SKKN 10-11 Tăng cường kĩ năng sống trong môn học Tiếng Anh TH- Thu

10 2.3K 86
SKKN 10-11 Tăng cường kĩ năng sống trong môn học Tiếng Anh TH- Thu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nhằm bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày một hội nhập cùng thế giới. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực cho quá trình hội nhập. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đã, đang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện. Ngay ở bậc tiểu học trong đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2006 – 2015 đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trình chính phủ. Đề án dạy và học ngoại ngữ mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Bộ GD-ĐT) đã trình Chính phủ sẽ đổi mới toàn bộ hệ thống giảng dạy ngoại ngữ từ trước tới nay, từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đến việc bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ…Tương lai không xa việc dạy ngoại ngữ sẽ bắt đầu từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết trên tuần. Để đáp ứng cho việc đổi mới này và thực hiện đúng ý nghĩa mà đề án đổi mới dạy học ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT đề ra đòi hỏi mỗi giáo viên cần có sự đổi mới trong cách dạy của chính mình. Môn tiếng Anh ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh bốn kĩ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua hoạt động dạy và học môn tiếng Anh góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về mốt số phong tục, tập quán của nền văn hóa xã hội và con người nước Anh. Do vậy, chương trình và nội dung dạy học môn tiếng Anh ở Tiểu học chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng sống và có khả năng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cao. Kĩ năng sống đặc thù, thể hiện ưu thế của môn tiếng Anh là giao tiếp, tiếp sau là kĩ năng nhận thức, bao gồm kĩ năng nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định,… Khả năng giáo dục kĩ năng sống của môn tiếng Anh không chỉ thể hiện trong nội dung môn học mà còn được thể hiện qua phương pháp dạy học của giáo viên. Để hình thành các kiến thức và rèn luyện kĩ năng mà chương trình đặt ra với học sinh Tiểu học, người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,… học sinh có cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết. 1 II. NỘI DUNG: A. Cơ sở lý luận: 1.Quan niệm về kỹ năng sống: Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), k năng sống là khả năng để có hành và thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp cá nhân có thể ứng xử có hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Theo UNICEF, kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp học sinh thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng và tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. Theo Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả, ; Học làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…; Học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm (Learning to do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,… Từ những quan niệm trên. Có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lý bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng tự làm chủ bản thân của mỗi người,khả năng ứn xử phù hợp với hững người khác và xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. 2. Phân loại kĩ năng sống: Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống, tùy theo từng quan niệm về kỹ năng sống. Ví dụ: Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể xem kĩ năng sống gồm các kĩ năng cốt lõi sau: - Kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving); - Kĩ năng suy nghĩ / tư duy phê phán (critical thingking); - Kĩ năng giao tiếp hiệu quả (effective communication skills); - Kĩ năng ra quyết dịnh (decision-making); - Kĩ năng tư duy sáng tạo (creative thinking); - Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân (interpersonal relationship skills); - Kĩ năng tự nhận thức / tự trọng và tự tin của bản hân, xác định giá trị (selfawareness building skills, incl, selfawareness. Self-estem and self-confidence, and values analysis); - Kĩ năng thể hiện sự camt thông (empathy); - Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc (coping with stress and emotions). Trong giáo dục ở Vương quốc Anh, kĩ năng sống được chia thành 6 nhóm chính là: - Hợp tác nhóm; 2 - Tự quản; - Tham gia hiệu quả; - Suy nghĩ / tư duy bình luận, phê phán; - Suy nghĩ sáng tạo; - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, kĩ năng sống thường được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau: - Nhóm kĩ năng nhạn biết và sống với chính mình, bao gồm các kĩ năng sống cụ thể: tự nhận thức xác dịnh giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm hỗ trợ, tự rọng, tự tin,… - Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kĩ năng sóng cụ thể như : giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẩn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác, - Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gòm các kĩ năng sống cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề,… Trên đây chỉ là một số các cách phân loại kĩ năng sống. Tuy nhiên mọi cách phân loại chỉ là tương đốiTren thực tế kĩ năng sống thường không tách rời hoàn toàn nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau. 3. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông: 3.1.Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội: Có thể nói rằng kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của mình. Ngược lại, người thiếu kĩ năng sống thường bị vấp váp, dễ thất bại trong cuộc sống. Kĩ năng sống không những thúc đẩy sự phát triển của cá nhân mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc thiếu kĩ năng sống của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh các vấn đề xã hội. Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ năng sống còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế. 3.2.Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ: Giáo dục kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì: - Các em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là những người quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống các em sẽ không thực hiện tót trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồn và đất nước. - Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc vè xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động… Đặc biệt là trong bối cảnh quốc 3 tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen giữa các yếu tố tích cực và tieu cực, luôn đặt vào hoàn cảnh để lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em sẽ dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ một cách cần thiết, giúp các em thực hiện hành vi có trách nhiệm đối với gia đình, bản thân, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. 3.3. Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và xã hội , khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống , với các phương pháp và kỹ thuật tích cực như : hoạt động nhóm,giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, đóng vai, trò chơi, dự án , tranh luận , động não , hỏi chuyên gia, viết tích cực,…cũng là phù họp với định hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Tóm lại việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là rất cần thiết để dáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. 4. Thực trạng giáo dục lồng ghép kĩ năng sống trong trường học hiện nay : Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa và dạy cho học sinh trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, để nang cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI,mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Thực hiện mục tiêu tăng cường giáo dục kĩ năng sống qua môn học ở cấp Tiểu học của Bộ Giáo dục và đào tạo, là một giáo viên dạy Tiếng Anh hưởng ứng tính tích cực, thiết thực của đề án, tôi xin được đóng góp một vài ý tưởng cho việc dạy tốt môn Tiếng Anh. Theo phương pháp cũ, việc giáo viên độc thoại, còn các em hì hụi ghi chép từ và mẫu câu rồi sau đó về nhà học thuộc lòng sẽ không tạo khả năng tư duy và sáng tạo phong phú của các em. Chính vì thế bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy, việc thiết kế chương trình giảng dạy cũng phải phù hợp cho từng đối tượng của từng bậc học. Như vậy, mới tạo được khả năng tư duy và phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê, thích thú cho cả thầy và trò trong quá trình giảng dạy và học tập môn tiếng Anh. Nhiều phương pháp dạy - học được đưa ra trong ngành giáo dục nhằm khắc phục những hạn chế mà ngành đang đối mặt. Song các vấn đề đã đưa ra còn mang nặng lý thuyết chung chung và tập trung phần lớn ở các cấp học cao như Đại học. Quan tâm tới 4 phương pháp dạy - học của bậc tiểu học đang là vấn đề cấp thiết mang tính nền tảng lâu dài cho việc học lên các cấp học sau này. Để trẻ Tiểu học học tốt môn tiếng Anh và quan trọng là vận dụng được để trẻ phát triển các kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp tiếng Anh tốt trong đời sống. Do vậy chúng ta cần phải hiểu rõ tâm lý trẻ trước khi áp dụng một phương pháp dạy mới. Học sinh Tiểu học trẻ còn ham chơi, đang ở tuổi ăn, tuổi ngủ, tưổi chơi. Dựa vào tâm lý này của trẻ, hãy làm cho trẻ thấy việc học tiếng Anh như một trò chơi hay nói cách khác lồng vui chơi trong việc dạy – học tiếng Anh. Dưới đây là những phương pháp dạy - học tiếng Anh cho cấp Tiểu học. 5.Một số phương phương pháp giáo dục lồng ghép kĩ năng sống vào môn Tiếng Anh: Là một giáo viên tâm huyết trong nghề giảng dạy tôi thấy vấn đề này rất cần sự quan tâm đúng mức hơn của các thầy cô, các bậc phụ huynh và các cấp giáo dục. Riêng bản thân cá nhân tôi, để đóng góp tích cực cho việc giảng dạy môn tiếng Anh tiểu học thiết nghĩ cần có một số đổi mới trong phương pháp dạy học, cả về tư duy lẫn phương pháp và không ngừng trao đổi kinh nghiệm giữa các thầy cô giáo. Bản thân các thầy cô cần có những đổi mới, không ngừng tìm hiểu và học tập những phương pháp giảng dạy nhằm trau dồi kỹ năng dạy môn tiếng Anh của mình. Các phương pháp tôi đưa ra dưới đây cần có sự kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh - học sinh và thầy cô giáo. 5.1. Lấy học sinh làm trung tâm: Nhìn ra các nước phát triển, cách dạy học theo phương pháp “lấy người học làm trung tâm” đã được áp dụng từ lâu. Với phương pháp này, người học sẽ là người tự khai phá tri thức, thầy cô giáo chỉ là người hướng dẫn và cung cấp thông tin. Những thắc mắc phát sinh trong quá trình học, cũng tự phải tìm hiểu, thầy cô giáo chỉ đóng vai trò làm “trọng tài”, làm “cố vấn”. Vai trò của người thầy lúc này là dẫn dắt, khơi gợi, truyền cảm hứng cho người học. Để có thể là người hướng dẫn, người cung cấp thông tin…các thầy cô giáo phải có hiểu biết sâu sắc về những kiến thức cơ bản mình đảm nhiệm, đồng thời phải tự bổ sung vốn kiến thức của mình thường xuyên và có định hướng rõ ràng qua các tài liệu, sách báo. Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo học sinh sẽ phải tích cực hơn, tự giác hơn trong việc tham gia vào việc học, vận dụng cũng như học hỏi kiến thức mới. Mỗi học sinh sẽ phải tự tìm ra phương pháp học tối ưu cho mình, phải độc lập sử dụng các tài liệu được thầy cô giáo gợi ý, chuẩn bị bài vở, từ đó tính độc lập và sáng tạo ngày một phát huy. Trường của chúng ta đã ứng dụng phương pháp “lấy người học làm trung tâm” như thế nào? Các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh có suy nghĩ gì về ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này? Vai trò của thầy và trò? Ở Việt Nam, có thể thực hiện thành công “lấy người học làm trung tâm” không?… nền giáo dục Việt Nam và cụ thể là con em chúng ta rất mong chờ những ý kiến đóng góp thay đổi tích cực từ các cấp lãnh đạo cũng như sự góp sức của các thầy cô và các bậc phụ huynh và sự hợp tác của các em học sinh. 5.2. Phát huy phương pháp thảo luận nhóm: Học nhóm có sự dẫn dắt của giáo viên là cách dạy mới mà một số trường tiểu học đã đi đầu tại Việt Nam, phương pháp học nhóm rất tích cực. Trẻ được phân nhóm: nhóm đôi (pairwork) 2 em, các nhóm nhỏ từ 3 đến 5 em cùng thảo luận một vấn đề nhỏ trong việc học môn tiếng Anh, trẻ tự do 5 trao đổi chủ đề mà giáo viên vừa đưa ra. Kết thúc thảo luận trẻ trình bày lại bằng tiếng Anh, tất nhiên là với khả năng của trẻ. Ví dụ: Cô giáo đưa ra chủ đề: các nhóm thi nhau viết về các từ tiếng Anh chỉ đồ dùng trong lớp học, hay các bộ phận trên cơ thể người, các con vật em yêu thích bằng tiếng Anh. Các nhóm thi nhau xem ai viết được nhiều hơn và cho các nhóm đọc to kết quả của mình. Sau đó các nhóm lắng nghe và nhận xét cách đọc của nhóm vừa trình bày. Giáo viên chỉ là người khuyến khích sự tham gia của trẻ và chỉnh những thiếu sót của các em không nên nhận xét đúng sai rõ ràng. Trong quá trình thảo luận nhóm giáo viên tránh việc chê trẻ trước nhóm bạn, làm trẻ xấu hổ và lần sau ngại tham gia. 5.3. Giúp trẻ thoải mái trong giờ học: Hay nói cách khác là giúp trẻ say mê việc học, bằng cách lôi cuốn trẻ bằng những câu chuyện thú vị. Giáo viên thường xuyên đọc những câu chuyện tiếng Anh mà trẻ thích cho trẻ nghe. Chú ý trước khi đọc giáo viên phải quảng bá tính hấp dẫn của câu chuyện sau đó mới đọc mẫu chuyện ngắn bằng tiếng Anh. Giáo viên gọi hai em đứng cách xa nhau đứng lên đọc lại mẫu chuyện ngắn. Một em đọc câu tiếng Anh em kia đọc một câu giải nghĩa ra tiếng Việt cho cả lớp nghe. Đôi khi có thể kết hợp một em học sinh cùng với giáo viên để gia tăng sự chú ý cho học sinh. 5.4. Dựa vào tâm lý vui chơi của trẻ: Hãy để trẻ cùng vui chơi ca hát với tiếng Anh. Để trẻ nghe từng câu, từng câu trong bài hát tiếng Anh và dạy trẻ hát lại câu hát đó. Bài hát nên ngắn gọn dễ nhớ và giải nghĩa tiếng Việt để trẻ hiểu. Việc dạy trẻ hát và nghe các bài hát tiếng Anh rèn luyện kỹ năng nghe cho trẻ rất tốt. Lồng ghép các bài hát tiếng Anh vào trong những tiết dạy âm nhạc là rất thiết thực. Việc giúp trẻ nghe tốt tiếng Anh như đã nói ở trên là cần sự kết hợp giữa các giáo viên với nhau, giữa thầy cô và học trò, giữa gia đình và nhà trường và rất cần sự giúp đỡ của các vị lãnh đạo trong việc mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy trong bộ môn tiếng Anh. 5.5. Kết hợp khăng khít nhà trường và gia đình: Việc dạy tiếng Anh đạt hiểu qủa giúp trẻ nghe tiếng Anh tốt có rất cần sự giúp đỡ, kết hợp chặt chẽ với gia đình. Thời gian các em ở tại nhà rất nhiều, nếu tại gia đình và các bậc phụ huynh không quan tâm tới việc học tiếng Anh của các em thì công sức thầy cô giảng dạy cố gắng trên lớp xem như muối đổ biển. Trẻ đang lứa tuổi ham chơi nên dễ quên khi không được nhắc nhỡ ôn luyện, thường ở nhà các bậc phụ huynh thường nhắc nhở các em làm bài tập các môn toán, tiếng Việt, TNXH, …. Còn việc học tiếng Anh hầu như không biết nhắc nhỡ con học tiếng Anh như thế nào. Có một cách mà phụ huynh nhắc con em mình luyện tiếng Anh rất hiệu qủa đó là: - Các trò chơi trên máy tính như ghép chữ tiếng Anh giúp trẻ làm quen với cách viết đọc từ vựng, các câu đơn giản và nhất là nghe cách phát âm từ vựng đó. Đây là cách tốt giúp trẻ say sưa với việc học tiếng Anh từ việc nghe - đọc - viết và đặt câu, một cách học hoàn thiện đồng thời các kỹ năng cho trẻ. - Xem phim hoạt hình phát âm tiếng Anh nhưng phụ đề tiếng Việt. Đây là phương pháp rất thu hút trẻ lứa tuổi tiểu học, hiệu quả càng tốt hơn khi đó là bộ phim đang hot mà trẻ đang mê. Trẻ rất chú tâm lắng nghe để hiểu ngữ điệu cảm xúc của nhân vật, đồng thời sẽ rất chăm chú đọc chữ để hiểu nghiã. Đây có thể xem là phần thưởng các bậc phụ huynh thưởng cho các em học sau một tuần học tiếng Anh nghiêm túc, có kết quả tốt và tiến bộ hoặc đạt điểm tốt. 6 5.6. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tiếng Anh: Các trang Wed hỗ trợ việc học và dạy môn tiếng Anh rất phong phú và đa dạng. Nguồn tài nguyên công nghệ thông tin đang ngày một phong phú và rộng khắp, nguồn tài nguyên này rất dễ khai thác và khai thác rất nhanh. Các thầy cô giáo muốn dạy tốt môn nghe tiếng Anh thì cần tận dụng tối đa nguồn tài nguyên này. Từ thông tin từ vựng, từ hình ảnh sống động đến các phương pháp giảng dạy có rất nhiều trên Internet, các thầy cô có thể vào trang wedside: - http:// www.tieuhoc. Info là trang webside có nhiều bài hát tiếng Anh và các phương pháp, tài liệu dạy tiếng Anh tiểu học rất phong phú đa dạng. Giáo viên trong giờ dạy có thể sự dụng nguồn tư liệu này một cách dễ dàng làm cho bài dạy sinh động lôi cuốn học sinh hơn. Là diền đàn dành riêng cho giáo viên tiểu học ở tất cả các lĩnh vực không riêng gì môn tiếng Anh. - http:// www.thuvienviolet.com - Và rất nhiều trang Wed khác thầy cô có thể chia sẽ cùng nhau. Bên cạnh đó có rất nhiều đĩa dạy học tiếng Anh bằng hình ảnh do người bản địa kết hợp với người Việt dạy rất phong phú và phù hợp với lứa tuổi tiểu học. - Bộ đĩa học tiếng Anh bằng hình ảnh: Fun with English, Let’s go, ABC English for children. Các bộ phim hoạt hình, các trò chơi hoạt hình bằng tiếng Anh… Các loại băng đĩa này khi áp dụng vào việc giảng dạy trẻ học tiếng Anh rất bổ ích. Sử dụng nguồn tài nguyên công nghệ thông tin này không những giúp trẻ học tốt môn tiếng Anh mà còn giúp trẻ tiếp cận với sớm với công nghệ thông tin. Trẻ sẽ sớm biết cách khai thác nguồn thông tin vô hạn này, khi tiếp cận thông tin không những giáo viên thích thú trong giảng dạy mà học trò cũng say sưa với việc học. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, hình thức học này rất lôi cuốn trẻ nên giáo viên và các bậc phụ huynh phải biết cách hướng dẫn và kèm cặp trẻ trong quá trình tiếp cận. Các loại băng đĩa hiện có bán tại các nhà sách lớn với giá từ 10.000 đến 24.000đ/đĩa, rất dễ mua và dễ sử dụng. 5.7. Sáng tạo trong phương pháp dạy học tiếng Anh của hội đồng Anh. - Những phút đầu tiên, thầy giáo giới thiệu từ mới. Một cái túi được đưa ra, bên trong là những vật dụng đơn giản đã học như: quyển sách, vở, thước, bút…Mỗi em được phát một cái khăn bịt mắt. Sau đó lần lượt từng em lấy từng đồ vật trong túi ra và nói tên chúng bằng tiếng Anh. Nếu vật nào không biết học sinh có thể hỏi thầy, hỏi bạn bằng tiếng Anh. Phương pháp này giúp trẻ nhớ từ mới rất nhanh và chất lượng. -Vui hơn nữa là trò “dán đuôi thỏ”. Các em cũng phải bịt mắt và theo chỉ dẫn của các bạn bằng tiếng Anh làm thế nào để dán được đuôi con thỏ vào đúng vị trí. Ai không nói bằng tiếng Anh sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Với phương pháp này, các em có thể học được ngay các từ: Trái, phải, trên dưới và bên trong. - Ngoài việc nâng cao chất lượng học tập của thầy và trò, các hoạt động ngoại khoá hấp dẫn như học ngoài vườn để biết thêm các tên loài cây, loài hoa, ở sở thú, công viên…Tổ chức các cuộc thi vẽ, tổ chức các buổi tiệc kỹ niệm hay chức mừng sinh nhật hoặc một bạn mới ốm đi học lại bằng tiếng Anh. Nói chung sáng tạo cách dạy học và vận dụng khả năng có sẵn của thầy và trò để làm phong phú việc dạy và học. 7 C. KẾT LUẬN Luôn luôn học tập đổi mới, làm cho trẻ bất ngờ về khả năng làm mới phong cách dạy của mình là thành công lớn của thầy cô trong việc thu hút trẻ học môn tiếng Anh. Tuỳ từng hoàn cảnh thời gian, địa điểm và điều kiện vật chất tinh thần cụ thể mà giáo viên có thể sáng tạo ra cách giảng dạy tiếng Anh mới cho tiết học. Sự thay đổi nào cũng làm chúng ta thấy khó chịu và bỡ ngỡ lúc ban đầu, vì thế chúng ta cần có những bàn bạc tranh luận trước khi thực hiện một ý tưởng. Chúng ta hãy cùng nhau làm mới nền giáo dục nước nhà bằng các phương pháp giảng dạy táo bạo hơn, bằng những tư duy giảng dạy mới, có như thế chất lượng giáo dục Việt Nam mới mong sánh kịp thế giới. Con người giáo dục đào tạo ra mới có thể đáp ứng đúng yêu cầu của quá trình hội nhập toàn cầu của đất nước. Để việc dạy và học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng không còn có “hiện tượng kỳ lạ” như đã đề cập ở trên. 8 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 . SGK Let’s go 1A 2. SGK Let’s go 1B 3. SGK Let’s go 2A 4. Tài liệu Giáo dục KNS trong các môn học ở tiểu học. Nhà xuất bản Giáo Dục. Chịu trách nhiệm chính. Lưu Thu Thuỷ 5 . Website: Www.moet.ovg.vn; Website: Www.tailieu.vn 6. Website: Www.vietnamnet.vn (Bài viết của tác giả Hoài Nam) 7. Một số bài viết của các nhà giáo đăng trên báo GD&TĐ về giáo dục KNS cho HS. E. MỤC LỤC 9 STT Nội dung Trang 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Nội dung Cơ sở lí luận - Quan niệm về kỹ năng sống 2 - Phân loại kĩ năng sống 2 - Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 3 - Thực trạng giáo dục lồng ghép kĩ năng sống vào môn Tiếng Anh 4 - Một số phương phương pháp giáo dục lồng ghép kĩ năng sống vào môn Tiếng Anh 5 3 Kết luận 8 4 Tài liệu tham khảo 9 5 Mục lục 10 10 . nước Anh. Do vậy, chương trình và nội dung dạy học môn tiếng Anh ở Tiểu học chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng sống và có khả năng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cao. Kĩ năng sống. của môn tiếng Anh là giao tiếp, tiếp sau là kĩ năng nhận thức, bao gồm kĩ năng nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định,… Khả năng giáo dục kĩ năng sống của môn tiếng Anh. kỹ năng sống 2 - Phân loại kĩ năng sống 2 - Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 3 - Thực trạng giáo dục lồng ghép kĩ năng sống vào môn Tiếng

Ngày đăng: 16/05/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan