Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
206 KB
Nội dung
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 Chương 1: Mô tả tình huống 5 Thương mại của ngành thép khi có sự biến động do thép Trung Quốc tràn vào nước ta với giá rẻ 5 1.1 Thực trạng ngành thépViệt Nam trong những năm gần đây 5 1.2 Các chính sách hiện có của Việt Nam đối với ngành thép 6 1.2.1 Chính sách thương mại và công nghiệp đối với sản phẩm thép dài 6 1.2.1.1 Năng lực sản xuất dư thừa của các nhà máy cán thép 6 1.2.1.2 Mở rộng sản xuất phôi thép và hợp lý hóa năng lực cán thép 7 1.2.2 Chiến lược và chính sách thương mại đối với các loại thép tấm 8 1.2.2.1 Khai thác thị trường trong nước tập trung vào chất lượng trung bình 8 1.2.2.2 Dự án xây dựng nhà máy cán thép tấm trong quy hoạch tổng thể. 9 1.3 Sự xâm nhập của thép Trung Quốc vào Việt Nam 10 1.3.1 Thép Trung Quốc nhập khẩu vào nước ta với giá rẻ 10 1.3.1.1 Việt Nam tràn ngập thép trung Quốc 10 1.3.1.2 Doanh nghiệp bỏ sản xuất lao vào nhập khẩu thép 11 1.4 Sự đối phó của Việt Nam và phản ứng của Trung Quốc với vấn đề này 12 1.4.1 Về phía Việt Nam 12 1.4.2. Phản ứng của Trung Quốc 14 1.5 Động cơ can thiệp của Chính Phủ 15 1.5.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh của thép Việt Nam 15 1.5.2 Trung Quốc tăng năng lực ngành thép và hỗ trợ 52 tỷ USD cho các công ty thép 17 1.5.3 Đầu tư không hiệu quả, năng lực kém và lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là hiện trạng ngành thép Việt Nam 17 1.5.5 Việt Nam đang dần trở thành nơi tập trung "rác" công nghệ và chất thải gây ô nhiễm môi trường 18 19 Chương 2: Phân tích tình huống 20 Hạn chế trong ngành thép và tác động của Chính Phủ Việt Nam 20 2.1. Những lỗ hổng trong chính sách thương mại khiến thép Trung Quốc xâm nhập vào thị trường Việt Nam 20 2.1.1 Chưa có công cụ bảo hộ cho ngành thép Việt Nam 20 2.1.2. Tình trạng nhập khẩu từ Trung Quốc 21 2.2. Những nguyên nhân từ phía sự yếu kém của bản thân thép Việt Nam 22 2.2.1. Việt Nam không có các nguồn lực đảm bảo cho việc kinh doanh thép 23 2.2.2 Hệ thống luật Việt Nam chưa có những công cụ bảo hộ thích hợp 23 2.2.3 Bộ máy thực thi và áp dụng còn nhiều bất cập 24 2.2.4 Sự liên kết giữa các khâu còn thấp 24 2.3. Tác động của sự can thiệp đến ngành thép Việt Nam 24 Chương 3: Một số đề xuất giải pháp về chính sách của Chính phủ đối với ngành công nghiệp thép Việt Nam 26 3.1. Về vấn đề phát triển ngành thép Việt Nam 26 3.2 Tầm quan trọng của ngành thép so với các ngành khác 27 3.3 Cần loại bỏ hàng rào thuế quan như: giấy phép nhập khẩu, quy chế nội địa hóa 27 3.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh trong từng bộ phận 27 3.5 Xây dựng nhà máy cán nguội có khả năng cạnh tranh 28 3.6 Định hướng phát triển của ngành thép đến năm 2010 29 3.6.1 Về cơ cấu đầu tư 29 3.6.2 Về công nghệ 29 3.6.3 Huy động các nguồn vốn đầu tư 29 3.6.4 Về phát triển nguồn nguyên liệu 29 3.6.5 Về thị trường 30 3.6.6 Về phát triển nguồn nhân lực 30 3.6.7 Các chỉ tiêu của quy hoạch_Bảng 3 30 KẾT LUẬN 32 DANH SÁCH CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 34 LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, thương mại quốc tế mở ra những cơ hội mới cho tất cả các nước trên thế giới. Nhờ có thương mại quốc tế mà các quốc gia có thể mở rộng sản xuất, từ đó đáp ứng nhu cầu không chỉ trong nước mà cả thị trường nước ngoài. Thương mại quốc tế còn mang lại cho người dân một nước có cơ hội lựa chọn lớn hơn đối với các hàng hóa và dịch vụ. Thương mại quốc tế là nhân tố quan trọng tạo công ăn việc làm ở nhiều nước. Với Việt Nam, từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, ngày nay Việt Nam đã từng bước phát triển trên mọi lĩnh vực. Việc gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO mang lại cho Việt Nam những bước phát triển mới, thu hút được đầu tư nước ngoài FDI nhằm nâng cao GDP bình quân đầu người, cải thiện mức sống cho người dân. Bên cạnh đó chúng ta cũng không thể không nhắc đến những khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong quá trình gia nhập khối liên kết chung đó. Điều đó được biểu hiện qua các vụ kiện chống bán phá giá, bản quyền các tác phẩm ca nhạc, phần mềm… Việt Nam cần có những biện pháp thích hợp để ứng phó với những tình huống gây cản trở trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cũng giống như rất nhiều mặt hàng khác được xuất khẩu ra thị trường quốc tế, thép là một lĩnh vực mà nhà nước lưu tâm. Trước năm 1975, ngành công nghiệp thép cũng được hình thành về cơ bản. Hiện nay Việt Nam cũng có rất nhiều nhà máy sản xuất thép trong nước như :Tổng công ty thép Việt Nam (VSC), Công ty gang thép Thái Nguyên (TISCO), công ty thép Sài Gòn (SSC)… và các công ty liên doanh với nước ngoài như: Việt Úc, Nam Đô, Tây Đô… Tuy nhiên, Thép vẫn là mặt hàng đang bị phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu. Cho đến nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hơn 60% sản lượng phôi thép (gần 2 triệu tấn/năm), trong đó có trên 80% là sản lượng nhập khẩu từ Trung Quốc. Thời gian gần đây, thị trường thép Trung Quốc đang làm đau đầu các nhà chức trách Việt Nam bởi có một khối lượng lớn thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam với giá rẻ. Khi đó giá phôi thép và giá thép thành phẩm bằng nhau . Vậy, Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp can thiệp nào để khắc phục tình trạng trên? Đó quả thật là một bài toán khó đòi hỏi Chính phủ vừa phải xem xét thật nghiêm túc để không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ lâu năm Việt- Trung và vừa phải giải quyết những vướng mắc mà Việt Nam gặp phải trong thời gian gần đây. Trong quá trình làm, do trình độ của em còn kém nên bài làm vẫn còn sơ sài và hạn chế. Em mong nhận được ý kiến nhận xét từ phía thầy giáo để em có thể hoàn thiện bài đề án tốt hơn. Em xin chân thành cám ơn thầy! Sinh viên Trần Kiều Linh Chương 1: Mô tả tình huống Thương mại của ngành thép khi có sự biến động do thép Trung Quốc tràn vào nước ta với giá rẻ 1.1 Thực trạng ngành thépViệt Nam trong những năm gần đây Có thể khẳng định sản xuất thép của chúng ta còn rất nhỏ lẻ, 100% các nhà máy liên doanh công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đều sản xuất thép từ phôi nhập khẩu, công suất từ 100.000 - 300.000 tấn/năm. Trong khi đó ở nước láng giềng Trung Quốc, những nhà máy có công suất 1 triệu tấn/năm thì bị coi là lạc hậu, sản xuất không có hiệu quả, không đủ sức cạnh tranh và tự bị phá sản. Có thể nói, sau mía đường, xi măng là thép. Các nhà máy thép đang mọc lên như nấm. Cũng rất dễ hiểu, cách đây khoảng 10 năm về trước một số công ty nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Italia đã nhìn thấy năng lực sản xuất thép ở trong nước ta lúc bấy giờ là rất kém. Chính vì vậy các công ty nước ngoài đã đổ xô vào Việt Nam liên doanh với một số ngành, công ty trong nước, đưa các nhà máy nhỏ không còn phù hợp với các nước phát triển vào nước ta để sản xuất với mục tiêu “đánh nhanh thắng nhanh” chạy vượt công suất thiết kế, khấu hao nhanh, thông thường gấp trên 5 lần so với khấu hao đối với các nhà máy ở nước ta (chi phí khấu hao máy móc thiết bị trên một tấn thép của Nhà máy thép Việt Hàn trong quý I-2005 ở mức 169.467 đồng, còn đối với công ty gang thép Thái Nguyên chỉ khiêm tốn ở mức 33.720 đồng). Để loại trừ yếu tố khách quan do giá phôi thép tăng cao, (nguyên liệu chính trong sản xuất thép) chúng ta đi sâu tìm hiểu các chi phí cán thép để có phép so sánh. Đối với các nhà máy cán thép mới thông thường sử dụng ít lao động, bởi các khâu trong quá trình sản xuất được tự động hoá từ đầu đến cuối. Còn đối với những nhà máy thép của ta được Trung Quốc giúp đỡ có từ những năm 60 của thế kỷ trước, thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, năng suất thấp, lao động thủ công nhiều, do đó các khoản chi phí tăng cao hơn nhiều so với các nhà máy của liên doanh. Chẳng hạn như chi phí chung của nhà máy liên doanh chỉ bằng 23,43%, chi phí quản lý bằng 29,95% của công ty Nhà nước. Ngoại trừ khấu hao ra tất cả các chi phí khác đều thấp hơn từ 5-76%. Với chi phí thấp hơn nên chi phí kéo cán của các nhà máy này thấp hơn, chất lượng thép tốt hơn, dẫn đến sức cạnh tranh cao hơn. Theo số liệu điều tra quý I/2005 của Tổng công ty thép Việt Nam, các công ty liên doanh có mức chi phí kéo cán vào khoảng 680.000 đ/tấn, với tỷ giá 15.780 đ/USD thì tương đương 43 USD. Còn đối với doanh nghiệp nhà nước chi phí này vào khoảng 780.000 đ/tấn, tương đương 50 USD/tấn. Con số này đối với các nước phát triển còn thấp hơn nhiều, khoảng cách giữa giá phôi và giá thép chỉ từ 10 - 20 USD/tấn còn các nước trong khu vực vào khoảng 20 - 25USD/tấn, qua đó mới biết chi phí sản xuất của chúng ta còn cao, sức cạnh tranh còn thấp. Mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ gián tiếp qua giá nhiên liệu năng lượng như dầu FO, dầu DO, điện, than (các chi phí này thường thấp hơn các nước trong khu vực từ 16,84 - 28,57%) có thể thấy được sự ưu ái của Chính phủ tới sản xuất, kể cả với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. 1.2 Các chính sách hiện có của Việt Nam đối với ngành thép 1.2.1 Chính sách thương mại và công nghiệp đối với sản phẩm thép dài 1.2.1.1 Năng lực sản xuất dư thừa của các nhà máy cán thép Chính sách thương mại và chính sách cạnh tranh không phù hợp đã dẫn đến tình trạng bất cân đối trong năng lực sản xuất thép. Từ năm 1996, Chính Phủ đã cấm nhập khẩu thép ống nguyên liệu và thép sợi nguyên liệu. Trong trường hợp đặc biệt nhập khẩu cho dự án thì phải chịu thuế nhập khẩu từ 30-40%. Thuế nhập khẩu đối với phôi thép là 3-5%. Đến năm 2000 các công ty trong nước mới được tự do nhập khẩu thép.Trong thời gian dài, loại thép này bị cấm nhập khẩu dẫn đến giá tăng vọt, theo đó năng lực sản xuất thép cũng gia tăng nhanh chóng và dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực sản xuất. Những nhà sản xuất có năng suất sản xuất thấp không có khả năng phát triển nhưng vẫn tồn tại nhờ chính sách hạn chế nhập khẩu của Chính Phủ.Giá thép tăng cao là một cản trở lớn cho ngành xây dựng. Việt Nam cần phải loại bỏ hàng rào phi thuế quan. Chính phủ Việt Nam cần loại bỏ chính sách bảo hộ để cho các công ty trong nước thích nghi dần với môi trường cạnh tranh toàn cầu. 1.2.1.2 Mở rộng sản xuất phôi thép và hợp lý hóa năng lực cán thép Từ năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã hạn chế các công ty tham gia vào thị trường cán thép để điều chỉnh cung cầu và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nhằm loại bỏ những sản phẩm ngoài quy cách. Tuy nhiên việc đó không đạt được hiệu quả cao. Điều quan trọng hơn là Chính phủ phải quyết định và công bố lịch trình tự do mậu dịch hóa. Nếu Chính phủ làm rõ khả năng loại bỏ chính sách bảo hộ thì sẽ loại bỏ được thành phần tham gia thị trường mang tính chất cơ hội, trên thị trường chỉ tồn tại những công ty có ý chí cạnh tranh. Thực tế Chính phủ đang nỗ lực soạn thảo lịch trình giảm thuế quan và thuế quan hóa những hàng rào phi thuế quan. Những lịch trình được công bố đã không đề cập đến thực trạng của các ngành sản xuất. Nếu lịch trình này được thực hiện sẽ dẫn đến những xáo trộn lớn. Năm 2001, Chính phủ dự kiến giảm phần lớn thuế nhập khẩu thép nhưng không thành công. Hơn nữa chính sách thuế quan sau năm 2006 đã không được làm rõ. Sau khi giảm thuế quan, tình hình sẽ có những thay đổi. Những công ty có trang thiết bị hiện đại mới có khả năng tồn tại, các công ty quốc doanh khác, các công ty vừa và nhỏ, các xưởng nhỏ sẽ rất khó khăn trong quá trình tự do hóa. Kế hoạch phát triển tổng thể ngành thép của VSC bao gồm cả việc xây dựng hai nhà máy luyện cán thép ở miền Bắc và miền Nam, mở rộng TISCO lần thứ hai. Ngoài ra VSC còn có kế hoạch xây dựng nhà máy luyện cán thép ở miền Trung bằng vốn của tổng công ty. Việc xây dựng lò hồ quang điện có quy mô hiệu suất tối thiểu nhằm thay thế nhập khẩu phôi thép là hợp lý. Tuy nhiên năng lực cán thép dư thừa là quá lớn. Nếu tất cả kế hoạch đều thực hiện thì năng lực cán thép của các công ty trực thuộcVSC và cả 3 nhà máy cán thép mới sẽ đạt 1.850.000 tấn /năm. Nếu các công ty liên doanh với nước ngoài và các công ty tư nhân hoạt động hết 100% năng lực thiết kế ở năm 2001 thì tổng năng lực cán thép toàn quốc là 4.640.000 tấn/năm. Dù Việt Nam đạt được tỷ lệ tăng trưởng GDP 7,5% như mục tiêu thì lượng thép tiêu thụ dự đoán sẽ tăng trưởng 9%/năm. Một số quan chức Chính phủ Việt Nam có khuynh hướng coi trọng những công ty quốc doanh và phân bổ đều các ngành sản xuất ở các khu vực. Có thể suy đoán rằng chủ trương xây dựng các nhà máy luyện cán thép ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam và cải tạo lần hai nhà máy TISCO một phần có lý do chính trị. Nhưng xây dựng nhiều nhà máy không có khả năng cạnh tranh thì không giải quyết được các vấn đề kinh tế. Chính phủ Việt Nam cần xem xét lại các dự án đó. Từ năm 2000, khác với các công ty vừa và nhỏ, các xưởng gia đình trước đây, các công ty tư nhân có thiết bị tương đối hiện đại cũng đang tham gia vào thị trường cán thép. Hiện tại không thể nhận xét một cách rõ ràng và đầy đủ thực trạng của các công ty này nhưng VSC cần hạn chế đầu tư vào các nhà máy cán thép để tránh đầu tư quá tải, phải điều chỉnh dự án theo hướng tập trung vào dự án thép luyện điện- đúc phôi thép vì các công ty khác gặp trở ngại khi tham gia vào thị trường này, hơn nữa các công ty tư nhân không chịu được rủi ro lớn khi đầu tư vào lĩnh vực đó. 1.2.2 Chiến lược và chính sách thương mại đối với các loại thép tấm 1.2.2.1 Khai thác thị trường trong nước tập trung vào chất lượng trung bình Khi tình hình kinh tế trong nước suy thoái, loại trừ những trường hợp xuất khẩu bắt buộc, các nhà máy cán thép tấm Đông Nam Á phục vụ thị trường trong nước là chính. Trong trường hợp nhà máy cán thép tấm của Việt Nam cũng tương tự và đối tượng chủ yếu của các nhà máy này là thị trường trong nước. Thị trường thép tấm Việt Nam chia thành 3 mức độ theo chất lượng sản phẩm. Ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp điện gia dụng cần thép tấm mỏng cao cấp nhưng sản lượng ngành này ở Việt Nam lại thấp. Nhu cầu đối với thép mỏng chất lượng thấp sẽ xuất hiện trong nhiều ngành như xây dựng, sản xuất đồ gia dụng phục vụ nội địa, gia công thép thông thường, xe đạp, sửa chữa xe máy. Hiện tại những ngành này đang sử dụng sản phẩm nhập khẩu từ Nga và Ucraina với chất lượng không tốt và chi phí sản xuất không thấp. Tuy nhiên các nhà sản xuất thép của Nga và Ucraina vẫn xuất khẩu với giá rẻ để có ngoại tệ. Sản phẩm của họ là ngòi nổ cho những xung đột thương mại trên quy mô toàn cầu. Nếu nhà máy cán thép tấm mới của Nga và Ucraina thì khó có khả năng có lợi nhuận cao. Vì vậy, các nhà máy cán thép tấm mới của Việt Nam cần chọn khách hàng trong giai đoạn thị trường sản phẩm chất lượng trung bình làm đối tượng chủ yếu. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đời sống sinh hoạt được nâng cao thì thị trường này có khả năng sẽ được mở rộng vững chắc. Những khách hàng chủ yếu có thể là các công ty nước ngoài đang sản xuất và xuất khẩu thiết bị máy gia đình, nguyên liệu xây dựng. Nhiều khách hàng của sản phẩm chất lượng cao và chất lượng trung bình là các công ty nước ngoài cho nên họ đặt ra yêu cầu chất lượng tốt, giao hàng đúng thời hạn và tỷ lệ hàng kém chất lượng thấp. Vì thế cần phải có kỹ thuật và quản lý ở trình độ cao. Tóm lại, các nhà máy cán nguội và cán sợi nóng muốn có khách hàng cần có những điều kiện sau: - Điều tra thị trường triệt để và nắm được thị trường. - Tránh cạnh tranh không cân sức với các công ty ở Nga và Ucraina. - Áp dụng kỹ thuật thiết bị, kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật quản lý từ nước ngoài. - Sử dụng nguyên liệu chất lượng tốt phù hợp với chất lượng sản phẩm. 1.2.2.2 Dự án xây dựng nhà máy cán thép tấm trong quy hoạch tổng thể Mục tiêu của ngành sản xuất thép tấm Việt Nam là thay thế nhập khẩu nên quy mô của thị trường thép tấm bị giới hạn bởi tốc độ mở rộng nhu cầu trong nước. Mặt khác tính kinh tế theo quy mô phát huy mạnh trong các nhà máy cán sợi nóng và khu vực thượng nguồn, các lò luyện cao cần phải có thị trường lớn. Vì vậy xúc tiến mở rộng năng lực sản xuất và thỏa mãn các điều kiện này là vấn đề mấu chốt của kế hoạch phát triển tổng thể. Kế hoạch này bao gồm việc xây dựng hai nhà máy cán sợi nóng và hai nhà máy cán nguội. Dự đoán các nhà máy này là công đoạn hạ nguồn của nhà máy sản xuất thép khép kín. Có hai vấn đề trước mắt cần quan tâm là thời điểm thực hiện kế hoạch và việc quyết định địa điểm xây dựng. Thứ nhất là thời điểm thực hiện kế hoạch: Trong trường hợp hai máy cán sợi nóng và 2 máy cán nguội được xây dựng trước năm 2010,dự báo rằng năng lực của máy cán nguội thấp hơn tổng nhu cầu thép tấm cán nguội. Nhưng chưa có nghiên cứu quy mô thị trường chất lượng trung bình và thị trường chất lượng cao. Theo kế hoạch năng lực cán nguội năm 2010 là 1 triệu tấn, để đạt được hiệu suất vận hành 80% thì nhu cấu phải ở mức 800.000 tấn. Nhờ sản xuất xe máy tăng, nhu cầu năm 2000-2001 tăng hơn so với dự đoán, nên nếu sau này nhu cầu tiếp tục tăng thì có khả năng cung cầu sẽ cân bằng. Có nhiều ngành công nghiệp có nhu cầu thép tấm, nhưng tương lai phát triển của các ngành này không rõ ràng cho nên nhu cầu là khó dự đoán.VSC phải tiến hành điều tra thị trường thường xuyên, điều chỉnh thời điểm đầu tư phù hợp với kết quả đó. Thứ hai là địa điểm xây dựng nhà máy cán sợi nóng thứ nhất nên xây gần nhà máy cán nguội thứ nhất, có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển vì cán nguội và cán thép sợi nóng là hai công đoạn kế tiếp nhau. Hai nhà máy này có thể sử dụng chung bộ phận phụ trách an toàn, phụ tùng, kiểm tra và sửa chữa thiết bị. 1.3 Sự xâm nhập của thép Trung Quốc vào Việt Nam 1.3.1 Thép Trung Quốc nhập khẩu vào nước ta với giá rẻ 1.3.1.1 Việt Nam tràn ngập thép trung Quốc Tình trạng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tạm lắng xuống vào thời điểm cuối tháng 5/2007, giờ lại bùng lên. Nhiều doanh nghiệp sản xuất thép đã tạm ngừng sản xuất, chuyển sang nhập khẩu thép để kiếm lời.Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp thời gian gần đây, tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, phôi thép từ Trung Quốc đang được nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam. Theo quan sát của PV, hầu hết các bãi thép lớn tại thành phố Lào Cai hiện đang ngập tràn thép Trung Quốc. Tại các bãi tập kết sắt - thép như bãi Hóa Trường, Bắc Duyên Hải, Kim Thành… xe ô tô trọng tải lớn liên tục vào bốc thép vận chuyển về xuôi. [...]... liệt, và nếu phía Trung Quốc tung vào thị trường Việt Nam loại thép cây với mức giá rẻ như thép cuộn thì khả năng "sống còn" của ngành luyện cán thép của Việt Nam là khó khăn Để đối phó, đã có ý kiến đề nghị Hiệp hội Thép kêu gọi các doanh nghiệp trong nước hợp tác cùng bán giá rẻ để ngăn không cho hàng Trung Quốc tràn vào Nhưng điều này không khả thi bởi ngành thép Việt Nam phải sản xuất với số lượng lớn... Quốc nhập khẩu vào Việt Nam với giá rẻ hơn thép sản xuất trong nước lại dễ bán lẫn lộn với thép cuộn Việt Nam đã khi n một số nhà máy phải ngừng sản xuất thép cuộn Riêng thép cây sản xuất tại Trung Quốc bắt buộc phải có nhãn mác ghi trong cây thép nên chưa vào được thị trường Việt Nam vì người tiêu dùng chưa tin tưởng chất lượng thép cây do Trung Quốc sản xuất và đã quen dùng thép cây thương hiệu Việt.. .Thép tại các bãi này được chất thành đống to, từ phôi thép, thép ống, thép cuộn… Có mặt tại bãi tập kết thép Bắc Duyên Hải, thép Trung Quốc được chất thành từng đống lớn, nằm ngổn ngang trên diện tích rộng khoảng 5.000 m2 1.3.1.2 Doanh nghiệp bỏ sản xuất lao vào nhập khẩu thép Do ảnh hưởng của thép cuộn Trung Quốc nhập vào Việt Nam với giá rẻ hơn từ 8,2-8,4 triệu đồng/tấn nên nhiều DN sản xuất thép. .. nhà máy có công suất nhỏ, trình độ công nghệ và thiết bị trung bình nên các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật còn kém, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp Trong khi đó, Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm thép từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản do tác động của việc gia nhập WTO, mở rộng AFTA Đặc biệt, các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với những thách thức từ ngành thép Trung Quốc Họ... theo một bản báo cáo về ngành công nghiệp thép của Mỹ, đây là một phần trong chính sách nhằm tăng năng lực sản xuất thép của Trung Quốc Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến các quốc gia sản xuất thép khác trên thế giới ( trong đó có Việt Nam ) Do đó, để cạnh tranh một cách bình đẳng với ngành công nghiệp thép hết sức lớn mạnh của Trung Quốc và các nước khác, Chính Phủ Việt Nam cần có những biện pháp can thiệp... phẩm thép cuộn nhập khẩu từ Trung Quốc đang có hiện tượng bán phá giá vào thị trường Việt Nam, Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Thương mại đã có ý kiến về vấn đề này Theo Cục quản lý cạnh tranh, việc có hay không thép cuộn Trung Quốc bán phá giá vào thị trường Việt Nam cần phải xem xét thận trọng dựa trên các cơ sở pháp luật Việt Nam và quốc tế Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, hiện giá phôi thép. .. nay do dư thừa thép, Trung Quốc đang áp dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu sản phẩm thép sang các nước trong khu vực bằng biện pháp giảm 8% thuế VAT khi xuất khẩu, nhưng lại hạn chế xuất khẩu bán sản phẩm (phôi thép) bằng cách tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 5 lên 10% Vì vậy, giá sản phẩm thép xuất sang Việt Nam rẻ hơn giá phôi gây khó khăn rất lớn cho sản xuất thép trong nước Thép cuộn Trung Quốc. .. khẩu của mặt hàng đó có chiếm trên 3% tổng thị phần nhập khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam hay không, hàng hóa đó có thực sự bán phá giá vào thị trường Việt Nam, có thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất của Việt Nam và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và gây thiệt hại hay không.Việc kết luận sản phẩm thép cuộn nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc bán phá giá mặt hàng thép cuộn của. .. trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái Thế nhưng, một nghịch lý là, trong khi năng lực sản xuất thép trong nước đang dư thừa thì lại phải nhường thị trường cho lượng thép giá rẻ của Trung Quốc được hỗ trợ bởi chính sách khuyến khích xuất khẩu đã tràn vào Việt Nam (đặc biệt là thép cuộn).Đồng thời với chính sách khuyến khích xuất khẩu thép thành phẩm, Trung Quốc cũng siết lại việc xuất khẩu phôi thép bằng... chóng kiến nghị của ngành thép, ngăn chặn việc làm trên đây của Công ty cổ phần thép Việt Ý và đề ra các giải pháp để bảo vệ sản xuất trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thép trong nước lớn mạnh và phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế 1.4.2 Phản ứng của Trung Quốc Chính sách trợ cấp của chính phủ Trung Quốc là nguyên nhân cho sự phát triển quá nóng ngành thép nước này Chính sách này . huống 5 Thương mại của ngành thép khi có sự biến động do thép Trung Quốc tràn vào nước ta với giá rẻ 5 1.1 Thực trạng ngành thépViệt Nam trong những năm gần đây 5 1.2 Các chính sách hiện có của Việt. cán thép tấm trong quy hoạch tổng thể. 9 1.3 Sự xâm nhập của thép Trung Quốc vào Việt Nam 10 1.3.1 Thép Trung Quốc nhập khẩu vào nước ta với giá rẻ 10 1.3.1.1 Việt Nam tràn ngập thép trung Quốc. đây, thị trường thép Trung Quốc đang làm đau đầu các nhà chức trách Việt Nam bởi có một khối lượng lớn thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam với giá rẻ. Khi đó giá phôi thép và giá thép thành phẩm