SKKN TỔ CHỨC GIỜ DẠY BÀI 4 “BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN” MÔN TIN HỌC 10 ĐẠT HIỆU QUẢ

40 2.9K 25
SKKN TỔ CHỨC GIỜ DẠY BÀI 4 “BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN” MÔN TIN HỌC 10 ĐẠT HIỆU QUẢ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC  KINH NGHIỆM: TỔ CHỨC GIỜ DẠY BÀI 4 “BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN” MÔN TIN HỌC 10 ĐẠT HIỆU QUẢ THỰC HIỆN: TRẦN THỊ THÚY VÂN Tháng 03 năm 2011 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 4 I. Lí do chọn đề tài 4 II. Đối tượng nghiên cứu 5 III. Phạm vi nghiên cứu 5 IV. Phương pháp nghiên cứu 5 V. Đề tài đưa ra phương pháp mới 6 Đưa ra giải pháp giúp GV tổ chức tốt bài “Bài toán và thuật toán”, nhất là các tiết xây dựng thuật toán cho các bài toán cụ thể. GV thực hiện tốt tiến trình giảng dạy các tiết học, tổ chức tốt các hoạt động theo một trình tự khoa học logic, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả cao phương pháp dạy học đạt được yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, việc lập bảng mô phỏng các thuật toán với các số liệu cụ thể cũng giúp cho học sinh dễ hiểu thuật toán hơn 6 B. NỘI DUNG 7 I. Cơ sở lí luận 7 II. Cơ sở thực tiễn 7 1. Thực tiễn vấn đề nghiên cứu 7 2. Sự cần thiết của đề tài: 8 III. Nội dung vấn đề 8 1. Chọn lựa phương pháp 8 2. Xây dựng qui trình 8 3. Giải pháp 9 Bước 1: Chuẩn bị 9 Bước 2: Quá trình thực hiện tiết dạy 9 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 9 Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung bài toán cụ thể. Xác định yêu cầu bài toán 10 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm, đề ra các giải pháp xây dựng thuật toán 10 Hoạt động 4: Củng cố - Mở rộng bài toán 11 Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 11 4. Kết quả cụ thể 11 C. KẾT LUẬN 13 IV. Bài học kinh nghiệm 13 V. Hướng phổ biến, áp dụng của đề tài 14 VI. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài 14 D. MỘT SỐ GIÁO ÁN CÁC TIẾT DẠY BÀI 4 “BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN” 16 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 1) 16 -2- I. Khái niệm bài toán 16 II. Khái niệm thuật toán 18 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 2) 19 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 3) 22 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 4) 25 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 5) 29 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 6) 34 E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 A. -3- A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài − Thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 về nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2010 – 2011 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” tích cực đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy và học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông; đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học và công tác quản lí chuyên môn. − Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hóa trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người và đem lại nhiều hiệu quả to lớn. Sự phát triển mạnh mẽ như “vũ bão” của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này, vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm hoà nhập với khu vực và trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm học 2006-2007. − Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 10, mới làm quen với chương trình Tin học nên còn bỡ ngỡ. Vì đây là môn học mới nên học sinh cũng có hứng thú tìm hiểu. Bên cạnh đó, các em cũng gặp không ít khó khăn, kể cả GV. Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT và trao đổi với đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy trong toàn bộ chương trình Tin học 10 thì bài 4 – “Bài toán và thuật toán” có nội dung hay nhưng khó và khô khan, đặc biệt là việc mô tả các thuật toán để biểu diễn vào máy tính mặc dù đó là các bài toán quen thuộc. Và việc làm thế nào để có thể giúp các em học sinh hiểu và tự mình xây dựng thuật toán cũng là vấn đề không nhỏ đối với GV. -4- − Với nội dung bài như vậy, nếu chỉ dạy học theo phương pháp truyền thống thì quá trừu tượng, nhất là các tiết xây dựng thuật toán cho các bài toán cụ thể. GV phải kết hợp nhiều phương pháp trực quan hơn, đồng thời, để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Từ đó, qua mỗi phần học, tiết học học sinh thích thú với kiến thức mới, qua đó hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức trước hết để đáp ứng những yêu cầu của môn học, sau đó là việc ứng dụng của nó vào các công việc thực tiễn trong đời sống xã hội (nếu có).  Để đạt được mục tiêu đề ra trong bài “Bài toán và thuật toán”, GV cần phải: − Tìm hiểu và lựa chọn phương pháp thích hợp cho mỗi tiết dạy, nội dung bài học. − Vì bài học có liên quan nhiều đến kiến thức toán học nên GV yêu cầu học sinh xem lại các khái niệm cũng như cách giải các bài toán quen thuộc. − Cuối tiết học, GV cho học sinh vận dụng giải các bài toán tương tự, có nâng cao qua các bài tập về nhà và có kiểm tra đánh giá ở cuối tiết tiếp theo.  Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế học sinh của trường THPT Nguyễn Trung Trực, bản thân tôi thấy cần tiến hành nghiên cứu để tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn nhằm giúp GV – học sinh thực hiện tốt “dạy tốt – học tốt”, đó là “Kinh nghiệm tổ chức giờ dạy bài Bài toán và thuật toán môn Tin học 10 đạt hiệu quả”. II. Đối tượng nghiên cứu − Các biện pháp để tổ chức tốt bài “Bài toán và thuật toán” ở môn Tin học 10. − Học sinh vận dụng tốt các kiến thức đã học nhằm rèn cho học sinh kĩ năng tư duy, chủ động, sáng tạo… III.Phạm vi nghiên cứu − Phương pháp dạy học bài “Bài toán và thuật toán” của môn Tin học 10 thực hiện ở các lớp 10C11 và 10C12 của trường THPT Nguyễn Trung Trực, Hòa Thành, Tây Ninh, năm học 2010 – 2011. IV. Phương pháp nghiên cứu -5- − Tìm, đọc, nghiên cứu các tài liệu đến vấn đề đặt ra để tìm cơ sở khoa học cho đề tài và tìm ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực thế khi dạy bài “Bài toán và thuật toán”, từ đó rút ra kinh nghiệm áp dụng. − Điều tra, đối thoại để tìm hiểu thực trạng học sinh và tìm ra biện pháp thiết thực giải quyết thực trạng đó qua trao đổi với đồng nghiệp. − Dự giờ rút kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp − Kiểm tra, đối chiếu, so sánh qua việc thực hiện phương pháp mới ở một số lớp và không áp dụng ở một số lớp. − Áp dụng kinh nghiệm mới trên lớp − Kiểm tra đánh giá và điều chỉnh bổ sung − Phân tích, tổng hợp kết quả thu được trong thực tế để thấy được hiệu quả đề tài V. Đề tài đưa ra phương pháp mới Đưa ra giải pháp giúp GV tổ chức tốt bài “Bài toán và thuật toán”, nhất là các tiết xây dựng thuật toán cho các bài toán cụ thể. GV thực hiện tốt tiến trình giảng dạy các tiết học, tổ chức tốt các hoạt động theo một trình tự khoa học logic, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả cao phương pháp dạy học đạt được yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, việc lập bảng mô phỏng các thuật toán với các số liệu cụ thể cũng giúp cho học sinh dễ hiểu thuật toán hơn. -6- B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận  Các văn bản chỉ đạo − Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) của Đảng khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền đạt kiến thức một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học.” Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay chính là hướng tới việc dạy tốt và học tốt theo phương châm lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học. Muốn vậy GV cần phải hiểu sâu sắc và vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học trong mỗi tiết dạy. − Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ –BGDĐT ngày 2/2/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,…” − Thực hiện Nghị quyết số 40/2001/QH10 của Quốc hội khóa X và chỉ thị số 14/2001/CT_TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. − Thực hiện mục tiêu của môn Tin học THPT. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực tiễn vấn đề nghiên cứu  Về phía học sinh: − Do học sinh mới được làm quen với môn Tin học và việc xây dựng thuật toán từ các bài toán, dùng máy tính để giải bài toán nên còn xa lạ, bỡ ngỡ và chưa hình thành một số kĩ năng khi đứng trước một bài toán. − Chất lượng bài kiểm tra sau khi học xong bài “Bài toán và thuật toán” môn Tin học 10 ở trường THPT Nguyễn Trung Trực tương đối thấp. − Nhiều học sinh còn chưa chủ động, chưa có thái độ tích cực xây dựng bài trong bài "Bài toán và thuật toán” vì nội dung tương đối khó.  Về phía GV: − GV chưa có giải pháp tích cực để tạo hứng thú thu hút học sinh tham gia vào hoạt động xây dựng bài. -7- → Từ thực tiễn trên cho thấy: việc dạy và học của GV – học sinh chưa khai thác hết nội dung của bài học cũng như vai trò của GV và khả năng của học sinh khi học bài “Bài toán và thuật toán”, đó là những kiến thức nền tảng để học sinh tiếp cận với việc học ngôn ngữ lập trình sau này, đồng thời tạo điều kiện cho những học sinh có năng khiếu bộ môn phát huy khả năng tư duy. 2. Sự cần thiết của đề tài: Một tiêu chí mà bất kì GV nào cũng mong muốn đạt được là sự hứng thú của học sinh trong việc học bộ môn. Muốn vậy, người thầy phải có một kế họach giảng dạy tạo nhiều cơ hội cho học sinh phát huy được năm thiên chức của mình là nghe, nhìn, đọc, nói, viết. Có thể thấy một cách rõ ràng rằng người thầy, cách dạy, cách soạn giáo án chuẩn bị bài giảng là yếu tố then chốt làm chuyển biến nhận thức của học sinh, giúp cho các em thấy được cái hay, sự cần thiết và những lợi ích của môn Tin học nói chung và cách giải quyết một bài toán trong bài “Bài toán và thuật toán” nói riêng. Vì những lí do trên, tôi đặt ra mục tiêu cho đề tài của mình là tìm ra cách soạn bài giảng sao cho hợp lí, đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ dễ đến khó, làm biến đổi nhận thức của học sinh từ xa lạ trở nên gần gũi với những kiến thức mà học sinh đã có sẵn và phương pháp truyền đạt trực quan nhất mà học sinh không cảm thấy khô khan, cứng nhắc. III.Nội dung vấn đề 1. Chọn lựa phương pháp Thực tiễn và lí luận đã cho thấy để thực hiện dạy học có hiệu quả, GV cần phải biết cách áp dụng những ưu thế của từng phương pháp dạy học, biết lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung dạy học, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của GV, học sinh và của nhà trường. Cần kế thừa và phát huy tối đa thế mạnh của các phương pháp dạy học, sử dụng các trang thiết bị dạy học phù hợp nhằm làm cho học sinh chủ động, tích cực hơn trong học tập như: vấn đáp tái hiện, tìm tòi, giải thích – minh họa; đặt và giải quyết vấn đề; hoạt động nhóm; động não; tranh luận;… 2. Xây dựng qui trình -8- Trong các tiết dạy bài “Bài toán và thuật toán” GV nhắc lại các kiến thức cơ bản có liên quan đến bài học. GV cần lưu ý sử dụng số lượng và nội dung các dạng bài tập hợp lí với phương châm “thầy chủ đạo – trò chủ động” được thể hiện xuyên suốt trong các tiết dạy. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung, bài toán cụ thể. Xác định yêu cầu bài toán. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm, đề ra các giải pháp xây dựng thuật toán. Mô phỏng với số liệu cụ thể. Nhắc lại kiến thức cũ có liên quan. Hoạt động 4: Củng cố - Mở rộng bài toán. Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 3. Giải pháp Từ các yêu cầu đặt ra đối với bài “Bài toán và thuật toán” cũng như đối với GV và học sinh đã nêu ở trên và qua trao đổi, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp, với vốn kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy biện pháp tích cực trong giảng dạy bài “Bài toán và thuật toán” nhất thiết phải đảm bào thực hiện những công việc sau: • Bước 1: Chuẩn bị GV nghiên cứu bài học, bài tập của toàn bộ bài “Bài toán và thuật toán” để lập ra kế hoạch bài học với mục tiêu cần đạt, phù hợp với trọng tâm của bài, chọn những bài toán đơn giản nhất, quen thuộc nhất với học sinh. GV cụ thể hóa các yêu cầu cần học sinh phải chuẩn bị về: − Kiến thức đã học Ví dụ : Để chuẩn bị cho tiết 10, GV yêu cầu học sinh ôn lại cách giải phương trình bậc nhất ax + b = 0 và phương trình bậc hai ax 2 + bx + c = 0 − Hướng dẫn một số kiến thức mới ở tiết học tiếp theo Ví dụ: Yêu cầu học sinh xem trước các cách biểu diễn thuật toán, các tính chất của thuật toán. • Bước 2: Quá trình thực hiện tiết dạy Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ − GV gọi học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi có liên quan đến kiến thức của tiết học sắp tới. -9- − Sau khi học sinh đã trả lời xong, GV gọi học sinh khác nhận xét và giải thích bổ sung (nếu cần). − GV đánh giá cho điểm và chốt lại kết quả đúng. Ví dụ: Ở tiết 12, GV gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi Cho dãy số gồm N phần tử các số nguyên và giá trị các phần tử là a 1 , a 2, …, a N . Đếm xem trong dãy có bao nhiêu số nguyên dương? Yêu cầu: Hãy xác định Input, Output của bài toán trên. Sau khi học sinh giải xong, GV cho học sinh khác nhận xét bổ sung và GV đánh giá cho điểm hoàn chỉnh bài giải của học sinh. Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung bài toán cụ thể. Xác định yêu cầu bài toán. − GV đưa ra nội dung bài toán, yêu cầu học sinh đọc lại một lần nữa. Sau đó xác định Input – Output của bài toán (đã chuẩn bị ở nhà). Ví dụ: Tiết 11 - Mô tả thuật toán “Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên” + GV yêu cầu học sinh xác định Input – Output của bài toán: o Input: N, a 1 , a 2, …, a N . o Output: Giá trị lớn nhất Max. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm, đề ra các giải pháp xây dựng thuật toán. − Sau khi xác định được yêu cầu bài toán, GV cho các nhóm học sinh nêu giải thuật (chỉ cần ý tưởng) để giải quyết bài toán. Cho đại diện các nhóm nhận xét ý tưởng của các nhóm khác, rồi chọn ra ý tưởng tốt nhất. − Đối với các bài toán tương đối phức tạp, GV cần gợi ý để học sinh có thể tìm được giải thuật, hoặc thậm chí đưa ra giải thuật và hướng dẫn cho học sinh hiểu được giải thuật. Ví dụ: Tiết 11 - Mô tả thuật toán “Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên” + Xây dựng giải thuật: o GV lấy ví dụ với dãy 2 phần tử, yêu cầu học sinh tìm giá trị lớn nhất. o Tương tự với 3 phần tử, 4 phần tử,… o GV lấy ví dụ cụ thể với dãy số gồm N = 10 phần tử như sau: 6 1 5 3 7 8 10 9 12 4 Hỏi: Giá trị lớn nhất trong dãy trên là bao nhiêu? Học sinh trả lời: 12 Hỏi: Vậy cách thực hiện như thế nào để tìm được số lớn nhất? Sau đó tổng quát hóa với dãy số nguyên N phần tử. -10- [...]... kết quả đã đạt được sau khi áp dụng SKKN “Kinh nghiệm tổ chức giờ dạy bài Bài toán và thuật toán môn Tin học 10 đạt hiệu quả , bản thân tôi sẽ tiếp tục áp dụng các phương pháp thích hợp để giảng dạy các bài tiếp theo trong chương trình Tin học 10 Sau đó, bản thân tôi sẽ thực hiện tiết dạy minh họa, chuyên đề ở tổ bộ môn để tổ đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm nhằm giúp các giờ dạy bộ môn Tin học ở... 28.9 % 16 41 .0 % 85 41 .7 % GHI CHÚ  Kết quả sau khi thực hiện đề tài  Kết quả khảo sát bài kiểm tra 1 tiết sau khi học xong bài Bài toán và thuật toán LỚP TSHS 10C8 10C9 CỘNG 38 39 2 04  Đạt yêu cầu S.L Tỉ lệ (%) 27 71.1 % 23 59.0 % 119 58.3 % Không đạt y.c S.L Tỉ lệ (%) 11 28.9 % 16 41 .0 % 85 41 .7 % GHI CHÚ Kết quả khảo sát chất lượng học kỳ I môn Tin học: LỚP TSHS 10C8 10C9 CỘNG 38 39 2 04 Đạt yêu... THPT Nguyễn Trung Trực đạt hiệu quả cao hơn VI Hướng nghiên cứu tiếp đề tài - 14- - Tiếp tục tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn thông tin về kinh nghiệm dạy bộ môn Tin học ở trường THPT - Trao đổi kinh nghiệm với 1 số giáo viên dạy Tin học ở trường và các trường bạn về đề tài này -15- D MỘT SỐ GIÁO ÁN CÁC TIẾT DẠY BÀI 4 “BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN” Tiết: 9 Bài 4 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 1) I MỤC TIÊU:... tài  Kết quả khảo sát bài kiểm tra 1 tiết sau khi học xong bài Bài toán và thuật toán LỚP TSHS 10C8 10C9 CỘNG 38 39 2 04  Đạt yêu cầu S.L Tỉ lệ (%) 27 71.1 % 23 59.0 % 119 58.3 % Không đạt y.c S.L Tỉ lệ (%) 11 28.9 % 16 41 .0 % 85 41 .7 % GHI CHÚ Kết quả khảo sát chất lượng học kỳ I môn Tin học: LỚP TSHS 10C8 10C9 CỘNG 38 39 2 04 Đạt yêu cầu S.L Tỉ lệ (%) 27 71.1 % 23 59.0 % 119 58.3 % Không đạt y.c... phỏng: a1 a2 a3 a4 a5 Dãy số 1 4 -3 i 1 2 3 ai chia hết cho 2? c k dem 0 1 1 tong 0 4 4 a6 a7 a8 a9 a10 -7 4 6 7 k k 8 8 c 10 -15 9 10 k c c 5 4 k 6 5 c 1 4 2 2 3 4 5 5 10 10 14 22 32 32 Vậy trong dãy có 5 phần tử chẵn và tổng các phần tử chẵn là 32 4 Câu hỏi, bài tập củng cố: • Thuật toán có 2 dạng: Liệt kê và Sơ đồ khối • Bài tập: Yêu cầu HS chỉnh sửa các thuật toán trên để đếm và tính tổng các số âm,... Input ta nhận được Output của bài toán Tác dụng của thuật toán: dùng để giải một bài toán 4 Câu hỏi, bài tập củng cố: • Bài toán là gì? • Bài toán có những yếu tố nào? • Thuật toán là gì? • Bài tập: Cho bài toán sau Tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật với chiều dài và chiều rộng là a và b Xác định Input, Output của bài toán trên? 5 Hướng dẫn học sinh tự học: • Xem lại bài lý thuyết • Trả lời câu... -21- Tiết 11 Bài 4 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 3) I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: • Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê • Hiểu một số thuật toán thông dụng 2 Kỹ năng: • Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng liệt kê các bước II TRỌNG TÂM: • Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê • Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán đơn giản... dẫn học sinh tự học: • Xem lại bài • Trả lời câu hỏi 7 SGK trang 44 • Bài tập: Mô phỏng lại các bài tập ở lớp để đếm và tính tổng các số âm, số lẻ V RÚT KINH NGHIỆM: -27- -28- Tiết 13 Bài 4 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 5) I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: • Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê • Hiểu thuật toán của bài toán. .. được thuật toán của bài toán sắp xếp bằng sơ đồ khối hoặc liệt kê các bước II TRỌNG TÂM: • Hiểu thuật toán của bài toán sắp xếp • Xây dựng được thuật toán của bài toán sắp xếp bằng liệt kê các bước III CHUẨN BỊ: 1 GV: Một số bài toán đơn giản 2 Học sinh: Xem bài trước ở nhà IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1 Ổn định tổ chức: Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp và ổn định trật tự lớp 2 Kiểm tra bài cũ: GV đặt câu hỏi và. .. phỏng thuật toán đếm số các số âm trong dãy sau: 1 4 -3 5 -6 -7 4 8 10 -15 Trả lời: a1 a2 a3 a4 a5 a6 a7 a8 a9 a10 1 N 1 4 -3 5 -6 -7 4 8 -15 0 i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ai < k k c k c c k k k c 0? dem 0 0 1 1 2 3 3 3 3 4 Vậy: Số các số âm trong dãy là 4 GV nhận xét và cho điểm 3.Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC HỌC SINH GV: Hãy kể tên một số bài toán III Một số ví dụ về thuật toán sắp . tốt dạy tốt – học tốt”, đó là “Kinh nghiệm tổ chức giờ dạy bài Bài toán và thuật toán môn Tin học 10 đạt hiệu quả . II. Đối tượng nghiên cứu − Các biện pháp để tổ chức tốt bài Bài toán và thuật. tài 14 D. MỘT SỐ GIÁO ÁN CÁC TIẾT DẠY BÀI 4 “BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN” 16 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 1) 16 -2- I. Khái niệm bài toán 16 II. Khái niệm thuật toán 18 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết. VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 2) 19 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 3) 22 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 4) 25 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 5) 29 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 6) 34 E. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày đăng: 13/05/2015, 10:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. MỞ ĐẦU

    • I. Lí do chọn đề tài

    • II. Đối tượng nghiên cứu

    • III. Phạm vi nghiên cứu

    • IV. Phương pháp nghiên cứu

    • V. Đề tài đưa ra phương pháp mới

    • Đưa ra giải pháp giúp GV tổ chức tốt bài “Bài toán và thuật toán”, nhất là các tiết xây dựng thuật toán cho các bài toán cụ thể. GV thực hiện tốt tiến trình giảng dạy các tiết học, tổ chức tốt các hoạt động theo một trình tự khoa học logic, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả cao phương pháp dạy học đạt được yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, việc lập bảng mô phỏng các thuật toán với các số liệu cụ thể cũng giúp cho học sinh dễ hiểu thuật toán hơn.

    • B. NỘI DUNG

      • I. Cơ sở lí luận

      • II. Cơ sở thực tiễn

        • 1. Thực tiễn vấn đề nghiên cứu

        • 2. Sự cần thiết của đề tài:

        • III. Nội dung vấn đề

          • 1. Chọn lựa phương pháp

          • 2. Xây dựng qui trình

          • 3. Giải pháp

          • 4. Kết quả cụ thể

          • C. KẾT LUẬN

            • IV. Bài học kinh nghiệm

            • V. Hướng phổ biến, áp dụng của đề tài

            • VI. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài

            • D. MỘT SỐ GIÁO ÁN CÁC TIẾT DẠY BÀI 4 “BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN”

            • BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 1)

            • I. Khái niệm bài toán

            • II. Khái niệm thuật toán

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan