Câu 2. CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC, ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC Trong bất cứ thời kỳ nào của cách mạng Việt Nam cán bộ, công chức luôn là vấn đề trọng yếu, giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng và thành công của sự nghiệp cách mạng. Để công cuộc cải cách hành chính đạt được kết quả tốt, thúc đẩy phát triển kinh tế thì việc quan trọng đầu tiên là xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức có cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp hiện đại, tuyệt đại đa số cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt và đủ năng lực thi hành nhiệm vụ công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân. 1 Quan niệm, đặc điểm về cán bộ, công chức; đạo đức cán bộ, công chức Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Họ là những ngưười trưởng thành về thể chất và trưởng thành về mặt xã hội, được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trong các công sở Nhà nước, trực tiếp tham vào bộ máy công quyền. Như vậy họ là những người tự làm chủ được hành vi, thái độ của mình và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Họ là những người đang có một vị thế xã hội nhất định để thực hiện quyền lực của nhà nước trong quản lý xã hội. Họ có nhiều kinh nghiệp sống được tích luỹ từ lĩnh vực mà họ hoạt động. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức công chức là phạm trù phản ánh các quan hệ giữa người với người trong hoạt động công vụ, trước hết gắn liền với những người làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước nói chug. Ở nước ta đó là những cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý. Đạo đức công chức được xã hội đánh giá qua hành vi thái độ của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành chức vụ Quan niệm về đạo đức cán bộ công chức ở VN hiện nay: Điều 15 Luật Công chức quy định: “Cán bộ công chức phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư trong hoạt động công vụ”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng CC là công bộc của nhân dân, CBCC phải cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Bốn đức tính này là nền tảng cơ bản để trở thành một con người có đạo đức, cơ bản đến mức, “thiếu một đức thì không thành người” và Bác luôn coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cán bộ cách mạng. Cần: tức là siêng năng, cần cù, mẫn cán với công việc, là làm đủ số thời gian nhà nước quy định. Đồng thời, Cần cũng có nghĩa là công việc của ngày nào phải làm xong trong ngày ấy, “việc hôm nay chớ để ngày mại”; Kiệm: “là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ của dân, của nước, của bản thân mình; tiết kiệm từ cái to tới cái nhỏ”; Liêm: người công chức phải thực sự rũ bỏ lòng tham, không chỉ đối với tiền bạc, vật chất mà cả với những danh vọng, địa vị, chức tước; Chính: có nghĩa là “ngay thẳng, là đứng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc; luôn giữ thái độ chân thành khiêm tốn, đoàn kết. Như vậy, đạo đức công chức vừa mang tính pháp lý vừa mang tính nhân văn. Đạo đức còn là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói, việc làm của cán bô. công chức. Cán bộ công chức không những phải đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải đáp ứng yêu cầu về phẩm chất đạo đức. Để có đạo đức & giữ gìn được đạo đức cần tu dưỡng, rèn luyện suốt đời. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi bên cạnh những phẩm chất đạo đức truyền thống cần có tinh thần học hỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng cộng tác làm việc. Chính vì vậy tiêu chí đánh giá đạo đức cán bộ công chức hiện nay phải là tính hiệu quả trong thực thi công vụ. Tính hiệu quả được lượng hóa thông qua những công việc đã làm được, những công việc dự kiến sẽ làm … 2.Thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức (cơ cấu, số lượng, chất lượng, quy hoạch, đào tạo, sử dụng, đánh giá, chế độ chính sách…) - Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính chưa ổn định, chuyên nghiệp. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức tuy đã được nâng lên một mức nhưng chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn nhiều bất cập, hạn chế về một số mặt: tri thức và năng lực quản lý nhà nước về xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý. - Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân chưa được ngăn chặn gây nên sự trì trệ, trở ngại lớn cho công cuộc cải cách, làm giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước. - Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài; tình trạng hẫng hụt các thế hệ cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan, đơn vị còn phổ biến; thiếu đội ngũ cán bộ, công chức nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia hoạch định chính sách ở các cấp. Đặc biệt, ở vùng sâu, vùng xa và miền núi, hải đảo, đại bộ phận cán bộ, công chức yếu về năng lực, trình độ chuyên môn, thiếu nguồn nhân lực bổ sung vào bộ máy hành chính nhà nước. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tuy đã từng bước được hoàn thiện nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt về vấn đề phân cấp quản lý cán bộ, công chức còn nhiều quy định chồng chéo, chưa có nhiều đột phá trong công tác tuyển dụng đầu vào, chưa có một luật riêng quy định về công vụ, công chức. - Việc bố trí cán bộ, công chức ở nhiều cơ quan, đơn vị chưa có tỷ lệ phù hợp với đặc điểm, tính chất và yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi loại cơ quan, tổ chức nhà nước. Tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức đã được sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung chưa mang tính đồng bộ và phù hợp với đặc điểm, yêu cầu cụ thể của từng loại công chức trong các lĩnh vực khác nhau. - Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức còn nhiều bất hợp lý, chưa thực sự có sức hấp dẫn, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, chưa thu hút được người tài tham gia vào nền công vụ. - Chưa có một quy hoạch tổng thể có tính chiến lược về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cả đội ngũ cán bộ, công chức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chậm được đổi mới, chưa gắn với yêu cầu xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ nhu cầu của sự nghiệp đổi mới. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về hình thức tiêu chuẩn bằng cấp, chưa chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hành và chưa gắn với chức trách, nhiệm vụ của từng loại công chức. Phương thức đào tạo chưa có sự đổi mới để khuyến khích tính tích cực của người học. Năng lực, trình độ đội ngũ giảng viên không đồng đều, còn thiếu kiến thức thực tiễn, kỹ năng sư phạm hạn chế. Hệ thống các cơ sở đào tạo chưa được tổ chức phân cấp hợp lý, chồng chéo về nội dung chương trình, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. - Công cụ quản lý đội ngũ cán bộ, công chức chưa thống nhất trong toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước. Cho tới nay mới bước đầu chuẩn hoá được mẫu hồ sơ cán bộ, công chức và quy định việc quản lý hồ sơ cán bộ, công chức. Việc đưa công nghệ thông tin vào quản lý cơ sở dữ liệu đội ngũ cán bộ, công chức chưa đồng bộ, thống nhất dẫn đến hệ thống cơ sở dữ liệu chưa đủ độ tin cậy, đầy đủ, chính xác, chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lý và hội nhập trong khu vực và trên thế giới. 3. Quan điểm & phương hướng xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới (liên hệ thực tế ở địa phương, ngành công tác). Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế khách quan không thể đảo ngược. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng luôn tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức cho các quốc gia. Một trong những thách thức đặt ra đó là chất lượng nguồn nhân lực, trong đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là yêu cầu số một. Hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức là một hoạt động đặc biệt mang tính quyền lực, đảm bảo cho thực thi pháp luật. Chính đội ngũ này đã tham mưu cho các cơ quan chức năng đề ra các chủ trương, chính sách, đồng thời triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách đó. Hội nhập quốc tế đặt ra nhiều vấn đề mới như tuân thủ luật pháp, cam kết quốc tế, các cơ chế, hiệp định, thông lệ quốc tế, chanh chấp thương mại, sở hữu công nghiệp đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải am hiểu, phải có năng lực để tham mưu, tổ chức triển khai, thực hiện những nội dung mới. Do vậy cần phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đổi mới công tác cán bộ quản lý cán bộ công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới CNH, HĐH đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên CNXH. Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách. Nâng cao trình độ và chất lượng. Đổi mới công tác tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát cán bộ, công chức. Một là, phải chấn chỉnh ngay đội ngũ CB,CC và công tác CB,CC, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực về xây dựng chất lượng đội ngũ CB,CC trên cơ sở Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh một cách đúng đắn và phải có sự thống nhất giữa phẩm chất chính trị và năng lực. Xây dựng đội ngũ CB,CC có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu tham nhũng lãng phí; có tư duy đổi mới sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, có ý thức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Hai là, xây dựng quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng CB,CC có số lượng, cơ cấu đồng bộ, hợp lý, có tinh thần thừa kế và phát triển, đồng thời phải coi CB,CC là mục tiêu quan trọng hàng đầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí CB,CC cho các ngành các cấp trên cơ sở phân tích, điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng CB,CC các ngành, các cấp, các địa phương, và phải dựa vào nhu cầu thực tế của công việc và xu thế phát triển của đất nước. Qua đó, xác định nhu cầu CB,CC cho tương lai, quan tâm xây dựng đội ngũ CB,CC trẻ, CB,CC nữ, CB,CC dân tộc thiểu số, CB,CC xuất thân từ công nhân, con em những gia đình có công với cách mạng. Ba là, làm tốt công tác đánh giá, bố trí, sử dụng và đào tạo CB,CC. Đào tạo tốt thì sẽ có một đội ngũ CB,CC có năng lực, chuyên môn tốt, sử dụng đúng thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc. Hai mặt đào tạo và sử dụng có quan hệ biện chứng với nhau, đào tạo phải đi đôi với sử dụng và sử muốn cán bộ làm tốt công việc thì phải có đào tạo, huấn luyện, đào tạo và sử dụng là hai mặt của một vấn đề không thể tách rời. Đánh giá cán bộ phải toàn diện trên quan điểm lịch sử cụ thể và phát triển, phải hết sức công tâm. Hồ Chí Minh cho rằng: “Xem xét cán bộ, không chỉ xem ngoài mặt mà phải xem tính chất của họ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn bộ lịch sử, toàn cả công việc của họ. Có người lúc phong trào cách mạng cao, họ vào Đảng họ làm việc rất hăng nhưng lúc phong trào hơi khó khăn thì đâm ra hoang mang. Lúc gặp sự nguy hiểm thậm chí họ phản cách mạng làm mật thám”. Sử dụng những người có năng lực, hết lòng vì dân, vì nước; khuyến khích những người năng động sáng tạo, có ý tưởng mới. Năm là: Phải biết lựa chọn CB,CC, mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai minh bạch trong công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ. Đây là một vấn đề hệ trọng, người làm công tác cán bộ phải biết lựa chọn CB,CC, người nào thích hợp với vị trí nào, công việc gì để bố trí cho hợp lý, không vì tình riêng hay tư lợi mà bố trí người không có chuyên môn, năng lực đạo đức vào những vị trí quan trọng. Theo Hồ chí Minh “người làm công tác cán bộ phải có cái nhìn khách quan về cán bộ” việc sắp xếp bố trí hợp lý cán bộ không những đạt được kết quả cao trong công việc mà còn là điều kiện để tuyển chọn được những cán bộ tốt thật sự có năng lực, đồng thời huấn luyện đào tạo những cán bộ có năng lực yếu”. Sáu là: Biết huấn luyện CB,CC: công tác cán bộ là việc khó khăn và lâu dài, CB,CC khi mới bắt đầu không ai giỏi cả và cũng không ai cho mình là giỏi. Để một CB,CC có thể thích ứng với công việc của mình là một công việc khó, phải qua một quá trình rèn luyện, thử thách và phải có người chỉ dẫn, huấn luyện. Đây là công việc quan trọng của Đảng, cụ thể ở đây là những người làm công tác cán bộ, Người chỉ rõ “Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây quý báu”. Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ đi học để “làm việc, làm người, làm cán bộ” trước hết học để làm việc, làm người rồi mới làm cán bộ. Đối với người học Người nhấn mạnh “học để tu dưỡng tư tưởng, học để tu dưỡng đạo đức, học để tin tưởng, học để hành”. Người cũng rất lưu tâm đến người huấn luyện CB,CC, CB,CC giỏi hay không là nhờ phấn lớn vào người huấn luyện. Vì vậy, theo Người thì người huấn luyện không những giỏi chuyên môn, đạo đức mà con biết yêu thương và tin tưởng vào CB,CC, coi việc huấn luyện, chỉ dạy người cán bộ không phải vì trách nhiệm mà còn là công việc nên làm, ham làm và là công việc quan trọng của Đảng. Bảy là: thường kiểm tra và quản lý cán bộ đây là việc rất quan trọng và cần thiết. Kiểm tra sẽ đánh giá được tiến trình tiến hành công việc của cán bộ, kịp thời uốn nắm, sữa chữa những sai sót hạn chế lãng phí thời gian và công sức. Qua đó, đánh giá được năng lực của từng CB,CC từ đó có hướng sắp xếp, đề bạt cán bộ hợp lý, đào tạo, bồi dưỡng những CB,CC có năng lực kém, kịp thời đáp ứng công việc. Kiểm tra phát huy được ưu điểm của CB,CC đồng thời ngăn ngừa được khuyết điểm, ngăn chặn kẻ xấu chui vào bộ máy. Hồ Chí Minh dạy rằng “thường xuyên kiểm tra giúp họ rút được kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, giao việc mà không kiểm tra đến lúc thất bại mới chú ý đến, thế là không biết yêu dấu cán bộ”. Liên hệ thực tiễn Để thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực, trong những năm qua, các đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đây được xem là một trong những vấn đề quan trọng để phát huy lợi thế, nội lực sẵn có, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như vững vàng về bản lĩnh chính trị. Chỉ tính riêng năm 2011, toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho 3.131 lượt cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Cụ thể, 272 cán bộ được đào tạo trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 147 lượt cán bộ được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trình độ đại học và sau đại học; 222 người được đào tạo chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính; 2490 lượt cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn theo nhu cầu hoạt động từng ngành, lĩnh vực. Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã tương đối ổn định, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển chung. Người được cử đi đào tạo cơ bản nằm trong quy hoạch và đúng đối tượng. Hiện nay, tỉnh cũng đã xây dựng được chiến lược đào tạo, bồi dưỡng dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng cán bộ, công chức. Dễ thấy nhất là hàng loạt chương trình hợp tác, liên kết đào tạo của tỉnh với các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm đào tạo trong và ngoài tỉnh được hình thành. Trong năm 2011, UBND tỉnh cũng đã xây dựng, ban hành hàng loạt chính sách, đề án, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Đơn cử như tỉnh đã xây dựng, ban hành 4 chính sách về phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị của tỉnh giai đoạn 2011 đến 2015 và định hướng đến năm 2020 gồm: Chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ việc, thôi việc; chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước; chính sách hỗ trợ, điều động và hỗ trợ luân chuyển cán bộ quản lý và chính sách hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại cấp xã. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã xây dựng, ban hành các quy chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực thu hút và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức như: quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh; các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức một số ngành, lĩnh vực đặc thù; đề án hỗ trợ kinh phí học tập cho học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ…nhằm từng bước kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động trong hệ thống chính trị. Những quy định, chính sách trên là hành lang pháp lý quan trọng để các đơn vị, địa phương không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Quan trọng hơn, thông qua đó đã thể hiện rõ quyết tâm cao của tỉnh về việc thực hiện chủ trương xây dựng đội ngũ nhân lực ngày càng có chất lượng trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước. Đội ngũ cán bộ, công chức được coi như “xương sống” của chính quyền, của chế độ, có vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn mở cửa, hội nhập, phát triển đất nước. Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, phải coi công tác cán bộ là một trong những khâu đột phá cần tập trung chỉ đạo, xây dựng quy hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về công tác cán bộ, công chức phù hợp với từng giai đoạn nhất định. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức phải được coi là nhiệm vụ của cấp uỷ đảng, chính quyền và là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội. . đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trình độ đại học và sau đại học; 22 2 người được đào tạo chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính; 24 90 lượt cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng. sách về phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị của tỉnh giai đoạn 20 11 đến 20 15 và định hướng đến năm 20 20 gồm: Chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ việc, thôi việc; chính. chính trị. Chỉ tính riêng năm 20 11, toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho 3.131 lượt cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Cụ thể, 27 2 cán bộ được đào tạo trình độ