1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu chọn lọc để tạo ra dòng vịt M14 sử dụng làm mái nền để phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo ngan vịt

9 358 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 119,28 KB

Nội dung

Nghiên cứu chọn lọc để tạo ra dòng vịt M14 sử dụng làm mái nền để phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo ngan vịt Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Ngô Văn Vĩnh, Nguyễn Thị Thuý Nghĩa, Đồng Thị Quyên Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên Summary M14 ducks are used for A. I. With R71 muscovy drakes. Muller have the same colour. By selection individual and familiar inbreeding, two lines of M14 duck have been created. Sir line is selected for high body weight, ducks are fed ad. Lib. From 1-49 days old. Dam line is selected for high egg production with restrictedly feeding from day old. At first generation, sir line showed Selection Differential (S) of 190.1g; 64.2g and average 91.1g; selection ratio is 25%; 74.04% and 55.54% in male, female and average resp. Sexual maturity age is 25 and 24 weeks old; egg production at 41 weeks old is 88.45 and 98.85 eggs per female in sir and dam lines resp. 1. Đặt vấn đề Vịt M14 đợc nhập từ Pháp về Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên năm 2005. Qua thời gian theo dõi thế hệ xuất phát vịt M14 thích nghi tốt với điều kiện Việt Nam, tỷ lệ nuôi sống đạt 97,97-98,06%. Năng suất trứng đạt đợc 202,44- 206,77quả/mái/67 tuần tuổi. Vịt M14 nuôi vỗ béo đến 8 tuần tuổi đạt khối lợng 3144,63g, tỷ lệ thịt xẻ và thịt có giá trị đạt cao và tiêu tốn thức ăn thấp 2,38kg ở 7 tuần tuổi (Nguyễn Đức Trọng, 2006) [7]. Mặt khác, vịt mái M14 khi cho lai với ngan đực R71 sử dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo. Con lai ngan vịt có màu lông đồng nhất là trắng tuyền hoặc trắng tuyền có đốm đầu (con lai giữa ngan đực R71 và vịt SM trớc đây cho con lai có 3 màu lông khác nhau, Ngô Văn Vĩnh-2005) [5]và đặc biệt con lai giữa ngan R71 và vịt M14 có tỷ lệ nuôi sống cao đạt 100% khi nuôi đến 10 tuần tuổi, khối lợng cơ thể đạt 3601,3g ở 10 tuần tuỏi với tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 2,9kg (Ngô Văn Vĩnh, 2006) [6]. Công nghệ thụ tinh nhân tạo giữa ngan và vịt đã nâng tỷ lệ phôi lên cao, để có nguồn nguyên liệu phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo giữa ngan R71 và vịt M14 tạo con lai có màu đồng nhất đề tài chọn lọc tạo dòng vịt M14 đợc thực hiện. Nhằm mục đích: Chọn tạo 2 dòng vịt M14 sử dụng làm mái nền để thụ tinh với ngan đực R71 cho con lai có màu đồng nhất. 2. Vật liệu, nội dung và phơng pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Vịt M14 đợc nhập về từ Pháp năm 2005, dựa trên màu mỏ chúng tôi phân loại ra hai nhóm: Nhóm có màu mỏ nhạt nguyên liệu chọn lọc để tạo ra dòng MT1, nhóm có màu mỏ đậm nguyên liệu chọn lọc để tạo ra dòng MT2. 2.2. Nội dung nghiên cứu Chọn về khả năng sinh trởng đối với dòng trống MT1 Chọn về khả năng sinh sản đối với dòng mái MT2 2.3. Phơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phơng pháp tạo dòng Trên cơ sở hai nhóm dựa vào màu mỏ để phân loại chúng tôi tiến hành chọn nhóm đực đầu dòng và mái, theo dõi cá thể kết hợp gia đình. Ghép mỗi dòng 20 gia đình và luân chuyển đực để tránh cận huyết, lập hệ thống sổ sách theo dõi qua các thế hệ. Dòng trống MT1: Cho ăn tự do đến 7 tuần tuổi, sau đó chọn lọc theo khối lợng cơ thể những con có khối lợng lớn hơn khối lợng trung bình của quần thể. Dòng mái MT2: Chọn lọc về năng suất trứng cho vịt ăn theo khẩu phần hạn chế từ một ngày tuổi. Tiến hành chọn tăng suất trứng chọn những con có năng suất trứng lớn hơn trung bình của quần thể, theo dõi năng suất trứng từ khi đẻ 5% đến khi 42 tuần đẻ, ổn định về khối lợng cơ thể ở 25 tuần tuổi, chọn những cá thể có khối lợng nằm trong khối lợng trung bình của quần thể. 2.3.2. Phơng pháp theo dõi các chỉ tiêu Các chỉ tiêu theo dõi Các chỉ tiêu về sinh trởng Khối lợng cơ thể 7 tuần tuổi là chỉ tiêu chọn lọc chính đối với dòng trống Khối lợng cơ thể ở các giai đoạn (1 ngày tuổi, 8 tuần tuổi và 25 tuần tuổi) đối với dòng mái Xác định hiệu quả chọn lọc, hệ số di truyền, ly sai chọn lọc và tỷ lệ chọn lọc về khối lợng cơ thể 7 tuần tuổi đối với dòng trống Các chỉ tiêu về sinh sản Tuổi đẻ của vịt dòng trống và dòng mái Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng của vịt dòng trống và dòng mái Chi phí thức ăn cho 10 quả trứng Xác định hiệu quả chọn lọc về năng suất trứng đối với vịt dòng mái Tính hệ số di truyền, ly sai chọn lọc, tỷ lệ chọn lọc về năng suất trứng đối với vịt dòng mái Tính hệ số đồng huyết (Wright 1922) (Đặng Vũ Bình, 1995) [1] Khối lợng trứng, tỷ lệ phôi, tỷ lệ ấp nở Tơng quan giữa khối lợng cơ thể với năng suất trứng của vịt dòng trống và dòng mái Phơng pháp theo dõi các chỉ tiêu Ly sai chọn lọc S = Trung bình bố mẹ đợc chọn lọc - Trung bình toàn bộ bố mẹ Hiệu quả chọn lọc R = h 2 S Hệ số di truyền tính từ thành phần phơng sai của bố và mẹ h 2 S+D = 2( 2 S + 2 D )/( 2 S + 2 D + 2 e ) 2 S : Phơng sai giữa các bố 2 D : Phơng sai giữa các mẹ trong các bố 2 e : Phơng sai giữa các đời con trong các bố 2.3.3. Phơng pháp chăm sóc, nuôi dỡng quản lý đàn giống Phơng pháp chăm sóc, nuôi dỡng Chế độ dinh dỡng cho vịt M14 Bảng 1 . Thành phần dinh dỡng trong thức ăn cho vịt M14 Thành phần dinh dỡng Loại khẩu phần Pr. thô (%) NLTĐ (KCal/kg) Vịt con Vịt hậu bị Vịt sinh sản 22,0 15,5 19,5 2890 2890 2700 Tiêu chuẩn ăn hàng ngày cho vịt M14 giai đoạn vịt con và hậu bị: Bảng 2 . Mức ăn hàng ngày cho vịt M14 (từ 1-28 ngày tuổi) Lợng thức ăn (g/con/ngày) lợng thức ăn (gr/con/ngày) ngày tuổi Dòng trống Dòng mái ngày tuổi Dòng trống Dòng mái 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ăn tự do ăn tự do ăn tự do 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 ăn tự do 75 80 85 90 95 100 105 110 115 115 120 120 125 125 Vịt dòng trống từ 29 ngày tuổi đến 49 ngày tuổi cho ăn tự do khẩu phần ban ngày, sau 49 ngày tuổi đổi sang cho ăn hạn chế. Vịt dòng mái cho ăn hạn chế theo tiêu chuẩn: Ngày 29-70: 130g/con/ngày. Ngày 71-77: 140g/con/ngày. Ngày 78-140: 150g/con/ngày. Ngày 141-147: 155g/con/ngày. Vịt đợc nuôi dỡng, chăm sóc theo quy trình chăn nuôi của Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Phơng pháp quản lý đàn giống Tiến hành theo dõi cá thể, kết hợp gia đình. Luân chuyển đực sau mỗi thế hệ để tránh cận huyết, lập hệ thống sổ sách để theo dõi mỗi thế hệ. 2.3.4. Phơng pháp xử lý số liệu Sè liÖu thu ®−îc, ®−îc xö lý theo ph−¬ng ph¸p ph©n tÝch ph−¬ng sai m« h×nh General Linear Model (GLM), tÝnh hÖ sè di truyÒn tõ thµnh phÇn ph−¬ng sai bè vµ mÑ. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Chọn tăng khối lợng cơ thể đối với dòng trống MT1 Để chọn tăng khối lợng cơ thể đối với dòng trống chúng tôi tiến hành cho vịt ăn tự do từ 1 ngày tuổi đến 49 ngày tuổi, đến 49 ngày tuổi tiến hành cân khối lợng từng cá thể và chọn về khối lợng cơ thể. Kết quả trình bày tại bảng 1. Bảng 3. Chọn lọc tăng khối lợng cơ thể đối với dòng trống MT1 Đực Mái Chung đực mái Chỉ tiêu X SE X SE X SE Số lợng quần thể (N) P trung bình (g) Số lợng chọn (n) P chọn (g) Tỷ lệ chọn lọc (%) Ly sai chọn lọc 80 2667,6 20 2857,7 25 190,1 10,7 7,5 131 2600,1 97 2664,3 74,04 64,2 12,0 8,9 211 2616,6 117 2708,5 55,45 91,9 9,3 10,3 Qua kết quả bảng 3 cho thấy với khẩu phần cho ăn tự do ban ngày đến 7 tuần tuổi vịt dòng trống MT1 có khối lợng trung bình 2667,6g (đực), mái là 2600,1g và trung bình cả đực và mái là 2616,6g. Tiến hành chọn khối lợng ở 7 tuần tuổi thu đợc ly sai chọn lọc ở con đực là 190,1g; mái là 64,2g và chung cả đực mái là 91,9g. Tỷ lệ chọn lọc tơng ứng là 25%, 74,04% và 55,45%. 3.2. Khối lợng cơ thể của vịt dòng mái MT2 ở các giai đoạn (g/con) Khối lợng cơ thể vịt dòng mái đợc cân từng cá thể lúc 1 ngày tuổi, 8 tuần tuổi và 24 tuần tuổi. Kết quả trình bày tại bảng 4. Bảng 4 . Khối lợng cơ thể vịt dòng mái MT2 ở các giai đoạn (g/con) Đực Mái Chung đực mái Giai đoạn X SE X SE X SE 1 ngày tuổi 8 tuần tuổi 24 tuần tuổi - 1928,4 - 10,9 - 1940,9 - 8,8 54,07 1937,8 2801,3 0,17 8,40 11,60 Kết quả bảng 4 cho thấy khối lợng cơ thể ở các giai đoạn tuổi của vịt dòng mái MT2 ở 8 tuần tuổi đạt trung bình 1937,8g; ở 24 tuần tuổi là 2801,3g. Kết quả khối lợng cơ thể này đạt tơng đơng so với tiêu chuẩn của hãng đa ra khi áp dụng cho ăn hạn chế ở 24 tuần tuổi là 2812g/con (Grimaud Freres Selection, 2004). Kết quả trên cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng (2006) khi nuôi thích nghi vịt M14 khối lợng cơ thể đạt 81,82-99,83% so với khối lợng chuẩn của hãng, qua đây chúng ta cũng nhận thấy vịt M14 đã thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi cũng nh khí hậu của nớc ta. 3.3. Tỷ lệ nuôi sống của vịt M14 ở các tuần tuổi Qua theo dõi số lợng vịt M14 dòng trống MT1 và dòng mái MT2 ở các tuần tuổi chúng tôi tiến hành tính tỷ lệ nuôi sống. Kết quả thể hiện ở bảng 5. Bảng 5. Tỷ lệ nuôi sống của vịt M14 giai đoạn 1 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi (%) Dòng trống MT1 Dòng mái MT2 Giai đoạn n (con) % nuôi sống n (con) % nuôi sống 1 ngày tuổi 0-4 5-8 8 9-25 215 211 117 117 117 - 98,14 100,0 - 100,0 435 429 429 380 378 - 98,62 100,0 - 99,47 0-8 98,14 98,62 0-25 98,14 98,16 Kết quả bảng 5 cho thấy vịt M14 chủ yếu chết trong giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi đây là giai đoạn úm vịt quan trọng nhất, kết quả tỷ lệ nuôi sống của vịt M14 giai đoạn này tơng ứng là 98,14 và 98,62% ở dòng trống và dòng mái. Trung bình giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 25 tuần tuổi vịt dòng trống, dòng mái có tỷ lệ nuôi sống cao đạt từ 98,14-98,16%. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng (2006) [7] trên vịt M14 nuôi thích nghi giai đoạn vịt con và vịt hậu bị có tỷ lệ nuôi sống từ 97,97-98,06%. Qua kết quả này cho thấy vịt M14 thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và chăn nuôi của Việt Nam. 3.4. Một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản của vịt M14 Chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản kết quả thể hiện ở bảng 6. Bảng 6 . Một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản của vịt M14 (tính đến 41 tuần tuổi) Chỉ tiêu Dòng MT1 Dòng MT2 Tuổi đẻ (tuần tuổi) 25 24 Tỷ lệ đẻ (%) 74,33 83,07 Năng suất trứng (quả/mái/41tt) 88,45 98,85 Tiêu tốn thức ăn/10 trứng (kg) 3,7 3,4 Qua bảng 6 ta thấy vịt M14 có tuổi đẻ là 25 tuần tuổi ở dòng trống MT1 và 24 tuần tuổi ở dòng mái MT2. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng (2006) vịt M14 nuôi thích nghi có tuổi đẻ 190-192 ngày. Kết quả tuổi đẻ tơng đơng so với tiêu chuẩn của hãng đa ra. So với tuổi đẻ của vịt SM khi chọn lọc đối với dòng trống T5 kà 25 tuần tuổi và dòng mái T6 là 24 tuần tuổi, kết quả của chúng tôi là tơng đơng (Hoàng Thị Lan, 2005). Chúng tôi theo dõi các chỉ tiêu đến 41 tuần tuổi tỷ lệ đẻ của vịt dòng trống và dòng mái là 74,33 và 83,07%; năng suất trứng tơng ứng là 88,45 và 98,85 quả/mái/41 tuần tuổi. 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Chọn khối lợng cơ thể ở 7 tuần tuổi đối với dòng trống MT1 có ly sai chọn lọc 190,1g ở con đực 64,2g ở con mái và chung cả đực và mái là 91,9g với tỷ lệ chọn lọc là 25%, 74,04% và 55,455. Khối lợng cơ thể vịt dòng mái ở các tuần tuổi tơng đơng với tiêu chuẩn của hãng đa ra. Khối lợng vào đẻ đạt 2801,3g. Tỷ lệ nuôi sống của vịt M14 dòng trống và dòng mái đạt từ 98,14-98,62%. Điều này chứng minh vịt M14 thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam. Tuổi đẻ của vịt dòng trống là 25 tuần tuổi và dòng mái là 24 tuần tuổi. Khi theo dõi đến 41 tuần tuổi vịt có tỷ lệ trung bình 74,33% ở dòng trống MT1 và 83,07% ở dòng mái MT2; năng suất trứng tơng ứng là 88,45quả/mái/41 tuần tuổi và 98,85 quả/mái/41 tuần tuổi. 4.2. Đề nghị Tiếp tục thực hiện thế hệ 1 và các thế hệ sau để chọn lọc tạo dòng giống vịt M14 làm mái nền để phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo. Tài liệu tham khảo 1. Đặng Vũ Bình (1995). Di truyền số lợng và chọn giống vật nuôi. Giáo trình sau đại học. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995. 2. Etiene Verrier (2004). Introduction to Animal Breeding. Genetic and Training Course. Hanoi, 12/2004. 3. Gimaud Freres Selection. Rearing guide pekin ducks breeders grand parent stock. 4/2004. 4. Hoàng Thị Lan, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Võ Trọng Hốt, Phan Tùng Lâm, Võ Văn Sự, Doãn Văn Xuân, Nghiêm Thuý Ngọc (2005). Nghiên cứu chọn lọc tạo hai dòng vịt cao sản SM (T5&T6) tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt 1980-2005. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2005. 5. Ngô Văn Vĩnh, Hoàng Thị Lan, Lê Thị Phiên, Nguyễn Đức Trọng (2005). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo, để sản xuất con lai giữa ngan và vịt SM. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt 1980-2005. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2005. 6. Ngô Văn Vĩnh, Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan, Lê Thị Phiên, Lơng Thị Bột, Nguyễn Văn Duy (2006). Nghiên cứu khả năng sản xuất của con lai giữa ngan R71 và vịt M14 bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo. Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi 2005. Hà Nội, 8/2006. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Ngô Văn Vĩnh, Nguyễn Thị Thuý Nghĩa, Đồng Thị Quyên. Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt M14 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi 2005. Hà Nội, 8/2006. . Nghiên cứu chọn lọc để tạo ra dòng vịt M14 sử dụng làm mái nền để phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo ngan vịt Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Ngô. Vĩnh, 2006) [6]. Công nghệ thụ tinh nhân tạo giữa ngan và vịt đã nâng tỷ lệ phôi lên cao, để có nguồn nguyên liệu phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo giữa ngan R71 và vịt M14 tạo con lai có. con lai có màu đồng nhất đề tài chọn lọc tạo dòng vịt M14 đợc thực hiện. Nhằm mục đích: Chọn tạo 2 dòng vịt M14 sử dụng làm mái nền để thụ tinh với ngan đực R71 cho con lai có màu đồng nhất.

Ngày đăng: 17/05/2015, 23:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w