Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH trong giảng dạy KTCN tại trường Đại học Hùng Vương

53 446 0
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH trong giảng dạy KTCN tại trường Đại học Hùng Vương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Lý luận dạy học hiện đại đã đa ra quan điểm dạy học thứ ba: quan điểm lấy vai trò của phơng tiện dạy học (PTDH) là trung tâm của quá trình dạy học, bên cạnh quan điểm lấy ngời học hoặc ngời thầy làm trung tâm. Điều đó cho thấy vai trò của PTDH ngày càng đợc nâng cao và mức độ sử dụng các phơng tiện hiện đại ngày càng thờng xuyên hơn. PTDH trải qua từng giai đoạn phát triển đã làm thay đổi quá trình dạy học(QTDH), đem lại nhiều lợi ích to lớn cho ngời học và ngời dạy. Với sự đa dạng hoá, hiện đại hoá nh hiện nay, có nhiều loại PTDH để giáo viên lựa chọn, sử dụng nhằm trợ giúp cho ngời học tiếp cận tri thức khoa học một cách dễ dàng và hứng thú. Trong dạy học nói chung việc sử dụng PTDH là rất cần thiết. Đặc biệt càng có nhiều ý nghĩa hơn đối với dạy học kỹ thuật. Từ mục tiêu, chơng trình dạy học kỹ thuật cho thấy đối tợng nghiên cứu của ngành học là rất rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và có mối liên hệ chặt chẽ với các khoa học khác. Một đặc thù quan trọng nữa của dạy học kỹ thuật là có khá nhiều môn học có nhiều thời gian học tại các phòng thí nghiệm, xởng thực hành. Vai trò to lớn của PTDH không thể phủ nhận đợc. Tuy nhiên việc sử dụng PTDH không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích nh mong muốn. Việc sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng PTDH đều có khả năng đem lại kết quả xấu cho ngời dạy và ngời học. Vấn đề sử dụng hợp lý các PTDH đã đợc đề ra, trong đó có nhiều ý kiến đóng góp khác nhau của các chuyên gia trong và ngoài ngành giáo dục. Là một cá nhân hoạt động trong ngành giáo dục đây thực sự là vấn đề tôi rất quan tâm. Đặc biệt là trong điều kiện hoạt động nghề nghiệp hiện nay. Với mong muốn đóng góp một số ý kiến về vấn đề sử dụng PTDH trong dạy học bộ môn, đồng thời khảo nghiệm quá trình dạy học của bản thân, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH trong giảng dạy KTCN tại trờng Đại học Hùng Vơng làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 2. Mc ớch v nhim v nghiờn cu. 2.1 Mc ớch Trờn c s lý lun v nghiờn cu thc tin, xut mt s bin phỏp nhm nõng cao hiu qu s dng phng tin dy hc trong ging dy K thut cụng nghip ti trng i hc Hựng Vng. 2.2 Nhim v 1 - Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của đề tài. - Nghiên cứu thực trạng sử dụng PTDH trong giảng dạy KTCN ở trường Đại học Hùng Vương - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH trong giảng dạy KTCN ở trường ĐH Hùng Vương. Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu. Việc sử dụng phương tiện dạy học trong giảng dạy Kỹ thuật công nghiệp. 3.2 Phạm vi nghiên cứu. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong giảng dạy Kỹ thuật công nghiệp tại trường đại học Hùng Vương. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó phân tích khái quát, tổng hợp phục vụ cho cơ sở lý luận đặt ra của đề tài. 4.2 Phương pháp điều tra thực tế. Phỏng vấn, điều ta bằng phiếu khảo sát. 4.3 Phương pháp thực nghiệm. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đó. 4.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Tổ chức trao đổi, lấy ý kiến của các chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong vấn đề sử dụng PTDH trong giảng dạy KTCN. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 4.1 Ý nghĩa khoa học. Trong quá trình giảng dạy nếu áp dụng một số biện pháp nêu trong đề tài, hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học sẽ tốt hơn, từ đó tạo động cơ, hứng thú học tập cho sinh viên, nâng cao chất lượng dạy và học. 4.2 Ý nghĩa thực tiễn 2 - Đề tài đánh giá thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong giảng dạy Kỹ thuật công nghiệp tại trường đại học Hùng Vương. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong giảng dạy Kỹ thuật công nghiệp tại trường đại học Hùng Vương. 6. Bố cục của đề tài. 6.1 Đề tài gồm có 3 chương, đề cương như sau: Chương 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Vai trò của phương tiện dạy học. 1.2 Các loại phương tiện dạy học 1.3 Vấn đề sử dụng hợp lý phương tiện dạy học Chương 2 - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 2.1 Thực trạng phương tiện dạy học hiện có sử dụng trong giảng dạy kỹ thuật công nghiệp 2.2 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học Chương 3 - MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 3.1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong giảng dạy kỹ thuật công nghiệp tại trường Đại học Hùng Vương 3.2 Thực nghiệm sư phạm. 6.2 Nội dung : CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Vai trò của phương tiện dạy học. 1.1.1 Khái niệm phương tiện dạy học. - Phương tiện: Theo từ điển Tiếng Việt: phương tiện là cái được dùng để đạt mục đích. [9] 3 Phương tiện theo tiếng La-tin là “medium” có nghĩa là ở giữa, trung gian liên kết giữa người gửi và người nhận. Phương tiện vừa có tính hàm chứa, tính vị trí, vừa có chức năng chuyển giao, liên kết trong quan hệ giữa người gửi và người nhận. Phương tiện là một cấu trúc chứa đựng và thể hiện các tín hiệu nhằm chuyển giao nội dung nhất định giữa người gửi và người nhận bằng hệ thống các tín hiệu thông qua các giác quan cảm nhận của con người. - Quá trình dạy học: quá trình dạy học là quá trình mà dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.[3] Các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học gồm: • Mục tiêu dạy học: • Nội dung dạy học : • Phương pháp dạy học : tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học. • Phương tiện dạy học: • Hình thức tổ chức dạy học: • Công cụ kiểm tra đánh giá kết quả dạy học: - Phương tiện dạy học: Mặc dù mang tính đặc thù xong quá trình dạy học cũng là một quá trình lao động của người giáo viên, vì vậy giống như bất kỳ quá trình lao động nào, QTDH cũng phải sử dụng những phương tiện lao động cần thiết. Phương tiện lao động sư phạm rất đa dạng, trong đó PTDH được coi là một bộ phận của phương tiện lao động sư phạm, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Có thể nêu ra một số định nghĩa như sau: + PTDH là phần vật chất khách quan gồm toàn bộ những trang thiết bị, máy móc, tài liệu…phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.[8] + PTDH bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.[7] + PTDH bao gồm các phương tiện mang tin, phương tiện kĩ thuật và phương tiện tương tác được sử dụng trực tiếp trong quá trình dạy học để 4 chuyển tải nội dung, tương tác với phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu xác định.[6] + PTDH là tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên (GV) sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh (HS), nó còn là nguồn tri thức phong phú để học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng.[5] + PTDH là một cấu trúc chứa đựng và thể hiện các tín hiệu hàm chứa đầy đủ những ý định của GV và nó có thể được sử dụng hoặc chọn lựa nhằm truyền tải, truyền đạt nội dung đến HS và nhằm liên kết giữa học sinh, giáo viên và nội dung theo mục tiêu và phương pháp cũng như hoạch định ban đầu của giáo viên.[4] Như vậy có thể nhận thấy các dấu hiệu thường sử dụng trong các định nghĩa về PTDH: + Là đối tượng vật chất. + Được GV và HS sử dụng trong QTDH. + Gắn liền với phương pháp dạy học và đảm bảo hiệu quả dạy học. Qua tìm hiểu các định nghĩa khác nhau về PTDH và sự lĩnh hội của cá nhân khi tiến hành các hoạt động dạy học, trong nghiên cứu của mình tôi sử dụng khái niệm sau: PTDH là những đối tượng vật chất phù hợp, được giáo viên sử dụng để tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo của người học nhằm nâng cao hiệu quả của QTDH. 1.1.2 Vai trò của phương tiện dạy học. Trong các sơ đồ mô tả các thành phần của quá trình dạy học, PTDH thường được coi là yếu tố thể hiện sự tương tác giữa phương pháp dạy học của GV với nội dung dạy học và với HS. Trong sơ đồ 1.1 QTDH có các yếu tố bên trong là hoạt động thống nhất của xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và công cụ đánh giá kiểm tra. Các yếu tố bên ngoài là điều kiện về con người,văn hoá, xã hội. [4][6] 5 Sơ đồ 1.1 Các yếu tố của quá trình dạy học Nếu xét trên phương diện nhận thức thì PTDH vừa là “trực quan sinh động” vừa là “phương tiện” để nhận thức và có thể là “đối tượng” chứa đựng nội dung cần nhận thức. Như vậy vai trò của PTDH không chỉ dừng lại ở mức độ “cầu nối trung gian”, được giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, mà nó còn là nguồn tri thức phong phú để học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Xuất phát từ luận điểm của Lê-nin về con đường nhận thức: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường nhận thức hiện thực khách quan” . Khi nghiên cứu vai trò của PTDH, các nhà nghiên cứu còn dựa trên vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức và đưa ra kết quả ở bảng 1.1 và 1.2 sau:[6] 6 Bảng 1.1 Tỷ lệ kiến thức thu nhận được thông qua hoạt động của các giác quan của con người TT Hoạt động của các giác quan Kiến thức thu nhận được(%) 1 Nếm 1 2 Sờ 1,5 3 Ngửi 3,5 4 Nghe 11 5 Nhìn 83 Bảng 1.2 Tỷ lệ kiến thức nhớ được khi sử dụng các giác quan trong học tập TT Hoạt động học Lượng thông tin ghi nhớ được (%) 1 Nghe 20 2 Nhìn 30 3 Nghe và nhìn 50 4 Tự trình bày 80 5 Tự trình bày và làm 90 Có thể đúc rút một cách dễ hiểu như sau: tôi nghe – tôi quên, tôi nhìn – tôi nhớ, tôi làm – tôi hiểu. Thấy rằng, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phải thông qua quá trình kết hợp nghe – nhìn – thực hành. Muốn vậy cần phải có phương tiện để tác động và hỗ trợ, giúp cho quá trình nhận thức của HS được thuận lợi. Học sinh có thể tri giác trực tiếp các đối tượng nghiên cứu thông qua việc sử dụng kết hợp nhiều giác quan. Trên cơ sở phân tích trên, cho thấy PTDH có vai trò to lớn đối với quá trình dạy học. Không chỉ là một yếu tố, có tác động tới tất cả các yếu tố khác của QTDH, mà bản thân PTDH còn hàm chứa một lượng thông tin nhất định và đem lại nhiều lợi ích ở nhiều phương diện khác nhau. Cụ thể: - PTDH giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn, ghi nhớ bài tốt hơn. - PTDH giúp cụ thể hoá những đối tượng, vấn đề, quá trình mang tính trừu tượng; đơn giản hoá và có khả năng thể hiện được những thiết bị máy móc, quá trình phức tạp; giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể tiếp cận được thành cái có thể tiếp cận được ngay tại lớp học. 7 - PTDH tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp. - PTDH giúp học sinh phát triển năng lực nhậ thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy, giúp học sinh tăng cường hứng thú học tập. - PTDH làm sinh động nội dung và phương pháp DH, tiết kiệm thời gian giảng giải mà vẫn đảm bảo tốt sự lĩnh hội của học sinh. 1.1.3 Ý nghĩa của phương tiện dạy học trong dạy học kỹ thuật. Từ mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học kỹ thuật cho thấy đối tượng nghiên cứu của ngành học là rất rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: cơ khí, động lực, kỹ thuật điện, điện tử, thông tin ; tập trung ở một số vấn đề cơ bản sau: - Vật phẩm kỹ thuật: bao gồm các kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại máy móc, thiết bị, việc sử dụng chúng trong sản xuất và đời sống. Do đó sự lĩnh hội kiến thức phải xuất phát từ bản thân các vật phẩm kỹ thuật. - Diễn biến của các quá trình kỹ thuật và công nghệ: bao gồm các quá trình biến đổi năng lượng, các quá trình biến đổi, gia công vật liệu. Đây là các quá trình diễn ra bên trong các cơ cấu máy móc, thiết bị cụ thể hoặc các quá trình cơ, lý, hoá xảy ra với vật liệu và năng lượng, khó có thể quan sát trực tiếp được. Do đó cần thiết phải được mô tả bằng sơ đồ mang tính quy trình hoặc mô phỏng sinh động thông qua nhiều phương tiện khác nhau. - Thao tác kỹ thuật: quá trình này chỉ có thể lĩnh hội được khi HS quan sát thao tác mẫu của GV thông qua việc thực hiện ngay trên vật thật. Tuy vậy, do hạn chế của điều kiện dạy học (thời gian, không gian, cơ sở vật chất ) nên HS không có điều kiện được quan sát, nghiên cứu trực tiếp trên các đối tượng thực mà chủ yếu được nghiên cứu trên các mô hình, sơ đồ, hình vẽ minh hoạ. Với sự hiện đại hoá của PTDH cho phép làm sinh động hơn các sơ đồ, mô hình, hình vẽ, tác động trực tiếp lên nhiều giác quan của HS tạo hình ảnh tương đối trọn vẹn về đối tượng nghiên cứu. Do đó những PTDH được sử dụng để trực quan trong QTDH kết hợp với các phương tiện hỗ trợ khác sẽ đem lại nhiều lợi ích cho dạy học kỹ thuật. Đặc biệt với sự ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho phép HS có thể quan sát, tương tác được với nhiều đối tượng nghiên cứu mà trong điều kiện lớp học hoặc thực tế không thể quan sát được (đối tượng quá to, quá bé, quá xa, quá trình 8 diễn biến, biến đổi quá nhanh hoặc không thể quan sát được bằng mắt thường ). Một đặc thù quan trọng nữa của dạy học kỹ thuật là có khá nhiều môn học có nhiều thời gian học tại phòng thực hành, thí nghiệm. Trong dạy học thực hành PTDH không chỉ là phương tiện mà còn là nội dung học tập. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay thì hầu như cơ sở vật chất trang bị cho các phòng thực hành còn thiếu thốn và được xây dựng từ rất lâu, từ nhiều nguồn thiết bị cũ kĩ, khá lạc hậu. Vì vậy việc giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Dó đó việc áp dụng các phương tiện hỗ trợ hiện đại sẽ giúp giáo viên cập nhật thông tin mới tới HS. Ví dụ như sử dụng hình ảnh, băng video mô tả một loại máy móc mới, so sánh với các loại máy móc đã cũ của phòng thực hành, trên cơ sở đó phát triển các thao tác tương ứng. Qua phân tích trên thấy rằng không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho dạy học nói chung mà PTDH còn có ý nghĩa đặc biệt trong dạy học kỹ thuật. 1.2 Các loại phương tiện dạy học. 1.2.1 Vấn đề phân loại phương tiện dạy học. Các chuyên gia giáo dục đưa ra nhiều cách khác nhau về phân loại PTDH và bản thân mỗi GV khi dạy học cũng đặt ra cho mình hệ thống phân loại PTDH một cách rõ ràng, cụ thể để tiện sử dụng. Một số điểm được đưa ra làm cơ sở cho việc phân loại PTDH như sau: - Cơ sở khoa học về con đường nhận thức của HS trong quá trình học tập. - Chức năng của các loại hình PTDH. - Quá trình phát triển của PTDH. Từ đó hình thành nhiều cách phân lọại khác nhau. - Dựa vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của phương tiện. Phương tiện dạy học có thể được phân làm hai phần: phần cứng và phần mềm.[8] + Phần cứng bao gồm các phương tiện được cấu tạo trên cơ sở các nguyên lý thiết kế về cơ, điện, điện tử… theo yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng. Các phương tiện này có thể là: các máy chiếu (phim, ảnh, xinê), radio, ti vi, máy dạy học, máy tính điện tử, máy phát thanh và truyền hình… Phần cứng là kết quả tác động của sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nhiều thế kỷ. 9 Khi sử dụng phần cứng, người giáo viên đó cơ giới hóa và điện tử hóa quá trình dạy học, mở rộng không gian lớp học và phạm vi kiến thức truyền đạt. + Phần mềm là những phương tiện trong đó sử dụng các nguyên lý sư phạm, tâm lý, khoa học kỹ thuật để xây dựng nên cho học sinh một khối lượng kiến thức hay cải thiện hành vi ứng xử cho học sinh. Phần mềm bao gồm: chương trình môn học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài liệu giáo khoa… * Dựa vào mục đích sử dụng có thể phân loại các phương tiện dạy học thành hai loại: phương tiện dùng trực tiếp để dạy học và phương tiện dùng để hỗ trợ, điều khiển quá trình dạy học.[8] - Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học bao gồm những máy móc, thiết bị và dụng cụ được giáo viên sử dụng trong giờ dạy để trình bày kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Đó có thể là: + Máy chiếu (truyền xạ, phản xạ), máy chiếu phim dương bản, máy chiếu phim, máy ghi âm, máy quay đĩa, máy thu hình, máy dạy học, máy tính điện tử, máy quay phim… + Các tài liệu in (sách giáo khoa, sách chuyên môn, các tài liệu chép tay, sổ tay tra cứu, sách bài tập, chương trình môn học…) + Các phương tiện mang tin thính giác, thị giác và hỗn hợp (băng ghi âm, đĩa ghi âm, các chương trỡnh phỏt thanh, tranh vẽ, biểu bảng, bản đồ, đồ thị, ảnh, phim dương bản, phim cuộn, buổi truyền hình…) + Các vật mẫu, mô hình, tranh lắp ghép, phương tiện và vật liệu thí nghiệm, máy luyện tập, các phương tiện sản xuất… - Phương tiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học là những phương tiện được sử dụng để tạo ra một môi trường học tập thuận lợi, có hiệu quả và liên tục. Phương tiện hỗ trợ bao gồm các loại bảng viết, các giá di động hoặc cố định, bàn thí nghiệm, thiết bị điều khiển âm thanh, ánh sáng… Phương tiện điều khiển bao gồm các loại sổ sách, tài liệu ghi chép về tiến trình học tập, về thành tích học tập của học sinh. * Dựa vào cấu tạo của phương tiện có thể phân các loại phương tiện dạy học thành hai loại: các phương tiện dạy học truyền thống và các phương tiện nghe nhìn hiện đại.[6] 10 [...]... HỌC TRONG GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 2.1 Thực trạng phương tiện dạy học hiện có sử dụng trong giảng dạy kỹ thuật công nghiệp Để đi vào phân tích tình hình sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học các môn KTCN, đề tài điểm qua một số nét đặc thù liên quan đến việc giảng dạy KTCN như sau: 21 - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng PTDH trong giảng dạy các học. .. trạng sử dụng PTDH trong giảng dạy KTCN, phân tích đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau: chất lượng, bảo quản, mức độ sử dụng, hiệu quả sử dụng chúng tôi tổng hợp lại ở một số nhận định sau: - Mặc dù có được một số thuận lợi về trang bị PTDH, bảo quản và sử dụng PTDH, song việc khai thác trong QTDH còn gặp một số tồn tại nhất định - Những tồn tại này gây ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình sử dụng PTDH. .. tại phòng thực hành cách xa lớp học Do đó khi lên lớp mất nhiều thời gian chuẩn bị và di chuyển tới lớp học do đó gây tâm lý e ngại cho giảng viên khi sử dụng - Một số giảng viên chưa được đào tạo nghiệp vụ sư phạm, trong quá trình giảng dạy, việc sử dụng PTDH còn gặp nhiều khó khăn và cũng gây ra tâm lý thiếu tự tin khi sử dụng 2.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học Để đánh giá hiệu quả. .. trạng sử dụng PTDH trong giảng dạy KTCN chúng tôi khảo sát bằng cách tham vấn ý kiến của cán bộ, giảng viên bộ môn và sinh viên 28 Thực tế cho thấy trong năm học vừa qua, số lượng các học phần KTCN được giảng dạy không nhiều Theo thống kê học kỳ I có 04 học phần, học kỳ II có 02 học phần được giảng dạy tại lớp CĐSP Lý - KTCN Do đó ý kiến đóng góp của các giảng viên đã tham gia giảng dạy trong nhiều năm... lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng Tuy mức độ sử dụng là không cao song mô hình, vật thật cũng được giảng viên và sinh viên đánh giá là đem lại hiệu quả tốt khi sử dụng Một số sinh viên còn tỏ rõ thái độ hứng thú với loại PTDH này Mặc dù vậy, sự đánh giá của sinh viên vẫn tỏ ra khắt khe hơn so với các đánh giá của giảng viên, thể hiện ở mức độ hiệu quả thấp hơn Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng. .. vai trò của PTDH, nhưng mức độ sử dụng thật sự chưa cao và chưa đồng đều Theo kết quả thăm dò mức độ sử dụng thường xuyên chủ yếu tập trung vào một số loại PTDH dễ sử dụng như bảng viết, giáo trình, tài liệu, máy chiếu 31 2.2.3 Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học của giảng viên Để đánh giá kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học của giảng viên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của cả giảng viên,... thể thấy mức độ sử dụng các phương tiện dạy học của giáo viên trong quá trình giảng dạy là không đều Trong đó giáo trình, bài giảng, các loại bảng viết là những phương tiện dạy học được giáo viên sử dụng nhiều nhất trong các giờ lên lớp, bởi đây là những PTDH thông dụng, không thể thiếu trong quá trình dạy học ở mọi bậc học Ngoài ra,máy tính và máy chiếu cũng là loại phương tiện được sử dụng với mức độ... có thể nhận thấy đa số giảng viên (54,54%) tự đánh giá hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học của mình đạt mức khá, chỉ số ít giảng viên (9,1%) là đánh giá đạt mức độ tốt Tuy không có ai tự đánh giá hiệu quả sử dụng PTDH của mình là yếu song con số đánh giá ở mức độ trung bình vẫn còn khá lớn (36,36%) Bảng 2.10: Đánh giá về hiệu quả sử dụng cụ thể của cán bộ, giảng viên Loại hình PTDH Tranh, ảnh, bản... hàng loạt trên bàn, trên giá trong một giờ học khi chưa cần sử dụng tới Một vấn đề quan trọng nữa là cần phân biệt thời điểm sử dụng tong loại PTDH Cần nghiên cứu kỹ nội dung, xác định phương pháp tốt nhất và PTDH phù hợp nhất với tong phần nội dung và phù hợp với diễn biến tâm lý của HS trong từng tiết học + Sử dụng PTDH đúng chỗ: Sử dụng PTDH đúng chỗ nghĩa là phải để PTDH ở một vị trí vừa tiện cho sự... phương pháp dạy học + Nhà trường có sự đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại như máy chiếu, máy tính và mua sắm bổ sung hàng năm tùy theo nhu cầu sử dụng và nguồn kinh phí + Một số học phần như điện kỹ thuật, cơ kỹ thuật, điện tử có nội dung sát với một số môn học ngành vật lý và cùng thuộc một bộ môn quản lý do đó có thể sử dụng lẫn cho nhau - Tuy nhiên thực trạng PTDH còn tồn tại một số khó

Ngày đăng: 17/05/2015, 09:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan