1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công nghệ dệt nhuộm và các chất thải dặc trưng kèm theo nguồn gốc của chúng trong công nghệ này

41 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 264,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNGĐề tài : Công nghệ dệt nhuộm và các chất thải dặc trưng kèm theo nguồn gốc của chúng trong công nghệ này Tiểu luận m

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Đề tài : Công nghệ dệt nhuộm và các chất thải dặc trưng kèm theo nguồn gốc

của chúng trong công nghệ này

Tiểu luận môn học: các quá trình sản xuất cơ bản

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Tuyết, shsv: 20093666 Cao Trọng Nhân, shsv: 20091592 Đinh Hải Ngọc, shsv: 20091898 Lớp kĩ thuật môi trường k54

Giáo viên : Th.S:Đinh Bách Khoa.

Trang 2

Lời nói đầu

Trong những năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt

nhuộm đã góp một phần lớn vào sự phát triển kinh tế chung của nước ta Ngành công nghiệp dệt nhuộm đã đáp ứng nhu cầu lớn trong nước và còn thu được một một lượng ngọai tệ lớn nhờ xuất khẩu Mặt khác ngành dệt nhuộm còn giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động Hiện nay công nghiệp dệt nhuộm đã trở thành một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta, đã và đang được sự quan tâm mạnh mẽ của nhà nước

Nhận thấy tầm quan trọng của ngành cũng như vai trò vị trí của nó chúng em làm bài tiểu luận với mục đích là đưa ra tổng quan về các quá trình chính liên quan đến sản xuất của ngành dệt nhuộm và các chất thải đặc trưng kèm theo nguồn gốc của chúng ta có một cái

nhìn chính xác về công nghệ này

Vì nhiều lí do bài tiểu luận không tránh khỏi được những sai sót về nội dung cũng như hình thức chúng em rất mong nhân được ý kiến đóng góp của thầy và các bạn

Nội dung bài tiểu luận gồm 4 chương được phân công viết như sau:

- Chương 1 GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM ,Nguyễn Thị Tuyết viết;

- Chương 2 NGUYÊN LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG ,Đinh Hải Ngọc viết;

-Chương 3 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, Nguyễn Thị Tuyết và Cao Trọng Nhân viết;

- Chương 4 ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG NGHỆ,Cao Trọng Nhân viết

CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

Nhóm trưởng:Nguyễn Thị Tuyết

Trang 3

Mục lục

Chương I : GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM 5

Chương II NGUYÊN LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG 7

I Nguyên liệu cơ bản 7

1 Các hóa chất được sử dụng trong khâu hồ sợi .7

2 Các hóa chất cơ bản dùng trong tiền xử lý 8

3 Thuốc nhuộm 9

II năng lượng 10

Chương III CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 10

I Công nghệ sản xuất .12

II Các quá trình sản xuất của nhà máy dệt 14

1 Sản xuất sợi 14

2 Sản xuất vải 18

3 Quá trình xử lý vải 20

Chương IV.Đánh Giá về công nghệ 24

Trang 4

Tài liệu tham khảo

1_tài liệu nghiên cứu tác động của việc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng dệt may

của Việt Nam - Dự án VIE/61/94.

2_Nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn

3_http://www.trieufile.vn

4_ tài liệu nghiên cứu tác động của việc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng dệt may

của Việt Nam - Dự án VIE/61/94.

5_ www.e-textile.org

6_ http://www.baomoi.com

Trang 5

Chương I

GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM

Ngành dệt nhuộm luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt nhuộm đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam

Nhiều năm qua, hàng dệt nhuộm luôn nằm trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, Dệt nhuộm là một ngành công nghiệp nhẹ quan trọng trong nền kinh tế của nước ta Ngành dệt nhuộm giải quyết việc làm cho hàng chục triệu lao động Tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành luôn đạt luôn đạt trên 10% một năm đem lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ không nhỏ Hàng năm ngành dệt nhuộm đóng góp khoảng 31% tổng sản lượng ngành công nghiệp, đứng thứ hai sau ngành dầu khí, chiếm 19,8% tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng 41% kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp [ nguồn : Tổng công ty dệt may, 2006]

Năm 2010, ngành Dệt nhuộm phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2009 Theo dự báo đến năm 2010 cả nước sẽ sản xuất 2 tỷ mét vải xuất khẩu thu được 3.5 đến 4 tỉ USD tạo ra 1,8 triệu việc làm với mức tăng trưởmg bình quân là 14% Tập đoàn Dệt - May Việt Nam (Vinatex) đang xây dựng 4 KCN dệt nhuộm tại các tỉnh Ninh Bình, Nam Ðịnh, Long An, Trà Vinh nhằm thúc đẩy các dự án sản xuất vải, nâng năng lực sản xuất của tập đoàn tăng thêm 200 triệu mét vải vào năm 2015 Để thực hiện tốt mục tiêu tổng quát này, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung Đặc biệt, việc đầu

tư vào lĩnh vực dệt nhuộm sẽ gắn với hợp tác quốc tế nhằm tiếp cận nguồn vốn, thị trường, công

Trang 6

nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước có ngành dệt phát triển và có xu hướng chuyển dịch; đa dạng hóa sở hữu, tổ chức các nhà máy nhuộm hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hợp tác sản xuất Ngoài ra, đầu tư xây dựng khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung cũng sẽ đáp ứng được các yêu cầu về môi trường của Nhà nước và các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu hàng dệt nhuộm

Ông Lê Trung Hải Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) cho biết,

đề xuất quy hoạch các khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung sẽ bao gồm hai giai đoạn Giai đoạn I (2008 – 2012) sẽ được tiến hành tại 4 tỉnh miền Bắc (Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình), 3 tỉnh miền Trung (Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận) và 1 tỉnh Nam Bộ (Long An) với tổng diện tích quy hoạch trong giai đoạn này là 740 ha Giai đoạn II (2012 – 2015) sẽ tiến hành tại 4 tỉnh, Nghệ An, Quảng Trị, Tiền Giang và Trà Vinh với tổng diện tích 440ha

Tính đến hết tháng 6/2008, xuất khẩu hàng dệt nhuộm của Việt Nam đạt gần 4,2 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 44,2% kế hoạch năm 2008 Hiện nay, dệt nhuộm vẫn đang là mặt hàng chủ lực đóng góp kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, chiếm khoảng 13 – 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đứng thứ hai sau dầu thô Như vậy trong những năm tới đây ngành dệt nhuộm vẫn phát triển và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Dệt nhuộm trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới

Chương II

Trang 7

NGUYÊN LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG

I Nguyên liệu cơ bản:

Gồm 2 loại sợi cơ bản: Sợi tự nhiên từ các loại thực vật như bông, đay, lanh, gai và

sợi tổng hợp chủ yếu từ quá trình chế biến các sản phẩm dầu mỏ (hóa dầu) như polyeste Nước thải của khâu xử l hóa học của loại nguyên liệu này có tính kiềm cao (pH>10), các chỉ tiêu khác như BOD5, COD, SS… rất cao

1 Các hóa chất được sử dụng trong khâu hồ sợi.

Các chất hồ sợi được sử dụng tạo cho sợi có tính chất thuận tiện cho quá trình dệt

như giảm đứt sợi, lỗi dệt, dễ dàng loại bỏ, giặt sạch trong khâu rũ hồ trước nhuộm.: Có thể là các chất:

 tinh bột

 rượu polyvinl alcoho (gọi tắt là PVA);

 cacboxymetylxenlluloza (cacboxymethyl cenlluloza) viết tắt là VMV

 Axit poliacrylic thường dùng dưới dạng polyacrylat

 PolyVinylAxetat

 Polyeste

 Xenllulo biến tính hoặc tinh bột biến tính

 2.Các hóa chất cơ bản dùng trong tiền xử lý (rũ, hồ, nấu, giặt, làm bóng, tẩy trắng)

Trang 8

13 Thuốc nhuộm

dụng

Độc tính/tác động đến môi trường

Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, sẽ sản sinh

xenlluloza làm tổn thất cường lực sợi, vải Ngoài ra COD, BOD và độ muối trong nước thải cao

2 Các chất kiềm: xút

(NaOH), Natri Cacbonat

(Na2CO3), Natri silicat

(Na2SiO3)

dùng trong nấu và tẩy trắng

Tùy thuộc vào nồng độ và độ

pH sẽ gây độc với vi sinh và cá

Trang 9

Thuốc nhuộm hoạt tính

Cấu tạo cơ bản thuốc nhuộm hoạt tính:

Trong đó: A: nhóm hoạt tính

C: nhóm mang màu

Có một số thuốc nhuộm hoạt tính hoàn toàn không có AOX như vinylsunfo (VS) vì cấu trúc nhóm hoạt tính không chứa halogen hữu cơ Một số thuốc nhuộm hoạt tính khác lại có AOX trong nhóm hay gốc mang mầu Phụ thuộc vào mức độ gắn màu halogen hữu cơ trong nhóm mang màu sẽ làm tăng lượng AOX trong nước thải Còn tuyệt đại đa số các trường hợp khác, halogen hữu cơ là thành phần của nhóm hoạt tính

Thuốc nhuộm phân tán

Được sử dụng để nhuộm vải sợi polyeste và các thành phần polyeste trong vải sợi pha phổ biến như polyeste/bông; polyeste/visco; polyeste/len Thuốc nhuộm phân tán nào cũng gồm hai thành phần cơ bản: chất mầu và chất khuyhếch tán

Chất mầu: vì thuốc nhuộm phân tán có độ gắn màu cao nên dư lượng thuốc nhuộm

đi vào nước thải nhỏ Ngoài ra, do thuốc nhuộm phân tán rất ít tan nên lượng thuốc

SO3 Na- +

SO3 Na- +

Trang 10

nhuộm đi vào nước thải dễ dàng loại bỏ bằng hấp phụ lên bùn hoạt tính trong hệ thống xử lý nước thải.

Thuốc nhuộm hoàn nguyên

Là loại thuốc nhuộm cổ điển nhất được tổng hợp từ năm 1901 Giống như thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm hoàn nguyên cũng gồm mầu và chất khuyếch tán.Thuốc nhuộm hoàn nguyên có mức gắn mầu cao (80-95%) nên chỉ có một lượng rất nhỏ thuốc nhuộm đi vào nước thải Mặt khác do chất màu không tan trong nước nên

có thể tách dễ dàng ra trong dòng thải

II năng lượng:

Năng lượng cần thiết sử dụng cho công nghệ gồm: năng lượng từ than,dầu FO,điện

sử dụng cho các quá trình đốt.Ngoài ra còn sử dụng năng lượng nước và năng lượng hóa học từ các hóa chất( enzim,NaOH,axit,hồ tinh bột các chất phụ gia,chất tẩy giặt ,

…) sử dụng cho quá trình nhuộm tẩy trắng

Trang 12

I Công nghệ sản xuất

Công nghệ sản xuất sản phẩm dệt bao gồm 3 công đoạn chính: kéo sợi, dệt vải và xử

lý hoàn tất ( nhuộm, nấu tẩy)

1 Nguyên liệu bông thô nhập về dưới dạng kiện được tiến hành đánh tung, làm sạch và trộn đều để tách tạp chất, thu được bông dưới dạng các tấm bông phẳng đều Sau đó các sợi bông được chải song song và tạo thành các sợi thô Các sợi thô này sẽ qua quá trình kéo sợi, đánh ống và mắc sợi nhằm chuẩn bị cho dệt

2 Sau khi mắc sợi, các loại hồ tinh bột và tinh bột biến tính sẽ được sử dụng để hồ sợi dọc Khi sử dụng, các loại hồ tinh bột này sẽ tạo thành màng bao quanh sợi, làm tăng độ bền, độ trơn và độ bóng của sợi để quá trình dệt vải được dễ dàng hơn Sau

đó tiến hành dệt vải, tức là kết hợp sợi dệt ngang với dọc đã mắc sẵn thành tấm vải mộc

3 Vải sau khi dệt được đưa đi giũ hồ để tách phần hồ còn bám trên vải mộc

(thường thì 8-15% lượng hồ còn bám trên vải mộc) Phương pháp giũ hồ thường sử dụng là phương pháp enzim (1% enzim, muối và các chất ngấm) hoặc phương pháp axit (sử dụng dung dịch H2SO4 0,5%)

4 Vải đã được giũ hồ được giặt bằng nước xà phòng, xút và các chất ngấm rồi đưa qua nấu tẩy Nấu tẩy được thực hiện nhằm loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên của xơ sợi như dầu, mỡ, sáp… nhằm thu được vải có độ mao dẫn và khả năng thấm ướt cao, khả năng hấp thụ hóa chất thuôc nhuộm cao hơn, vải mềm và đẹp hơn Vải được nầu trong dung dịch kiềm và các chất tẩy ở áp suất 2-3at, nhiệt

độ 120-130oC Sau đó được giặt nhiều lần

Trang 13

5 Sau khi nấu tẩy, vải được đưa đi làm bóng, mục đích làm cho sợi cotton trương

nở, lầm tăng kích thức các mao quản giữa các mạch phân tử làm cho sơ sợi trở nên xốp hơn, dễ thấm nước, sợi bóng hơn và tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm Quá trình làm bóng vải thông thường bằng dung dịch kiềm đậm đặc (280-300 mg/l) ở nhiệt độ thường Đối với vải nhân tạo không cần phải làm bóng

6 Trước khi nhuộm vải, thường phải qua các bước tẩy vải Mục đích nhằm làm cho vải sạch màu tự nhiên, sạch các vết dầu mỡ, vết bẩn và làm vải có độ trắng theo đúng yêu cầu chất lượng Các chất tẩy thường dùng là NaClO, NaClO2, H2O2, các chất phụ trợ tạo môi trường thích hợp và các chất hoạt động bề mặt

7 Sau khi tẩy xong, tiến hành quá trình nhuộm vải Thực chất là quá trình gia công nhằm đưa thuốc nhuộm vào sợi vải, làm cho nó có phân bố đều, sâu và bám chặt vào vải hay noi cách khác làm vải có màu sắc và các tính chất như màu phải đúng theo yêu cầu, độ bền màu cao Để nhuộm vải, người ta sử dụng chủ yếu các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng với nhiều loại hóa chất hỗ trợ khác để tạo điều kiện bắt màu cho thuốc nhuộm

8 Vải sợi sau khi nhuộm được giặt để tách bớt thành phần thuốc nhuộm và hóa chất dư ra khỏi bề mặt vải sợi Phần hóa chất và thuốc nhuộm dư đi vào nước thải phụ thuộc vào tính chất, quy trình nhuộm, tính chất thuốc nhuộm, độ đậm nhạt của màu cần nhuộm… nói chung màu càng đậm thì thành phần hóa chất đi vào nước thải càng nhiều

9 Sau đó vải được đưa đi in hoa theo yêu cầu sản phẩm Mục đích là tạo cho

bề mặt vải có các hoa văn trang trí Hồ in là hỗn hợp gồm các loại thuốc nhuộm ở

Trang 14

dạng hòa tan hay pigmen dung môi Các chất phụ trợ như các chất khử kiềm, các

chất ngấm giúp cho thuốc nhuộm phản ứng với xơ và cuối cùng là hồ Các lớp thuốc

nhuộm sử dụng cho in như pigmen, hoạt tính, hoàn nguyên, azo không tan,

indigozol Hồ in có nhiều loại: Hồ tinh bột, hồ alginat natri, hồ nhũ tương hoặc hồ

nhũ hóa tổng hợp

II.Các quá trình sản xuất của nhà máy dệt

Ngành dệt bắt đầu đi từ quá trình sản xuất hoặc thu hoạch xơ thô Xơ được sử dụng trong ngành dệt có thể thu hoạch từ nguồn tự nhiên (ví dụ: len, cotton) hoặc được tạo ra từ các vật liệu xenlulô tái sinh (ví dụ: rayon, acetate) hoặc có thể là xơ tổng hợp hoàn toàn (ví dụ: polyeste, nilông) Sau khi được vận chuyển từ nông trại hoặc nhà máy hoá chất đến, các loại xơ thô tự nhiên hoặc nhân tạo sẽ trải qua 4 giai đoạn xử lý chính:

Trang 15

a) Các loại sợi tự nhiên

Các sợi tự nhiên phải được xé tơi, pha trộn, chải thô và/ hoặc chải kỹ và kéo duỗi trước khi kéo sợi Mặc dù thiết bị sử dụng cho sản xuất sợi côttông được thiết kế có khác đôi chút so với sản xuất sợi len, nhưng cách vận hành máy móc thì giống nhau về bản chất

Làm sạch : Xơ coton phải được làm sạch để loại bỏ các tạp chất như phần vụn của cây

bông, vỏ hạt, đất cát ra khỏi xơ Khâu làm sạch được thực hiện trong các bước liên tiếp từ thô cho đến tinh Làm sạch sơ bộ để loại bỏ các tạp chất kích thước lớn và làm sạch tinh để loại bỏ các tạp bẩn rất nhỏ Sợi cotton được đưa qua bộ phận răng của thiết bị đánh xé, việc cài đặt máy móc, tốc độ và độ sạch có thể thay đổi được cho phù hợp với mức độ làm sạch mong muốn

Xé tơi/pha trộn: Các nguyên liệu thô (xơ cotton và xơ tổng hợp) được nhập về ở dnạg

kiện nén chặt Khâu xé tơi có tác dụng tách rời và làm tơi xơ đang bị nén chặt và giũ thành từng nùi xơ để chuẩn bị cho các bước xử lý tiếp theo Quá trình xé tơi cũng cho phép

chúng ta pha trộn xơ từ nhiều kiện khác nhau Bằng cách sắp xếp các kiện theo cách và thứ

tự đã định trước (sắp xếp mặt bằng), chúng ta sẽ có được sự cân bằng về nguyên liệu thô để sản xuất ra sợi có những tính chất mong muốn Thiết bị xé tơi dỡ những lượng xơ nguyên liệu như nhau từ mỗi kiện xuống mặt bằng đã sắp đặt theo chu trình của nó và quá trình này sẽ tiếp diễn cho tới khi phủ kín toàn bộ mặt bằng đó

Chải thô: Chùm xơ từ khâu pha trộn và xé tơi được vận chuyển tới thiết bị chải thô, là

thiết bị vận chuyển xơ qua băng tải có gắn băng kim Ở đây có một loạt các bàn chải quay gắn vào mặt trên của băng tải Tốc độ quay khác nhau của băng tải và bàn chải quay làm cho xơ tở ra và sóng thành các tấm xơ mỏng, song song Có rất nhiều sợi xơ ngắn, mà sẽ làm cho sợi bị yếu, được phân riêng và tách bỏ Một mục tiêu khác của chải thô là làm cho

Trang 16

xơ sóng tốt hơn để chuẩn bị cho khâu xe sợi Một tấm xơ đã chải thô được đưa qua 1 cái phễu chuyển thành dạng dảnh thừng lỏng, còn gọi là con cói.

Chải kĩ: Khâu chải kĩ cũng tương tự như khâu chải thô ngoại trừ bàn chải và kim mảnh

hơn và được đặt ở những khoảng cách gần nhau hơn Một vài con cúi chải thô được đưa vào máy chải kĩ, được tháo ra và chuyển thành các con cúi mịn hơn, sạch hơn và sóng thẳng hơn Trong hệ thống sản xuất sợi len, con cúi chải kĩ được sử dụng để tạo ra sợi len chải kỹ, trong khi con cúi chải thô được sử dụng làm sợi len Trong hệ thống sản xuất sợi cotton, thuật ngữ sợi cotton chải kỹ được áp dụng cho sợi làm từ con cúi chải kĩ Sợi len chải kỹ và sợi cotton chải kĩ thì mịn hơn loại sợi không được chải kĩ vì mức độ sóng thẳng của xơ cao hơn và đã loại bỏ đi nhiều sợi ngắn hơn

Kéo xơ sợi: Một vài con cúi được kết hợp lại và đưa vào một loại thiết bị, được xem

như khung kéo xơ sợi Khung kéo này bao gồm một vài bộ con lăn quay với tốc độ nhanh dần từ bộ con lăn trước đến bộ con lăn sau Khi các con cúi đi qua, xơ được kéo làm dài ra cho tới khi dài gấp 5 đến 6 lần so với ban đầu Trong khi kéo, các con cúi của các loại xơ khác nhau (ví dụ, cotton và polyeste) có thể được kết hợp với nhau để tạo ra sợi pha

Kéo duỗi: Khâu kéo duỗi được thực hiện ở khung kéo sợi thô, nhằm mục đích kéo dãn

sợi hơn nữa Quá trình này làm xoắn nhẹ sợi khi di chuyển sợi và cuốn sợi vào các cọc quay Sau khâu kéo duỗi sợi, các sợi thô có thể được pha trộn với các loại xơ sợi khác trước khi đưa vào các công đoạn sản xuất vải dệt thoi, dệt kim hoặc vải không dệt

Kéo sợi: Sợi thô đã được tạo ra trong khâu kéo duỗi được lắp vào máy sợi con, nơi diễn ra

quá trình xe sợi Đầu tiên, sơi được đưa qua 1 bộ con lăn kéo sợi khác để tiếp tục kéo dài

và dãn sợi hơn nữa Sau đó chúng được gài vào một cọc sợi quay tốc độ cao bằng 1 khuyết

Trang 17

dẫn sợi di chuyển lên xuống dọc theo cọc sợi Tốc độ dịch chuyển khác nhau giữa khuyết dẫn sợi và cọc sợi xác định số lượng vòng xoắn đặt lên sợi.

b) Sợi nhân tạo

Xơ nhân tạo được nhập về dưới dạng xơ cắt ngắn (tương tự như chiều dài của sợi tự nhiên) có thể đưa vào xe sợi ngay, hoặc ở dạng tơ đơn có thể sử dụng trực tiếp hoặc dùng để tạo hình hoặc tạo cấu trúc xơ chéo Cả hai loại sợi tổng hợp và xenlulô được sản xuất qua các quá trình phỏng theo hoặc tương tự như quá trình tạo ra tơ tằm (nghĩa là

ép chất lỏng đi qua một lỗ nhỏ để chất lỏng đó đặc lại thành sợi tơ dài liên tục) Ba phương pháp chính chế tạo sợi được mô tả dưới đây:

Xe sợi ướt: Trong quá trình xe sợi ướt, vật liệu polyme, được sử dụng để chế tạo thành

sợi, được hoà thành dung dịch Dưới áp lực, dung dịch được đẩy qua 1 lỗ hở vào 1 bể chất lỏng mà ở đó, polyme này không bị hoà tan Khi dung môi đã được sử dụng hết trong bể này thì sợi được tạo thành Phương pháp xe sợi ướt dùng để sản xuất sợi rayon, sợi acrylic

và sợi modacrylic

Xe sợi khô: Xe sợi khô sử dụng dung môi bay hơi được trong không khí Chất polyme

hoà tan được đẩy ra qua bộ ép phun tơ vào trong một khoang chứa không khí hoặc khí được gia nhiệt; dung môi được thu hồi để tái sử dụng Acrylic được sản xuất ra bằng cách hoà tan polyme trong dimetyl formandehit trước khi xe khô Các loại sợi khác được tạo thành nhờ phương pháp xe sợi khô bao gồm sợi acetat, 3-axetat, spandex và aramid

Xe sợi nóng chảy: Một số sợi polyme được xe lại bằng cách làm nóng chảy polyme sang

trạng thái lỏng Chất lỏng này được đẩy qua lỗ hở của máy xe sợi dưới áp lực và được làm lạnh bằng một luồng không khí để tạo thành tơ đơn Xe sợi nóng chảy không đòi hỏi phải

có các phản ứng hoá học và không cần đến hệ thống thu hồi dung môi

Trang 18

2 Sản xuất vải

Sản xuất vải, là công đoạn thứ hai, liên quan đến quá trình dệt thoi, dệt kim, cấy lông nhung và không dệt Quá trình cấy lông nhung và không dệt được sử dụng trong sản xuất vải nhưng không phổ biến như dệt thoi và dệt kim

Dệt thoi: Dệt thoi là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để sản xuất vải Quá

trình này được thực hiện với hai loại sợi bằng cách kết các sợi theo chiều dài (sợi dọc) với các sợi theo chiều rộng (sợi ngang) lại với nhau.Để giúp sợi dọc không bị đứt trong quá trình dệt người ta thường hồ các sợi này trước khi đem dệt, nhằm tăng độ bền kéo và độ nhẵn của sợi Chất hồ thường được sử dụng nhất ở đây là các loại tinh bột tự nhiên, mặc dù người ta vẫn dùng các hợp chất như cồn polyvinyl alcohol (PVA), nhựa, dẫn xuất cenlulô tan trong kiềm, và chất hồ gelatin Hợp chất hồ khô đi trên bề mặt sợi và trở thành một phần của tấm vải cho đến khi bị tách ra trong các bước công nghệ sau này Những hoá chất khác, như là dầu bôi trơn, các tác nhân, chất làm đầy thường được thêm vào để tăng thêm các tính năng của vải

Dệt kim: Trong quá trình dệt kim, vải được hình thành thông qua hàng loạt các mắt sợi

cài vào nhau Các hàng vòng sợi được tạo thành sao cho hàng này được móc vàomột hàng trước nó và thường được thực hiện máy móc phức tạp có tốc độ cao

Cấy lông nhung: Cấy lông nhung là quá trình của móc thêm các sợi vào vải để tạo ra

loại vải có tuyết lông Vải nền có thể dùng từ chất liệu vải mỏng cho tới loại vật liệu dạng bao tải dày và có thể là vải dệt thoi, dệt kim, hoặc mạng Ở những máy cấy lông nhung hiện đại, một bộ kim rỗng sẽ mang theo sợi từ một loạt các ống sợi treo trên giá ống sợi và gài sợi vào tấm vải nền Các kiểu mẫu được hình thành do thay đổi độ cao của mắt sợi cấy xuống Mặc dù hầu hết các máy cấy lông được sử dụng để dệt thảm, nhưng chúng cũng

Trang 19

còn được sử dụng cho loại vải may quần áo, vải trang trí, và chăn Hầu như trên 90% sản lượng dệt thảm khổ rộng được thực hiện thông qua cấy lông nhung.

Vải không dệt: Vải không dệt là loại vải tương đối mới so với các loại vải được sản xuất

hiện nay Nhìn chung, vải không dệt có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng, có thể được sản xuất nhanh với chi phí thấp và đem lại sự hài lòng cho khách hàng Để sản xuất vải không dệt, trước tiên cần tạo ra một hỗn hợp các loại xơ khác nhau Một trong số các loại xơ, được phân bố đều trong hỗn hợp này là một loại xơ đặc biệt, mà ở bất kỳ chế độ sản xuất phù hợp não cũng đều có thể trở thànhsợi dính liên kết, cho phép nó đóng vai trò như chất kết dính hay chất liên kết Sau đó, hỗn hợp xơ được chuyển thành dạng lớp hoặc mạng dày mà chiều rộng của nó tương ứng với khổ vải mong muốn của tấm vải sẽ được tạo ra sau này Ở khâu cuối cùng, lớp xơ này được ép nóng để cho loại xơ đặc biệt chảy ra một phần và tạo thành liên kết vững chắc với các loại xơ khác trong lớp xơ Khi bỏ áp lực đi, vải không dệt được tạo thành, trong đó các loại xơ kết lại với nhau một cách đơn gian là bằng các xơ liên kết

3 Quá trình xử lý vải (quá trình xử lý ướt)

Vải được sản xuất bằng cách dệt thoi hay dệt kim hiện ở điều kiện thô và thường được

gọi là vải mộc Chạm vào vải này ta cảm giác được bề mặt thô ráp của vải và vải này có chứa các tạp bẩn dobản chất của xơ hoặc do các chất được đưa thêm vào để trở giúp cho quá trình sản xuất vải Quá trình xử lý vải (quá trình xử lý ướt) được thực hiện nhằm cải tiến hình thức và tăng độ tiện dụng của vải bằng nhiều cách Các cách xử lý chính được thực hiện trong quá trình này bao gồm tiền xử lý, nhuộm, in và hoàn tất

Hiển nhiên từ mô tả về quá trình sản xuất trong ngành dệt, hai giai đoạn sản xuất đầu tiên, sản xuất sợi và sản xuất vải, có liệu quan chủ yếu tới các công đoạn xử lý khô tiêu thụ

Trang 20

rất ít nước và hóa chất Giai đoạn thứ ba của quá trình sản xuất là xử lý ướt bao gồm nhiều công đoạn ướt Lượng chất thải sinh ra trong giai đoạn này là tương đối cao

a)Tiền xử lý

Quá trình tiền xử lý được tiến hành để chuẩn bị vật liệu vải cho các công đoạn xử

lý tiếp sau bao gồm nhuộm, in hoa và hoàn tất Các thao tác chính bao gồm:

Rũ hồ : Trong bước trình này, thành phần hồ được loại bỏ khỏi vải mộc bằng

cách hoà tan Sau đó, việc rũ hồ bằng axit hoặc enzim sẽ loại bỏ hồ ra khỏi vải nhằm trợ giúp cho sự ngấm thấm của hoá chất vào vải ở các bước tiếp sau

Nấu kiềm : Nấu kiềm được thực hiện để loại bỏ các tạp chất như chất sáp, các

axít béo, dầu, v.v , có trong vải Khâu xử lý này được thực hiện trong môi trường kiềm (với natri hyđoxit) dưới áp suất và nhiệt độ cao (trên 100OC)

Tẩy trắng :Khâu tẩy trắng được sử dụng khi để làm trắng vải và sợi Các hoá chất

khác nhau như hypochlorite, hydrogen peroxit, v.v được sử dụng làm tác nhân tẩy trắng Các điều kiện trong suốt quá trình tẩy trắng thay đổi tuỳ theo loại tác nhân được sử dụng Ngay khi khâu tẩy hoàn tất, cần phải tách bỏ hoàn toàn các hóa chất tẩy hoặc bằng cách giặt triệt để hoặc sử dụng các enzim

Làm bóng :Ngâm kiềm làm tăng độ bền kéo, độ bóng và khả năng ngấm màu của

vải hoặc sợi cotton Trong quá trình này, sợi hoặc vải cotton được xử lý bằng dung

dịch kiềm lạnh Kiềm làm cho sợi vải nở ra, làm tăng độ ngấm thấm thuốc nhuộm ở

công đoạn sau Kiềm dư thông thường được thu gom để tái sử dụng hoặc

Ngày đăng: 15/05/2015, 23:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w