Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
101 KB
Nội dung
CÔNG BẰNG VÀ NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU Công bằng trong một thế giới hội nhập là gì? Các nhà phê bình của toàn cầu hóa không phải đều hoạt động với những mục đích giống nhau. Tác giả bài báo, một nhà kinh tế chính trị quốc tế, muốn cố gắng làm rõ những mâu thuẫn mà chúng ta thường gặp. Chúng ta có nên quan tâm tới những người nghèo trên thế giới, hay chúng ta nên quan tâm tới sự bất bình đẳng trong thu nhập của đất nước? Những nhiệm vụ này mâu thuẫn như thế nào? Nếu không làm rõ, chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn cả trong việc hoạch định chính sách và việc nghiên cứu. Trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hóa kinh tế luôn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ và rộng khắp. Những phản đối này xuất phát từ công nhân và các nhà công nghiệp, những người mà công việc và thu nhập của họ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự mở cửa rộng hơn này. Quan điểm của họ không chỉ còn đơn thuần là lợi ích kinh tế, hay tài nguyên thiên nhiên nữa. Ngoài ra, một số không nhỏ những nhà hoạt động xã hội, các quan chức, học giả cho rằng các chính sách kinh tế quốc tế và hậu quả của quá trình hội nhập là rất không công bằng cho nhiều người, nhất là người nghèo, người có trình độ chuyên môn thấp, và cho nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển. Một nhà hoạch định chính sách ở Washington đã gọi những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ và EU là một vụ “bê bối về đạo đức”, trong khi người đại diện thương mại của Mỹ lại dán cho việc bảo hộ các mặt hàng nông sản của châu Âu cái nhãn “trái luân lý”. Bộ ngoại giao Bỉ đã chỉ ra sự cần thiết phải có một quá trình “toàn cầu hóa đúng với các nguyên tắc đạo đức”. Nguyên cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người, bà Mary Robinson, thậm chí đã đưa ra chương trình “Ethical Globalization Initiative”, với mục đích đấu tranh cho quyền con người trong quá trình toàn cầu hóa. Chủ tịch ngân hàng thế giới, ngài James Wolfensohn đã phàn nàn rằng nền kinh tế thế giới đang “gặp một số vấn đề không ổn”, còn Joseph Stiglitz, người từng được giải thưởng Nobel về kinh tế cũng nhấn mạnh “Không ai có thể mong đợi thị trường thế giới sẽ công bằng”. Thế nhưng thực sự chúng ta đang nói đến vấn đề gì khi cho rằng nền kinh tế thế giới là không công bằng? Những lời trích dẫn ở trên đã chỉ ra sự không công bằng trong trật tự quốc tế, nơi mà các quốc gia giàu được thiên vị, 1 còn các quốc gia nghèo bị bỏ qua. Họ muốn nói đến sự cần thiết phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để xóa bỏ các chính sách bảo hộ, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và may mặc. Ngay trong các nước công nghiệp phát triển, một số nhà phê bình cũng đã nhấn mạnh những ảnh hưởng xấu của quá trình toàn cầu hóa đối với những người lao động có trình độ thấp nói riêng, và các chính sách phúc lợi xã hội nói chung. Quan điểm này muốn nóiý về sự cần thiết phải thận trọng đối với vấn đề mở cửa thị trường để tránh sự sụp đổ mang tính xã hội trong nước. Quá trình tìm kiếm sự công bằng trong nền kinh tế toàn cầu do đó lại yêu cầu sự cân đối và việc quyết định ưu tiên cho các mục tiêu. Nền kinh tế của chúng ta vì lợi ích của những người trong nước, hay vì cư dân trên toàn thế giới, bất kể họ ở đâu? Với một nguồn lực có hạn, chúng ta nên giúp đỡ những người nghèo đói ở nước ngoài, hay để đào tạo nhân công trong nước thì sẽ có lợi hơn? Bởi chắc chắn việc theo đuổi nhiều mục tiêu một lúc là một nhiệm vụ bất khả thi. Ngày nay, các khái niệm về sự công bằng (và bất công) của nền kinh tế thế giới được các học giả, các chuyên gia kinh tế và các nhà hoạt động xã hội đưa ra rất nhiều. Mục đích của bài này là làm sáng tỏ sự khác nhau giữa các khái niệm đó. Tôi cũng xin đưa ra ba “kiểu mẫu”, hay chính xác hơn, ba “khung” lý thuyết để làm rõ các mục đích chính khi người ta nói đến toàn cầu hóa và các hệ quả kinh tế của nó. Không chỉ đơn thuần là sự phân loại, mục tiêu xa hơn của tôi là kết hợp kinh tế với các nguyên lý đạo đức để thúc đẩy các nghiên cứu tiến bộ. Tôi muốn cố gắng chứng tỏ rằng các nhận định của chúng ta về sự công bằng trong kinh tế có thể, và nên, phù hợp với sự mở rộng của nền kinh tế cả về lý thuyết lẫn thực tế. Những công cụ này sẽ phần nào làm rõ ràng và chính xác hơn các lý lẽ của chúng ta. Chúng cũng giúp chúng ta dự đoán liệu nền kinh tế thế giới có trở nên công bằng hơn trong tương lai hay không, từ đó, tập trung vào các chính sách giúp phát triển một nền kinh tế theo mong muốn cùng với các giới hạn về đạo đức. Trong phần tiếp theo, tôi sẽ định nghĩa khái niệm về sự công bằng trong kinh tế quốc tế và chỉ ra ba hướng tiếp cận đến vấn đề mà ngày nay đang tốn rất nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu. Tôi cũng sẽ làm rõ những chỗ giống nhau, cũng như mâu thuẫn giữa các quan điểm (8) . Sau đó, tôi sẽ bàn kĩ hơn về một cách tiếp cận tới sự công bằng trong kinh tế mà được nhiều tổ chức kinh tế lớn đưa ra trong thời gian gần đây, như Ngân hàng thế giới (World Bank), hay Quĩ tiền tệ quốc tế (IFM). Cuối cùng, tôi cũng sẽ có một vài đề nghị cho các nghiên cứu tiếp theo. Công bằng kinh tế quốc tế: Mô hình và dữ liệu 2 Vấn đề công bằng trong kinh tế chủ yếu liên quan tới các nguyên tắc quyết định xã hội phân phối của cải, dịch vụ và thu nhập như thế nào, và hệ quả của quá trình đó ra sao. Quan điểm mang tính triết học ở đây hàm ý phân phối cái gì, cho ai, theo nguyên tắc nào và như thế nào. Ví dụ như ở nước Mỹ, khái niệm “công bằng về cơ hội” thường được sử dụng cả trong giới nghiên cứu lẫn các chính trị gia như là một phương thức để tiếp cận tới phân phối công bằng. Từ trước tới nay, các lý thuyết về công bằng kinh tế thường chỉ đề cập tới việc phân phối giữa các công dân trong một quốc gia, với giả định rằng quốc gia đó đóng cửa, tự cấp tự túc chỉ gần đây, các nhà nghiên cứu mới đề cập tới sự phân phối quốc tế, và như thế, sự công bằng giữa các quốc gia và cá nhân bị phân chia bởi các đường biên giới chính trị. Ở đây, tiêu chuẩn phân phối sẽ quyết định mối quan hệ giữa các quốc gia nếu nói tới phạm vi thế giới, hay cá nhân trong xã hội nếu nói tới phạm vi một quốc gia. Thế nhưng các các cuộc tranh luận về sự phân phối công bằng còn phức tạp hơn nữa, bởi mỗi quốc gia lại có những quan niệm riêng về công bằng, và miếng bánh họ muốn có trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, những cuộc tranh luận này lại diễn ra trong hoàn cảnh mà chẳng có cơ chế thực thi nào được đặt ra để khẳng định sự công bằng đã được thực hiện hay chưa cả. Ngày nay, đã có ít nhất ba lý thuyết khác nhau về sự công bằng trong kinh tế quốc tế. Chúng thể hiện những cách nhìn khác nhau về tầm quan trọng của phân phối công bằng trong hoàn cảnh mà sự tương thuộc lẫn nhau của các quốc gia ngày càng tăng. Bảng 1 đưa ra cái nhìn tổng thể về ba lý thuyết này. Tôi chỉ trình bày ngắn gọn chúng ở đây, bởi ở phần tiếp theo chúng sẽ được phân tích kĩ hơn kèm theo những lời trích dẫn của tác giả các lý thuyết đó (những lý thuyết này trình bày các loại hình lý tưởng, và không nhất thiết là loại trừ lẫn nhau). Bảng 1: Ba mô hình Công bằng kinh tế quốc tế Lý thuyết Phạm vi phân tích Mục tiêu chính sách Các nghiên cứu Cummunitarian (cộng đồng) Nhà nước - Quốc gia Cải thiện phân phối thu nhập trong một quốc gia Những thay đổi trong phân phối thu nhập của một quốc gia Liberal Internationalist Xã hội của nhiều quốc gia; các tổ Thu nhập của nhiều quốc gia Những thay đổi trong phân phối 3 (Tự do quốc tế chủ nghĩa) chức đa phương hội tụ với nhau thu nhập giữa các quốc gia Cosmopolitan (Chủ nghĩa thế giới) Cá nhân Xóa đói nghèo trên phạm vi toàn thế giới Những thay đổi tỷ lệ đói nghèo trong dân chúng. Đầu tiên, những nhà phê phán theo trường phái “neoliberal” (tân tự do) thường chú ý nhất tới ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới những sự sắp xếp xã hội và kinh tế trong nước hay cái mà tôi gọi là mô hình “cộng đồng” hoặc “Phúc lợi quốc gia”. Thực chất, những người theo mô hình “cộng đồng” thường tập trung vào ảnh hưởng do sự thay đổi trong nền kinh tế mang tới cho sự cố kết xã hội trong nước. Những vấn đề mà người theo trường phái này đưa ra thường là: Sự mở cửa sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các vấn đề như đói nghèo, thu nhập trong một quốc gia, hay cụ thể hơn nữa là trong quốc gia của tôi? Ai là người được lợi nhất, ai là người thiệt nhất trong xã hội, và những người bị thiệt hại sẽ được đền bù như thế nào? Việc mở cửa nền kinh tế có ảnh hưởng thế nào tới tài khoá trong nước và chính sách xã hội (xét trên vấn đề có thể duy trì như thế nào nhà nước phúc lợi chung và chính sách tái phân phối). Họ phân tích khía cạnh công bằng kinh tế trong một quốc gia như là sự đối lập với công bằng kinh tế quốc tế. Trong những năm gần đây, khi mà hội nhập ngày càng tăng, và những ảnh hưởng của nó ngày càng rõ rệt, thì lý thuyết của họ cũng ngày càng nổi bật. Tiếp theo là những người theo trường phái phân tích công bằng kinh tế theo khía cạnh “xã hội của các quốc gia”, hay “cộng đồng quốc tế”. Những người theo chủ nghĩa “Tự do quốc tế chủ nghĩa” này hướng vào các hoạt động có thể có của các quốc gia, chẳng hạn như sáng lập các tổ chức quốc tế, để duy trì và làm vững mạnh một trật tự hòa bình, thịnh vượng và ổn định trên thế giới. Theo cách nhìn này, thì chính phủ của các quốc gia đóng vai trò quan trọng là những tác nhân đạo đức, làm cho các chính sách quốc tế trở nên tốt hơn (hoặc cũng có thể tồi đi). Những vấn đề mà trường phái này đưa ra là: Việc hội nhập các quốc gia sẽ ảnh hưởng như thế nào tới phân phối thu nhập giữa các nước? Liệu việc này có làm cho một số quốc gia được hưởng nhiều lợi ích hơn các quốc gia khác hay không? Làm thế nào để thương mại, viện trợ, đầu tư được sử dụng hiệu quả nhất nhằm tăng thu nhập và phát triển kinh tế? Như chúng ta thấy, rõ ràng quan điểm ở đây nhấn mạnh vào quan hệ giữa các quốc gia, hơn là giữa các cá nhân. 4 Nhóm thứ ba là những người theo “Chủ nghĩa thế giới”. Vấn đề quan tâm hàng đầu của họ là chính sách kinh tế quốc tế sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với “từng cá nhân”, nhất là với người nghèo, bất kể họ sống ở đâu. Với phần lớn người theo chủ nghĩa này, biên giới quốc gia hầu như không có ý nghĩa gì cả. Như thế, những vấn đề mà họ đưa ra là: Nền kinh tế quốc tế sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới tỉ lệ đói nghèo và phân phối thu nhập toàn cầu. Nền kinh tế toàn cầu và các chính sách hội nhập của nó sẽ giúp đỡ người nghèo, hay lại càng bần cùng hóa họ? Không như hai nhóm trước, những người theo lý thuyết này không coi “quốc gia” là một nhân tố quan trọng, thậm chí họ còn hoài nghi các chính sách phục vụ cho người nghèo của chính phủ. Bất kể các vấn đề được tập trung nghiên cứu có khác nhau, cả ba hướng tiếp cận trên đều có điểm chung là cùng quan tâm đến các qui định và thủ tục đa phương sẽ được sử dụng trong giao dịch quốc tế. Liệu các qui định quốc tế hiện hành có công bằng với tất cả các quốc gia, và những người nghèo nhất, thua thiệt nhất trên thế giới hay không? Những qui định này được tạo ra cho một sân chơi quốc tế bình đẳng, hay để chống lại một số nhóm kinh tế xã hội và quốc gia xác định? Thực ra, nếu có sự hội tụ giữa các quan điểm về việc các chính sách cần hướng trọng tâm vào đâu, thì đó hẳn là cấu trúc chính trị của một hệ thống điều hành đa phương. Tôi sẽ trở lại điểm này ở phần cuối. Mô hình “Communitarial”: Toàn cầu hóa và khối cố kết xã hội trong nước Như đã nói, mô hình “communitarian” chủ yếu quan tâm tới ảnh hưởng của hội nhập tới cách tổ chức kinh tế và xã hội trong một quốc gia. Nếu nhìn theo khía cạnh này, thì nhiệm vụ chính của toàn cầu hóa cũng không khác gì nhiệm vụ của bất kỳ một chính sách kinh tế nào khác, đó là làm sao để tăng sự giàu có cho nước nhà. Chắc chắn rằng những người theo quan điểm này muốn sống hòa bình với các nước láng giềng, nhưng họ có xu hướng tin rằng phần lớn các vấn đề trong nước, kể cả các vấn đề về đói nghèo, bất bình đẳng, phải được giải quyết bằng các chính sách nội bộ và các phương pháp kinh tế. Trong những trường hợp mà các chính sách kinh tế đóng vai trò chủ đạo, thì xã hội phải chấp nhận nguyên tắc đền bù để những người bị thiệt hại không cảm thấy rằng các mối liên kết xã hội của họ đã bị phá vỡ. Thực tế, kể từ đại chiến thế giới thứ II, thương mại toàn cầu đã liên tục được mở rộng, ít nhất là trong thế giới công nghiệp. Do đó, các hiệp định thương mại quốc tế thường kèm theo điều khoản “cứu trợ” để bảo vệ công nhân và các khu vực khỏi các cú sốc kinh 5 tế. Mỹ và các nước khác cũng đưa vào khoản “hỗ trợ điều chỉnh thương mại” để giúp đỡ những người bị thiệt hại do những thay đổi của kinh tế mang lại. Nỗi lo sợ rằng toàn cầu hóa quá nhanh trong những năm gần đây có thể làm đổ khung khổ phúc lợi của cộng đồng hoặc của quốc gia đã buộc các nhà kinh tế phải có nhiều chương trình nghiên cứu nghiêm túc về mối quan hệ giữa mở cửa và những thay đổi trong đói nghèo cùng với thu nhập bất bình đẳng. Dani Rodrik đã viết “Hội nhập quốc tế về hàng hóa, dịch vụ và vốn đang buộc xã hội phải thay đổi các thói quen truyền thống, nhưng ngược lại, có một số nhóm xã hội rộng lớn đang chống lại sự thay đổi này”. Nếu như một phương pháp phân phối thu nhập nào đó được coi là tạo nên sự cố kết của một quốc gia, hay khối xã hội, và bây giờ, toàn cầu hóa lại phá vỡ nó, vậy thì rõ ràng phải có một hướng giải quyết mâu thuẫn giữa chúng. Các lý thuyết kinh tế nói chung từ lâu đã khẳng định rằng toàn cầu hóa có thể đổ dồn đặc lợi và thu nhập về một số đối tượng, và do đó làm đổ vỡ khối xã hội hiện hành, nếu như không có một chính sách đền bù hiệu quả và hợp lý. Lý thuyết nổi bật nhất trong phân tích ảnh hưởng của phân phối tới thương mại tự do trong một nước có tên Heckscher-Ohlin-Samuelson (HOS). Đối với những nước có một lực lượng lao động đông đảo, kết quả phân tích theo lý thuyết này cho thấy: cùng với sự mở cửa của thị trường, giá cả sản phẩm do nước đó sản xuất sẽ có chiều hướng tăng cao, và kéo theo là sự tăng thu nhập thực tế của người lao động. Nhưng mặt trái của vấn đề là thương mại có thể làm giảm thu nhập của một bộ phận không nhỏ nhân công trình độ thấp ở các nước công nghiệp. Bởi vì hiển nhiên công việc của họ sẽ khó mà cạnh tranh được với các loại hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu với giả rẻ. Và thậm chí lao động nhập khẩu từ các nước kém phát triển cũng có thể gây ra ảnh hưởng này. Trong một nghiên cứu của mình, William Cline đã nhận xét rằng mở cửa thương mại đã mang tới sự tăng bất công về tiền lương ở ngay nước Mỹ. Tất nhiên nó không phải là thủ phạm duy nhất gây ra sự bất công này (có thể kể tới thay đổi kỹ thuật, làn sóng người nhập cư…), nhưng thương mại có lẽ là nguyên nhân của 25% những thay đổi tiêu cực trong thu nhập. Kết luận cơ bản của Cline là “quá trình mở cửa thương mại cần phải được tiến hành đồng thời với những thay đổi trong chính sách của đất nước, có như vậy, xã hội mới phát triển theo chiều hướng tích cực”. Nói một cách ngắn gọn, Cline đã hoàn toàn thể hiện tư tưởng của trường phái “Communitarian” khi xem xét công bằng kinh tế, có nghĩa là, xã hội trong nước và chính phủ là nhân tố then chốt trong việc quản lý những ảnh hưởng của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. 6 Mô hình tự do quốc tế chủ nghĩa : Thương mại quốc tế và triển vọng hội tụ kinh tế Mô hình tự do quốc tế chủ nghĩa đặt mối quan tâm hàng đầu tới công bằng kinh tế quốc tế trong các hiệp định và hòa giải được ký kết giữa các quốc gia, bao gồm toàn bộ các tổ chức và hiệp ước tạo ra nền kinh tế toàn cầu và cấu trúc chính trị cơ bản của nó. Đối với những người theo quan điểm này, công bằng chỉ có thể được tạo ra từ những mối quan hệ đa phương, trong đó các quốc gia phải chấp nhận một qui tắc cơ bản đó là “các bên cùng có lợi”. Theo quan điểm này thì mỗi quốc gia được xem như có một biên giới về đạo đức, và do đó, họ phải có bổn phận và trách nhiệm đối với các thành viên khác. Những người theo quan điểm tự do quốc tế chủ nghĩa không chấp nhận những mối quan hệ kinh tế dựa trên sức mạnh, ép buộc, chẳng hạn như thuộc địa và mẫu quốc. Theo họ, thế giới là một chính thể có tổ chức, trong đó mọi quốc gia đều có thể giàu có, phồn vinh. Những người theo quan điểm tự do quốc tế chủ nghĩa cũng chia sẻ một quan điểm với những người “communitarian” là nghèo đói và thu nhập bất công phải được giải quyết chủ yếu thông qua các chính sách đối nội và các phương tiện kinh tế. Về cốt lõi, họ muốn xác định rành mạch cái có thể được gọi là “điều kiện cơ bản” để giúp một quốc gia có thể lớn mạnh và phồn thịnh. Có thể nói lý thuyết tự do quốc tế chủ nghĩa đã xuất hiện từ rất lâu trong các quan điểm kinh tế và triết học. Quan niệm nổi tiếng “thương mại thúc đẩy hòa bình”, mà Kant và Montesquieu có nhắc tới, về cơ bản chứa đựng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa quốc tế trong định hướng của nó. Người ta có thể xuất phát từ quan điểm này để lập luận rằng: một đất nước nên có những chính sách thúc đẩy tự do thương mại, bởi vai trò mang lại hòa bình của nó”. Với việc chú tâm tới các nước đang phát triển, và do đó, chú tâm tới các nước nghèo và thua thiệt nhất, những người theo chủ nghĩa tự do quốc tế chủ nghĩa ủng hộ quá trình mở cửa hội nhập, bởi vì nhìn chung, họ đồng ý với quan điểm cho rằng toàn cầu hóa về lâu dài sẽ mang lại giàu có cho các khu vực khác nhau. Từ góc độ này, toàn cầu hóa thực chất có thể được nhìn nhận như một quá trình hình thành nên khối liên kết xã hội quốc tế, và về lâu dài, nó sẽ thúc tạo ra sự hội tụ về thu nhập giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa theo cách đó sẽ đóng vai trò là một công cụ bình ổn trong hệ thống quốc tế. (Tất nhiên điều này không có nghĩa là nó sẽ mang lại lợi ích cho mọi người trong xã hội. Một lần nữa, những vấn đề về phân phối không phải là trọng tâm nghiên cứu của những người theo chủ nghĩa tự do quốc tế chủ nghĩa). 7 Lý thuyết về hội tụ kinh tế giữa các quốc gia đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của thương mại quốc tế và phát triển trong phần lớn thời kỳ hậu chiến. Jeffrey Sachs và Andrew Warner đã từng viết “Các nước nghèo có xu hướng phát triển nhanh hơn các nước giàu, và do đó sẽ nhanh chóng lấp đầy khoảng cách thu nhập. Lý do chính để mong đợi một sự hội tụ về kinh tế là các nước nghèo có thể được hỗ trợ vốn và nhập khẩu các máy móc hiện đại từ các nước giàu, và bằng cách đó sẽ thu được “cái lợi của người đi sau”. Nhưng thật không may, Sachs và Warner đã chỉ ra rằng các mong đợi đối với tình trạng của hội tụ trong lý thuyết lại khác xa so với thực tế. Theo như các ghi nhận của họ, “trong một vài thập kỷ gần đây, không có một dấu hiệu nào cho thấy các nước nghèo đang bắt kịp với các nước giàu”. Theo họ, một phần lỗi là do các nước giàu, các nước công nghiệp phát triển, khi mà các nước này đã không tiến hành tự do hóa thương mại theo hướng có thể giúp các nước nghèo phát triển, chẳng hạn như mở cửa khu vực nông nghiệp. Tại sao các chính sách đối nội như bảo hộ ngành nông nghiệp, hoặc bất kỳ ngành nào khác, lại ảnh hưởng tới xã hội các quốc gia? Sachs và Warner chỉ ra rằng: những thất bại trong quá trình cố gắng bắt kịp về kinh tế đã làm nảy sinh “những nguy cơ thất bại trong việc duy trì các hiệp định quốc tế”. Tóm lại, tự do quốc tế chủ nghĩa coi xã hội (cộng đồng) của các quốc gia là nhân tố có đầy đủ khả năng để tạo nên các hiệp định mang lại lợi ích cho các bên. Từ đó, các qui chuẩn đánh giá của toàn cầu hóa tập trung vào việc liệu có đúng là sự tồn tại của những hiệp định và tổ chức kinh tế quốc tế, chẳng hạn như thể chế thương mại quốc tế hiện hành, làm cho các bên cùng có lợi, hay sự bất đối xứng trong quyền lực và sức mạnh giữa các quốc gia đã tạo điều kiện để cho các nước nghèo bị bóc lột. Và đó chính là hướng tiếp cận tới kinh tế công bằng theo quan điểm chủ nghĩa tự do quốc tế chủ nghĩa, mà cộng đồng quốc tế đã thực hiện trong phần lớn thời gian sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, và được nhiều thiết chế đa phương sử dụng để điều hành nền kinh tế thế giới. Dù sao, như chúng ta sẽ thấy trong phần tiếp theo, những khiếm khuyết của cách tiếp cận này đã hướng cộng đồng quốc tế tới một cách tiếp cận mới, đó là chủ nghĩa thế giới. Mô hình chủ nghĩa thế giới: đem lại công bằng tới cho người nghèo toàn thế giới Đối với những người theo chủ nghĩa thế giới, cá nhân là đơn vị có nghĩa duy nhất, là nhân tố với đầy đủ tư cách và giá trị. Biên giới quốc gia không có một giá trị thực chất nào; không có lý do gì để một người lại phải nghèo khổ 8 hơn một người khác, một người sống trong cảnh đói nghèo chẳng qua là do lỗi của nơi họ sinh ra, hoặc nơi họ đang tồn tại. Nếu có người đang đau khổ, thì bổn phận của những người may mắn hơn là giúp đỡ họ một cách tốt nhất có thể. Và với sự phát triển của hợp tác trên toàn thế giới, đã đến lúc chúng ta phải mở rộng các giới hạn về cách nhìn nhận, để thấy rằng tất cả mọi người đều có quyền được sống tốt, bất kể họ sống ở đâu. Điều này đã được Branko Milanovic, một nhà kinh tế học của Ngân hàng thế giới nói ngắn gọn “Toàn cầu hóa có nghĩa là biên giới các quốc gia sẽ không còn mang một ý nghĩa quan trọng, và tất cả mọi người, ít ra là theo lý thuyết đều được coi như là cư dân của thế giới.”. Bởi vậy, rất nhiều người theo chủ nghĩa thế giới đã tập trung sự nghiên cứu của họ tới những ảnh hưởng của “hệ thống kinh tế thế giới” đối với đói nghèo và sự phân phối thu nhập toàn cầu. Thomas Pogge, nhà triết học nổi tiếng theo Chủ nghĩa thế giới, đã khẳng định rằng “các quốc gia giàu có và cư dân của nó đã bắt nền kinh tế toàn cầu vận hành theo một trật tự, mà ở đó, hàng triệu người phải chết rất đáng tiếc mỗi năm bởi các lý do liên quan tới đói nghèo”. Mặc dầu các chính sách của quốc gia và các lực lượng kinh tế cũng có thể hỗ trợ để xóa bỏ đói nghèo, bất công, rõ ràng trật tự kinh tế toàn cầu cần được cải cách lại để nếu không thể xóa hết thì cũng phải giảm thiểu các vấn đề này. Tình trạng đói nghèo trên toàn thế giới cũng là một chủ đề gây nhiều chú ý của các nhà kinh tế. Các nghiên cứu gần đây đã tập trung vào những ảnh hưởng của trật tự thế giới ngày nay lên người nghèo ở các nước đang phát triển. Chẳng hạn như các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới và Quĩ tiền tệ quốc tế thường hướng vào thể chế thương mại quốc tế hiện hành, đặc biệt là hệ thống bảo hộ và hàng rào thuế quan mà các nước phát triển đang áp dụng. Theo các nghiên cứu này, “chính sách thuế của các nước công nghiệp phát triển cản trở mạnh mẽ hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển hơn là hàng hóa nhập khẩu từ các nước phát triển khác.” Thuế bảo hộ đánh vào các loại hàng hóa đòi hỏi nhiều nhân công của các nước đang phát triển vẫn còn rất cao, chẳng hạn như thuế dệt may và quần áo cao gấp ba lần mức trung bình của các loại hàng khác. Nhìn chung, các sản phẩm xuất khẩu của các nước đang phát triển nằm trong danh sách đánh thuế cao chiếm tới khoảng hơn 11% trong tổng số toàn bộ mặt hàng xuất khẩu. Hơn nữa, hàng rào thuế quan chống lại các nước đang phát triển đang được sử dụng rất rộng rãi (thuế quan tăng khi giá trị tăng). 9 Bảng 2: Thuế đánh vào sản phẩm công nghiệp của các nước đang phát triển Sản phẩm Thuế (Sau vòng đàm phán Uruguay) Các sản phẩm công nghiệp - Nguyên liệu thô - Nửa hoàn thiện - Sản phẩm hoàn thiện 0.8 2.8 6.2 Sản phẩm công nghiệp nhiệt đới - Nguyên liệu thô - Nửa hoàn thiện - Sản phẩm hoàn thiện 0.0 3.4 2.4 Sản phẩm dựa trên nguồn gốc tự nhiên - Nguyên liệu thô - Nửa hoàn thiện - Sản phẩm hoàn thiện 2.0 2.0 5.9 Nguồn: Quĩ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới, Market Access for Developing Countries’s Exports, (Washington, DC, 27/4/2001), tr. 23 Như ở bảng 2 chúng ta có thể thấy, đây là mức thuế áp dụng sau Vòng đàm phán Uruguay. Trung bình, mức thuế đối với nguyên liệu thô của các sản phẩm công nghiệp là không đáng kể, nhỏ hơn 1%, nhưng lại nhảy lên tới 6.2% đối với sản phẩm hoàn thiện. Tương tự, đối với sản phẩm dựa trên nguồn gốc tự nhiên bị áp dụng mức thuế 2% với sản phẩm thô, nhưng lên tới 5.9% cho sản phẩm hoàn thiện. Như các tổ chức quốc tế đã kết luận, hàng rào thuế quan thường nhắm vào “các sản phẩm mà ở đó các nước phát triển có lợi thế so sánh.” Hệ thống thuế trong các quan hệ thương mại này đang ảnh hưởng như thế nào tới người nghèo trên thế giới? Câu hỏi này chính là bước tiếp theo trong nghiên cứu của chủ nghĩa thế giới. Cách nhìn của chủ nghĩa thế giới đối với công bằng trong kinh tế quốc tế đặt ra những thử thách cả về lý thuyết lẫn chính sách. Nó mâu thuẫn với ý kiến cho rằng đói nghèo và bất bình đẳng phần lớn là do các yếu tố nội sinh, và có thể giải quyết thông qua các chính sách đối nội của những người “communitarian”, và nó cũng trái ngược với quan điểm của chủ nghĩa tự do quốc tế chủ nghĩa là công bằng được tìm thấy trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Nó buộc chúng ta phải tự hỏi liệu trật tự thế giới mà chúng ta đã tạo 10 [...]... của mình về công bằng kinh tế Kết luận Vậy các chương trình nghiên cứu cần làm gì để xây dựng một lý thuyết về công bằng kinh tế quốc tế? Có một điểm xuất phát, đó là nghiên cứu các ảnh hưởng của những qui tắc và thủ tục hình thành nên nền kinh tế toàn cầu hiện nay Hệ thống này rõ ràng là không trung lập, nó ủng hộ con đường phát triển của một số quốc gia so với các quốc gia khác Nhiều công trình phân... của người nghèo Và như chúng ta đã thấy, có những lý do để tin rằng cấu trúc thể chế thương mại quốc tế hiện hành đang bị làm nghiêng theo hướng chống lại lợi ích của họ Từ lý thuyết tới chính sách: Công bằng kinh tế và hệ thống quốc tế Liệu các lý thuyết về công bằng kinh tế có thực sự tác động tới các chính sách chung? Câu trả lời có thể làm kinh ngạc những người đã từng xem xét kinh tế chính trị trên... giữa lý thuyết và các số liệu thực tế về tình trạng hiện nay của nền kinh tế toàn cầu và các thành phần của nó ở các quốc gia Khi được trang bị những kiến thức như thế, thì chắc chắn những chính sách chúng ta đưa ra sẽ có tính khả thi cao Hy vọng những phân tích về các mô hình và một vài dữ liệu liên quan sẽ cung cấp một nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn Khi mà lời nhận định kinh tế quốc tế đang gặp... tới công bằng kinh tế quốc tế bằng cách đưa người dân của các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo Như vậy các nước giàu phải có nghĩa vụ giúp đỡ các nước kém phát triển, bởi như thế là đã gián tiếp giúp đỡ người nghèo Vậy chung ta phải làm gì để thực hiện hướng tiếp cận tới công bằng kinh tế quốc tế theo cách như thế? Vấn đề đầu tiên liên quan tới các khu vực được khẳng định là chưa công bằng. .. quan đến nhiệm cân bằng sân chơi của các quan hệ kinh tế quốc tế, cần được bỏ thêm nhiều công sức đề nghiên cứu 12 Trong việc giải quyết các vấn đề của công bằng kinh tế quốc tế, cả lý thuyết lẫn phân tích chính trị đều có thể thu được nhiều kết quả từ việc hợp tác chặt chẽ giữa các nhà kinh tế và triết học Thực tế, hiện nay họ chưa thực sự cộng tác với nhau có hiệu quả, mà làm việc rất xa rời nhau,... thế giới và Quĩ tiền tệ quốc tế đang tiếp cận tới công bằng trong kinh tế quốc tế theo hướng gần giống với chủ nghĩa thế giới, có nghĩa là họ đang đặt vị trí ưu tiên cho việc xóa bỏ đói nghèo giữa nhiều nhiệm vụ khác Và như Ngân hàng thế giới đã khẳng định “Nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo được coi là cấp bách nhất đối với loài người ngày nay” Chúng ta hãy giả định rằng các tổ chức tài chính quốc tế đang... lợi Do đó, cộng đồng quốc tế phải có nghĩa vụ cung cấp tiền của để đáp ứng nhu cầu của những người chưa được chính phủ chăm sóc do hạn chế của ngân sách quốc gia Trong ba xu hướng tiếp cận tới công bằng kinh tế trình bày ở trên, các chương trình viện trợ người nghèo do nhiều tổ chức quốc tế thực hiện ngày nay đang được sự cảm tình của những người theo chủ nghĩa thế giới Thực tế là chủ nghĩa này đang... chức kinh tế như WTO, IMF, WB Người ta có thể tự hỏi liệu các qui định thương mại hiện thời, vốn được xây dựng trên cơ sở quyền lợi của các bên, có nên được xây dựng lại để các nước đang phát triển có thêm tiếng nói? Câu hỏi tương tự cũng có thể đặt ra đối với hệ thống điều hành IMF, WTO… Những vấn đề này, và còn nhiều vấn đề khác liên quan đến nhiệm cân bằng sân chơi của các quan hệ kinh tế quốc tế, ... phúc lợi xã hội đã không đáp ứng được yêu cầu phân phối đầy đủ cho người nghèo, và không cung cấp cho họ những cơ hội thích đáng (chẳng hạn như giáo dục, y tế ), và thứ hai là xã hội đã không đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản của người nghèo Vấn đề thường gặp tiếp theo là tại sao hệ thống phúc lợi xã hội lại không tồn tại hoặc không hoạt động tại các quốc gia này, và liệu các biện pháp viện trợ bổ xung... cho các nghiên cứu sâu hơn Khi mà lời nhận định kinh tế quốc tế đang gặp nhiều vấn đề không ổn” đang được chấp nhận rộng rãi, thì việc phân tích một cách sáng tỏ và kỹ lưỡng hơn về toàn cầu hóa sẽ là một trong các đóng góp lớn của kinh tế học cho hệ thống chính trị thế giới đương đại UBQGHTKTQT - (Ethan Kapstein, Tạp chí “Challenge” 9-10/2005 ) 13 . Công bằng kinh tế và hệ thống quốc tế Liệu các lý thuyết về công bằng kinh tế có thực sự tác động tới các chính sách chung? Câu trả lời có thể làm kinh ngạc những người đã từng xem xét kinh tế. được giải quyết bằng các chính sách nội bộ và các phương pháp kinh tế. Trong những trường hợp mà các chính sách kinh tế đóng vai trò chủ đạo, thì xã hội phải chấp nhận nguyên tắc đền bù để. ngài James Wolfensohn đã phàn nàn rằng nền kinh tế thế giới đang “gặp một số vấn đề không ổn”, còn Joseph Stiglitz, người từng được giải thưởng Nobel về kinh tế cũng nhấn mạnh “Không ai có thể