LỄ HỘI ĐÂM TRÂU CỦA NGƯỜI BANA Ở PHÚ YÊN

5 2.1K 21
LỄ HỘI ĐÂM TRÂU CỦA NGƯỜI BANA Ở PHÚ YÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng, là một trong những di sản văn hóa tinh thần quí báu của ông cha ta để lại.

Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 134 LỄ HỘI ĐÂM TRÂU CỦA NGƯỜI BANA PHÚ YÊN THE BUFFALO THRUSTING FESTIVAL OF BANA ETHNIC MINORITY IN PHU YEN PROVINCE SVTH: PHẠM THỊ THU HÂN Lớp 06 cvhh, Khoa ngữ văn, Trường Đại học sư phạm GVHD: TS. NGUYỄN XUÂN HƢƠNG Khoa ngữ văn, Trường Đại học sư phạm TÓM TẮT Đề tài này cho chúng ta một cái nhìn toàn diện, sâu sắc và hệ thống về lễ hội đặc biệt là lễ hội đâm trâu của người Bana Phú Yên. Trên cơ sở đó, khẳng định giá trị và vai trò to lớn của lễ hội đâm trâu đối với đời sống tinh thần của đồng bào nơi đây. Góp phần bảo lưu nét văn hóa đặc sắc của một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Bana Phú Yên nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số vùng Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung. ABSTRACT This subject provides us with a general, thorough and systematic overview about festival especially the buffalo thurusting festival of Bana ethnic minority in Phu Yen. It’s also the basis to insist that this typical festival plays an important role in spiritual life of residents in the region. In addition it contributes to preserving the unique cultural characteristics of one of the most important festivals of Bana in Phu Yen in detail and of the ethnic minorities in Truong Son – Tay Nguyen in general. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng, là một trong những di sản văn hóa tinh thần quí báu của ông cha ta để lại. Nó có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của ngƣời dân. Mục đích của đề tài này nhằm giúp mọi ngƣời nắm đƣợc một cách có hệ thống, toàn diện những nghi thức, nghi lễ và nội dung lễ hội đâm trâu của ngƣời Bana Phú Yên. Góp phần vào việc bảo tồn, phục hồi, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trƣớc những biến động to lớn của thời đại, để lễ hội theo đúng nghĩa của nó là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt nam. 2. Lịch sử vấn đề Lễ hội là đề tài đƣợc các nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa đặc biệt quan tâm.Cho đến nay, việc nghiên cứu sƣu tầm lễ hội đã có nhiều bƣớc tiến mới, tiêu biểu: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam, Văn hóa dân gian Việt Nam những suy nghĩ. Tuy nhiên, qua sự tìm hiểu của chúng tôi thì chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về đề tài lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Trƣờng Sơn - Tây Nguyên nói chung cũng nhƣ của ngƣời Bana Phú Yên nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là “Lễ hội đâm trâu của người Bana Phú Yên”. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lịch sử, diễn trình, ý nghĩa và những vấn đề liên quan đến lễ hội này. 4. Nguồn gốc tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Các nguồn tư liệu: Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 135 - Tƣ liệu thành văn: đƣợc lƣu trữ tại thƣ viện Trƣờng Đại học sƣ phạm Đà Nẵng, Trung tâm học liệu Đại học Đà Nẵng…Các bài nghiên cứu của các tác giả đăng trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp chí xƣa và nay, tạp chí văn hóa dân gian… - Nguồn gốc tƣ liệu truyền miệng qua quá trình tiếp xúc thực tế, qua lời kể của dân làng Bana Phú Yên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp luận: dựa trên quan điểm của Đảng về vấn đề văn hóa. - Phƣơng pháp cụ thể: khảo tả, trực tiếp quan sát, miêu tả lễ hội. - Các phƣơng pháp khác: thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh đặc biệt là qua thực tế để có nguồn tƣ liệu chính xác nhất. 5. Đóng góp của đề tài: - Góp phần giới thiệu Lễ hội đâm trâu của ngƣời Bana Phú Yên. Giúp mọi ngƣời hiểu đƣợc phong tục, tập quán, tín ngƣỡng của đồng bào dân tộc thiểu số Trƣờng Sơn - Tây Nguyên nói chung và của dân tộc Bana Phú Yên nói riêng. - Thông qua đó rút ra những nhận định khoa học có tính thuyết phục cao về vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần con ngƣời. Từ đó, có phƣơng hƣớng để giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa lễ hội cổ truyền của dân tộc. 6. Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận phần nội dung gồm có 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Khái quát chung về lễ hộilễ hội đâm trâu - Chƣơng 2: Lễ hội đâm trâu của ngƣời Bana Phú Yên - Chƣơng 3: Một số nhận xét qua nghiên cứu lễ hội đâm trâu của ngƣời Bana Phú Yên. NỘI DUNG Chương1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỄ HỘILỄ HỘI ĐÂM TRÂU 1.1. Lễ hội 1.1.1. Khái niệm về lễ hội: Lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng. Khái niệm lễ hội bao gồm 2 yếu tố: lễ và hội. - Lễ: Theo từ điển Tiếng Việt là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. - Hội: Cuộc vui tổ chức cho đông đảo ngƣời đến dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. 1.1.2. Mối quan hệ giữa lễhội Lễhội là hai yếu tố luôn tồn tại song song, bổ sung cho nhau, hỗ trợ và hoàn thiện lẫn nhau. Bất kì một lễ hội nào cũng có hai phần: lễ và hội. Hai yếu tố lễhội khó tách rời mà quyện lại với nhau. Hội là từ dùng để chỉ thành phần ngoài lễ (hay hội có thể coi là hình thức của lễ).Lễ nằm trong hội và trong hội phải có lễ. 1.1.3. Phân loại lễ hội Lễ hội là một sinh hoạt tinh thần vô cùng phong phú, đa dạng thƣờng xuyên đan xen hòa lẫn vào nhau cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, việc phân loại lễ hội rất cần thiết trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu. Cho đến nay, việc phân loại lễ hội nƣớc ta còn nhiều ý kiến khác nhau tùy thuộc vào từng chuyên ngành khoa học. Do đó, chƣa ai đƣa ra đƣợc tiêu chí chung để phân loại cho các lễ hội. 1.1.4. Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 136 Thời điểm tổ chức lễ hội chủ yếu là phổ biến vào mùa xuân và mùa thu. một số dân tộc thiểu số thƣờng tổ chức vào cuối hè. Điều này phụ thuộc vào điều kiện địa lý, mùa vụ sản xuất, tính chất, nội dung… của lễ hội. Nhƣ vậy, thời điểm tổ chức lễ hội của Việt Nam khá phong phú trải dài suốt cả bốn mùa trong năm. Địa điểm tổ chức đối với ngƣời Kinh là đền, đình, chùa, miếu…,nhà rông, nhà dài…đối với dân tộc thiểu số.Tất cả những nơi đó đƣợc gọi là không gian linh thiêng của lễ hội. 1.2. Lễ hội đâm trâu 1.2.1. Khái quát về lễ hội đâm trâu Lễ hội đâm trâulễ hội đƣợc tổ chức nhằm mục đích tế thần linh hoặc những ngƣời đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiền thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Trƣờng Sơn - Tây Nguyên Việt Nam. Tuy có sự khác nhau về cách thức của lễ hội đâm trâu giữa các dân tộc với nhau. Nhƣng nhìn chung nó phải đáp ứng các vấn đề: - Thời gian: Khi mùa màng đƣợc thu hoạch xong hay lúc gặp thiên tai, dịch họa. - Địa điểm: Lễ hội đƣợc tổ chức trƣớc sân nhà rông của làng. - Đối tƣợng suy tôn: Giàng (trời), thần Rừng, thần Núi. - Lễ vật hiến sinh: Con trâu. - Đặc điểm: Lễ hội đâm trâu do đồng bào dân tộc Tây Nguyên tổ chức làm cho đức tin, niềm yêu thƣơng và sức mạnh của con ngƣời nhân lên gấp bội để chiến thắng tai ƣơng, đẩy lùi nghèo khó. 1.2.2 Diễn trình lễ hội đâm trâu: Về đại thể, lễ hội đâm trâu của các dân tộc đều tuân thủ những nét chung về nghi lễ, tình thế và nội dung lễ hội…tuy có những khác biệt nhƣng đấy chỉ là những chi tiết nhỏ. Trong đó, việc chuẩn bị con trâu là một việc cực kì quan trọng. Ngoài ra, còn phải chuẩn bị đầy đủ các vật cúng khác nhƣ: heo, gà, rƣợu cần, rƣợu nếp…Tất cả những lễ vật này đều do dân làng đóng góp. Những ngày lễ hội diễn ra, tất cả ngƣời dân trong làng tụ hội về đây để vui chơi, ca hát, ăn uống… và chứng kiến nghi thức đâm trâu - nghi thức quan trọng nhất của lễ hội. Tiểu kết: Chƣơng này giúp ta có cái nhìn tổng quát về lễ hội cổ truyền dân tộc và lễ hội đâm trâu của đồng bào Trƣờng Sơn – Tây Nguyên. Từ đó, có cơ sở khoa học phục vụ việc nghiên cứu lễ hội đâm trâu của ngƣời Bana Phú Yên. Chương 2. LỄ HỘI ĐÂM TRÂU CỦA NGƯỜI BANA PHÚ YÊN 2.1. Giới thiệu địa dư Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa, phía Tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Nằm sƣờn Đông dãy Trƣờng Sơn, đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Nơi đây có gần 30 dân tộc anh em sinh sống cùng với nhau. Trong đó, Chăm, Êđê, Bana, Hrê, Hoa, Mnông, Gia rai…là những ngƣời là sống lâu đời trên đất Phú, ngoài ra còn có những dân tộc từ niềm núi phía Bắc di cƣ vào vùng đất này nhƣ Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu,… Chạy từ Đà Nẵng, theo tuyến quốc lộ 1A khoảng 450 km qua cầu Đà Rằng đến chốt giao thông phƣờng Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa. Sau đó theo đƣờng ĐT645 chạy về hƣớng Tây khoảng 35km sẽ đến xã Sơn Giang nơi diễn ra lễ hội đâm trâu của ngƣời Bana. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 137 Xã Sơn Giang gồm 9 thôn, 938 hộ, 4862 nhân khẩu với 7 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Chăm - Hroi, Hoa, Bana. Trong đó Bana chiếm 81 hộ, 409 nhân khẩu sống tập trung tất cả trong thôn Suối Biểu. Đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Bana rất phong phú trong đó, có ba lễ hội quan trọng: Lễ mừng lúa mới, Lễ bỏ mả và Lễ đâm trâu. Tuy không phải năm nào cũng đƣợc tổ chức nhƣng đâm trâulễ hội lớn nhất và quan trọng nhất của đồng bào nơi đây. đây tôi xin giới thiệu về lễ đâm trâu mà tôi đã có dịp tham dự. 2.2. Miêu thuật lễ hội đâm trâu của người Bana Phú Yên 2.2.1. Địa điểm Địa điểm diễn ra lễ hội đâm trâu là trƣớc sân nhà Rông văn hóa của thôn, nằm giữa Suối Biểu trên và Suối Biểu dƣới. Nhà Rông văn hóa của thôn đƣợc khởi công xây dựng từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2007 thì hoàn thành và đƣa vào sử dụng. 2.2.2. Thời gian tổ chức lễ hội Lễ hội đƣợc ấn định diễn ra vào ngày 24 và 25 tháng 12 (Âm lịch) năm 2007. 2.2.3. Đối tượng suy tôn Lễ hội tôi đang nói đến đƣợc tổ chức nhân dịp khánh thành nhà Rông văn hóa của thôn, do đó trƣớc là để cúng tổ tiên, sau là cúng thần Rừng, Thần núi, đặc biệt là cúng Giàng mong Giàng tiếp nhận công trình này và giúp đồng bào bảo vệ giữ gìn nó tránh đƣợc mọi tác động của tự nhiên. 2.2.4. Lễ vật dâng cúng Lễ vật hiến sinh: một con trâu đực. Lễ vật dâng cúng: gà, lợn và rƣợu cần. 2.2.5. Diễn trình lễ hội Trƣớc khi lễ hội diễn ra khoảng một tuần, dân làng trong thôn họp bàn với nhau để phân chia công việc: chuẩn bị rƣợu cần, trâu, bò, gà, chặt cây về dựng cột nêu . Trƣớc khi diễn ra nghi thức đâm trâu, có 3 lễ cúng không thể thiếu: - Lễ cúng trồng cây nêu (xin chỗ trồng cây nêu): lễ vật là một con gà. - Lễ cúng đổ đất (cúng nơi diễn ra lễ hội): lễ vật là một con heo. - Lễ cúng vào trâu (cúng để đưa trâu vào cột): lễ vật là một con gà. Sang ngày thứ 2 (25/12(Âm lịch)) nghi lễ đâm trâu chính thức diễn ra. Sau đó mọi ngƣời tiếp tục ăn uống, vui chơi ca hát cho đến tối thì lễ hội mới kết thúc. Tiểu kết: Chƣơng này trình bày một cách hệ thống về toàn cảnh lễ hội đâm trâu của ngƣời Bana Phú Yên. Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT RÚT RA QUA NGHIÊN CỨU LỀ HỘI ĐÂM TRÂU CỦA NGƯỜI BANA PHÚ YÊN 3.1. Các giá trị của lễ hội 3.1.1. Lễ hội thể hiện phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng Lễ hội đâm trâu Phú Yên chung quy lại cũng nằm trong hệ thống lễ hội cổ truyền của dân tộc do đó nó cũng mang các giá trị và ý nghĩa của lễ hội nói chung. - Phẩm chất tốt đẹp đó chính là vẻ đẹp của sức mạnh cộng đồng. - Truyền thống đoàn kết đƣợc thể hiện mạnh mẽ qua lễ hội. Đây là phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta đã có đƣợc từ ngàn xƣa. - Tƣơng trợ, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. 3.1.2 Lễ hội thể hiện giá trị thẩm mỹ - Không khí chung khi cả làng chuẩn bị lễ hội. - Không gian linh thiêng của lễ hội. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 138 - Con ngƣời tham gia lễ hội. - Những dụng cụ phục vụ lễ hội. 3.1.3. Lễ hội khuyến khích tài năng cộng đồng Lễ hội là dịp để con ngƣời hội tụ chung vui, thể hiện ƣớc muốn niềm tin đồng thời cũng là dịp để thể hiện tài năng của mình về nhiều mặt, nhất là về các hoạt động văn hóa văn nghệ. 3.2. Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu của người Bana Phú Yên 3.2.1. Lễ hội thể hiện chức năng lưu giữ, tái hiện phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng Đây là chức năng đặc thù và cơ bản nhất của lễ hội. Bỡi vì thông qua lễ hội, lịch sử của cộng đồng đƣợc tái hiện, làm sống lại sức mạnh có từ thuở cội nguồn của dân tộc. 3.2.2. Lễ hội mang lại khoảng thời gian nhàn rỗi đáp ứng đời sống tinh thần Sau một năm làm việc vất vả, đây là dịp để con ngƣời lấy lại sự thằng, thanh thản cho cuộc sống. 3.2.3. Chức năng cố kết cộng đồng Đây cũng chính là giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, vốn là một dân tộc cùng chung nguồn gốc cội nguồn, cùng chung bản sắc văn hóa, cùng chung dòng máu lạc hồng. 3.3. Một số đặc điểm của lễ hội đâm trâu của người Bana Phú Yên Nhìn chung, lễ hội Phú Yên quy mô không hoành tráng nhƣ một số lễ hội miền Bắc nhƣng nó mang đậm giá trị di sản văn hóa của mảnh đất này và của cả dân tộc. Lễ hội chỉ diễn ra trong 2 ngày 24 và 25 tháng Chạp. Do đó thời gian của phần hội đƣợc rút ngắn hơn các lễ hội khác. Thầy cúng không nhất thiết phải là già làng. Lễ hội chỉ lo phần cúng tế mà chƣa giới thiệu lịch sử hình thành lễ hội. Ngoài ra lễ hội còn tồn tại việc đình đám chè chén, các quan viên chức sắc trong làng, các cán bộ huyện, xã về dự chƣa thật sự hòa đồng với đồng bào làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội. KẾT LUẬN Lễ hội đâm trâu là kết quả của quá trình đúc kết truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội và những nếp sống tốt đẹp, tình nghĩa làng bản và tính cộng đồng sâu sắc của dân tộc Bana. Nghiên cứu lễ hội này giúp mọi ngƣời hiểu hơn về những lĩnh vực đó, góp phần bảo lƣu những nét tốt đẹp trong bản sắc văn hóa của dân tộc. Đồng thời biết gạt bỏ những cái lỗi thời, cản trở sự tiến bộ, phản khoa học, phản nhân văn, tăng cƣờng hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa ngƣời với ngƣời, củng cố niềm tin và hy vọng để vƣơn tới tƣơng lai. Lễ hội đâm trâu là một trong những tài sản quý báu của nền văn hóa dân tộc, do đó cần đƣợc giữ gìn để truyền lại cho con cháu mai sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Quốc Hải, “ Văn hóa phong tục”, Nxb phụ nữ, 2005. [2] Hoàng Lƣơng, “ Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. [3] Nhiều tác giả, “ Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam”, Nxb văn hóa dân tộc, 2000. [4] Hồ Đức Thọ, “Nghi lễ truyền thống của người Việt”, Nxb văn hóa thông tin, 2005. [5] Trần Mạnh Thƣờng, “ Việt Nam văn hóa và du lịch”, Nxb thông tấn, 2005. [6] Các trang tin điện tử: [7] dulich.tuoitre.com.vn; vi.wikipedia.org; www.mangdulich.com; www.phuyentourism.gov.vn Lời kể của các nhân chứng trong làng:Y - Thừa; Y - Thiện . đó, có cơ sở khoa học phục vụ việc nghiên cứu lễ hội đâm trâu của ngƣời Bana ở Phú Yên. Chương 2. LỄ HỘI ĐÂM TRÂU CỦA NGƯỜI BANA Ở PHÚ YÊN 2.1.. ĐÂM TRÂU CỦA NGƯỜI BANA Ở PHÚ YÊN 3.1. Các giá trị của lễ hội 3.1.1. Lễ hội thể hiện phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng Lễ hội đâm trâu ở Phú Yên chung

Ngày đăng: 06/04/2013, 18:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan