1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thị trường trâu bò tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh

15 314 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 302,51 KB

Nội dung

Nghiên cứu thị trường trâu bò tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh Nguyễn Thị Mùi, Chu Thị Bảo Ngọc, Nguyễn Văn Hieu,Nguyen Van Giang Trương Tấn Khanh và Werner Stur Abstract The study were carry out at the Ky Anh district in which 4 regions of Ky Tien and Ky Trung (rice land, upland, highland and extensive livestock production) were focused for collecting detail data on all of activities involved in the market chain. Methodologies of (i) collecting secondary data, (ii) RMA and (iii) PRA and (iv) SWOT analyses were used during studies. After 5 months of study the result showed that: Ruminant production market have history before the year 1960s and important role in the agricultural income of the farmers in Ky Anh district and 2 communes, Ky Tien and Ky Trung (23-75.7%) . There were diversifying in ruminant products: buffaloes and cattle reproduction, calves, fattening, thin, drought cattle/buffaloes…The flow of ruminant’s products was from the producers (farmers) thought collector/small trader, big trader, slaughters to retailers. Cattle and buffaloes market was mainly concentrated in 4 live animal markets and 7 big meat markets in the district. The big amounts of cattle and buffalo products were sold yearly from 5000 to 6000 heads out of the district to other districts and last places of meat production was Danang, Hue and HCM city. In the market chain of involving components, farmers was an important chain in both activities of production/producer and collecting products in small amount but they got less than from 23% to 40% of product values compared to the value at the last consumers chain and they are facing with many problems in the production such as lack of knowledge on feed resources and feeding systems especially technicians on planting improved pasture and forages and fattening cattle and buffaloes for selling as the commodity. During selling products farmers have been pressed the price from traders because of lack of information in marketing. Recommendation of improving high yield and quality pasture varieties should be priority intervention to farming system for fattening cattle becoming really commodity in the district Key words: Production, cattle, buffalo, market chain, producers, trader, price, products, market value 1. Đặt vấn ñề Kỳ Anh là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế ñể phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh Hà tĩnh, trong những năm gần ñây, ngành chăn nuôi Kỳ Anh ñã có bước phát triển nhanh cả số lượng và chất lượng. Theo số liệu của Phòng nông nghiệp và PTNT huyện ñến nay toàn huyện có 24.700 con bò, 25.000 con trâu, 60.000 con lợn, 575 nghìn con gia cầm và ñàn dê ñã có 5.000 con. Người nông dân cả nước nói chung và nông dân huyện Kỳ Anh nói riêng ñã gắn chặt chăn nuôi trâu bò với nền văn minh lúa nước và tập quán này không thể thiếu ñược trong văn hoá nông thôn của Việt Nam. Ngoài việc cung cấp sức kéo và nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ thì thịt và sữa trâu bò còn là nguồn thực phẩm cao cấp giàu chất dinh dưỡng ñối với con người. Chăn nuôi trâu bò ñã trở thành một ngành sản xuất chính và tỷ lệ thu nhập về tiền mặt khá cao trong cơ cấu thu nhập nông nghiệp nông thôn Bất kỳ một ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nào muốn ñạt hiệu quả kinh tế, thu ñược lợi nhuận, giảm thiểu chi phí sản xuất thì việc tiếp cận, nắm bắt thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu thị hiếu của thị trường là ñiều không thể thiếu, chăn nuôi trâu bò và thị trường trâu bò cũng vậy. Nhằm ñưa ra những ñịnh hướng về xây dựng chương trình phát triển chăn nuôi nói chung và những giải pháp cụ thể trong thời gian tới của ñịa phương về việc phát triển chăn nuôi trâu bò, nâng cao sinh kế của người dân huyện Kỳ Anh, việc tìm hiều và thu thập thông tin liên quan ñến (i) hiểu ñược ñộng cơ thúc ñẩy người nông dân chăn nuôi các loại gia súc khác nhau; (ii) Hoạt ñộng hệ thống chuỗi thị trường sản xuất và sản phẩm trâu và bò, (iii) Xác ñịnh các hạn chế và các cơ hội can thiệp vào chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tại huyện Kỳ Anh, tập trung vào hai vùng nghiên cứu là xã Kỳ Tiến và xã Kỳ Trung, là mục tiêu chính của ñề tài: “Nghiên cứu thị trường trâu bò của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”. 2. Vật li u và phương pháp nghiên cứu 2.1. Thu thập thông tin Sử d ng phương pháp thu th p thông tin th cấp từ các ngu n: Báo chí, tạp chí, bản tin ñịnh kỳ, truyền hình, truyền thanh, Internet. Lấy số liệu thống kê về hoạt ñộng chăn nuôi và thị trường trâu bò của 2 xã nghiên cứu từ UBND 2 xã Kỳ Tiến và Kỳ Trung. Sử dụng phương pháp ánh giá nhanh th trường (RMA): Lấy loại hình tổ nhóm làm cơ sở, có sự tham gia của nhiều người, các phương tiện thu thập thông tin hệ thống thị trường, tập hợp các thông tin theo từng nguồn thông tin thị trường: thương nhân và ñối tượng tham gia thị trường. Thời gian thảo luận không quá 4h/nhóm:  Bảng ki m (Checklist), danh sách các vấn ñề cần thảo luận xung quanh hệ thống chăn nuôi và chuỗi thị trường mua bán trâu bò của 2 xã Kỳ Tiến và Kỳ Trung, luôn luôn ñược sử dụng trong quá trình thu thập thông tin.  Chia nhóm h i thảo (tại xã Kỳ Tiến và Kỳ Trung): (i) Nhóm người sản xuất bao gồm các nông dân chăn nuôi, người tư thương nhỏ mua trâu bò từ các xã trong huyện về vỗ béo ñể bán tại chợ huyện và (ii) Nhóm người thu mua sản phẩm: tư thương lớn (có ô tô ñến chợ), nhóm người ñi mua gom gia súc mang về chợ, nhóm người có lò mổ, nhóm buôn bán lẻ tại chợ Kỳ Anh  Ph ng vấn bán cấu trúc (trao ñổi mở xung quanh các vấn ñề): (i) Xem xét ñánh giá thị trường mua bán trâu bò (chuỗi thị trường) và (ii) Những vấn ñề gặp phải trong quá trình chăn nuôi? (trong việc chọn mua giống, nguồn thức ăn, kỹ thuật chăm sóc, trồng cỏ, trong phòng trị bệnh…). Trong quá trình thảo luận bộ câu hỏi 5 “W” (Ai? Cái gì? Khi nào? ở ñâu? tại sao?) luôn ñược sử dụng ñể thu nhận thông tin theo chủ ñề trên.  Quan sát tr c tiếp/ñi th c ñịa, “Lần theo dấu vết sản phẩm trâu bò của huyện Kỳ Anh ñến từ ñâu và ñi ñến ñâu (kênh, chuỗi thị trường): (i) Liên hệ và gặp gỡ các thành viên thị trường: người chăn nuôi, tư thương, người bán tại chợ, người có lò mổ, thương lái ñi ngoài tỉnh và (ii) Kiểm chứng thông tin thu thập ñược: quan sát trực tiếp các nông hộ chăn nuôi trâu bò tại một số thôn thuộc xã Kỳ Tiến và Kỳ Trung về giống, thức ăn, chuồng trại (hiện trang chăn nuôi trâu bò), quan sát 40 hộ mua và bán trâu bò tại chợ Kỳ Tiến, quan sát 6 hàng bán lẻ thịt trâu bò tại chợ Thị trấn Kỳ Anh, 3 hộ gia ñình có lò mổ, theo 4 hộ vận chuyển trâu bò ra các tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng bằng ô tô. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ thích hợp ñể thảo luận, vẽ sơ ñồ các chuỗi cung cấp và thị trường, mùa vụ buôn bán trâu bò, chuỗi giá trị (Value chain): giấy Ao, giấy màu, bút màu, phấn vẽ, băng dính, và các vật liệu thay thế có thể kiếm ñược tại ñịa phương Phương pháp phân tích SWOT và “ ánh giá nhanh nông thôn ” ñược sử dụng ñể bổ trợ cho các ñợt nghiên cứu (phân tích các khó khăn, cơ hội và nghiên cứu hệ thống canh tác) 2.2. Phân tích thông tin: Sử dụng Chương trình Exel và Chương trình SPSS ñể phân tích thông tin 3. K t quả và thảo luận 3.1. ng c thúc ñẩy ng i sản xu t hướng vào chăn nuôi trâu bò Thông tin thu nhận ñược qua thảo luận nhóm các thành viên tham gia thi trường và từ các nguồn thông tin trong huyện cho thấy 5 ñộng cơ căn bản thúc ñẩy người sản xuất theo ñịnh hướng thị trường là: (i) Điều kiện tự nhiên, (ii) xã hội, (iii) tiềm năng, (iv) chính sách của huyện và nhà nước về phát triển chăn nuôi, (v) tập quán sản xuất và ñặc biệt là (vi) hiệu quả kinh tế/giá trị của ngành chăn nuôi trâu bò ñối với thu nhập của người dân. ảng 1 miêu tả tóm tằt các ñộng cơ thức ñẩy người sản xuất hướng vào ngành chăn nuôi trâu bò ảng 1. ng cơ thúc y chăn nuôi trâu bò trong huyện và 2 xã nghiên cứu Động cơ chính Đặc ñiểm chính Điều kiện t nhiên Bình quân diện tích ñất tự nhiên 105420 ha và diện tích ñất nông nghiệp 23293 ha, Đất rừng 54.990 ha, ñất chưa sử dụng 13.859 ha Điều kiện xã hội Dân số 171935 người, Tỷ lệ nghèo ñói 37.2% Và bình quân lương thực 338 kg/người/năm 85% sống dựa vào sản suất nông nghiệp Hình thành sự buôn bán chăn nuôi bò sống từ trước năm 1960 ệ thông sản xuất nông nghiệp Lúa- Lang- Lạc-Sắn - Vườn tạp; Chè- Lạc- Rừng Cây màu-Chè-Vườn tạp- Rừng iá trị kinh tế của ngành chăn nuôi trâu bò Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 52%, Chăn nuôi trâu bò chiếm: 23-75.7 5 trong tổng thu nhập sản phẩm nông nghiệp và 59-84.2% trong thu nhập chăn nuôi Chính sách phát triển chăn nuôi Hỗ trợ người chăn nuôi: cho phép sử dụng ñất, quy hoạch vùng chăn nuôi, sử Cho nông dân vay vốn theo nhiều kênh ñể phát triển chăn nuôi, Chương trình hỗ trợ thụ tinh nhân tạo bò Sind, Đang triển khai dự án phát triển chăn nuôi trong toàn huyện, nhiều dự án quốc tế nhằm thúc ñẩy sinh kế cho người nghèo trong ñó tập trung nhiều vào chăn nuôi ñại gia súc ảng 2. ỷ lệ trâu bò tại 2 xã nghiên cứu Kỳ Tiến Kỳ Trung ỉ tiêu Hoàng Diệu, lúa nước Minh Tiến, lúa nước Vùng trồng chè Vùng N quảng canh Tổng số trâu bò trong xã năm 2007, con 2231 1056 Số lượng trâu bò bình quân/hộ, con 2.24 2.28 2.9 8.94 Tỷ lệ trâu, % 57.5 49.25 46.75 38.3 Tỷ lệ Bò< % 42.5 50.75 53.25 61.7 Số hộ chỉ nuôi trâu, % 34.5 52.0 55.0 47.1 Số hộ chỉ nuôi bò, % 34.5 44.0 25.0 23.5 Số hộ nuôi cả trâu & bò, % 20.7 4.0 10.0 29.4 Số hộ không chăn nuôi, % 10.3 0.0 10.0 0.0 Như vậy với ñiều kiện tự nhiên và hệ thống nông nghiệp kế thừa từ ngàn năm và người nông dân cần phải phát triển ngành chăn nuôi trâu bò với mục ñích lấy sức kéo, lấy phân phục vụ cho trồng lúa, lac…và là quỹ tiền mặt tiết kiện lớn trong mỗi nông hộ. Một trong những yếu tố có sức thúc ñẩy trội hơn là sự hoạt ñộng của một số chợ gia súc sông trong huyện. Tại 2 xã nghiên cứu số lượng trâu bò chăn nuôi bình quân trong một hộ biến ñộng từ 2-9 con theo vùng ñịa lý của xã. Tỷ lệ trâu bò cũng phân bố rất rõ theo vùng ñịa lý, cụ thể vùng chăn nuôi quảng canh (Kỳ Trung) số lượng bò cao hơn vùng sản xuất lúa nước thuộc (Ky Tiến). Số hộ chăn nuôi hoặc trâu hoặc bò hoăc chăn nuôi hỗn hợp cũng phân bổ rất rõ theo tập qúan từng khu vực ñịa lý và có những khu vực 100% số hộ chăn nuôi trâu bò (Bảng 2) 3.2. c ñi m thị tr ng trâu bò của huyện 3. . . Chuỗi th trường trâu bò trong và ngoài huy n Sơ ñồ 1. Chuỗi thị trường trâu bò Huyện Kỳ Anh Người cung cấp tin tức Người cung cấp tin tức ợ huyện khác Thương lái mua GS sinh sản, câỳ kéo N ông dân Thương lái huyện khác ợ huyện K ỳ Anh Thương lái lớn Điểm giết mổ Điểm bán lẻ Ngh ệ An, Quảng Bình, Thanh Hoá, Lò mổ tại Đà Nẵng, Huế, TP HCM Thương lái mua GS sinh sản, câỳ kéo N ông dân Thương lái nhỏ trong và ngoài huyện Thương lái lớn Điểm giết mổ Điểm bán lẻ ợ huyện khác ác tỉnh khác ợ huyện Kỳ Anh Một số ví dụ về: Chuỗi thị trường trâu bò ñược vẽ bởi nhóm các thành viên trong các nhóm thảo luận (Sơ ñồ tổng thể và sơ ñồ số lượng). Sự mua bán xung quanh trâu bò ở Kỳ Anh có thể chia làm các hướng và ñược miêu tả trong chuỗi thị trường trâu bò tổng thể của huyện Kỳ Anh Sơ ñồ 1. Như vậy mỗi mắt xích trong chuỗi thị trường sẽ có ñặc những ñặc ñiểm riêng biệt từ mắt xích ñầu tiên ñến ñiểm cuối về con ñường ñi của sản phẩm. Cũng như ở các nơi khác, chuỗi thị trường mua bán trâu bò cày kéo và sinh sản có mối liên hệ với mua bán gia súc thịt. Các thành viên tham gia chuỗi thị trường của hai loại sản phẩm thường là giống nhau. Thương lái mua bán loại sản phẩm này nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Nơi diễn ra hoạt ñộng mua bán trâu bò chủ yếu là ở các chợ. Ngoài ra, thương lái còn ñến tận nhà nông dân ñể thu mua gia súc, ñặc biệt là ở xã vùng cao như Kỳ Trung. Ngoài việc thu mua gia súc trong phạm vi huyện, các thương lái còn ñến các huyện khác ñể mua. Họ chịu ñi xa vì mua ở các huyện ñó không có nhiều chợ như ở Kỳ Anh nên dân phải bán rẻ hơn, tính cả công vận chuyển vẫn rẻ hơn mua trong huyện, mua về bán có thể lãi khoảng 20%. Ngoài ra, số lượng gia súc trong huyện không cung cấp ñủ nên họ phải ra các huyện, tỉnh khác ñể mua Gia súc ñược ñưa ñến các ñiểm giết mổ trong huyện, có khi người giết mổ ñến chợ hoặc ñến tận nhà nông dân, ñến nhà thương lái ñể mua trâu bò về giết mổ rồi ñem ra chợ bán lẻ hay bán lại cho người khác 3. . . S n phẩm chính trong chuỗi thị trường trâu bò Sự mua bán xung quanh trâu bò ở Kỳ Anh có thể chia làm các hướng sau: ảng 3. Sản phẩm chính trong thị trường trâu bò 1 ia súc cày kéo Mua và bán cả trâu lẫn bò, ñặc biệt là trâu bò ñực. Bò có thể là giống bò vàng ñịa phương hay giống bò lai Sind 2 ia súc cái sinh sản và bê, nghé Trâu bò/bê nghé cái mua từ các nơi về bán tại chợ ñịa phương ñể làm giống, người dân thường chăn nuôi gia súc cái cho sinh sản trong nhiều năm và bán bê, nghé, hoặc giữ lại bê nghé cái ñẹp cho sinh sản. Bò cái sinh sản chủ yếu là giống bò vàng ñịa phương, ít có bò cái lai 3 ia súc th t S n phẩm chính của các hệ thống chăn nuôi tại huyện, bò thịt ñược bán trên thị trường bao gồm sản phẩm từ hệ thống sản xuất vỗ béo bò, bò hết vụ cày kéo, bò sinh sản loại thải và bê…Bò thịt có thể là giống cỏ hoặc giống lai Sind 4 t Sản phẩm chính của quá trình giết mổ, chủ yếu ñược bán tại các chợ bán lẻ. Nội tạng, bao gồm cả bốn dạ dày, tim, gan, thận và phổi. Sản phẩm phụ bao gồm xương, da, sừng, móng, ñuôi, chất chứa dạ cỏ… Bảng dưới ñây là một ví dụ về số lượng và tỷ lệ thịt, nội tạng, sản phẩm phụ của một con bò ñực sau khi giết mổ: tiêu Khối l ng (kg T l so với trọng lượng sống (% Giống Bò vàng Tính biệt Đực Khối lượng sống ước ñoán 250 Thịt loại I (Đùi sau và thăn) 47.6 Thịt loại II (vai, cổ…) 46,2 37% Xương 30.5 12% Nội tạng 18.0 7% Tiết 6.7 3% Da 24.8 10% Đầu và 4 chân, ñuôi 16.3 6% Cơ quan sinh dục 1.25 Chất chứa dạ cỏ và ruột Không cân 24% (ước ñoán) Tổng 190.1 3. .3. Những thành viên chính tham gia chuỗi thị trường Mối liên hệ giữa các thành viên tham gia thị trường và sản phẩm trâu bò thể hiện trong Sơ ñồ 2. Sơ ñồ 2. iên hệ giữa thành viên tham gia và sản phẩm trong chuỗi thị trường trâu bò ảng 4. Những thành viên tham gia trong chuỗi thị trường trâu bò Thành viên Đặc ñiểm Nông dân Đóng vai trò trung tâm, nông dân có thể giao dịch trực tiếp với thương lái và người thu gom, thương lái lớn, với nông dân khác, hay với người giết mổ. Nông dân mua gia súc chủ yếu là ñể ñầu tư, thường phải qua một thời gian chăn nuôi dài hay khi cần tiền mới bán. Người cung cấp tin tức Ở Kỳ Anh, không có người chuyên làm nghề cung cấp tin tức. Người ñóng vai trò trung gian naỳ thường là nông dân. Khi một nông dân muốn bán gia súc, họ nói ñiều này với những người hàng xóm xung quanh hay nói với những người cùng làm trong vườn chè (ở Kỳ Trung), thông tin ñến nông dân khác hoặc thương lái và ngay hôm sau ñã có người ñến nhà họ hỏi mua (ở Kỳ Trung). Người thu gom Thường là nông dân thỉnh thoảng ñi buôn gia súc vào thời ñiểm “nhàn rỗi” hay khi thấy nhu cầu thị trường tăng. Thương lái nhỏ Thương lái có thể là người trong xã hoặc từ các huyện lân cận ñến mua gia súc. Các thương lái cho biết họ thích mua của dân hơn mua ở chợ. Trước hết vì mua ở nhà dân rẻ hơn 5% so với mua ở chợ. Thêm vào ñó, mua ở chợ phải theo phiên nên nhiều khi không ñủ hàng ñể mua, mua nhà dân luôn s ẵn có, lại có thể biết r õ ngu ồn gốc gia súc, gia súc có bị bệnh hay không. Thành viên thị trường Sản phẩm Người chăn nuôi Thương lái nh ỏ, Người thu gom Thương lái lớn Ngư ời bán lẻ Ng ư ờ i giết mổ Gia súc cày kéo Gia súc sinh sản Gia súc giết thịt Gia súc giết thịt Thịt Mặt khác, dân cũng thích bán cho dân hơn là chợ vì muốn bán là bán ñược ngay không cần ñợi phiên chợ, lại không mất phí sang tên (10000-25000 VND/con) Thương lái lớn Mua gia súc với số lượng lớn, có xe tải, bán cho người buôn khác, bán ra chợ, bán cho người giết mổ…nhưng chủ yếu là ñưa ñi Đà Nẵng, Huế, TP.HCM bán cho các lò mổ Người giết mổ và người bán lẻ Vai trò trung tâm là những người giết mổ và người bán lẻ. Ở Kỳ Anh, không có lò mổ quy mô lớn, thường chỉ là các ñiểm giết mổ của các hộ gia ñình. Họ có thể bán lại thịt cho người bán lẻ, hay vừa là người giết mổ vừa là người bán lẻ, trực tiếp mang ra chợ bán Chính phủ Đóng vai trò trong việc cung cấp giống bò sinh sản cải tiến qua việc hỗ trợ thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò lai Sind 3. .4. Địa ñiểm ạm ễn a hoạ ñộng Nơi diễn ra hoạt ñộng mua bán gia súc nổi bật nhất, nhiều nhất ở Kỳ Anh là các chợ trâu bò. Kỳ Anh có nhiều chợ trâu bò ở các xã khác nhau, trong ñó có bốn chợ chính là chợ Thị trấn (họp chợ vào ngày 5, 16, 26 hàng tháng), chợ Kỳ Tiến (họp chợ vào ngày 4, 14, 24 hàng tháng), chợ Kỳ Lâm (ngày 10, 25 hàng tháng) và chợ Kỳ Tây (ngày 12, 28 hàng tháng). Đối với sản phẩm thịt, việc mua bán rất dễ dàng do Kỳ Anh có hệ thống chợ bán lẻ ở các xã. Các chợ bán lẻ chính là chợ Bắc thị trấn (chợ lớn nhất), chợ Nam thị trấn, chợ Voi, chợ Kỳ Long, chợ Kỳ Liên, chợ Kỳ Lợi, chợ Kỳ Nam. Sự mua bán trâu bò có thể diễn ra trong phạm vi xã, huyện hay tỉnh. Kết quả thảo luận nhóm ở Kỳ Tiến cho thấy các thương lái cho biết nếu ñi mua gia súc ở các huyện khác về bán thì họ thường ñến các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân Có khoảng 30 thương lái ñi mua gia súc từ các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hoá, Ninh Bình về huyện bán; chủ yếu là họ ñến Nghệ An (huyện Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Nghĩa Đàn, Đô Lư, Nghi Phú, Diễn Châu). Có khoảng 10 người mang gia súc bán ñi ngoài tỉnh. Theo một thương lái lớn phỏng vấn ở chợ bò Kỳ Tiến cho biết, có khoảng 15-20 lái buôn cả bò và trâu, lái buôn nhiều nhất là ở xã Kỳ Thư. Bò chủ yếu ñược vẩn chuyển tới Huế và Đà Nẵng, còn trâu ñược chuyển vào TP.HCM 3. . . Phương h m ảng 6. Phương ứ m ản ẩm Phương thức Đặc ñiểm Thông tin Mặc dù không có những người chuyên làm nghề mối lái gia súc, nhưng mạng lưới thông tin ở Kỳ Anh cũng rất nhanh chóng, dựa vào sự truyền ñạt thông tin giữa những người dân. Trong thảo luận các thương lái cho biết khi mua ñược gia súc, họ thường trả cho người mối lái một khoản là 5%, tuỳ theo sự thoả thuận giá, nếu họ mua ñược gia súc với giá rẻ thì người mối lái sẽ ñược nhiều hơn. Bên cạnh ñó, Kỳ Anh còn có hệ thống chợ gia súc nên việc tìm hiểu thông tin ñược dễ dàng hơn. Người mua dựa vào giá thị trường ñể trả giá, còn người nông dân khi muốn bán gia súc họ cũng ra chợ ñể tham khảo giá. Th ng l ng Người nông dân thường ñưa ra giá của cả con gia súc sống. Họ ra giá bằng cách so sánh kích cỡ con gia súc với gia súc mà nông dân khác ñã bán, hay dựa vào thói quen, kinh nghiệm của những lần mua bán trước ñó. Tuy nhiên, khi người dân phải bán gia súc vì cần tiền, thì việc thương lượng giá có vẻ diễn ra “nhanh chóng” hơn. Những thương lái tham gia họp nhóm ở Kỳ Trung cho biết, việc mua bò từ dân ñôi khi gặp khó khăn do dân không biết thông tin về giá nên rất khó mặc cả vì người dân mua và nuôi gia súc trong một thời gian rất dài, có khi vài năm, nên giá cả thị trường khi họ mua và khi họ bán ñã có sự chênh lệch rất lớn. Còn việc thương lượng mua bán giữa các thương lái với nhau thì không gặp khó khăn trở ngại gì. “Mua qu ” Tất cả các thương lái ñều cho biết ñể mua gia súc (kể cả gia súc thịt hay cày kéo, sinh sản), họ ñều sử d ụng ph ương pháp ư ớc ñoán bằng mắt (“mua quạ”). Ph ương pháp này d ựa tr ên vi ệc ư ớc ñoán l ư ợng thịt của gia súc. Thương lái ước ñoán tỷ lệ thịt-xương dựa vào giống, kích cỡ, giới tính, tuổi và ñộ béo của gia súc. Chính vì vậy mà các thương lái than phiền rằng khó nhất trong mua bán gia súc là việc ước ñoán trọng lượng gia súc. Khi gia súc gầy, việc ước ñoán lượng thịt có thể sai lệch 5-10 kg. Mỗi kg thịt ước ñoán sai có thể dẫn ñến lỗ (hoặc lãi) 52000-65000 VND/kg (giá tại thời ñiểm nghiên cứu). Hợp ñồng Hầu hết các thương lái chỉ mua bán theo thoả thuận, thương lượng, lượng mua phụ thuộc nhu cầu thị trường chứ không có hợp ñồng mua bán lâu dài với khách hàng. Nhưng các thương lái ở Kỳ Tiến cho biết, họ vẫn giữ mối liên hệ với các bạn hàng, dưới hình thức hai người ở hai tỉnh gọi ñiện cho nhau. Còn ở Kỳ Trung, một thương lái cho biết ông có hợp ñồng mua bán với một bạn hàng ở Huế, số lượng gia súc theo hợp ñồng là 3 chuyến/tháng, 25con/chuyến, như vậy là ñều ñặn 75 con/tháng. Cạnh tranh Kết quả ñánh giá nhanh thị trường khi nhóm nghiên cứu ñến chợ trâu bò Kỳ Tiến vào phiên chợ ngày 14/01/2008 cho thấy, có sự cạnh tranh mua bán giữa các thành viên của chuỗi thị trường và sự cạnh tranh này rất ña dạng. Ông L.V.N. ở Kỳ Phong cho biết thường mua trâu cả ñực và cái béo thịt ñể ñưa ñi TP.HCM, và người cạnh tranh mạnh nhất lại là nông dân mua trâu ñể cày kéo. Ngược lại, những người nông dân ñến chợ mua gia súc thì than phiền rằng ñối thủ cạnh tranh của họ là các thương lái có vốn lớn nên nhiều khi trả giá cao hơn và mua ñược. Phỏng vấn bà B.X.L. ở Kỳ Bắc, một người giết mổ ñến chợ ñể mua trâu bò ñực béo về thịt, cho biết người cạnh tranh là những thương lái lớn mua gia súc ñưa ñi Đà Nẵng. 3. .6. ạt ñộng bán buôn số lượng l n a súc cày kéo và gia súc sinh sản: Trong ñịa bàn huyện có nhiều thương lái ñi mua gia súc từ các huyện, tỉnh lân cận về bán trong huyện. Ví dụ về một thương lái là ông T.C.T, Kỳ Tiến. Ông thuê xe ñến các huyện Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, ñến tỉnh Nghệ An ñể mua gia súc. Ông thường ñến các chợ ở các huyện, tỉnh trên vào các phiên chợ ñể mua. Ông ñi ñều ñặn năm chuyến mỗi tháng, mỗi chuyến 8-10 con. Xe về ông bán gia súc tại nhà, nông dân ñến mua khoảng 4-5 con, người giết mổ mua 1-2 con. Ông giữ lại 2 con chưa ñủ tiêu chuần bán ñể nuôi vỗ béo, còn 1-2 con thì thuê người dắt bò ra chợ bán. Loại gia súc cày kéo và vỗ béo không ñược vận chuyển ñi các tỉnh khác với số lượng lớn, chủ yếu loại sản phẩm này ñược tiêu thụ bởi nông dân trong huyện. a súc thịt: Gia súc thịt ñược các thương lái lớn vận chuyển ñến Huế, Đà Nẵng, TP.HCM. Hầu hết các thương lái lớn ñều có xe tải vận chuyển gia súc. Công việc của họ là thu mua và chất ñầy xe tải với 15-25 con/chuyến xe rồi vận chuyển ñến các ñịa bàn khác. Bò ñược vận chuyển ñến lò mổ ở Huế và Đà Nẵng, trâu ñược chuyển vào TP.HCM. Ví dụ về một thương lái lớn là ông Đ.H.T, Kỳ Thư. Ông vừa là thương lái vừa là người giết mổ. Ông cho biết, một năm ông mua khoảng 800 con, một phiên mua 1-3 con, tháng tư ñến tháng tám lượng gia súc nhiều nên mua 15-17 con/phiên rồi ñem bán cho lò mổ trong Đà Nẵng. Ngoài ra, ông cũng mua 1-2 con ñem về vỗ béo ñể Tết bán thịt hoặc mang về thịt luôn tại lò mổ của nhà ở thị trấn Kỳ Anh. Rất khó ñể xác ñịnh số lượng gia súc mua bán trong huyện, bán ra ngoài huyện và từ các nơi khác ñem về huyện bán. Lượng gia súc xuất ra khỏi huyện có thể ñược xác ñịnh nhờ sự kiểm soát của trạm thú y huyện. Trung bình có khoảng 11-15 xe, cao ñiểm là 40 xe/tháng, mỗi xe khoảng 18-22 con. Trung bình một năm có khoảng 3000-3900 con, cao nhất là 4000 con xuất ra khỏi huyện. Số lượng trâu bò xuất bán năm 2007 là 3946 con, tương ứng với 196 chuyến xe. Tuy nhiên theo phỏng vấn các thành viên nhóm Thương lái lớn cho thấy số lượng trâu bò ñược mua bán lên tới 6000 con năm 2007 ( ảng ảng 7. c tính số lượng gia súc mua bán qua phỏng vấn các thương lái Họ và tên Hoạt ñộng Số lượng hàng năm (con T.V.T, Kỳ Tiến Thương lái lớn, chung một chuyến xe với 3 thương lái khác ở Kỳ Phong, mua gia súc mang ñi Huế, Đà Nẵng bán cho lò mổ 1152-2304 Đ.H.T, Kỳ Thư Thương lái lớn, người vỗ béo, người giết mổ. Mua gia súc từ huyện Cẩm Xuyên về chợ huyện bán. Tháng 4- tháng 7 mang gia súc bán ñi Đà Nẵng. Có lò mổ ở thị trấn Kỳ Anh. 800 T.T.S Thương lái, người vỗ béo. Mua gia súc bán cho dân, mang ra chợ bán, mang về trang trại vỗ béo, chọn những con to, béo bán cho lò mổ ở thị trấn Kỳ Anh 36 tấn (ước lượng thịt) T.C.T, Kỳ Tiến Thương lái, người vỗ béo. Mua gia súc từ chợ các huyện Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, chợ Nghệ An về bán tại nhà 70%, ñể vỗ béo trong 1,5-2 tháng 20%, thuê người dắt bò ra chợ bán 10% 480-600 L.V.N, Kỳ Phong Thương lái, mua trâu béo cả ñực và cái ñưa ñi TP.HCM 100 N.T.L, Kỳ Bắc Thương lái lớn, mua bò mang ñi Huế, Đà Nẵng 500 B.V.N, Kỳ Phong Người chăn nuôi, mua trâu bò ñực cày kéo. Đồng thời là thương lái, mua khắp nơi trong huyện, trong tỉnh, Nghệ An, Thanh Hoá về huyện bán 150 Một thương lái lớn ở Kỳ Trung Có hợp ñồng mua bán với lò mổ ở Huế 900 B.X.L, Kỳ Bắc Người giết mổ, mua trâu bò ñực béo về thịt, mang ra chợ Voi bán. 330 Sản ẩm ị Ở Kỳ Anh, không có người chuyên bán buôn thịt trâu bò. Hầu hết là các hộ tự mổ rồi ñem bán lẻ tại chợ. Theo kết quả kiểm soát giết mổ tại 7 chợ chính, năm 2007 có 871 con trâu bò ñược giết mổ, trung bình có 2-3 con/ngày ñược giết mổ trên ñịa bàn huyện. Như vậy, lượng thịt trung bình khoảng 150-300 kg thịt/ngày, 55-110 tấn/năm. Số quầy thịt bò chiếm 15-16% tổng số quầy thịt tại chợ. Ở Đà Nẵng, hoạt ñộng bán thịt gia súc với số lượng lớn phổ biến hơn. Có năm lò mổ lớn và nhiều lò mổ nhỏ. Lò mổ lớn giết mổ > 30 con/lò/ñêm. Lò mổ nhỏ thì chỉ < 3 con/lò/ñêm 3. .7. ạt ñộng bán lẻ Kỳ Anh có nhiều chợ bán lẻ, các chợ chính là chợ Bắc thị trấn, chợ Nam thị trấn, chợ Voi, chợ Kỳ Long, chợ Kỳ Liên, chợ Kỳ Lợi, chợ Kỳ Nam. Nhóm nghiên cứu ñã ñến hai ñiểm chợ là chợ Bắc thị trấn (chợ lớn nhất) và chợ Nam thị trấn. • Ở chợ Bắc thị trấn, có 13 quầy thịt, trong ñó có 2 quầy thịt bò. Phỏng vấn chị L.T.L, Hưng Hoà, Kỳ Anh, hai vợ chồng chị vừa là người giết mổ vừa là người bán lẻ. Thường chị giết mổ 1con/ngày, lượng thịt bò bán tại chợ là 50 kg/ngày. • Ở chợ Nam thị trấn, có 25 quầy thịt, trong ñó có 4 quầy thịt bò. Có người tự mổ bán, có người mua lại của người giết mổ. Lượng thịt trung bình là 50-70 kg/quầy/ngày 3. .8. Đánh giá chất lượng và thị hiếu sản phẩm a súc cày kéo và gia súc sinh sản : Người nông dân và thương lái mua loại gia súc này có những tiêu chuẩn ñặc biệt ñể ñánh giá chất lượng gia súc, như giống, tuổi, giới tính, màu sắc, kích thước, vị trí của sừng và tai, hình dáng và trọng lượng, vị trí chân, chiều dài ñuôi, số lượng và vị trí xoáy…Thông thường, bò lai có giá cao hơn so với bò ñịa phương. a súc thịt và thịt : Kết quả họp nhóm cũng như phỏng vấn trực tiếp các thương lái cho thấy, người mua ở huyện Kỳ Anh cũng như các nơi tiêu thụ khác (Huế, Đà Nẵng) ñểu thích mua giống bò vàng hơn bò Lai sind hoặc bò lai khác. Theo nhóm thương lái ở Kỳ Tiến thì bò vàng chiếm ñến 70% thị trường, còn bò lai chiếm 30%. Nhóm thương lái ở Kỳ Trung cho biết, nếu cùng một trọng lượng thì bò cỏ vẫn ñược giá hơn bò lai 5-7%. Người tiêu thụ ñều rất “giỏi” phân biệt thịt bò cỏ với bò lai, và họ sẵn sàng mua thịt bò cỏ. Thịt bò cỏ ñược ñánh giá là ngon, màu ñỏ, mỡ vàng, thớ thịt mịn và ñậm. Còn thịt bò lai tối màu, mỡ trắng, ít thịt, nhiều xương, da dày. Sở dĩ như vậy vì theo nông dân bò lai ñòi hỏi chế ñộ ăn cao hơn bò cỏ nên khó nuôi dưỡng, dẫn ñến chất lượng thịt chưa tốt, thịt không săn chắc. Các thương lái còn cho biết phương thức chăn nuôi (nuôi nhốt hay nuôi thả) không ảnh hưởng ñến giá, do các loại thức ăn chăn nuôi ở hai phương thức là như nhau. Tuổi gia súc không ảnh hưởng ñến giá, chỉ cần vỗ béo là ñược. Tuy nhiên cũng có các thị hiếu khác nhau như một thương lái vận chuyển gia súc ñi Huế, Đà Nẵng cho biết khách hàng của ông thích bò càng to béo càng tốt, bò lai mặc dù không ñược ưa chuộng bằng bò cỏ nhưng nếu bò lai có tầm vóc lớn và tỷ lệ thịt cao thì vẫn là loại sản phẩm họ rất ưa thích 3. .9. nh mùa vụ của thị trường trâu bò ung và c u của thị trường trâu bò Sơ ñồ 3. Cung và cầu thị trường trâu bò huyện K Anh theo mùa vụ Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cầu của người chăn nuôi cao Cầu của thương lái cao Cầu của người giết mổ cao Cung của người chăn nuôi cao Giá gia súc chăn nuôi cao Giá gia súc thịt cao Giá thịt cao Cầu : Nhu cầu mua bò chăn nuôi (cày kéo, sinh sản) của người nông dân cao vào tháng 3, 4 do cần sức kéo và thời gian này nguồn thức ăn thuận lợi, cỏ tự nhiên mọc nhiều, sắp tới mùa thu hoạch các sản phẩm trồng trọt. Nhu cầu mua bò thịt của các thương lái cao vào tháng 4-7 do nhiều thương lái mang bò ñi Đà Nẵng bán cho lò mổ; và tăng vào dịp cuối năm (tháng 11, 12) do nhiều người mua về vỗ béo chuẩn bị cho bán thịt giết mổ vào dịp Tết. Nhu cầu mua bò thịt của người giết mổ cao vào tháng 1, 2 do nhu cầu thịt tăng vào dịp Tết (Sơ ñồ 3) Cung : Lượng cung của người nông dân cao vào các tháng giữa năm (tháng 6-10) do gia súc ñã có thời gian nuôi vỗ béo và cũng là lúc hết mùa vụ cày kéo. Các tháng cuối năm (tháng 11, 12) lượng cung tăng ñôi chút do thời tiết lạnh, thức ăn khan hiếm, chăn dắt khó khăn nên nhiều người dân bán gia súc. Bi n ñộng giá trong năm cho các loại sản phẩm: Tháng 3, 4, 5 giá bò chăn nuôi [...]... tranh gi a s l ng l n cỏc thng lỏi trong, ngoi huy n, nờn h ph i ủi xa, nhi u ng i ph i ủ n cỏc t nh khỏc ủ mua H cng ủ c p ủ n vi c (iii) c l ng sai tr ng l ng gia sỳc d n ủ n r i ro thua l trong kinh doanh, hay (iv) khụng ủỏp ng ủ c ủn ủ t hng c a cỏc thng lỏi khỏc v c a cỏc lũ gi t m gia sỳc Ngoi ra, (v) phớ v n chuy n, ki m d ch khi qua cỏc t nh v nh ng chi phớ phỏt sinh cng ủ c thng lỏi quan tõm vỡ . vùng nghiên cứu là xã Kỳ Tiến và xã Kỳ Trung, là mục tiêu chính của ñề tài: Nghiên cứu thị trường trâu bò của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh . 2. Vật li u và phương pháp nghiên cứu 2.1. Thu. số hộ chăn nuôi trâu bò (Bảng 2) 3.2. c ñi m thị tr ng trâu bò của huyện 3. . . Chuỗi th trường trâu bò trong và ngoài huy n Sơ ñồ 1. Chuỗi thị trường trâu bò Huyện Kỳ Anh Người. Nghiên cứu thị trường trâu bò tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh Nguyễn Thị Mùi, Chu Thị Bảo Ngọc, Nguyễn Văn Hieu,Nguyen Van Giang Trương

Ngày đăng: 18/05/2015, 00:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w