sáng kiến đổi mới giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn địa lý

18 421 2
sáng kiến đổi mới giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn địa lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ VANG HTRƯỜNG THCS PHÚ MỸ SÁNG KIẾN ĐỔI MỚI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ GIÁO VIÊN NGUYỄN THỊ NGUYÊN THUẬN HUẾ : 03/2015 GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ A. ĐẶT VẤN ĐỀ : Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người, do đó Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Trong những năm gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều về vấn đề môi trường. Vì sao con người lại quan tâm đến môi trường nhiều như vậy? Như chúng ta biết, sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại và sự gia tăng dân số quá nhanh và việc chặt phá rừng bừa bãi của con người đã làm cho nồng độ CO 2 trong khí quyển tăng vọt lên cùng với các khí thải từ công nghiệp, động cơ giao thông đã thải những khí độc hại như : NO 2, SO 2, CH 4 …….được gọi là những khí nhà kính. “Hiệu ứng nhà kính” làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên, gây ra nhiều hậu quả xấu như: - Làm tan Băng và dâng cao mực nước biển, gây ngập úng các vùng sản xuất lương thực trù phú, thành phố ven biển, các đảo thấp. - Khí hậu Trái Đất biến đổi, làm xáo động điều kiện sống và các hoạt động sản xuất nông, lâm, thuỷ sản bị ảnh hưởng. Ở Việt Nam nếu mực nước biển dâng lên một mét thì khoản 20 triệu người sẽ không có nơi sinh sống. Thời gian gần đây, ở nước ta chúng ta nghe quá nhiều về vấn đề môi trường như: Công ty Vedan giết chết sông Thị Vải, công ty Hào Dương đưa nước thải ra các nhánh sông Soài Rạp, nhà máy Hyundai Vinashin làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước và còn rất nhiều công ty ở khắp nơi trong cả nước cũng vi phạm môi trường. - Bản thân tôi với vai trò là một người giáo viên, đứng trước thực trạng môi trường đang ngày càng xấu đi, tôi ý thức được trách nhiệm nặng nề của mình là làm sao đó để mỗi học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và từng bước có những hành động tích cực để bảo vệ môi trường. Đó là lí do tôi chọn đề tài. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : I. THỰC TRẠNG : 1.Mục tiêu: Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. Có những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống xung quanh các em 2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu lí luận của việc dạy tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong các giờ học như thế nào cho có hiệu quả cao nhất. - Nghiên cứu sách giáo khoa xem bài nào có thể tích hợp được và tích hợp vào nội dung nào cho phù hợp. - Nghiên cứu xem có những hình thức hoạt động ngoại khóa nào dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo tình giáo dục môi trường đạt hiệu quả cao nhất. - Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về các vấn đề môi trường. - Đề ra những giải pháp đề nhằm nâng cao việc giáo dục các nội dung bảo vệ môi trường. - Từ đó rút ra kết luận và đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm giúp việc giáo dục bảo vệ môi trường hiện có hiệu quả. - Thông kê các kết quả đạt được khi thực nghiệm. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 1. Đối tượng giáo dục : Học sinh Trường THCS Phú Mỹ 2. Giới hạn phạm vi giáo dục: - Áp dụng cho nhiều bài học Địa Lí THCS (lớp 6, 7, 8, 9) chương trình sách giáo khoa. - Giới hạn trong nội dung có thể giáo dục được vấn đề bảo vệ môi trường trong chương trình sách giáo khoa và các hoạt động ngoại khóa có nội dụng giáo dục bảo vệ môi trường. 3. Phương pháp giáo dục: - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương pháp thí nghiệm. - Phương pháp thảo luận. - Phương pháp đóng vai. - Phương pháp thực địa III. NỘI DUNG: 1. Thực trạng. a. Thuận lợi: - Hiện nay Trường THCS Phú Mỹ có 20lớp, với 3 giáo viên chuyên trách bộ môn Địa lí. Trường có tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học - Đặc thù của môn địa lí có hai phần: Phần đại cương nghiên cứu về các thành phần tự nhiên của Trái Đất, đặc điểm tự nhiên các châu lục các khu vực và tự nhiên Việt Nam; Phần kinh tế xã hội nghiên cứu các đặc điểm về dân cư, lao động và các ngành kinh tế… tất cả đều có liên quan đến vấn đề môi trường nên giáo viên dễ giáo dục môi trường thông qua bộ môn. - Hiện nay với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin đại chúng, nhất là Internet, giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng tìm kiếm hình ảnh, tra cứu văn bản pháp luật và thông tin có liên quan đến vấn đề môi trường. b. Khó khăn: -Do nhiều lí do mà Nhà trường chưa có điều kiện cho học sinh đi thực tế các miền địa hình khác nhau, các cơ sản xuất công nghiệp …từ đó làm cho việc giáo dục môi trường đạt hiệu quả chưa cao. -Đối với việc giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình nội khóa thì một số bài chỉ có một số địa chỉ để giáo dục nên giáo viên không có nhiều thời gian để phân tích sâu, cũng chưa có nhiều bài tập dành cho chuyên đề giáo dục môi trường. -Từ những kiến thức trong các bài học có liên quan đến vấn đề giáo dục môi trường , các em chưa phát huy được tối đa để vận dụng những kiến thức đó mà các em chỉ mới hiểu và nắm được kiến thức sách giáo khoa, còn phần mở rộng thì hạn chế rất nhiều. Điều đó rất khó khăn cho giáo viên dạy môn Địa lí nói riêng và các bộ môn có liên quan đến môi trường nói chung vì vậy quá trình lĩnh hội kiến thức của các em còn hạn chế nhiều trong khi yêu cầu của các môn học ngày càng cao. - Vì vậy, hiện nay trong quá trình dạy học Địa Lí ở các trường THCS vấn đề rèn luyện kĩ năng, kiến thức và hình thành thái độ cho học sinh trong giáo dục bảo vệ môi trường ở các bài học hiệu quả chưa thật như ý muốn. 2. Giải pháp, biện pháp: a. Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí: - Tuyên truyền cho các em về ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống. Tác động của con người, đặc biệt trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống trên Trái Đất, tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng đang đe doạ sức khoẻ của con người, khí hậu toàn cầu đang thay đổi, hạn hán, lũ lụt, lỗ thủng tầng ôzôn… đang là những vấn đề có tính toàn cầu. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và trong nhà trường, giáo dục cho mọi người về trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường vì cuộc sống của hành tinh không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai. Công tác giáo dục không phụ thuộc vào tôn giáo, dân tộc… mà phải được thực hiện đối với mỗi công dân tương lai ngay từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường và cả ở tuổi trước khi đến trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức giáo dục khác nhau. - Vấn đề giáo dục mội trường ở nhà trường làm cho giáo viên và học sinh có ý thức thường xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của môi trường, thu nhận được những thông tin, kiến thức cơ bản về môi trường và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa con người với môi trường, phát triển những kĩ năng cơ bản bảo vệ và gìn giữ môi trường, kĩ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh, tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi trường, có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khỏe con người, với chất lượng cuộc sống chúng ta. b. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí: * Hiện nay có nhiều phương pháp dạy học giáo dục môi trường, riêng trong môn Địa lí có thề áp dụng các phương pháp sau: b. 1/ Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tương tác giữa người dạy và người học được thực hiện thong qua câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được người dạy và người học đặt ra. Kết quả là dưới sự tác dẫn dắt của người dạy, người học thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình, khám pha, lĩnh hội các đối tượng học tập. Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chính với kiến thức môi trường thì phương pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Để mang lại hiệu quả thì hệ thống câu hỏi ở mức độ phát huy trí lực và sự sáng tạo của học sinh, câu hỏi đòi hỏi HS gắn kiến thức môn học đã biết với kiến thức môi trường mà có thể học sinh chưa biết, phải tìm tòi, suy nghĩ, vận dụng nhiều thao tác tư duy mới tìm ra câu trả lời. Ví dụ 1: Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta ( Địa lí lớp 8) Khi dạy, GV có thể đặt ra các câu hỏi để học sinh có thể liên hệ với thực tế MT như: 1- Khí hậu nước ta đã mang lại cho địa phương em những thuận lợi và khó khăn gì? 2- Làm thế nào để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn đó? Ví dụ 2: Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Khi dạy phân tích đặc điểm chung sông ngòi nước ta, GV cũng có thể đặt một số câu hỏi để GDMT như: 1- Đặc điểm của sông ngòi nước ta đã tạo cho nước ta những thuận lợi và khó khăn gì trong hoạt động và phát triển kinh tế? 2- Để khắc phục những khó khăn do sông ngòi đem lại thì biện pháp tích cực và tối ưu nhất là gì? Hoặc : Khi dạy phần khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông, GV đặt một số câu hỏi như sau: 1- Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương em. 2- Để nước sông không bị ô nhiễm chúng ta phải làm gì? Ví dụ 3: Bài 2: Dân số và gia tăng dân số ( Địa lí lớp 9) Khi dạy phần này GV cũng dễ dàng đặt một số câu hỏi liên hệ đến vấn đề GDMT có liên quan đến dân số như: 1- Tình hình gia tăng dân số của nước ta có ảnh hưởng gì đến môi trường? 2- Để bảo vệ tài nguyên và môi trường, ta phải làm gì trong vấn đề dân số? 3- Hãy liên hệ đến tình hình gia tăng dân số ở địa phương em và cho biết địa phương em đã có những biện pháp gì để thực hiện chính sách về dân số? b. 2/ Phương pháp thảo luận: - Là phương pháp học sinh trao đổi xung quanh một vấn đề được đặt ra dưới dạng một câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ nhận thức…….Trong phương pháp này HS giữ vai trò chủ động, tích cực. -Có nhiều hình thức thảo luận như: thảo luận theo nhóm nhỏ, thảo luận cặp đôi, thảo luận chung toàn lớp. Sau đây là một vài ví dụ về sử dụng phương pháp thảo luận để giáo dục môi trường cho HS. Ví dụ 1: Bài 17: “Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà”. * Cách tiến hành: GV treo một số tranh ảnh minh hoạ về ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước . HS quan sát ảnh và nhận xét theo yêu cầu của GV. * Tranh ảnh về ô nhiễm không khí: * Tranh ảnh về ô nhiễm nguồn nước: * Hình thức hoạt động: Thảo luận theo nhóm. Các nhóm cùng trao đổi và điền vào phiếu học tập các nội dung theo yêu cầu. * GV chia lớp làm 4 nhóm học tập - GV phát phiếu học tập cho học sinh đã kẻ sẵn như sau: (Thời gian thảo luận là 8 phút). * Nhóm 1, 2: Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí Nguyên nhân Hậu quả Biện pháp khắc phục * Nhóm 3,4: Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của ô nhiễm nước, nước biển. Ô nhiễm nguồn nước Nước sông Nước biển Nguyên nhân Hậu quả Biện pháp khắc phục - GV chọn một số phiếu học tập đã hoàn thành dán lên bảng cho cả lớp theo dõi và xác định đúng sai để bổ sung ý kiến ( nếu có ). Các phiếu học tập còn lại GV thu phiếu để kiểm tra kết quả bài làm của các em. - Sau đó GV chuẩn xác kiến thức theo bảng sau: * Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của ô nhiễm không khí * Nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục của ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm nước sông Ô nhiễm nước biển Nguyên nhân - Hóa chất từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra. - Lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng với các chất thải nông nghiệp, sinh hoạt của con người ……… - Do váng dầu từ hoạt động khai thác và vận chuyển dầu. - Các chất độc hại từ sông ngòi chảy ra biển…… Hậu quả - Làm chết ngạc các sinh vật sống ở trong nước, thiếu nước sạch cho sản xuất và đồi sống. - Làm chết ngạc các sinh vật sống ở trong nước biển. - Gây ra hiện tượng thủy triều đen, thủy triều đỏ… Biện pháp khắc phục - Xử lí các nguồn nước thải trước khi đổ ra sông, biển. - Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ sự trong sạch của nước sông, biển…. Ví dụ 2: Bài 16: “Đô thị hóa đới ôn hoà” * Vị trí: Giáo dục môi trường: Các vấn đề của đô thị * Cách tiến hành: GV treo một số tranh ảnh minh họa có liên quan đến các vấn đề của đô thị cho học sinh quan sát và nhận xét. Ô nhiễm không khí Nguyên nhân - Khói bụi từ các nhà máy, động cơ giao thông và hoạt động sinh hoạt của con người đã thải vào không khí. Hậu quả - Tạo nên những trận mưa A xít, làm tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao. - Khí thải còn làm thủng tầng ô dôn. Biện pháp khắc phục - Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ bầu khí quyển của người dân. - Trong sản xuất công nghiệp giảm thiểu lượng khí thải vào khí quyển bằng cách sử dụng kĩ thuật công nghệ cao. - Trồng rừng và bảo vệ rừng…… [...]... cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ hằng ngày như tiết kiệm điện, nước, tham gia dọn vệ sinh trường, lớp, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, không xả rác bừa bãi…… và tuyên truyền cho mọi người cùng có ý thức bảo vệ môi trường Vì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chủ động phối hợp nhiều phương pháp giáo dục môi trường trong từng bài dạy Địa lí phù hợp với từng đối... đây là một số phương pháp để giáo dục môi trường trong dạy học đại lí bậc THCS, chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong các đồng nghiệp bổ sung, đóng góp ý kiến III Kết quả: - Khi thực hiện các biện pháp như đã nêu trên về vấn đề tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí thì chất lượng môn học được nâng cao rõ rệt, học sinh có tính đam mê, hứng thú trong học tập bộ môn cao hơn so với các năm trước... dụng trong dạy học nội khóa để gaio dục môi trường cho HS, ngoài ra còn có nhiều phương pháp khác yêu cầu người giáo viên trong quá trình giảng dạy cần có sự phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp để đạt hiệu quả cao nhất c/ Giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoại khoá: - Trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm, tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa trong dạy học Địa lí nói chung và đặc biệt là trong. .. việc đưa nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường vào chương trình Địa lí và các môn học khác ở bậc THCS cũng như các bậc học khác là một vấn đề hết sức cần thiết vì giáo dục môi trường sẽ đem lại cho người học các vấn đề sau: + Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường, tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ... viên trong gia đình trao đổi, bàn bạc về các giải pháp vừa khai thác được rừng phục vụ cuộc sống, vừa bảo vệ phát triển (kết hợp trình diễn một số tranh, ảnh .) * Trồng cây xanh trong trường học - Mục tiêu: Tạo môi trường trường học xanh, sạch, đẹp, không khí trong lành, có bóng mát, gió .từ đó Giáo dục cho học sinh biết được ý nghĩa của việc trồng, bảo vệ cây xanh giúp cho các em có một không gian trong. .. động dọn vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh… ) Với tầm quan trọng nêu trên cho nên trong quá trình dạy học Địa lí nói chung và giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí nói riêng, Giáo viên có thể sử một hoạt động ngoại khóa tùy theo điều kiện của từng trường Sau đây là một số hoạt động ngoại khóa đơn giản có thể thực hiện được * Cho học sinh làm thí nghiệm : Cây giữ đất - Thời gian : 2 tuần - Địa điểm:... - Mục tiêu: Qua phần thi này học sinh có cơ hội biết, hiểu nhiều vấn đề mnag tính thời sự như bảo vệ rừng, bảo vệ tài và môi trường biển và đảo Việt Nam, sự gia tăng dân số và sức ép của dân số đến môi trường Qua đó giáo dực cho học sinh thấy được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường hiện nay - Hoạt động: + Giáo viên: Lựa chọn chủ đề cho học sinh tham gia thi hùng biện, câu hỏi cụ thể để các tổ, nhóm,... Địa lí nói chung và đặc biệt là trong giáo dục môi trường qua dạy học Địa lí nói riêng c.1/.Khái niệm: Ngoại khoá là hình dạy học ngoài lớp, không qui định bắt buộc trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông học sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tím tòi, sáng tạo nội dung học tập địa lí, dưới sự hướng dẫn của giáo viên./ Tầm quan trọng của hoạt c.2/... biệt nó tạo nên độ tin cậy cao trong giáo dục b.4/ Thu thập và xử lí nguồn tài liệu (tư liệu, số liệu… ) Đây được xem như là một phương pháp đặc trưng của môn Địa lí, vì môn trường luôn luôn thay đổi, biến động theo không gian và thời gian nên nhiều khi những kiến thức trong sgk chưa đử và mang tính cập nhật nên việc thu thập và xử lí thong tin là rất cẩn thiết Ví dụ : Khi dạy bài “Đặc điểm khí hậu Việt... vào ngày chủ nhật) + Đào hố, bỏ phân vào hố, trồng cây, rào bảo vệ, tưới nước + Sau khi trồng xong, cần phân công cụ thể tổ, nhóm, lớp nào phụ trách việc tưới nước, chăm sóc, bảo vệ vào các ngày nào trong tuần, đến khi cây bén rễ, bắt đầu phát triển + Bàn giao các cây trồng cho nhà trường * Thi hùng biện về bảo vệ môi trường( có thể kết hợp trong các tiết, buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp) - Mục tiêu: . PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ VANG HTRƯỜNG THCS PHÚ MỸ SÁNG KIẾN ĐỔI MỚI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ GIÁO VIÊN NGUYỄN THỊ NGUYÊN THUẬN HUẾ : 03/2015 GIÁO DỤC. dụng linh hoạt các phương pháp dạy học giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí: * Hiện nay có nhiều phương pháp dạy học giáo dục môi trường, riêng trong môn Địa lí có thề áp dụng các phương. sinh trong giáo dục bảo vệ môi trường ở các bài học hiệu quả chưa thật như ý muốn. 2. Giải pháp, biện pháp: a. Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí: -

Ngày đăng: 16/05/2015, 10:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ VANG

  • GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  • TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

  • GIÁO VIÊN

  • NGUYỄN THỊ NGUYÊN THUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan