Nhưng chuối có rất nhiều loại sâu hại như:sâu cuốn lá chuối, bọ nẹt, sâu đục thân chuối…làm ảnh hưởng đến năng suất và quá trình phát trển của cây chuối.. Sâu non mới nở cắn phiến là, nh
Trang 1CÔN TRÙNG ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: Tìm hiểu về sâu cuốn lá chuối (Erionota thrax)
Giáo viên hướng dẫn: Hồ Thị Thu Giang
Nhóm :09
Sinh viên thực hiện:
-Nguyễn Văn Định 562489 -Đào Hoàng Thân 562543 -Lưu Khánh Toàn 562608
- Nguyễn Thị Phương 572464
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuối là cây ăn quả có triển vọng của nước ta Hiện nay cây chuối được trồng ở rất nhiều khu vực khác nhau trên đất nước ta Chuối là nguồn nguyên liệu lớn trong công nghiệp sản xuất xì dầu,bánh kẹo, xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân Nhưng chuối có rất nhiều loại sâu hại như:sâu cuốn lá chuối, bọ nẹt, sâu đục thân chuối…làm ảnh hưởng đến năng suất và quá trình phát trển của cây chuối
Đặc biệt là loại côn trùng gây hại sâu cuốn lá chuối (Erionota thrax ) đang là
vấn đề cần thiết cần giải quyết trong quá trình sản xuất
Ấu trùng (sâu) cuốn lá
B NỘI DUNG
Trang 2Tên khoa học của loài: Erionota thrax Linnaeus.
Họ bướm nhảy : Hesperiidae
Bộ cánh vảy: Lepidoptera
I.Sự gây hại:
Ấu trùng gây hại bằng cách cắt một đường ngang ở rìa lá, dùng tơ cuốn phần lá cắt thành một ống để trú ngụ và ăn phá trong ống, khi ống lá khô, chúng cắt tiếp rìa lá và quấn thành ống để ăn tiếp
Sâu non mới nở cắn phiến là, nhả tơ cuốn lá thành ống rồi ẩn trong
đó Cuốn lá lớn dần với tuổi sâu Vì lá chuối to nên suốt giai đoạn sinh trưởng một sâu chỉ tập trung gây hại trên một lá Trên một lá có nhiều sâu gây hại Tập trung chủ yếu vào mùa mưa
Sâu cuốn lá chuối ảnh hưởng đến quá trình quang dưỡng và hô hấp của cây
Biểu hiện cây bị sâu cuốn lá
Trang 3II.Phân bố và phạm vi kí chủ :
1 Sự phân bố của loài:
Ở trên thế giới sâu cuốn lá chuối được tìm thấy ở Ấn Độ, qua tây nam châu Á đến Papua New Guinea (một quốc gia ở châu Đại Dương, gồm phía Đông của đảo New Guinea và nhiều đảo xa bờ biển phía Tây của New Guinea là hai tỉnh Papua và New Irian Jaya của Indonesia) Ở phía bắc loài này được tìm thấy lên tận miền nam Trung Quốc Hiện nay , ở Việt Nam loài này đã xuất hiện ,phát triển và lan rộng ra ở hầu hết các khu vực sản xuất chuối trên cả nước
2 Phạm vi kí chủ
Sâu cuốn lá chuối phá hại lá chuối trên diện rộng.Qua quan sát thực
tế vườn cây chúng tôi thấy loại sâu này gây hại trên giống chuối Xiêm
(chuối Tây), chuối Già (chuối Tiêu) nhiều hơn các giống chuối khác Trong năm sâu thường gây hại nhiều ở giai đoạn cuối mùa khô đầu mùa mưa Những vườn chuối trồng dầy, rậm rạp cũng thường bị sâu gây hại nhiều hơn các vườn khác
III.Đặc điểm hình thái và sinh học:
1.Con trưởng thành:
Con trưởng thành là loài bướm có chiều dài thân từ 30-35 mm, sải cánh rộng từ 70-80 mm Toàn thân màu nâu sẫm; đầu và ngực phủ một lớp vảy màu nâu xám Mắt kép lớn, hình bán cầu Râu đầu dạng móc câu Cánh trước màu nâu đậm Gốc cánh trước, gần cạnh ngoài có một túm lông màu vàng tro Giữa cánh có hai đốm vàng lớn, gần mép ngoài có một đốm vàng nhỏ, những đốm này có dạng hình chữ nhật Thời gian sống của bướm khoảng 2 tuần, trong thời gian này một bướm cái đẻ khoảng 200 trứng
Trang 42 Giai đoạn trứng
Trứng màu trắng, hình bán cầu, đường kính từ 1,5-2 mm, đỉnh hơi thon và lõm xuống, có những đường vân xiên nổi lên theo chiều dọc của trứng như các cạnh Trứng được đẻ rải rác hay thành từng hàng từ 2-8 cái ở bìa lá Khi sắp nở trứng có màu đen Thời gian ủ trứng từ 5-7 ngày
3 Giai đoạn sâu non
Khi mới nở sâu màu trắng sữa, vừa nở ra sâu ăn hết vỏ trứng Đốt ngực thứ nhất và thứ hai nhỏ, thắt lại như cổ chai; đốt thứ ba đến đốt thứ năm to dần, đốt thứ sáu phát triển bình thường Sâu có 3 đôi chân ngực không phát triển nhưng 4 đôi chân bụng rất phát triển Sâu có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 14-20 ngày
Trang 5
4 Giai đoạn nhộng Nhộng màu xám xanh và có phủ một lớp phấn trắng bên
ngoài, dài từ 35-40 mm, gai đuôi dạng hình móc câu cứng Thời gian nhộng
từ 7-10 ngày
IV Quy luật phát sinh,phát triển
Trứng được đẻ rải rác ở gần mép của mặt dưới những lá non sắp chuyển sang giai đoạn bánh tẻ
Khi mới nở sâu non cạp ăn biểu bì của lá, sau đó cắn đứt phiến lá thành một đường dọc theo chiều dài lá (từ phía chóp lá xuống) gần với gân chính sau đó sâu nhả tơ cuốn phần phiến lá bị cắn lại thành một cái tổ hình ống rồi nằm bên trong ăn phá phần lá bị cuốn, khi tổ sâu đã bị sâu ăn gần hết hoặc tổ sâu bị khô, sâu chui ra ngoài tiếp tục tạo tổ mới lớn hơn Trong qúa
Trang 6trình sống sâu thải phân ra ngay bên trong tổ thành những cục lớn cỡ hạt mè hoặc hạt đậu xanh
Nếu bị sâu hại nặng cả phiến lá có thể bị cuốn hoàn toàn, tạo ra rất nhiều tổ sâu treo tòn teng trên gân chính Cây chối trở lên xơ xác, không còn
lá để quang hợp, làm cho cây bị mất sức, buồng nhỏ, trái có thể bị lép Nếu cây bị sâu tấn công sớm, gây hại nặng có thể không cho trái
V Biện pháp phòng chống.
1.Trong qúa trình chăm sóc nếu thấy tổ sâu nào thì thu gom tiêu diệt ngay con sâu trong tổ đó Biện pháp này tuy hơi mất thời gian công sức một chút, nhưng lại mang lại hiệu qủa rất cao
2.Có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để trị khi sâu chưa cuốn lá lại
3.Ở những vườn thường bị sâu gây hại nặng, nếu thấy những đợt lá bị cuốn thì có thể sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu thông thường như: Fastac 5EC; Padan 95SP; Sherpa 10EC; Basudin 40EC xịt ướt đều những
lá đang ở giai đoạn bánh tẻ, để diệt những con sâu non vừa nở chưa kịp làm
tổ chui vào bên trong
4.Nếu có thể được nên dùng vợt bắt những con bướm đang đậu “ngủ”
ở tán lá (vào ban ngày)
5.Không nên trồng chuối quá dầy, thường xuyên tỉa bỏ lá già và những cây đã ăn buồng để vườn luôn thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của con trưởng thành
6.Dùng thiên địch (ong kí sinh trứng sâu)
C.KẾT LUẬN
Sâu cuốn lá chuối là một loài sâu hại phổ biến trên cây chuối ở nước
ta Loài sâu hại nàythuộc họ bướm nhảy (Hesperiidae), bộ cánh vảy
Trang 7(Lepidoptera).Cho tới nay, trong các tài liệu chính thống về bảo vệ thực vật
ở nước ta, sâu cuốn lá chuối đã được ghi với các tên khoa học sau:- Erionota
thorax Linnaeus được sử dụng trong các tài liệu “Kết quả điều tra côn trùng
năm 1967-1968” (Viện Bảo vệ thực vật, 1976), “Kết quả điều tra côn trùng
và bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam năm 1997-1998” (Viện Bảo vệ thực vật, 1999), “Từ điển bách khoa bảo vệ thực vật” (1996), “Giáo trình côn trùng nông nghiệp” (Hồ Khắc Tín chủ biên, 1982), “Giáo trình côn trùng chuyên khoa” (Bộ môn Côn trùng chủ biên, 2004), “Giáo trình côn trùng nông
nghiệp” (Nguyễn Đức Khiêm chủ biên, 2006), “Giáo trình côn trùng học đại cương” (Nguyễn Viết Tùng, 2006), “Sâu hại cây trồng, nông sản sau thu hoạch và biện pháp phòng trị” (Nguyễn Thị Chắt, 2005)
Trang 8* Tài liệu tham khảo:
- Sách giáo trình côn trùng nông nghiệp
https://www.google.com.vn/search?
q=erionota+thrax&newwindow=1&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=cpRHUu OtLoGhqgGm7YHgDQ&ved=0CCwQsAQ&biw=1280&bih=629&dpr=1