Đồ án Tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng trong khối lượng kiến thức đào tạo ở bậc đại học, đặc biệt là khối Xây dựng, Kiến Trúc. Cứ đến tháng 5 hàng năm, sinh viên năm cuối lại tất bật với công việc hoàn thành và bảo vệ đồ án, vừa tự hào, vừa lo lắng lại vừa vui mừng. Bảo vệ đồ án Tốt nghiệp là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời đi học của mỗi sinh viên. Mặc dù các bạn sinh viên đã trải qua 78 lần bảo vệ đồ án, tuy nhiên chúng tôi cũng đưa ra những lời khuyên giúp các bạn sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho buổi lễ trọng đại này.
Kính nghiệm chuẩn bị và bảo vệ Đồ án Tốt nghiệp Dương Minh Châu – BM Cầu Đường Đồ án Tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng trong khối lượng kiến thức đào tạo ở bậc đại học, đặc biệt là khối Xây dựng, Kiến Trúc. Cứ đến tháng 5 hàng năm, sinh viên năm cuối lại tất bật với công việc hoàn thành và bảo vệ đồ án, vừa tự hào, vừa lo lắng lại vừa vui mừng. Bảo vệ đồ án Tốt nghiệp là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời đi học của mỗi sinh viên. Mặc dù các bạn sinh viên đã trải qua 7-8 lần bảo vệ đồ án, tuy nhiên chúng tôi cũng đưa ra những lời khuyên giúp các bạn sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho buổi lễ trọng đại này. 1. Công tác chuẩn bị - càng nhiều càng tốt - Nghiên cứu kĩ nội dung Đồ án, tốt nhất nên tóm tắt nội dung và tập trình bày sẵn (có thể cắt bớt từ nội dung thuyết minh.). Về nội dung nên trình bày các vấn đề cơ bản: các số liệu đầu vào, đầu ra của từng nội dung chính, nếu có thể thì trình bày sơ bộ các giải pháp. - Cần phải có tập dượt trước ít nhất 1 đến 2 lần để đảm bảo nội dung trình bày được thông suốt, tự tin. - Chuẩn bị về trang phục: quần áo, đầu tóc phải gọn gàng, Quy định phải mang áo sơ mi, quần tây, cà vạt. - Bản vẽ: SV cần nghiên cứu phương án bố trí bản vẽ và sắp xếp theo đúng thứ tự trình bày của từng bản vẽ, đảm bảo khi bảo vệ sinh viên đi hết một vòng là kết thúc nội dung báo cáo (nhiều trường hợp bố trí không hợp lí, người báo cáo phải đi lui, đi tới nhiều lần gây phản cảm). - Dùng băng keo dán các bản vẽ thành từng cuộn, để đảm bảo khi căng bản vẽ được nhanh chóng, gọn gàng. - Trước khi bảo vệ, sinh viên cần đến trước để xem và rút kinh nghiệm cho mình; giúp đỡ các bạn khác trong việc chuẩn bị nội dung, treo bản vẽ và gấp bản vẽ. - Chuẩn bị hồ sơ Thuyết minh, phụ lục, bản vẽ, tài liệu tham khảo - Dụng cụ thuyết trình. 2. Triển khai thuyết trình - Tự tin thoải mái - Sau khi được sự cho phép của chủ tịch HĐ chấm đồ án, sinh viên nên có một hoặc vài câu giới thiệu ban đầu (không nên dài quá!). - Trình bày nội dung đồ án, khi trình bày, các kết quả của từng nội dung cơ bản đều được thể hiện trên bản vẽ, sinh viên nên sử dụng các phương tiện để giới thiệu (thước chỉ, bút la-de) - Chú ý khi báo cáo nên sử dụng câu đơn giản, tránh sử dụng các chủ ngữ: ta, chúng ta…hoặc các đại từ sở hữu như “của em”… - Sau khi trình bày thuyết minh xong, Chủ tịch (hoặc thư kí Hội đồng ) đọc câu hỏi, sinh viên nên ghi chép. Rất nhiều sinh viên sau khi nghe xong câu hỏi thứ nhất đã vội vàng trả lời ngay!!! hoặc ghi chép câu hỏi mà không cần suy nghĩ, trả lời hết cả mọi vấn đề. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả bảo vệ, Hội đồng sẽ đặt nhiều câu hỏi khó hơn! - Khi nhận được câu hỏi, nên tập trung để hiểu vấn đề của câu hỏi đặt ra trước, sau đó mới triển khai các ý chính. Nhiều sinh viên trả lời sai vấn đề của câu hỏi đặt ra. Nếu không rõ, có thể hỏi lại. - Chuẩn bị câu trả lời (khoảng 5-10phút) và trả lời câu hỏi (không nhất thiết phải theo thứ tự của câu hỏi) nên trả lời theo các nhóm vấn đề. - Những câu hỏi của các thành viên dự Hội đồng thường giúp làm rõ những ý mà sinh viên đề cập không rõ, khi được hỏi, cần phải suy nghĩ cẩn thận, không nhất thiết phải hoang mang vì các câu hỏi đều mang tính gợi ý, dẫn dắt các bạn đến câu trả lời tốt nhất. - Những tồn tại thường mắc phải: o Thừa nhận cái sai mà không cần suy nghĩ thêm. Tuyệt đối tránh! Việc bảo vệ đồ án là chứng minh sự phù hợp của giải pháp đề xuất (trong một trình độ, kiến thức nhất định), chỉ cần hợp lí là ổn, thông qua cái hợp lí đó thể hiện sự vận dụng kiến thức được đào tạo của mình. o Không thừa nhận cái sai: Trường hợp này cũng thường xảy ra đối với những nội dung mà sinh viên chuẩn bị kĩ, tuy nhiên, các bạn nên cẩn thận hơn vì những kiến thức chủ yếu các bạn sử dụng làm đồ án TN là đứng trên phương diện lí thuyết, quan điểm cụ thể. Dù có đúng Quy trình, Tiêu chuẩn nhưng cũng có thể chưa phù hợp với điều kiện nhất định của công trình các bạn đang thiết kế. 3. Kết thúc buổi bảo vệ - những kiến thức cuối cùng - Sinh viên chú ý lắng nghe phần nhận xét của Cán bộ hướng dẫn, cán bộ chấm phản biện. Rất nhiều sinh viên sau khi trả lời xong câu hỏi là coi như hoàn tất công việc; hoặc lại có những sinh viên phản ứng rất gay gắt các vấn đề của cán bộ chấm sơ khảo góp ý. Điều đó không cải thiện hình ảnh của các bạn, do vậy chỉ có hại mà không mang lại điều gì! Nếu có những vấn đề khúc mắc, cán bộ hướng dẫn hoặc Chủ tịch Hội đồng sẽ có ý kiến để bảo vệ các bạn. Yên tâm. 4. Sau khi bảo vệ - Trách nhiệm với bạn bè - Cần bảo quản tốt bản vẽ, thuyết minh, phụ lục để nộp lại cho Khoa lưu trữ. Nếu các bạn làm mất, thất lạc, sẽ không được kí giấy thanh toán ra trường và do vậy không được nhận bằng tốt nghiệp. - Dự thính, động viên bạn bè. Nhiều sinh viên sau khi bảo vệ xong là về luôn, các bạn sinh viên bảo vệ sau sẽ mất hết khí thế. Chúc các bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ! HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY ĐỒ ÁN, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (trích từ phụ lục của quyết định số 673 ngày 29/12/2006 của Hiệu trưởng) I. Về bố cục Số chương của mỗi đồ án, khóa luận tùy thuộc vào từng chuyên nghành, đồ án, khóa luận cụ thể, nhưng thông thường bao gồm những phần và những chương sau: - MỞ ĐẦU: trình bày lí do chọn đồ án, khóa luận, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đồ án, khóa luận. - TỔNG QUAN: nêu cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến đồ án, khóa luận. Phân tích những công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đền đồ án, khóa luận, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề đồ án khoá luận cần nghiên cứu và giải quyết. - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: trình bày đối tượng nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đồ án, khóa luận. - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN: mô tả tóm tắt công việc nghiên cứu đã thực hiện, các số liệu nghiên cứu hoặc nghiệm thu được. Phần thảo luận phải dựa trên cơ sở dẫn liệu khoa học và công nghệ của đồ án, khóa luận thu được hoặc so sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu của tác giả khác thông qua tài liệu tham khảo để biện luận, đánh giá… - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: nêu những kết quả thu được của đồ án, khóa luận một cách ngắn gọn, không cần có những lời bình gì thêm. Nêu kiến nghị cần tiếp tục nghiên cứu hoặc chuyển sang hướng nghiên cứu khác. - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập để bàn luận trong đồ án, khóa luận. PHỤ LỤC II. Về trình bày II.1. Soạn thảo Đồ án khóa luận sử dụng chữ Time New Roman cỡ chữ 13 – 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1.5 lines; lề trên 3.5cm; lề dưới 3.0cm; lề trái 3.5 cm; lề phải 2.0 cm. Số trang được đánh ở giữa phía trên đầu mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này. II.2. Tiêu mục Các tiêu mục của đồ án, khóa luận được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số. Nhiều nhất bao gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 4.1.2.1: chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 2, mục 1, chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà lại không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo. II.3. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương: ví dụ Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Mỗi đồ thị, biểu bảng lấy từ các nguồn khác nhau phải được trích dẫn đầy đủ. Ví dụ “ nguồn: Bộ Tài Chính 1996”, nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của Hình ghi phía dưới hình. Trong đồ án, khóa luận hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ, có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ phải bằng chữ sử dụng trong đồ án. Khi đề cập đến các bảng và hình phải nêu rõ số của hình, bảng đó, ví dụ “… được nêu trong Bảng 4.1” hoặc “( xem Hình 3.2” mà không được viết “… được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “ trong đồ thị của X và Y sau”. Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hay dòng kép là tùy ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn đồ án, khóa luận. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải được giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3). II.4. Viết tắt Không lạm dụng viết tắt trong đồ án, khóa luận. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dung nhiều lần trong đồ án. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề, không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong đồ án. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất cớ kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu đồ án có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu đồ án, khóa luận. II.5. Tài liệu tham khảo và các chỉ dẫn Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của đồ án, khóa luận. Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như không làm đồ án, khóa luận nặng nề với những tham khảo, trích dẫn. Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị và giúp người đọc theo được mạch suy nghĩ của tác giả, không làm trở ngại việc đọc. Nếu không có điều kiện tiếp cận tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trình bày này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của đồ án, khóa luận. Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái vào lùi thêm 2.0cm. Khi này mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép. Cách xếp danh mục tài liệu tham khảo sẽ xem trình bày ở phần dưới. Việc trích dẫn là theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, tr. 32-35]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ [15], [17], [29]. Cách xếp danh mục Tài liệu tham khảo được xắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nga, Tiếng Trung, Tiếng Nhật…). Tài liệu nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, phiên dịch. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC theo hộ tên tác giả đồ án, luận văn, luận án theo thông lệ sau: - Tên tác giả người Việt Nam: Xếp theo thứ tự ABC theo tên - Tác giả là người nước ngoài: Xếp theo thứ tự ABC theo họ. - Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC, từ đầu của tên cơ quan ban hành, báo cáo hay ấn phẩm. Ví dụ: Tổng cục Thống kê, xếp theo vần T. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo xếp theo vần B… Tài liệu tham khảo là sách, luận án, luận văn, đồ án, khóa luận phải ghi đầy đủ các thông tin sau: - Tên tác giả và cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách) - (Năm xuất bản) đặt trong ngoạc đơn, dấu phẩy đặt sau ngoặc đơn. - Tên sách, luận án, luận văn đố án hoặc theo báo cáo dùng chữ in nghiêng, đặt dấu phẩy cuối tên sách. - Nhà xuất bản, dấu phẩy đặt cuối tên nhà xuất bản. - Nơi xuất bản, đặt dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo. Xem ví dụ 2, 3 bên dưới. Tài liệu tham khảo là bài báo cáo trong tạp chí, bài trong cuốn sách ghi đầy đủ thông tin sau: - Tên tác giả (không có dấu ngăn cách). - (Năm công bố), được đặt trong ngoặc đơn dấu phẩy đặt trong ngoặc đơn. - “Tên bài báo”, được đặt trong ngoặc kép, chữ không nghiêng, dấu phẩy cuối tên. - Tập, không có dấu ngăn cách. - (Số), đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy đặt trong ngoặc đơn. - Các số trang, gạch giữa 2 số, có dấu chấm kết thúc. Xem ví dụ 1, 4, 5 bên dưới. Ví dụ về cách trình bày trong phần Tài liệu tham khảo: Tiếng Việt 1. Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại 2 năm phát triển lúa lai” , Di truyền học ứng dụng, 98 (1) tr. 10-116. 2. Bộ Nông Nghiệp & PTNT (1966), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) phát triển lúa lai,Hà Nội. 3. Võ Thị Kim Huệ (2000), Nghiên cứu chuẩn đoán và điều trị bệnh…, Luận án Tiến sỹ Y Khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. Tiếng Anh 4. Buoding K.E (1955), Economics Analysis, haminton, London. 5. Anderson, j.e.(1985), The relative Inefficiency ò Quota, The Cheese Case, American Economic Review, 75 (1), pp. 178 – 190. II.6. Phụ lục của đồ án, khóa luận Phụ lục được đánh số thứ tự bằng số Ả rập. Ví dụ: Phụ lục 1. Ghi chú: Xem ví dụ minh họa bố cục của đồ án, khóa luận qua trang Mục lục như sau: Hình II.1. Ví dụ về trang mục lục của một đồ án. MỤC LỤC Trang bìa phụ Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU Chương 1. TỔNG QUAN 1.1……… 1.2…………… Chương 2. ………… 2.1. ……………. 2.1.1. ……………. 2.1.2. ………… 2.2…………… Chương 4. KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC II.7. Mẫu bìa luận án II.7.1. Mẫu trang chính Bìa đồ án: Khổ 210x 297 mm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TÊN CỦA KHOA QUẢN SINH VIÊN Họ và tên tác giả đồ án, khóa luận TÊN ĐỀ TÀI CỦA ĐỒ ÁN, KHÓA LUẬN ĐỒ ÁN, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Ghi ngành được đào tạo) Tên thành phố - năm II.7.1. Mẫu trang phụ Bìa đồ án: Ghi chú: - Ngành, chuyên ngành đào tạo thuộc khối kỹ thuật – Công nghiệp dùn tên gọi là: Đồ án tốt nghiệp đại học. - Ngành, chuyên ngành đào tạo thuộc khối Kinh Tế - Quản lý, Xã hội – Nhân văn, Ngoại ngữ, Tin học dùng tên gọi: Khóa luận tốt nghiệp đại học. BAO VÊ ĐÔ AN TÔT NGHIÊP. Để giúp các bạn cách thức bảo vệ đồ án tốt nghiệp, tôi đã dăng bài “ Thuyết trình khoa học “ Sau đây tôi viết vài ý kiến về việc chuẩn bị , trình bày và trả lời các câu hỏi trong khi bảo vệ ĐATN ( lấy thí dụ ngành Xây dựng dân dụng) . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TÊN CỦA KHOA QUẢN SINH VIÊN Họ và tên tác giả đồ án, khóa luận TÊN ĐỀ TÀI CỦA ĐỒ ÁN, KHÓA LUẬN ĐỒ ÁN, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Ghi ngành được đào tạo) Cán bộ hướng dẫn: 1 2. Tên thành phố - năm Bảo vệ là trình bày cho Hội đồng chấm ĐA nghe và đánh giá. Vậy trước hết phải biết qua về HĐ. Trước đây thấy chỉ có 1 loại, nhưng hiện tại thấy có 2. Đó là HĐ nghiêm chỉnh và HĐ gà mờ. HĐ nghiêm chỉnh gồm phần lớn các thầy có đủ 2 điều kiện là trình độ và trách nhiệm ( thể hiện bởi việc chú ý lắng nghe, có thiện chí khi đặt câu hỏi và có nhận xét đúng….). HĐ gà mờ gồm phần lớn ( hoắc toàn bộ ) các thầy thiếu một trong 2 điều kiện trên ( chủ yế là thiếu trách nhiệm, thể hiện bởi việc không chú ý nghe, đặt câu hỏi không phù hợp, đánh giá không đúng…) Những điều tôi trình bày sau đây là để bảo vệ với HĐ nghiêm chỉnh ( nếu gặp phải HĐ gà mờ sẽ nói sau ). Trước hết phải xác định mục đích của việc bảo vệ ĐATN. Thường có 2. Một là để kết thúc ĐA, có được điểm.Hai là để tập dượt, thực hành khả năng thuyết trình khoa học ( là một dịp may để tập luyện, thực hành). Tuỳ vào điều kiện, khả năng… mà bạn có thể đặt 2 mục tiêu ngang nhau hoặc có một cái nặng hơn Bạn làm ĐA trong 3- 4 tháng mà chỉ được trình bày trong vòng 12 đến 15 phút, vậy bạn phải suy nghĩ, lựa chọn và sắp xếp nội dung.( các điều sẽ trình bày ) cho đúng, cho hay, cho thuyết phục. Trước hết hãy tự đặt câu hỏi : HĐ nghiêm chỉnh muốn hoặc không muốn nghe cái gì ?. Theo tôi thì HĐ muốn nghe để biết các bạn đã suy nghĩ như thế nào, đã tự làm được những gì cụ thể và tự mình đánh giá kết quả công việc. Như vậy cần trình bày rõ ràng những suy nghĩ và việc làm cụ thể chứ không nói những điều chung chung, không nhắc lại các nguyên lý, không nhắc lại các lời giảng hoặc các câu trong giáo trình. Phải suy nghĩ để tìm ý. Khi định nêu ý nào thì phải tự hỏi : liệu ý này HĐ có muốn nghe không, nếu HĐ không muốn nghe thì phải kiên quyết loại bỏ, tìm ý khác. Phải để nhiều công sức vào việc chuẩn bị, ghi các ý ra giấy, xem đi, xét lại, loại bỏ hết những ý chung chung, không có thông tin, ai cũng biết rồi, không muốn nghe, chỉ giữ lại những ý thật cần thiết, cụ thể. Có được dàn ý rồi còn phải tập trình bày để khống chế thời gian và thuộc được thì càng tốt. Sau đây tôi thử nêu một thí dụ để tham khảo, chỉ tham khảo thôi chứ đừng lấy đó làm mẫu mực, mỗi người phải tự nghĩ ra cách của riêng mình. Sau khi treo đầy đủ các bản vẽ, phải chờ, chỉ bắt đầu khi chủ tịch HĐ cho phép.Phân phối thời gian đại khái như sau : phần kiến trúc 3 phút, kết cấu và thi công mỗi phàn 5-6 phút. Bắt đầu : Kính thưa HĐ.Đề tài của em là công trình……. Có những đặc điểm sau : mục đích sử dụng là…., khu đất xây dựng tại… Qui mô công trình : dài…., rộng…., cao… , có/ không có tầng hầm… Mặt chính công trình ….( chỉ vào bản vẽ ). Mặt bàng tầng 1 như sau ( vừa nói vừa chỉ vào bản vẽ ) : cửa chính…, …các phòng…,…Tầng điển hình… , Mái…. ( hệ thống thoát nước mưa từ mái ) Vấn đề giao thông trên mặt bằng ( hành lang… ) và theo phương đứng ( cầu thang…., bố trí tại…… ), thoát người khi cháy… Một số đặc điểm kiến trúc có liên quan đến kết cấu ( nhịp rộng, công xôn, tầng hầm… ) Về kết cấu. Giải pháp kết cấu tổng thể của toàn nhà là … ( nhà tấm, nhà khung, nhà kết hợp, nhà lõi cứng….). Bố trí hệ khung như sau… ( khung ngang, khung dọc, hệ không gian…). Bố trí các vách cứng, lõi cứng như sau…, .Đánh giá về ổn định tổng thể của nhà theo phương ngang ( dựa vào cái gì ), theo phương dọc… Nhiệm vụ được giao là thiết kế… ( sàn tầng…., khung trục…, móng….).Phương án sàn được chon là…., kích thước ô sàn… , chon chiều dày bản sàn bằng …. ( đều nhau hay có thay đổi… ). Tải trọng …….kN / m2 , tính được M lớn nhất ở tại… bằng …… kNm, tính được cốt thép…….cm2, bôt trí phi…., a= ………, cốt thép chịu M âm…, cốt thép cấu tạo…. Tại các ô khác của sàn, bố trí cốt thép…… Tính khung. Sơ đồ kung phẳng ( hay không gian ), vì sao. Sơ bộ chọn kích thước. Cột, tinh gần đung được lực N= … kN, tính ra tiết diện cột ….x… cm. Theo chiều cao thay đổi như sau…… Dầm, nhịp… m, chọn chiều cao…, bề rộng. Tải trọng tác dụng gồm tải trọng đứng ( chuyền vào khung theo… ), tải trọng gió… ( tĩnh động, phân phối….); tải trọng động đất… ( theo tiêu chuẩn…., tình được…., chu kỳ giao động….). Tính cốt thép cột, …, kết quả…, bố trí, cấu tạo ( đã tính ….đoạn cột ), thay đổi cốt thép trong toàn cột như sau… Tính dầm, Tổ hợp được M lớn nhất tại…, tính được cốt thép…., bố trí cốt thép chịu M dương như sau…., cốt thép chịu M âm ( cắt thanh số …tại…, giữa dầm còn… ). Lức cắt lớn nhất ……kN, tính được cốt thép đai… , bố trí……. Về nền móng. Mặt cắt địa chất như sau……. Chọn phương án móng… , lý do. Bố trí mặt bằng móng như sau……Chọn kích thước cơ bản… Sức chịu tải mỗi cọc… Tại chân cột… có N=…., M=…., tính được số cọc…., bố trí như sau… ( luôn luôn kết hợp chỉ trên bản vẽ ). Kích thước đài cọc…., bố trí cốt thép trong đài… Về thi công. Nhiệm vụ được giao… ( thi công đất, đổ bêtông khung, sàn, hoàn thiện, lập mặt bằng, lập tổng tiến độ….).Đặc điểm thi công đất…., chọn máy…., đường đi của máy…., số ca máy. Kết hợp đào thu công ở… , lượng đất đào… , số nhân công. Thi công móng……. Thi công bê tông. Thiết kế ván khuôn… , giáo chống……, cách vận chuyển vữa…., đổ bêtông… , cách phối hợp thi công giữa các tầng…., thời gian thi công mỗi tầng… , việc tháo khuôn, tháo chống. ….Lập tổng tiến độ. Dùng phương pháp… , tính toán các công việc và bố trí …… , biểu đồ nhân lực….( nhân lực lúc nhiều nhất….), tổng thời gian thực hiện… Kính thưa HĐ, em đã trình bày xong.( không cần nói thêm gì hết ). Chú ý khi trình bày phải hết sức tiết kiệm thời gian, chỉ nói những điều HĐ cần nghe, muốn nghe, không nói những điều chung chung, mọi người đã biết, không cần nghe. Thí dụ không thưa gửi dài dòng, không kể lể học như thế nào, làm đồ án như thế nào, không cần xin phép trình bày ( Đó là những điều đương nhiên ), Không trình bày những điều thuộc nguyên lý như kiến trúc phải thoả mãn điều kiện sử dụng, kết cấu phải bảo đảm độ bền vững, thi công phải bảo đảm kỹ thuật và đạt tiến độ ( mà nếu được thì trình bày biện pháp để đạt được các yêu cầu trên hoặc chứng minh là các yêu cầu đó đã đạt được như thế nào ) . Không nói những điều mà các thầy, các bạn đều đã biết, thí dụ cửa số là để thông gió và lấy ánh sáng, cầu thang là để đi lại giữa các tầng, từ tải trọng sẽ sinh ra nội lực, từ nội lực sẽ tính được cốt thép v.v…Trước và ngay sau khi trình bày không được cám ơn ai cả. Cần tập luyện để có giọng nói rõ ràng, tránh nói lí nhí, nói quá bé không nghe rõ, tránh việc nói quá chậm ( nhưng cũng không quá nhanh đến nổi không nghe kịp).Trình bày phải luôn bám sát các bản vẽ. Trong lúc trình bày nếu thuộc được các số liệu thì tốt, nếu không nhớ kỹ, có thể ghi ra giấy và xem. Không cấm việc dùng giấy để ghi các ý và số liệu. ( Chỉ không nên viết sẵn bài ra giấy rồi đọc ). Phải chuẩn bị bút, giấy để ghi các câu hỏi và phải hiểu được nội dung chính của câu hỏi. Nếu chưa nắm bắt được ý thầy muốn hỏi gì thì có thể xin giải thích hoặc hỏi lại cho rõ. Chỉ nên trả lời khi đã hiểu rõ câu hỏi. Nếu gặp câu hỏi ra ngoài phạm vi đồ án mà mình chưa biết thì cứ thú nhận là chưa có điều kiện tìm hiểu, không nên trả lời bừa, không chắc chắn là đúng hay sai Nên tập hợp các câu hỏi thành nhóm vấn đề : kiến trúc, kết cấu, nền móng, thi công… và trả lời theo các nhóm đó. Quan trọng nhất trong lúc trình bày , bảo vệ là lòng tự tin, không sợ gì cả ( ai làm gì mà sợ…). Để có tự tin thì mấu chốt là phải nắm vững những điều đã suy nghĩ, đã làm ( Nếu có một vài chỗ nắm chưa kỹ thì phải hỏi bạn bè, thầy hướng dẫn trước ). Trước hết cần nắm vững những điều đã làm, nắm được những kiến thức cơ bản. Khi chưa nắm vững những thứ trên thì chớ vội tìm hiểu những điều khó, vượt ra ngoài chương trình. Những câu hỏi khó về lý thuyết và thực tế các thầy thường chỉ hỏi SV giỏi ( để xem có đáng cho điểm 10 hay không ). Các SV trung bình chưa nên tìm hiểu các câu hỏi khó. Không ai đánh giá SV là kém khi không trả lời được câu hỏi khó mà sẽ bị đánh giá kém khi không trả lời được câu hỏi dễ, liên quan đến kiến thức cơ bản. Trên đây tôi trình bày hết sức vắn tắt, các bạn có thể tham khảo theo phương hướng đó để chuẩn bị và bảo vệ ( trước HĐ nghiêm chỉnh ). Nếu gặp phải HĐ gà mờ mà mình cứ xem là nghiêm chỉnh để chuẩn bị thì cũng tôt chứ sao, chuẩn bị tốt là cho mình chứ có phải cho HĐ đâu. Bạn nào muốn tìm hiểu biện pháp đối phó với HĐ gà mờ xin đăng ký để được hướng dẫn riêng. . luận qua trang Mục lục như sau: Hình II.1. Ví dụ về trang mục lục của một đồ án. MỤC LỤC Trang bìa phụ Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục. Hà Nội, Hà Nội. Tiếng Anh 4. Buoding K.E (1955), Economics Analysis, haminton, London. 5. Anderson, j.e.(1985), The relative Inefficiency ò Quota, The Cheese Case, American Economic Review, 75. cm; lề phải 2.0 cm. Số trang được đánh ở giữa phía trên đầu mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế