Sức mạnh tổng hợp của một doanh nghiệp chỉ được tạo nên khi mọi cá nhân nhận thức được đầy đủ giá trị văn hóa của đơn vị mình. Đó là yếu tố quyết đinh đem lại thành bại của mọi doanh nghiệp trong thương trường cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng được cho mình một nền văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh vững vàng. Hôm nay nhóm chúng tôi xin phép được nói đến một thương hiệu nổi tiếng của ngành vận tải và cũng là thương hiệu taxi hàng đầu trên cả nước: Vinasun Corporation. Vậy lí do tại sao Vinasun Corporation lại thành công như ngày hôm nay? Có phải chăng chính nhờ vào những ngày đầu khi mới thành lập Vinasun Corporation đã xây dựng con đường phát triển riêng của mình dựa vào giá trị cốt lõi văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh. Để trả lời được câu hỏi này, nhóm chúng tôi xin mời quý thầy cô và các bạn đi vào đề tài tiểu luận: Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao đã đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những thời cơ mới, đồng thời nhiều thách thức mới nảy sinh mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
Trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam, phải chuẩn bị các hành trang cần thiết để hòa nhập cùng sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới Sự phát triển đó đòi hỏi ngày càng lớn về công nghệ kỹ thuật, về dòng vốn khủng lồ cũng như việc quản lí chất lượng theo chuẩn mực quốc tế Yếu tố vô cùng quan trọng góp phần bảo đảm sự thành công trong quản lí và giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được thương trường quốc tế phải kể đến đó là: văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh.
Sức mạnh tổng hợp của một doanh nghiệp chỉ được tạo nên khi mọi cá nhân nhận thức được đầy đủ giá trị văn hóa của đơn vị mình Đó là yếu tố quyết đinh đem lại thành bại của mọi doanh nghiệp trong thương trường cạnh tranh khốc liệt Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng được cho mình một nền văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh vững vàng Hôm nay nhóm chúng tôi xin phép được nói đến một thương hiệu nổi tiếng của ngành vận tải và cũng là thương hiệu taxi hàng đầu trên cả nước: Vinasun Corporation Vậy lí do tại sao Vinasun Corporation lại thành công như ngày hôm nay? Có phải chăng chính nhờ vào những ngày đầu khi mới thành lập Vinasun Corporation đã xây dựng con đường phát triển riêng của mình dựa vào giá trị cốt lõi văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh Để trả lời được câu hỏi này, nhóm chúng tôi xin mời quý thầy
Trang 2cô và các bạn đi vào đề tài tiểu luận: Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam
A. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh:
1. Khái niệm VHDN:
Văn hóa doanh nghiệp – một khái niệm chưa từng có trong từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, đó là một lĩnh vực mới được nghiên cứu trong vài thập kỷ trở lại đây, nên các định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp còn rất khác nhau Thời gian gần đây, thuật ngữ “văn hóa doanh nghiệp” rất thường được sử dụng và phổ biến trong giới doanh nhân và các nhà quản lý Các doanh nghiệp bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng văn hóa cho mình Tuy nhiên, “văn hóa doanh nghiệp là một trong những “khái niệm” tương đối khó hiểu trong quản trị kinh doanh Có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm, các niềm tin chủ đạo, các quy tắc, thói quen, các tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích; và hệ quả của nó là : văn hóa doanh nghiệp là tất cả những gì làm cho doanh nghiệp này khác với một doanh nghiệp khác
Theo chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp nhỏ và vừa: “ Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm
kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức, tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”.
“Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen, và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.
2. Vai trò VHDN:
Văn hóa doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của doanh nghiệp Nền văn hóa mạnh sẽ là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Nền văn hóa yếu sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu
Trang 3• Ảnh hưởng tích cực:
Văn hoá doanh nghiệp tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp, quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp và khích lệ đuợc sự đổi mới sáng tạo Tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng riêng và chính văn hoá doanh nghiệp tạo nên nét khác biệt đó Các giá trị cốt lõi, các tập tục, lễ nghi, thói quen hay cách họp hành, đào tạo, thậm chí đến cả đồng phục, giao tiếp…đã tạo nên phong cách riêng biệt của doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
Quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp: Nền văn hoá tốt giúp doanh nghiệp thu hút và giữ được nhân tài, củng cố lòng trung thành của nhân viên với doanh nghiệp Thật sai lầm khi cho rằng trả luơng cao sẽ giữ được nhân tài Nhân viên chỉ trung thành, gắn bó với doanh nghiệp khi doanh nghiệp có môi trường làm tốt, khuyến khích họ phát triển
Khích lệ sự đổi mới, sáng tạo: Trong những doanh nghiệp có môi trường văn hoá làm việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng…Nhân viên trở nên năng động, sáng tạo hơn và cũng gắn bó với doanh nghiệp hơn
Nền văn hoá yếu kém sẽ gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp Chẳng hạn trong một doanh nghiệp, cơ chế quản lý cứng nhắc, độc đoán, sẽ làm nhân viên sợ hãi, thụ động và thờ ơ hoặc chống đối lại lãnh đạo Nhân viên sẽ bỏ doanh nghiệp đi bất cứ lúc nào
1. Khái niệm ĐĐKD:
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh - do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế
là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán Song cần lưu ý rằng đạo đức
Trang 4kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức
và buônbán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng: Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, "chiếm công vi tư".
b) Tôn trọng con người:
Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác Đối với khách hàng, tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là chủ thể hoạt động kinh doanh Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh: Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động cuả họ đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều
có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo Tâm lý này không khác tâm lý thích "mua rẻ, bán đắt" của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải có sự định hướng của đạo đức kinh doanh Tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế
"Thượng đế" để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức Khẩu hiệu "Bán cái thị trường cần chứ không phảibán cái mình có" chưa hẳn đúng!!
c) Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh:
Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh: thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công Chức năng cơ bản của đạo đức là: đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và
Trang 5quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục
Từ "đạo đức" có gốc từ latinh Moralital (luân lý) - bản thân mình cư xử và gốc từ Hylạp Ethigos (đạo lý) - người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta muốn
họ Ở Trung Quốc, "đạo" có nghĩa là đường đi, đường sống của con người, "đức" có nghĩa là đức tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội Từ giác độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng -cái sai
và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng - cái sai, triết lý về cái đúng - cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một nghề nghiệp” (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary) Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm:
•Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương.
•Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể.
•Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống
và của giáo dục.
Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan dung, chính trực khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín, ác…Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ:
•Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà mang tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản pháp quy Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật Pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ nhà nước; còn đạo đức bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần Pháp luật chỉ làm rõ những mẫu
số chung nhỏnhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành vi đạo lý đúng đắn tồn tại bên trên luật
d) Lắng nghe khách hàng:
Để biết rõ họ sẽ phản ứng như thế nào luôn là một công cụ hữu hiệu khi doanh nghiệp muốn sản phẩm hay kế hoạch xúc tiến kinh doanh trở nên hiệu quả
Trang 6hơn Việc lắng nghe khách hàng còn mang lại cho công ty lợi ích khác là giải quyết những phàn nàn của khách hàng một cách sáng tạo cũng chính là một trong những cách phát hiện các ý tưởng mới về sản phẩm hay dịch vụ, cơ hội cải tiến Bên cạnh
đó, lắng nghe ý kiến của nhân viên là điều rất quan trọng nếu muốn lắng nghe khách hàng Hãy tổ chức các cuộc họp với nhân viên bàn về các khách hàng quan trọng của công ty và họ sẽ đóng góp nhiều ý kiến để có thêm nhiều cơ hội cải tiến.
e) Chăm sóc khách hàng.:
Là tất cả những gì cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để thoả mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng, tức là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn được phục vụ và làm những việc cần thiết thiết để giữ các khách hàng đang
có Khách hàng mong muốn dịch vụ cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực sự đáp ứng nhu cầu của họ Khách hàng luôn mong đợi dịch vụ hậu mãi sau bán hàng của doanh nghiệp thực sự tiện lợi.
Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, hãy xây dựng một môi trường kinh doanh thực sự chú trọng cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Đây là cách tốt nhất để tăng cường lợi thế cạnh tranh của mình Cạnh tranh hiện nay không chỉ
là cạnh tranh về sản phẩm mà còn phải làm tốt công tác chăm sóc khách hàng.
Chăm sóc khách hàng không chỉ là nhiệm vụ của nhân viên bán hàng mà bất
kỳ cá nhân nào trong doanh nghiệp cũng phải thực hiện nhiệm vụ nào đó cho một
số người khác trong doanh nghiệp của mình, tức là ai cũng có khách hàng và đó là khách hàng nội bộ của doanh nghiệp.Việc chăm sóc khách hàng phải bắt nguồn từ
sự cam kết của lãnh đạo cấp cao nhất và nhất quán trong mọi phòng ban Sau đây
là sáu bí quyết giúp chăm sóc khách hàng tốt nhất:
• Sự thân thiện và nồng ấm trong giao tiếp với khách hàng.
• Khách hàng muốn được cảm thấy mình thực sự quan trọng.
• Khách hàng muốn được công ty lắng nghe những gì họ nói.
• Đôi khi, việc biết tên của khách hàng cũng đem lại lợi thế cho doanh nghiệp.
f) Tạo sự an tâm của khách hàng đối với nhãn hiệu:
Vì người mua thường cảm thấy an tâm khi mua những nhãn hiệu mà mình
đã từng biết, từng nghe nói đến nhiều Một nhãn hiệu nghe lạ tai ít có cơ may được khách hàng quan tâm đến.
g) Sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp:
Trang 7Thông qua việc giữ chân khách hàng dễ dàng hơn, nhất là khi khách hàng đã thỏa mãn với nhãn hiệu của doanh nghiệp Khách hàng thường vẫn có tâm lý ngại thay đổi nhãn hiệu, thậm chí còn quảng cáo không công cho nhãn hiệu đã quen dùng Mức độ trung thành của khách hàng cao sẽ làm tăng ảnh hưởng đến kênh phân phối, vì người bán hàng thích bày bán những nhãn hiệu mà khách hàng muốn mua nhiều.
h) Tin tưởng của khách hàng về chất lượng:
Thể hiện thông qua sự cảm nhận của người mua về chất lượng của một nhãn hiệu, vì chất lượng của nhã hiệu không nhất thiết dựa vào sự hiểu biết rõ những qui cách, phẩm chất của nhãn hiệu mà chất lượng thấy được là những gì khách hàng cho rằng nó nói lên chất lượng Tin tưởng của khách hàng về chất lượng sẽ tác động trực tiếp lên quyết định mua hàng cũng như sự trung thành với nhãn hiệu Nó cũng thuận lợi và biện minh được cho một giá bán cao hơn mà người mua cũng dễ dàng chấp nhận Ngoài ra, nó còn là cơ sở cho doanh nghiệp mở rộng nhãn hiệu trong các lãnh vực khác có liên quan.
i) Tạo cho khách hàng có sự liên kết giữa sản phẩm và nhãn hiệu:
Thông qua việc nối trí nhớ của khách hàng đến với nhãn hiệu một cách trực tiếp hay gián tiếp Điển hình như nói đến nước ngọt người ta nghĩ đến Coca, trông thấy cá cơm người ta liên tưởng đến nước mắm Phú Quốc, nói đến taxi người ta nghĩ ngay đến lựa chon Vinasun Sự liên kết mạnh của nhãn hiệu có thể là cơ sở cho việc mở rộng nhãn hiệu như trà chanh Lipton có được lợi thế cạnh tranh do sự liên kết của nhãn hiệu Lipton Nếu một nhãn hiệu được định vị một cách vững chắc dựa vào một thuộc tính then chốt của sản phẩm sẽ là một rào cản đối với các nhãn hiệu khác muốn cạnh tranh.
A. Tổng quan về Vinasun Corporation:
+ Website : www.vinasuncorp.com
• Trụ sở chính: Vinasun Tower – 648 Nguyễn Trãi P.11 – Q.5 – TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Trang 8• Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam được khái quát trong các thời kì sau:
+ Ngày 27/01/2003: Dịch vụ Taxi được chính thức đưa vào hoạt động với thương
hiệu VINASUN TAXI.
+ Ngày 17/7/2003: công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt
Nam với vốn điều lệ là 8 tỷ đồng Giấp phép đăng ký kinh doanh : 4103001723 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.
+ Ngày 25/5/2006: công ty tăng vốn điều lệ lên 16 tỷ đồng để đầu tư thêm xe mới
cho hoạt động dịch vụ Taxi.
+ Tháng 2/2007: công ty phát hành thêm 84 tỷ đồng mệnh giá để tăng vốn điều lệ
lên 100 tỷ đồng nhằm tái cơ cấu lại nợ vay và đầu tư thêm xe trong năm 2007.
+ Tháng 10/2007: công ty phát hành thêm 70 tỷ đồng mệnh giá cho các nhà đầu
tư lớn, tăng vốn điều lệ của Công ty lên 170 tỷ đồng để :
-Đầu tư 600 đến 800 xe Toyota để kinh doanh Taxi.
-Đầu tư dự án Cao ốc Vinasun Tower tại 26-28-30-32 Thủ Khoa Huân Quận I,
Tp.HCM(Diện tích đất: 680 m2 ).
- Đầu tư Chung cư 103 Trương Đình Hội Quận 8, Tp HCM (Diện tích đất : 2.659 m2.
- Đầu tư dự án Trung tâm Thương mại Tản Đà (Diện tích đất: 1.200 m2)
Trang 9- Số lượng xe: 2793 xe cùng 60 đội và hơn 6000 tài xế
- Đạt doanh thu: 1068,602 tỷ VNĐ.
- Lợi nhuận sau thuế: 107,46 tỷ VNĐ.
+ Năm 2010:
- Ngày 01-01 Vinasun thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới.
- Số lượng xe hiện tại: 4000 chiếc (tính đến tháng 12/2010) với 67 đội xe và hơn hơn 8000 tài xế.
- Theo nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm ngày 27/03/2010, VNS đã thông qua phương án phát hành 10 triệu cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng.
- Doanh thu 6 tháng đầu năm: 757,55 tỷ VNĐ.
- Lợi nhuận sau thuế: 180 tỷ VNĐ.
- Ngày 21/08 khai trương chi nhánh Vinasun Taxi tại thành phố biển Vũng Tàu.
- Ngày 12/12 khai trương Vinasun Green taxi tại thành phố Đà Nẵng.
II. Triết lí kinh doanh của Vinasun Corp:
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Vinasun Corporation đã xác định con đường phát triển của mình dựa trên sự hợp tác vững mạnh, dài lâu và bền vững, cộng với trí tuệ của bộ máy điều hành là nền tảng của hệ thống Đây là những yếu
tố cốt lõi để Vinasun Corporation mở rộng phát triển để trở thành tập đoàn hùng mạnh trong tương lai Ở Vinasun Corporation, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển như
là một “công dân” của sự phát triển tốt nhất toàn cầu.
• Sứ mệnh
Vinasun Corporation sẽ tiếp tục tìm kiếm và tạo ra những giá trị bằng cách cung cấp các dịch vụ khách hàng tốt nhất, thoã mãn khách hàng cao nhất Thông qua sứ mệnh này, chúng tôi hướng đến
sự phát triển, mang đến những lợi ích, ấp ủ sự thành công không những cho những nhà đầu tư, cổ đông, những đối tác mà còn cho toàn
bộ những mối quan hệ trong mắc xích giá trị trên toàn thế giới
• Giá trị của chúng tôi
- Đối với khách hàng Ước mơ của chúng tôi là mang lại cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất, và thoã mãn nhất
Trang 10- Đối với cán bộ công nhân viên Mỗi thành viên trong công ty là một giá trị và Vinasun Corporation là môi trường để gia tăng giá trị
- Chất lượng Chúng tôi luôn hướng tới sự tin tưởng và tin yêu của khách hàng
Lợi nhuận và sự phát triển Chúng tôi cố gắng thoã mãn yêu cầu
và mong đợi của khách hàng, nhân viên và các cổ đông ngày
càng cao nhất.
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÁNH DƯƠNG
VIỆT NAM (VINASUN CORP)
Trang 112. Lĩnh vực kinh doanh:
Trang 12Ngày 27/01/2003, Thương hiệu Vinasun Taxi chính thức ra đời với 27 đầu xe và hiện nay đang dẫn đầu với số lượng hơn 4.000 xe cùng 12.000 nhân viên, hơn 1.500 điểm tiếp thị trên
khắp địa phận TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngày nay, với rất đông người Sài Gòn, nói tới dịch vụ taxi là nghĩ ngay tới Vinasun Taxi Là một thương hiệu mạnh với mức độ nhận biết trên 95%, Vinasun Taxi chiếm hơn 40% thị phần TP Hồ Chí Minh, 60% thị phần Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Liên kết vinasuntaxi.com
Ngày 12/12/2010, Vinasun Green Taxi chính thức khai trương tại TP Đà Nẵng nhằm đáp ứng nhu cầu và gia tăng sự lựa chọn cho người dân "Thành phố bên sông Hàn".Với đội ngũ tài xế nhiệt huyết, năng động và tận tình phục vụ khách hàng và hơn 400 xe, Vinasun Green Taxi
sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên khắp các nẻo đường.
Liên kết vinasungreentaxi.com
• VINASUN TRAVEL
- Vinasun Travel là đơn vị uy tín trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành, cho thuê xe du lịch cao cấp và là đại lý chính của các hãng hàng không trong và ngoài nước…
- Chuyên tổ chức tour du lịch trong nước ngoài nước, du lịch hội nghị, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu văn hóa, du lịch tìm hiểu thị trường, du lịch dành cho thiếu nhi
Thực hiện dịch vụ visa, booking phòng khách sạn….
+ DỊCH VỤ VÉ MÁY BAY
- VINASUN hiện đang là Đại lý Vé Máy Bay Cấp 1 của hơn 20 Hãng Hàng Không nổi tiếng trong nước và trên thế giới đang khai thác trực tiếp tại Việt Nam như: Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Air France, Eva Airways, United Airlines, Korean Air, All Nippon Airways, Singapore Airlines, Malaysia Airlines, Thai Airways, Qantas Airways, Jetstar Asia Airways, Hong Kong
Trang 13chúng tôi chuyên cung cấp vé máy bay trong nước và quốc tế của các hãng hàng không nội địa và quốc tế hoạt động tại Việt Nam.
- Tư vấn cho khách đường bay thuận tiện nhất, giá cả hợp lý
+ DỊCH VỤ CHO THUÊ XE DU LỊCH
- Chuyên cho thuê tháng hoặc thuê chuyến tất cả các loại xe từ 4 chỗ đến 45 chỗ Bán vé xe tuyến SGN- Pnompenh – SGN, SGN – Siemriep – SGN.
Liên kết vinasuntravel.com
- Trung tâm Thương mại Dịch vụ Tản Đà là cao ốc thương mại dịch vụ tọa lạc ngay ngã tư Tản Đà – Nguyễn Trãi, khu vực thương mại sầm uất nhất Chợ Lớn Với diện tích 7.000m2, cao ốc bắt đầu hoạt động
từ tháng 10/2010.
3. Danh hiệu và phần thưởng tiêu biểu:
Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam
Doanh nghiệp Sài Gòn tiêu biểu Thương hiệu nổi tiếng ngành vận tải