng, dich tả, tai xanh và lở mồm long móng cho một đời lợn nái. Thuốc chữa bệnh chủ yếu cho phân trắng, hô hấp mất 25 000 đồng/ con / năm. 3.3.3.3. Giá bán - Lợn rừng thuần Thái lan / Việt nam dao động từ 200 000 – 400 000 đồng / kg với loại lợn bé hơn 20 kg. Loại lợn 30-40 kg nhập từ thẳng từ Thái lan khoảng rẻ hơn 50 000 đồng / kg. Cá biệt có những lợn đực giống 20 – 40 triệu đồng. - Lợn rừng lai với các giống lợn đen vùng cao từ 120 -180 000 đồng / kg. - Lợn rừng đen vùng cao từ 80-120 000 đồng / kg. - Lợn công nghiệp khoảng 30-40 000 đồng / kg. (Xem Phụ lục: Giá bán lợn rừng) 3.3.3.4. Lãi suất - Tại Miền bắc: Năm 2007-2008 Lãi suất khá cao, một con giống được 688 đến 973 000 đồng sau 1 tháng nuôi. Năm 2009 giá giống xuống khoảng 300 000 – 350 000 đồng. Một số trại có công bố hẳn hoi trên các “tờ rơi” của họ như Trang trại Chín Định (Bình dương). Tờ giá cả thị trường tại TP Hồ Chí Minh cũng đăng tải giá cả các loại lợn trên – và mức giá tương tự như đã nêu. Sắp tới theo dự đoán của chúng tôi, phong trào chăn nuôi lợn rừng sẽ lan rộng ở miền bắc và đặc biệt trong mấy tháng tới khi mà tết âm lịch đến gần. Giá sẽ giao động từ 300 000 – 350 000 đồng / kg cho con giống và giá thương phẩm từ 150 000 đồng – 200 000 đồng. Lãi suất tại Trang trại Xương lâm (mô hình của đề tài) - Tháng 6/2007 đàn lợn mang về là 20 cái + 5 đực hậu bị. Lợn bắt đầu đẻ vào 2/10/07 và đến 2/2010 (tức 2,3 năm) đàn lợn 28 nái (8 nái bổ sung) đã đẻ: 99 lứa, với tổng số con là: đẻ sống: 679, Chết sơ sinh: 25, Chết lưu: 8, loại: 14. Còn lại: 637 con. Như vậy trung bình mỗi lứa đẻ 6,45 con. Mỗi con từ đàn gốc (20 nái) đã đẻ được 32 con. [...]... Nuôi lợn rừng: Đổi đời 08/03/2009, Tiền Phong Online (5) Nuôi lợn rừng - nghề hấp dẫn 04/05/2008 (6) ThienNhien.Net Ngoại thành Hà Nội nuôi lợn rừng hiệu quả kinh tế cao (7) Báo Nông nghiệp, Khoa học KTNN Nuôi lợn rừng, chim yến… giữa Sài Gòn 23/05/2009 (8) Đăng Thư 26/05/2010 (9) “Hốt bạc” nhờ chăn nuôi lợn rừng (10) Khánh huyền – Báo Bắc giang (11) Nuôi lợn rừng cho thu nhập cao (12) ĐỨC TRUNG Nuôi. .. ĐỨC TRUNG Nuôi heo rừng đón Tết! (29/01/2008 (13) Triển vọng từ các mô hình sản xuất, chăn nuôi (14) Nguyễn Cầu (2009) LÀNG NUÔI HEO RỪNG Báo NNVN - Số ra ngày 11/5/2009 (15) (16) Bỏ "nhà băng" lên núi nuôi heo (17) Vô tội vạ xả thịt heo rừng 03/06/2009 (18) Nuôi heo rừng - một hướng đi mới (20 HOÀNG TRÀ (2009) Vua heo rừng Tập san Thông tin KH&CN, số 2/2009 (21) Nhật linh Nuôi heo rừng trên đất khóm... 000 – 400 000 đồng / kg hơi lợn giống - Hiện nay đàn còn: 185 con nái giống + 50 con nhỏ 3.4 Các vấn đề thể chế 3.4.1 Về quản lý của nhà nước Nhà nước khuyến khích người dân nuôi lợn rừng, bởi các lý do: - Tìm công ăn việc làm cho dân trong áp lực của nguồn thịt ngoại - Khai thác tiềm năng các giống bản địa / rừng của Việt nam - Bảo vệ thiên nhiên Tuy nhiên, các lọai lợn rừng dù nhập từ Thái lan về... giới, vì khả năng sinh sản cao Tại một số nước châu âu như Đức, lợn rừng còn sống tại các đường phố Tại Thái lan giai đọan đầu nuôi lợn rừng cũng được đặt vào tình trạng quản lý, tuy nhiên năm 2005 đã bỏ chế độ kiểm sóat 3.4.2 Về bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm Trong các con lai giữa lợn rừng thuần với các giống lợn đen miền núi có 1 tỉ lệ giống lợn rừng thuần về ngoại hình, đặc biệt là màu sắc lông: lúc nhỏ... (2006) Kỹ thuật nuôi heo rừng lai Báo Nông nghiệp số 153 ra ngày 2/8/2006 và số 154 ra ngày 3/8/2006 2 Hiếu Cầu (2006) Nhân giống heo rừng Báo Nông nghiệp số 151 ra ngày 31/7/2006 3 Hoà Bình (2006) Hấp dẫn nuôi lợn rừng Thái Lan Báo Nông thôn số 175+176 ra ngày 1/9/2006 4 KVISNA KEO SƯA UM và PHIRA KRAI XENG XRI (2005) Heo rừng Vật nuôi kinh tế đang được chấp nhận và ưa chuộng rộng rãi, dễ nuôi, lãi nhiều... 1973 6 Nguyễn Lân Hùng (2006) Nuôi lợn rừng -nghề hốt bạc Báo Nông nghiệp số 77 ra ngày 18/4/2006 7 Nguyễn Lộc (2006) Người huấn luyện heo rừng đầu tiên ở Việt Nam Báo Nông nghiệp số 45 ra ngày 3/3/2006 8 University of Michigan Museum Zoology - Animal Diversity http://www.ummz.lsa.umich.edu/ (2006) Sus scrofa (wild boar) Phụ lục Phụ lục 1 Danh sách một số trang trại nuôi lợn rừng tại Việt nam (tính đến... mô đàn nhở, nhiều nhất là 100 nái - Các giống chủ yếu là lợn rừng Thái lan và các con lai giữa chúng với các giống lợn bản địa Việc phân biệt các giống tương đối khó do không có nhiều sự khác biệt về ngọai hình giữa lợn rừng thuần với nhau và các con lai “đốc” theo lợn rừng Dinh dưỡng khá đa dạng dựa vào việc khai thác các nguồn phế phụ phẩm là chính Thức ăn khá dao động, có nơi ăn kiểu "lợn công nghiệp",... thức nuôi: nuôi chung các loại lợn và bóc tách như kiểu công nghiệp Việc theo dõi số liệu không được thực hiện trừ các trang trại của đề tài phụ trách Bệnh tật chủ yếu là đương ruột và hô hấp - Việc tiêu thụ sản phẩm ở trạng thái nhỏ lẽ, tiêu thị lớn chỉ có một siêu thị tại TP HCM Giá con giống giao động từ 250 – 400 000 đồng / kg Đang có tình trạng hàng nhái - Việc kiểm sóat của kiểm lâm đối với lợn rừng. .. với nước ngoài việc bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm là một trong những công cụ để bảo vệ nền sản xuất Tuy nhiên ở nước ta vào giai đoạn hiện nay,thì công tác này gặp khó khăn nhiều, nên hàng nhái chưa thể nào chấm dứt Các trang trại / nông hộ cần phải tham gia các tổ chức khoa học, các "đại gia" để được bảo đảm nhãn hiệu 3.4.3 Thông tin/quảng cáo Có 8 trang web được mở ra để hướng dẫn và quảng cáo lợn rừng. .. kiểm soát bởi các cơ quan kiểm lâm Việc kiểm sóat này cũng gây nên các phiền phức cho người nuôi Thí dụ, khi muốn bán 2 – 3 con cũng phải đến huyện để xin giấy phép Tại Lào cai, kiểm lâm đòi phải có giấy cấp phép của CITES mặc dù lợn là thế hệ từ các đàn lợn Miền nam được nhập về năm 2005 Lợn rừng không phải là một động vật bị cấm săn bắn trên thế giới, vì khả năng sinh sản cao Tại một số nước châu . HIỆN TRẠNG NGHỀ CHĂN NUÔI LỢN RỪNG Ở NƯỚC TA Võ Văn Sự, Tăng Xuân Lưu, Trịnh Phú Ngọc, Phạm Hải Ninh, Lê Thị Bình,. nhiên các rừng tràm, rừng đước ở phía nam cũng có lợn rừng và được gọi là Lợn lòi”. Như vậy có thể kết luận, lợn rừng khá dễ thích nghi trong các điều kiện khác nhau, hệt như lợn rừng VN có. giữa lợn rừng Thái, Việt và lợn bản địa Việt nam. Là các loại lợn tạp giao giữa Lợn rừng Việt nam hoặc Lợn rừng Thái lan với các loại lợn địa phương tại Việt nam như lợn Sóc tây nguyên, Lợn Vân

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w