thu hút và sử dụng nguồn vốn nhà nước

2 171 1
thu hút và sử dụng nguồn vốn nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án: Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung. Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 62620115 Nghiên cứu sinh: Hà Thị Thu Mã NCS: NCS30.26NN Người hướng dẫn: 1. GS.TS Hoàng Ngọc Việt 2. PGS.TS Vũ Thị Minh Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1993, nhưng thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này vẫn luôn là vấn đề có tính thời sự. Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo liên quan đến thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn, nghiên cứu đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận có liên quan, cụ thể : (1) Đánh giá tác động của ODA đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn : (i) góp phần đổi mới tư duy và phương thức sản xuất, chế biến nông sản theo hướng thị trường ; (ii) góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ; (iii) thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp và (iv) góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Vì vậy, nguồn vốn này tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ mới. (2) Quy trình thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT : (i) quy trình thu hút gồm 3 bước : xây dựng danh mục và vận động chương trình, dự án ODA ; chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt văn kiện dự án ; ký kết điều ước quốc tế về ODA và (ii) quy trình sử dụng ODA gồm 5 giai đoạn: thành lập Ban quản lý dự án ODA; bố trí vốn đối ứng; bồi thường hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng; quản lý thực hiện dự án và bước cuối cùng là bàn giao, kiểm toán và quyết toán dự án. Việc tổng hợp thành quy trình thu và sử dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT giúp các nhà quản lý phân biệt rõ trách nhiệm và vai trò của các cấp, để đẩy nhanh tiến độ và chất lượng ODA. (3) Xác định tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm các tiêu chí định lượng và định tính : tổng số vốn ODA cam kết, ODA ký kết, tỷ suất ODA ký kết/ODA cam kết đầu tư vào ngành nông nghiệp và PTNT và một số tiêu chí đánh giá “Hiệu quả”, “Hiệu suất”, “Tác động”, “Phù hợp” và “Bền vững” của ODA. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá, nghiên cứu đã phân tích những thành tựu đạt được và các tồn tại đối với thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT trên cả nước và nghiên cứu sâu hơn tại vùng Duyên hải Miền Trung trong giai đoạn 1993-2012. (4) Các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm: tình hình kinh tế chính trị của Quốc gia tài trợ, chính sách và quy chế của Nhà tài trợ, môi trường cạnh tranh của Nhà tài trợ và các Quốc gia nhận tài trợ, môi trường, thủ tục, năng lực tài chính, cán bộ của nước nhận tài trợ. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng để Nhà nước và Cộng đồng các Nhà tài trợ có định hướng dài hạn trong hợp tác và sử dụng ODA Luận án đã phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại vùng Duyên hải Miền Trung, đã rút ra những kết quả và những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này, cụ thể là: (1) Chưa có một định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, dẫn đến (i) vốn ODA vào 5 lĩnh vực (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn) qua các năm thiếu ổn định, không theo một định hướng xác định mà biến đổi rất thất thường; và (ii) chưa chú trọng đầy đủ đến yếu tố vùng trong đầu tư ODA. Để khắc phục, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các tỉnh trong Vùng sớm đề xuất Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể về thu hút và sử dụng ODA cho giai đoạn 2013-2020. (2) Thực trạng thành lập Ban quản lý dự án ODA không chuyên và sử dụng các cán bộ kiêm nhiệm, do vậy dẫn đến hậu quả là Chậm tiến độ dự án và lãnh phí chi phí quản lý. Nghiên cứu đề xuất thành lập Ban quản lý dự án chuyên nghiệp và tăng cường đào tạo cán bộ có chuyên môn quản lý dự án. (3) Bố trí vốn đối ứng không kịp thời làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải ngân và thực hiện dự án, giảm uy tín trong thu hút ODA đối với các nhà tài trợ. Để khắc phục, Nhà nước cần thành lập quỹ vốn đối ứng để bố trí đầy đủ và kịp thời vốn cho các dự án ODA. (4) Khung thể chế về quản lý và sử dụng ODA của Chính phủ Việt Nam chưa hài hòa với các quy định quản lý nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ, dẫn đến giảm cam kết tài trợ của các Nhà tài trợ và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Vì vậy, cần phải hoàn thiện khung văn bản pháp lý liên quan đến ODA và tổ chức các hội nghị thường niên với các Nhà tài trợ. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu Luận án cho rằng, để thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn có hiệu quả trong thời kỳ tới, đòi hỏi Nhà nước, cộng đồng các Nhà tài trợ và đối tượng thụ hưởng ODA cần phải có những thay đổi, cụ thể: (1) Nhà nước và địa phương cần sớm phê duyệt đề án thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và PNNT đến năm 2020; (2) Cần áp dụng mô hình Ban quản lý ODA chuyên nghiệp; (3) Thành lập Quỹ vốn đối ứng trực thuộc Bộ Tài chính để chủ động bố trí và cung cấp đủ vốn và kịp thời cho các dự án ODA; (4) Hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến ODA, tiến tới hài hòa hóa thủ tục đối với các Nhà tài trợ và (5) Nhận thúc đúng bản chất của ODA là nguồn vốn “cho vay” không phải “cho không” và đề ra các biện pháp phòng chống tham nhũng có hiệu quả./. Người hướng dẫn GS.TS. Hoàng Ngọc Việt PGS.TS. Vũ Thị Minh Nghiên cứu sinh Hà Thị Thu

Ngày đăng: 15/05/2015, 22:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan