1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tích hợp kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh Ngọc Lặc

24 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tích hợp kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh- Ngọc Lặc A. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở các đô thị và thành phố lớn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này. Một trong những nguyên nhân đó là học sinh trung học cơ sở chưa được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ năng sống ( KNS ). Việc tăng cường giáo dục đạo đức, rèn luyện KNS cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2012 - 2013. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng để hoàn thành tốt nhiệm vụ này chính là đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên tổng phụ trách Đội ở bậc THCS. Ngoài giáo viên chủ nhiệm thì giáo viên tổng phụ trách Đội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nhà trường với học sinh; là người gần gũi, tiếp xúc thường xuyên với học sinh; là kênh truyền đạt những mong muốn, suy nghĩ của các em tới nhà trường và ngược lại. Trong một tháng giáo viên tổng phụ trách có ít nhất một buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với học sinh toàn trường để gặp gỡ, trao đổi với học sinh của mình. Nhưng hầu hết những giờ hoạt động này đều bị học sinh đánh giá là khô khan, nhàm chán, ít có sự sáng tạo để mối quan hệ giữa thầy và trò thực sự vui vẻ thoải mái. Việc khai thác thế mạnh của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường của giáo viên tổng phụ trách Đội cũng như giáo viên chủ nhiệm còn nhiều hạn chế. Đó cũng là lý do để tôi lựa chọn đề tài : " Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tích hợp kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh- Ngọc Lặc". Giáo dục KNS cho học sinh là giáo dục cho các em có lối sống tích cực trong xã hội hiện đại với nhiều cám dỗ; Là xây dựng hoặc thay đổi ở các em những hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Giáo dục đạo đức, KNS cho học sinh trong nhà trường vẫn được xem là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay. Tuy nhiên những bài học đạo đức không gắn liền với đời sống, miễn cưỡng hay chỉ mang tính lý thuyết sẽ không phát huy hiệu quả. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. cơ sở lý luận của vấn đề 1 1. Khái niệm kỹ năng sống Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống tích cực trong xã hội hiện đại). 2. Kỹ năng cần thiết cho học sinh trung học cơ sở: Theo Thạc sĩ giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long, 10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh trung học cơ sở là: - Kỹ năng tự phục vụ bản thân - Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời - Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả - Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc - Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân - Kỹ năng giao tiếp và ứng xử - Kỹ năng hợp tác và chia sẻ - Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông - Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống - Kỹ năng đánh giá người khác. Việc giáo dục kỹ năng sống nhằm xây dựng cho học sinh 12 giá trị của cuộc sống là: tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết. II. Thực trạng của vấn đề. Trường THCS Phúc Thịnh là một trường chuẩn Quốc gia, đóng tại xã Phúc Thịnh - Ngọc Lặc - Thanh Hóa. Là một ngôi trường có bề dày truyền thống và thành tích về công tác giảng dạy và giáo dục. Học sinh của trường đa số xuất thân từ gia đình làm nghề nông, đời sống tuy còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đa số các em có ý thức học tập và rèn luyện rất tốt, luôn nhiệt tình trong các hoạt động tập thể và công tác xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội vốn được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau. Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhất định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến 2 con cái hơn là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lực đối với học sinh. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập xã hội. Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là do nhận thức, ý thức và về cơ bản vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống. Học sinh trường THCS Phúc Thịnh cũng không tránh khỏi quy luật đó. Đây là vấn đề được Ngành giáo dục Ngọc Lặc rất quan tâm, nhưng việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều thách thức lớn. Để đáp ứng được với những biến đổi nhanh chóng của xã hội thì nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS hiện nay là một việc làm cần thiết. Từ nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra, dưới sự chỉ đạo của ngành giáo dục , nhà trường đã xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Ngoài việc truyền tải giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học chính khóa thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động nòng cốt trong việc giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống nhằm thực hiện công tác giáo dục toàn diện của nhà trường. III. Các biện pháp, giải pháp chủ yếu để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 1. Tích hợp mục tiêu giáo dục kỹ năng sống vào mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp. Đây là một trong số các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo quan điểm giáo dục tích hợp. Phương pháp này giúp giáo viên cùng một lúc thực hiện được hai mục tiêu giáo dục là giáo dục kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ lên lớp. 1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp. - Thiết kế các mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống. - Phân tích các mục tiêu của giáo dục ngoài giờ lên lớp để tích hợp mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống. 1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp. Giáo viên tổng phụ trách phải nắm vững mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ năng sống và nội dung cơ bản từng chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 3 để biết những kỹ năng sống nào có thể tích hợp được trong chủ đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đấy .2. Thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với các nội dung, hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS. 2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp. Biện pháp cho phép tạo ra nội dung giáo dục mang tính trọn vẹn, thống nhất giữa nội dung giáo dục kỹ năng sống và nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp. - Giáo viên tổng phụ trách cần phân tích chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS để xác định những chủ đề nào của chương trình có thể thiết kế được các chủ đề giáo dục kỹ năng sống. - Giáo viên tổng phụ trách phải thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống để tích hợp vào nội dung hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp. - Phải nắm vững chương trình, phân phối chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của từng khối lớp. - Nắm được các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh; có kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục, thiết kế dạy học theo quan điểm dạy học tích cực. - Ngoài ra, cơ sở vật chất của nhà trường phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu tối thiểu nhất về các phương tiện phục vụ chủ đề đã được thiết kế. - Giáo viên phải có kỹ năng thiết kế tài liệu phát tay cho học sinh. .3. Sử dụng linh hoạt các lọai hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp. 3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp. Biện pháp này nhằm làm phong phú các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo sức hấp dẫn cho học sinh trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, bằng cách đó thực hiện tốt các nội dung giáo dục kỹ năng sống. Bên cạnh đó biện pháp này còn tăng cường hiệu quả của việc tích hợp mục tiêu giáo dục kỹ năng sống với mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như việc thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống trong việc thực hiện nội dung, các hoạt động thực hiện theo chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. .3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp. - Đổi mới hình thức hoạt động để thực hiện từng chủ đề trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Thiết kế các hình thức tổ chức để thực hiện các hoạt động chính được xác định trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 4 3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp.Phải được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất; đặc biệt phải có phòng học bộ môn, phòng chức năng. Mặt khác cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các giáo viên chủ nhiệm lớp. 4. Các biện pháp hỗ trợ khác. 4.1. Mục đính và ý nghĩa của các biện pháp. Các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục kỹ năng sống và các tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS đồng thời phát triển các điều kiện để có thể thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả. 4.2. Nội dung và cách thực hiện. - Đổi mới quan niệm về giáo dục kỹ năng sống; nâng cao quan điểm về tích hợp trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. - Tăng cường năng lực cho các chủ thể tham gia giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường THCS. - Phát huy tối đa vai trò chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của học sinh khi tham gia vào hoạt động. - Giáo viên tổng phụ trách Đội cần phải phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho các em. 4.3. Điều kiện thực hiện. Ban giám hiệu cần xác định: Giáo dục KNS cho học sinh là nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường. Vì thế tập thể sư phạm phải nêu gương tốt cho học sinh về phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo; phải có sự phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải được thống nhất về nội dung, được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình dạy học, ở mọi lúc, mọi nơi và có sự kết hợp chặt chẽ cả trong và ngoài trường. IV. Việc thực hiện đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh. Qua việc nghiên cứu tìm ra biện pháp chung để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi đã mạnh dạn đưa ra và ứng dụng một số phương pháp đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh như sau: 1. Phương pháp tổ chức câu lạc bộ: Mục đích: - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục đạo đức, truyền thống cho học sinh. 5 - Tạo điều kiện cho học sinh giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh. Bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng trong cuộc sống và học tập Giúp các em giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày. - Phương pháp tổ chức câu lạc bộ có thể thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Chuẩn bị nội dung và hình thức hoạt động câu lạc bộ tương ứng với các chủ đề hàng tháng. Bước 2: Lập kế hoạch phân công triển khai hoạt động câu lạc bộ, phân công trách nhiệm. Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch đã định. Bước 4: Tổ chức hoạt động theo chương trình, nội dung đã định. - Khai mạc: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình. - Từng bước tiến hành các nội dung hoạt động, xen kẽ các nội dung sao cho buổi sinh họat sôi nổi hấp dẫn thu hút học sinh, đảm bảo thời gian quy định. 2. Phương pháp tổ chức hội thi. Mục đích :- Góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú nhận thức. - Phát hiện, bồi dưỡng các em có năng khiếu. Phát huy tính sáng tạo độc lập suy nghĩ. - Góp phần nâng cao đời sống văn hóa, bồi dưỡng, phát triển và hoàn thiện nhân cách của học sinh trong nhà trường.Tổ chức hội thi là một hình thức kiểm tra, đánh giá trình độ, nghiệp vụ tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên.Tổ chức hội thi còn là hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện tu dưỡng của học sinh. Cách tiến hành và tổ chức hội thi: Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung hội thi và đặt tên cho hội thi. Bước 2: Xác định thời gian và địa điểm tổ chức hội thi. Bước 4: Thành lập ban tổ chức hội thi: - Trưởng ban: Chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ các hoạt động của hội thi. - Các phó ban: Phụ trách cơ sở vật chất, chỉ đạo nghệ thuật (thiết kế nội dung thi, các môn thi, màn trình diễn, hệ thống câu hỏi và đáp án. . . ) 6 Ban tổ chức thành lập ban giám khảo. Số lượng thành phần ban giám khảo tùy thuộc vào qui mô hội thi. Ban tổ chức cử thư kí hội thi và người dẫn chương trình. Bước 5: Thiết kế nội dung chương trình hội thi Bước 6: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất. . . cho hội thi Bước 7: Tổ chức hội thi : - Khai mạc hội thi: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu danh sách các đơn vị, cá nhân, giới thiệu ban giám khảo, thông báo chương trình hội thi. - Phần tự giới thiệu hoặc ra mắt các đội thi hoặc toàn đoàn dự thi. - Tiến hành hội thi. Bước 8: Kết thúc hội thi: - Ban tổ chức công bố kết quả, tổng kết, đánh giá hội thi. - Trao giải thưởng hội thi, cảm ơn các đại biểu, các nhà tài trợ hội thi . - Rút kinh nghiệm, thông báo về những công việc sắp tới, dặn dò học sinh. . 3. Phương pháp thảo luận chuyên đề Mục đích thảo luận: - Giúp học sinh có cơ hội được cùng nhau chia sẻ, trao đổi thông tin, hợp tác để giải quyết các vấn đề, thông qua đó giúp nhau hiểu một cách đúng đắn những vấn đề được thảo luận. - Giúp cho học sinh có cơ hội được bày tỏ những ý kiến, những quan điểm của mình một cách dân chủ, tự tin để kiểm chứng hay để tự khẳng định và tự điều chỉnh. - Hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng trình bày trước tập thể, biết thuyết phục người khác, biết bảo vệ chính kiến của mình, biết lắng nghe và chia sẻ, biết hợp tác. Thảo luận chuyền đề cần phải thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Định hướng cho thảo luận: - Đặt tên cho chủ đề hay chuyên đề thảo luận,các nội dung cần thảo luận, Hình thức thảo luận (theo lớp hay theo nhóm), ấn định thời gian thảo luận. Bước 2: Chuẩn bị cho thảo luận - Thông báo nội dung cần thảo luận cho toàn lớp. - Gợi ý những tài liệu cần thiết để học sinh nghiên cứu, tham khảo chuẩn bị cho thảo luận. - Thông báo về thời gian, kế hoạch tổ chức hoạt động. - Giao trách nhiệm cho cán bộ lớp và triển khai tổ chức hội thảo. - Cử người điều khiển thảo luận, cần chú ý đến những người có khả năng ứng xử tốt. Bước 3: Tiến hành thảo luận 7 - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. - Người điều khiển thông báo chương trình thảo luận, nêu các vấn đề cần thảo luận. - Tiến hành thảo luận. Người điều khiển khéo léo dẫn dắt, điều khiển, khêu gợi sự mạnh dạn, tích cực của mọi người tham gia để thảo luận sôi nổi và có hiệu quả. - Xen kẽ một số tiết mục văn nghệ. Bước 4: Kết thúc thảo luận: Người điều khiển tổng kết kết quả thảo luận. Để thực hiện được phương hướng đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục NGLL nhằm tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đòi hỏi GV phải nắm chắc các kỹ năng sau: kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giao bài tập, kỹ năng phản hồi, kỹ năng trình bày, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiên định, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tự nhận thức . . . Tóm lại, đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL nhằm tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay là một yêu cầu tất yếu, là việc làm cần thiết trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đặc biệt thông qua HĐGDNGLL, các kỹ năng sống của học sinh được hình thành và phát triển. V.Một số ví dụ cụ thể trong việc thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. 1. VÍ DỤ 1: Sử dụng phương pháp tổ chức hội thi. Chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 9: Ca nợi truyền thống nhà trường, tháng : Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 8/3 và ngày 26/3. Với các chủ đề này giáo viên chủ nhiệm có thể sử dụng phương pháp tổ chức hội thi với tên lần lượt là: "Hội thi tìm hiểu về tình bạn, tình yêu và gia đình", "Hội thi rung chuông tìm thần đồng" Sau đây tôi xin trình bày cụ thể diễn biến hội thi "Rung chuông tìm thần đồng" - chủ đề tháng 3. Bước 1: * Giáo viên tổng phụ trách Đội đặt tên cho hội thi: Hội thi “Rung chuông tìm thần đồng” * Mục tiêu của hội thi: Giúp các em hiểu rõ hơn về Đoàn, Đảng, Nhà nước, về Bác Hồ, về ngày quốc tế phụ nữ và bổ sung một số kiến thức văn hoá phổ thông cho học sinh. * Nội dung hội thi gồm có: - Phần thi thứ nhất: Thi trả lời nhanh: Gồm các câu hỏi về Đoàn, ngày 8/3 về các vấn đề hiện nay đang được quan tâm. 8 - Phần thi thứ hai: Ô chữ thần kỳ: Các đội sẽ tìm ra câu trả lời cho các ô chữ. Kiến thức có chủ đề về ngày 8/3, về Đoàn về Bác Hồ và những kiến thức phổ thông của các môn học. - Phần thi thứ ba: Phần thi giành cho khán giả: Phần thi gồm 5 câu hỏi, khán giả trả lời đúng sẽ nhận được phần quà từ ban tổ chức. Bước 2: - Thời gian tổ chức hội thi: vào chiều thứ 6 ngày mùng 7 tháng 3 năm 2013. - Địa điểm tại phòng học bộ môn của nhà trường. Bước 3: Chuẩn bị cho hội thi: - Giáo viên tổng phụ trách chuẩn bị về nội dung thi gồm có hệ thống câu hỏi, đáp án. Thiết kế nội dung thi trên Powrerpoint để trình chiếu. - Giáo viên kiểm tra cơ sở vật chất phòng học bộ môn trước khi tiến hành hội thi. - Giáo viên chọn mỗi lớp 5 HS tiêu biểu để chuẩn bị cho tuần sau thi, các HS này có trách nhiệm tìm hiểu thông tin liên quan đến nội dung thi trước ở nhà. - Thành lập ban giám khảo hội thi gồm: lớp trưỏng và bí thư của mỗi lớp. - Giáo viên dự trù kinh phí mua phần thưởng giao cho thủ quỹ các lớp chuẩn bị quà sẵn. - Giáo viên tổng phụ trách chịu trách nhiệm dẫn chương trình hội thi. Bước 4: Tổ chức hội thi. * Khai mạc hội thi. (4 phút) - Tuyên bố lý do: Để thực hiện chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 3:Chào mừng ngày 08/3 và 26/3 hôm nay khối 9 chúng ta tổ chức hội thi: "Rung chuông tìm thần đồng" - Hội thi gồm có hai đội thi, mỗi đội có 5 thành viên. Đội 1 là 9A: Đội 2 là 9B:mời các đội lên vị trí thi. - Ban giám khảo gồm có: Phạm thị Trang, Trương thị Ánh, Phạm hùng Sơn, Phạm thị Thắm. mời ban giám khảo lên làm nhiệm vụ. - Chương trình hội thi gồm có 3 phần: + Phần thi thứ nhất: có tên : trả lời nhanh + Phần thi thứ hai: ô chữ thần kỳ + Phần thi thứ ba: Phần thi giành cho khán giả Sau đây hội thi xin được bắt đầu: I. Phần thi thứ nhất: Trả lời nhanh.(10 phút) Phần thi gồm 08 câu hỏi. Sau khi người dẫn chương trình đọc xong nội dung câu hỏi đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽ giành được quyền trả lời. Nếu có câu trả lời đúng sẽ được cộng 10 điểm, nếu trả lời sai các đội còn lại có cơ hội trả lời. Mỗi câu hỏi có thời gian 30 giây, nếu hết thời gian các đội không trả lời được người dẫn chương trình sẽ đưa ra đáp án. Tổng điểm của phần thi này là: 80 điểm 9 Câu 1: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập ngày tháng năm nào? Ngày 26/3/1931 Câu 2: Người đoàn viên đầu tiên là ai? Lý Tự Trọng Câu 3: Hiện nay ai là bí thư Đoàn của trường ta? Thầy giáo Hoàng văn Minh Câu 4: Trong bài hát biết ơn chị Võ Thị Sáu của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn có nhắc đến tên một loài hoa . đó là loại hoa nào? Hoa lêkima Câu 5: Hai đồ vật nào được in trên lá cờ của Đảng Ta? Búa và liềm Câu 6: Tên tờ báo cơ quan ngôn luận của đảng ta? Báo nhân dân Câu 7: Khẩu hiệu của Đội là gì? Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Sẵn sàng Câu 8: Nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em? 54 dân tộc Xong phần thi thứ nhất ban giám khảo tổng hợp và công bố điểm của 2 đội. II. Phần thi thứ 2: Ô chữ thần kỳ.(20 phút) Phần thi gồm 10 hàng ngang và từ chìa khóa - Mỗi đội lần lượt chọn một hàng ngang, trả lời đúng được 20 điểm các đội còn lại trả lời đúng được 10 điểm. Đội ít điểm nhất được quyền chọn hàng ngang trước. - Thời gian trả lời cho mỗi ô là 1phút - Trong mỗi hàng ngang có từ chìa khóa. Tìm được từ khóa sau khi mở 6 hàng ngang được 80 điểm, sau khi mở 8 hàng ngang được 40 điểm sau khi mở hết hàng ngang được 20 điểm XIN MỜI CÁC ĐỘI THỬ TÀI 10 [...]... giải pháp chủ yếu để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp IV Việc thực hiện đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh V một số ví dụ cụ thể trong việc thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp kỹ năng sống cho học sinh THCS 1 2 VI Hiệu quả của... đến vấn đề giáo dục KNS cho học sinh; chưa xác định được phương thức hiệu quả để giáo dục KNS cho học sinh - Tích hợp mục tiêu của giáo dục KNS với mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL; thiết kế các chủ thể giáo dục KNS phù hợp với nội dung /hoạt động để thực hiện chủ đề của chương trình hoạt động giáo dục NGLL, là những biện pháp thực hiện phương thức tích hợp nhằm giáo dục KNS cho học sinh trong... của học sinh THCS về các phương diện: Nhận thức, thái độ, hành vi C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I Kết luận - Giáo dục kỹ năng sống được xác định là nhiệm vụ của giáo dục THCS nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh THCS trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Tích hợp là phương thức có hiệu quả để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS đồng thời góp phần giảm tải cho giáo dục THCS - Giáo dục. .. các trường THCS một cách có hiệu quả II Đề xuất - Sở Giáo dục và Đào tạo cần sớm có quy định về chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các cấp học, trong đó có cấp THCS Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các trường chủ động lựa chọn hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phù hợp với thực tiễn của nhà trường - Phụ huynh học sinh cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục con... Giáo dục KNS cho học sinh THCS thông qua hoat đông GDNGLL là tích hợp các thành tố cấu trúc của giáo dục KNS với các thành tố cấu trúc của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và thực hiện đồng thời các thành tố đó theo mục tiêu giáo dục đã xác định - Qua nghiên cứu ta thấy rằng học sinh THCS Phúc Thịnh rất hạn chế về kỹ năng sống Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do giáo dục THCS chưa... biết hợp tác - Kỹ năng nhận biết và phòng chống các tệ nạn xã hội điều này đã góp một phần nhỏ vào việc giúp các em hiểu và tránh xa các tệ nạn xã hội VI Hiệu quả thực tế của đề tài Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu cơ sở lý luận, ứng dụng các giải pháp, phương pháp đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS Phúc. .. phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và xã hội, các phụ huynh cần xóa bỏ tư tưởng phó thác con em mình cho nhà trường - Nhà trường cần tạo mọi điều kiện có thể, đồng thời khuyến khích để giáo viên đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cùng với giáo viên tổng phụ trách Đội nhiệt tình tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo mục tiêu giáo dục và mục tiêu giáo dục kỹ năng sống 22 Phúc Thịnh, ... lại những kiến thức, kỹ năng học sinh cần nắm được trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng cách cho học sinh trả lời nhanh các câu hỏi giáo viên chuẩn bị sẵn trên giấy trong và chiếu lên máy: Câu 1: Chọn ý thể hiện hành vi em cho là không nên làm: 1 Tránh xa những người mắc tệ nạn xã hội 2 Dùng thử ma tuý một lần để biết thôi 3 Tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh... vào tệ nạn xã hội Che giấu, tiếp tay cho đối tượng mắc tệ nạn xã hội, Xa lánh, kỳ thị người mắc tệ nạn xã hội Như vậy thông qua việc thảo luận chủ đề: Phòng chống tệ nạn xã hội của tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo viên tổng phụ trách đã giúp học sinh hình thành môt số kỹ năng như: - Kỹ năng cùng nhau chia sẻ, trao đổi thông tin, hợp tác để giải quyết vấn đề - Kỹ năng trình bày ý kiến trước tập thể,... tình bạn, tình yêu và gia đình", "Hội thi rung chuông tìm thần đồng" của tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo viên tổng phụ trách đã giúp học sinh hình thành môt số kỹ năng như: - Kỹ năng cùng nhau chia sẻ, trao đổi thông tin, hợp tác để giải quyết vấn đề - Kỹ năng độc lập suy nghĩ, kích thích hứng thú nhận thức - Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân 2 VÍ DỤ 2: Sử dụng phương pháp thảo luận 13 . là: - Kỹ năng tự phục vụ bản thân - Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời - Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả - Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc - Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân -. TỆ NẠN XÃ HỘI BẢN THÂN: - Hủy hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết. - Mất khả năng lao động. - Xa sút tinh thần, hủy hoại phẩm chất đạo đức. - Vi phạm pháp luật. GIA ĐÌNH : - Kinh tế cạn kiệt, ảnh. tinh thần. - Gia đình tan vỡ. XÃ HỘI: - Ảnh hưởng kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội. - Suy thoái giống nòi. - Mất trật tự an toàn xã hội như: trộm cắp, cướp của, giết người… - Ảnh hưởng

Ngày đăng: 16/05/2015, 21:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w