Tháng 9/2001, Chính phủ đã phê chuẩn kế hoạch phát triển tổng thể ngành thép Việt Nam. Kế hoạch này được VSC coi là chiến lược phát triển ngành thép đến năm 2010. Nhưng theo lãnh đạo VSC, kế hoạch phát triển tổng thể này có thể được sửa đổi tùy theo điều kiện cụ thể.Ví dụ, theo kế hoạch này, những dự án đầu tư từ năm 2001 đến năm 2005 được phê duyệt một cách chi tiết, còn những dự án từ năm 2006-2010 chỉ được phê duyệt về mặt phương hướng. Các dự án xây dựng nhà máy sản xuất thép thô 4.500.000 tấn/năm cũng nằm trong giai đoạn sau và dự định hoàn thành sau năm 2011.
Bảng 2: Kế hoạch đầu tư 2006-2010
Nhà máy cán thép Đà Nẵng nằm trong danh sách của dự án VSC nhưng không có tên trong văn bản kèm theo trong quyết định của Chính Phủ.
Tên dự án Công ty thiết kế (1000 tấn/năm)
Năm xây dựng Hình thức đầu tư Nhà máy sản xuất thép khép kín (4.500.000 tấn/năm) Giai đoạn 1:Nhà máy cán nguội và nhà máy cán nóng Thép tấm cán nguội:600 Thép tấm- sợi cán nóng:1500
2007-2010 Đầu tư đơn hay liên doanh
Giai đoạn 2:Công trình xây dựng lò luyện cao
Thép thô:2.500 2008-2012 Đầu tư đơn
Quặng sắt Sắt:10.000 2007-2011 Đầu tư đơn hay liên doanh
Nhà máy thép đặc biệt
Sản phẩm sắt đặc biệt:100
2006-2008 Đầu tư đơn Nhà máy phôi
thép VINA- KYOEI
Phôi thép:500 2006-2008 Liên doanh
Nhà máy sắt hoàn nguyên trực tiếp
Sắt hoàn nguyên trực tiếp:1400
Đầu tư đơn và liên doanh
(Nguồn: Chính sách Công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập )
Trong quá trình xây dựng kế hoạch tổng thể, có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề phát triển ngành thép. Do kế hoạch tổng thể không được xây dựng chi tiết nên hiện tại vẫn có nhiều vấn đề tranh cãi.