Cũng chưa có một sự nghiên cứu cụ thể về nội dung quyền con người về môi trường cũng như sự đánh giá các quy định của pháp luật với tình hình thực hiện các quyền về môi trường ở Việt Nam
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
Học viên: Dương Thị Thanh Hà Lớp: Cao học nhân quyền khóa 18
ĐỀ TÀI Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở Việt Nam
Đề cương Luận văn thạc sĩ
Ngành: Luật học Chuyên ngành: Quyền con người
Đề xuất người hướng dẫn: TS Vũ Quang
Hà Nội - 2013
1 Đặt vấn đề
Trang 21.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, môi trường đang là vấn đề hết sức được quan tâm trên thế giới Những vấn đề như sự nóng lên của trái đất, băng tan, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường tuy là những vấn đề mang tầm vĩ mô nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự sống của con người
Đối với Việt Nam, bảo vệ môi trường và quyền được sống trong môi trường trong lành cũng đang là thách thức không hề nhỏ đối với nhà nước Kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hút đầu tư một mặt tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động, tuy nhiên kéo theo đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường
Hiện nay, vấn đề quyền con người đối với môi trường tuy là vấn đề rất cấp thiết nhưng vẫn chưa thực sự có được sự bảm đảm về thực hiện các quyền này trên thực tế Cũng chưa có một sự nghiên cứu cụ thể về nội dung quyền con người về môi trường cũng như sự đánh giá các quy định của pháp luật với tình hình thực hiện các quyền về môi trường ở Việt Nam hiện nay
Chính vì vậy hầu như các cá nhân tổ chức đều chưa nhận thức được các quyền của mình đối với môi trường, quyền được sống trong môi trường trong sạch, quyền được yêu cầu đảm bảo về môi trường sống Không những vậy, việc chưa hiểu rõ về quyền con người đối với môi trường cũng dẫn đến việc cá nhân,
tổ chức cũng chưa có ý thức tự bảo vệ môi trường, tự đảm bảo các quyền của mình đối với môi trường Chính vì vậy, luận văn sẽ phân tích các quyền của con người đối với môi trường được quy định trong các điều ước quốc tế, là những nội dung về quyền môi trường đang được công nhận rộng rãi Bên cạnh đó, nêu
và phân tích việc bảo đảm quyền về môi trường ở Việt Nam hiện nay Những nội dung này sẽ là cơ sở để các cá nhân, tổ chức đang sinh sống là làm việc ở Việt Nam hiểu rõ vấn đề này và tự bản thân thực hiện các hành động để đạt được quyền về môi trường và bảo vệ môi trường; luận văn cũng đưa đến thực trạng về môi trường, thực trạng pháp luật và đưa ra các kiến nghị đề xuất để có thể nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền này trong thực tiễn
Trang 3Thực trạng trên cho thấy sự cần thiết phải có một nghiên cứu để đưa ra những thông tin cơ bản về quyền con người đối với môi trường làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu vấn đề này một cách sâu sắc hơn cũng như phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện các dự thảo văn bản pháp luật liên quan đến môi trường và bảo đảm quyền con người đối với môi trường nhằm bảo đảm rằng các văn bản đó sau khi được ban hành sẽ đi vào cuộc sống
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đề tài “Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở Việt Nam” sẽ đưa đến cái nhìn tổng quát về quyền con người đối với môi trường và thực trạng môi trường, thực trạng pháp luật về quy định quyền, quy định cơ chế bảo vệ quyền Từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá những hạn chế bất cập trong việc ghi nhận và bảo đảm thực thi các nội dung của quyền con người về môi trường ở Việt Nam đồng thời có những đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền này ở Việt Nam Luận văn tham vọng giải quyết được những vấn đề lý luận về nội dung quyền con người đối với môi trường, đưa ra các số liệu thực tiễn về tình hình môi trường để thấy được mức độ quyền con người về môi trường ở Việt Nam hiện nay như thế nào; phân tích nội dung các quy định hiện hành của pháp luật Từ các vấn đề lý luận và thực tiễn
đó, luận văn mong muốn đem đến những hiểu biết về quyền của con người về môi trường cho các đối tượng muốn tìm hiểu nội dung này, đồng thời mong muốn đóng góp các ý kiến đề xuất hữu hiệu, phù hợp thực tiễn để dần nâng cao quyền của con người đối với môi trường hiện nay
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu cụ thể nêu trên, luận văn đi sâu giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận của quyền con người đặc biệt là quyền con người đối với môi trường Phân tích làm rõ các nội dung về quyền con người đối với môi trường được quy định như thế nào trong các văn kiện, điều
Trang 4ước quốc tế và một số ghi nhận về quyền con người đối với môi trường tiêu biểu của một số nước trên thế giới
- Luận văn tập trung phân tích thực trạng môi trường qua các số liệu nhằm đánh giá tình hình, mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay Các số liệu tập trung chủ yếu vào môi trường không khí, đất, nước gắn trực tiếp với sức khỏe và đời sống con người Thông qua những đánh giá tác động, mức độ ô nhiễm môi trường cho thấy mức độ bị ảnh hưởng quyền của con người đối với quyền được sống trong môi trường lành mạnh ở Việt Nam hiện nay
- Người viết cũng đi sâu tìm hiểu các nội dung của Hiến pháp, Luật Bảo
vệ môi trường, Luật đất đai, Luật tài nguyên nước, các văn bản pháp luật có liên quan và phân tích các nội dung có quy định liên quan đến quyền con người đối với môi trường và các cơ chế để bảo đảm quyền đó trong thực tiễn thi hành hiện nay
- Từ việc tìm hiểu và phân tích lý luận và thực tiễn về quyền con người đối với môi trường và tình hình bảo đảm thực hiện quyền ở Việt Nam, người viết cũng mạnh dạn đưa ra các đánh giá tổng quan và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa việc bảo đảm quyền và thực thi quyền con người về môi trường trong pháp luật và thực tiễn ở nước ta hiện nay
1.3 Tính mới và những đóng góp của đề tài
Những điểm mới của luận văn có thể được khái quát như sau:
- Thứ nhất, các quyền cụ thể của con người vẫn đang là những lĩnh vực khá mới mẻ Trong luận văn này, vấn đề quyền con người về môi trường sẽ được tìm hiểu, nghiên cứu theo hướng toàn diện cả về lý luận và đánh giá dựa trên các số liệu thực tiễn
- Thứ hai, cung cấp một cách chân thực và đánh giá khách quan đối với tình hình môi trường sống ở Việt Nam hiện nay Những số liệu về tình hình môi trường không khí, nước, đất đai đều là những số liệu mang tính cập nhật, chính xác và khoa học
Trang 5- Thứ ba, đánh giá toàn diện pháp luật Việt Nam về vấn đề quyền con người đối về môi trường hiện hành, những tồn tại bất cập trong quá trình thực thi bảo đảm quyền để thấy được sự cần thiết phải nâng cao việc bảo đảm thực hiện quyền này đối với nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội
Những đóng góp của đề tài:
- Về lý luận:
+ Những thống kê phân tích của đề tài về nội dung quyền con người về môi trường là nền tảng cơ bản, cung cấp thông tin cho đối tượng quan tâm và tiếp tục nghiên cứu vấn đề này trong thời gian tới
+ Luận văn cũng cung cấp các số liệu thu thập được từ các cơ quan làm việc trong lĩnh vực môi trường chuyên ngành, đó là sự bổ sung thêm các thông tin chính thống về tình hình môi trường ở Việt Nam hiện nay
- Về thực tiễn:
+ Từ những nghiên cứu đánh giá về lý luận và thực tiễn, người viết đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện quyền Những đề xuất của đề tài có thể được xem xét để áp dụng, thông tin mà đề tài cung cấp cũng sẽ
là cơ sở khoa học để các nhà lập pháp có hướng quan tâm, xem xét, nghiên cứu
để có những sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành nhằm mục đích tiến tới hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về đảm bảo quyền con người đối với môi trường, dần tiến tới đạt chuẩn mực chung của thế giới
+ Nội dung của đề tài cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện các khóa luận, các bài tham luận, nghiên cứu khoa học mang tính chuyên sâu hơn về một nội dung quyền con người về môi trường Đề tài cũng có thể được sử dụng tham khảo trong quá trình học và giảng dạy đối với các vấn đề có liên quan
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Trang 6- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật Việt
Nam, các báo cáo đánh giá tác động môi trường, tập trung vào ba lĩnh vực chính: môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước
- Các công trình nghiên cứu, các bài viết, tham luận, tài liệu khoa học pháp lý liên quan đến quyền con người về môi trường và tình hình bảo đảm thực hiện ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quyền con người đối với môi trường được quy định trong các điều ước quốc tế và trong quy định của pháp luật Việt Nam Các số liệu thống kê, đánh giá về thực trạng môi trường được viện dẫn từ các báo cáo tổng kết của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các báo cáo chuyên đề khác
Tổng quan tài liệu
Môi trường là vấn đề không mới và đã được rất nhiều nhà khoa học và nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, các bài viết chủ yếu tập trung nghiên cứu môi trường trong môi quan hệ với pháp luật và kinh tế Có thể thấy rằng, đánh giá môi trường trong mối liên hệ với quyền con người vẫn là vấn đề mới ở Việt Nam, vì vậy chỉ có một số bài viết, tham luận, tài liệu tập huấn tại một số hội thảo khoa học, tài liệu chung về vấn đề này, trong đó những công trình tiêu biểu có thể kể như sau:
- Tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trường - Tài liệu tập huấn của IUCN Việt Nam – TS Nguyễn Đức Thùy chủ biên
- Môi trường với quyền con người và quyền con người trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp số 172 ngày 10 tháng 6 năm 2010
- Phát triển con người ở Việt Nam hiện nay - nhìn từ góc độ quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường, Trần Quang Tuynh, Tạp chí Triết học, Viện triết học, số 9 (256)/2012, tr.45-50
Trang 7- Đánh giá ngăn ngừa rủi to và an toàn hóa chất đối với sức khỏe và môi trường, TS Phạm Khôi Nguyên, TS Lê Bích Thắng, Tạp chí bảo vệ môi trường
số 11/2002, tr.1-5
- Về quyền được sống trong môi trường trong lành ở Việt Nam hiện nay, Th.S Bùi Đức Hiển, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 11/2011, tr.22-28
- Mấy góp ý về quyền được sống trong môi trường trong lành trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Th.S Bùi Đức Hiển, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 6/2013, tr.12-18
Những công trình nêu trên đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin về quyền con người trong mối liên hệ với môi trường, tuy nhiên, chưa có công trình nào phân tích một cách toàn diện liên quan đến quyền con người của môi trường theo pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và việc bảo đảm thực hiện các nội dung quyền đó ở Việt Nam như thế nào Vì vậy, việc tập trung nghiên cứu về quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở Việt Nam cũng là một đề tài mang tính mới về nội dung, cách tiếp cận vấn đề và cũng có ý nghĩa nhất định đối cả về lý luận và thực tiễn
2 Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là phân tích những nội dung thực tiễn quyền con người về môi trường được quy định trong các điều ước quốc tế, là những quyền con người về môi trường đang được khoa học pháp lý quốc tế công nhận; phân tích thực trạng môi trường sống tập trung vào đánh giá tình hình môi trường không khí, nước và đất ở Việt Nam, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật ghi nhận quyền con người về môi trường cũng như việc bảo đảm thực hiện ở Việt Nam Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những kiến nghị đề xuất trong việc ban hành chính sách, văn bản pháp luật ở nước ta trong thời gian tới
và các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm thực hiện quyền con người về môi trường ở nước ta hiện nay
Trang 82.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam về pháp luật và xây dựng pháp luật
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, cụ thể bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, suy luận logic, phương pháp hệ thống
2.3 Địa điểm nghiên cứu
Luận văn sẽ được nghiên cứu tại Hà Nội
3 Dự kiến kết quả
Dự kiến Luận văn có độ dài từ 70 đến 120 trang bao gồm phần mở đầu,
ba chương và phần kết luận Kết cấu dự kiến như sau:
I Một số vấn đề lý luận
1 Sơ lược các khái niệm
2 Nội dung quyền con người về môi trường
3 Quyền con người về môi trường trong các Điều ước quốc tế và trên thế giới
II Thực trạng quyền con người về Môi trường ở Việt Nam
1 Thực trạng môi trường Việt Nam
2 Thực trạng pháp luật Việt Nam quy định nội dung về quyền môi trường
III Đánh giá và kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền môi trường ở Việt Nam
1 Đánh giá
2 Các kiến nghị đề xuất
4 Tiến độ
Trang 9STT Hoạt động/nội dung Thời gian
1 Thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài
nghiên cứu
1 tháng
2 Xây dựng và hoàn thiện và bảo vệ đề cương 1 tháng
3 Triển khai viết luận văn: viết luận văn và trình các
bản dự thảo cho giáo viên hướng dẫn
6 tháng
4 Báo cáo tiến độ thực hiện Luận văn Định kì 3 tháng/01 lần
5 Hoàn thiện dự thảo theo yêu cầu của giáo viên
hướng dẫn
3 tháng
5 Tài liệu tham khảo
1) Hiến pháp Việt Nam 1992 – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
2) Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948
3) Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 4) Tuyên bố Viên và chương trình hành động năm 1993
5) Tuyên bố thiên niên kỷ của Liên hợp quốc năm 2000
6) Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu
7) Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
8) Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
9) Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003
10) Luật Tài nguyên Nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 11) Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 12) Báo cáo môi trường quốc gia năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012
Trang 1013) Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật môi trường,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
14) Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, GS.TS Nguyễn Đăng Dung – TS Vũ Công Giao – Th.S
Lã Khánh Tùng đồng chủ biên, Hà Nội – 2009
15) Tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trường - Tài liệu tập huấn của IUCN Việt Nam – TS Nguyễn Đức Thùy chủ biên
16) Môi trường với quyền con người và quyền con người trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp số 172 ngày 10 tháng 6 năm 2010
17) Phát triển con người ở Việt Nam hiện nay - nhìn từ góc độ quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường, Trần Quang Tuynh, Tạp chí Triết học, Viện triết học, số 9 (256)/2012, tr.45-50
18) Đánh giá ngăn ngừa rủi to và an toàn hóa chất đối với sức khỏe và môi trường, TS Phạm Khôi Nguyên, TS Lê Bích Thắng, Tạp chí bảo vệ môi trường số 11/2002, tr.1-5
19) Về quyền được sống trong môi trường trong lành ở Việt Nam hiện nay, Th.S Bùi Đức Hiển, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 11/2011, tr.22-28
20) Mấy góp ý về quyền được sống trong môi trường trong lành trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Th.S Bùi Đức Hiển, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 6/2013, tr.12-18