Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
336,44 KB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế - luật LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới hội nhập với nền kinh tế thế giới, trên cơ sở đó, hoạt động thương mại quốc tế của nước ta cũng càng ngày càng đi lên. Thương mại quốc tế là tất yếu khách quan để tạo ra hiệu quả cao nhất trong nền sản xuất quốc gia cũng như toàn thế giới. Đối với một quốc gia như chúng ta thì việc nhập khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Chúng ta đã qua đi cái thời kỳ lo ăn sao cho đủ no, mặc sao cho đủ ấm, mà bây giờ là nhu cầu tự thỏa mãn bản thân, không chỉ có nhu cầu về vật chất thông thường, mà những vật chất ấy còn phải mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật cao, để đáp ứng nhu cầu ấy trong lúc nước ta còn là một quốc gia hạn hẹp về cơ sở vật chất và công nghệ, và hơn nữa là để tiết kiệm tối đa chi phí thì việc nhập khẩu công nghệ, hay chính là nhập khẩu những máy móc công nghệ cao của nước ngoài sẽ là một trong những giải pháp lý tưởng nhất. Ngành uốn sắt nghệ thuật, một trong những ngành yêu cầu cao về công nghệ, hướng tới những khách hàng hạng thương gia, có thu nhập cao, những con người yêu kiến trúc, nghệ thuật Châu Âu, là một ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật cũng như tay nghề. Chắc chắn rằng với sự phát triển không ngừng của nước ta thì việc nhập khẩu máy móc uốn sắt nghệ thuật sẽ trở thành một lĩnh vực phát triển hơn nữa. Công ty TNHH Âu Việt -một trong những nhà là nhà phân phối độc quyền máy uốn sắt nghệ thuật hàng đầu của Đức. Cũng giống như nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khác khi mới bước vào hoạt động trong nền kinh tế thị trường, công ty khó có thể tránh khỏi những khó khăn, thách thức và yếu kém trong nghiệp vụ nhập khẩu của mình, tìm ra giải pháp nhằm khắc phục nhược điểm, khó khăn và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung luôn là quan tâm của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty. 1 GVHD: ThS. Lê Mai Trang SVTH: Nguyễn Thị Lĩnh 1 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế - luật LỜI CẢM ƠN Khóa luận là kết quả của quá trình em học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Thương Mại với sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ, giảng viên. Em đặc biệt cảm ơn sâu sắc tới cô Th.s Lê Mai Trang người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em sửa đổi nhiều thiếu sót trong bài khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị công tác tại Thư viện trường, các anh chị trong công ty TNHH Âu Việt đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tìm kiếm tài liệu nghiên cứu. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn và gia đình, những người đã giúp đỡ về kiến thức và chia sẻ những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt nhất khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Lĩnh 2 GVHD: ThS. Lê Mai Trang SVTH: Nguyễn Thị Lĩnh 2 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế - luật MỤC LỤC 3 GVHD: ThS. Lê Mai Trang SVTH: Nguyễn Thị Lĩnh 3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế - luật DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 4 GVHD: ThS. Lê Mai Trang SVTH: Nguyễn Thị Lĩnh 4 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế - luật DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Diễn giải 1 USD Dolar Mỹ 2 GDP Tốc độ tăng trưởng 3 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 4 SX Sản xuất 5 KD Kinh doanh 6 BHXH Bảo hiểm xã hội 5 GVHD: ThS. Lê Mai Trang SVTH: Nguyễn Thị Lĩnh 5 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế - luật PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Kinh tế thế giới đã trải qua một năm 2009 đầy khó khăn và đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, những thiệt hại mà suy thoái gây ra cho kinh tế thế giới là không hề nhỏ. Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 đã nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu, kéo theo đó là tình trạng suy thoái diễn ra trên toàn thế giới. Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại từ mức 5% năm 2007 xuống 3,7% năm 2008 và chỉ còn 2,2% vào năm 2009. Tốc độ tăng trưởng ở các nước kinh tế phát triển giảm 0,3% năm 2009. Tốc độ suy thoái mạnh nhất rơi vào quý 4/2008 và quý 1/2009. Một số nền kinh tế lớn của thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Ân Độ và các quốc gia ở châu Âu cũng đang đứng trước tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây. Năm 2009, mức suy thoái tại Mỹ là 0,9%, Nhật Bản là 0,1% và các nước thuộc EU là 0,5%. Cũng theo nhận định này, tỷ lệ thất nghiệp bình quân của các nền kinh tế trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) là gần 9%. Tại Mỹ, nơi suy thoái bắt đầu sớm hơn các nước khác, đội ngũ thất nghiệp năm 2009 đã tăng lên gấp đôi so với năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao cũng đang là nỗi lo cho các quốc gia. Suy thoái kinh tế tác động trực tiếp đến mọi mặt cũng như mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không ngoại trừ một quốc gia nào. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kih tế thế giới, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên khó có thể tránh khỏi những tác động suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2012, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế cũng như của doanh nghiệp thì năm vừa qua là một năm khó khăn về kinh tế Việt Nam. Con số doanh nghiệp tư doanh vừa và nhỏ phá sản không ngừng tăng lên so với năm 2011, số doanh nghiệp còn trụ lại phần lớn hoạt động cầm chừng theo kiểu chờ thời, giảm bớt lao động, chấp nhận thu hẹp sản xuất, giảm doanh thu, giảm lợi nhuận. Các tập đoàn kinh tế cũng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ do đầu tư tràn lan và không hiệu quả vào những lĩnh vực như tài chính và bất động sản từ những năm trước. Sản xuất kinh doanh nội địa phát triển chậm, tồn kho hàng hóa ứ đọng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, hệ thống ngân hàng suy yếu…. là những vấn đề kinh tế cần giải quyết triệt để. Tuy rằng cũng có những dấu hiệu tích cực đã phần nào làm giảm bớt độ ảm đạm của kinh tế năm qua như: tốc độ lạm phát còn một con số đánh dấu sự ổn định tích cực của giá cả hàng hóa, tỷ giá Việt Nam đồng khá ổn định trong suốt năm 2012 so với đồng USD, thâm hụt cán cân thương mại thấp nhất so với nhiều năm qua và dự trữ 6 GVHD: ThS. Lê Mai Trang SVTH: Nguyễn Thị Lĩnh Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế - luật ngoại hối quốc gia được củng cố, nhưng theo nhiều nhà phân tích, các dấu hiệu được coi là tích cực này cũng không thể đủ sức vực nền kinh tế đi lên vì nó chỉ là hệ quả của một nền kinh tế đang tăng trưởng chậm dần: tốc độ lạm phát ở mức 8% không thấp khi nền kinh tế đang lún sâu vào giảm phát, khi sản xuất đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp lên xấp xỉ 10% và tăng trưởng GDP chỉ còn 5,3%. Sự cải thiện cán cân thương mại trong năm 2012 là một dấu hiệu tích cực nhưng không chắc sẽ lâu bền, khi trên thực tế, nó chỉ phán ánh tình hình giảm sút nhập khẩu do giảm đầu tư tạm thời trong năm 2012 của các tập đoàn kinh tế nhà nước khi họ phải tập trung giải quyết khủng hoảng nợ không hề nhỏ… đây là các trở ngại lớn đối với Việt Nam, tuy nhiên các trở ngại trên con đường tăng trưởng kinh tế không chỉ bắt nguồn từ tác động suy thoái của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế chúng ta còn có những vấn đề riêng, những chấn thương riêng và hậu quả của các tổn tương này sẽ xuất hiện rõ rệt hơn trong năm 2013, 2014 và có thể kéo dài ang những năm tới, khiến nề kinh tế có thể lún sâu vào tình trạng lạm phát trì trệ, nếu chúng ta không sớm có những liệu pháp chữa trị kịp thời và một chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Âu Việt tác giải nhận thấy suy thoái kinh tế có ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật của công ty. Vì suy thoái kinh tế làm cho các doanh nghiệp nói chung cũng như công ty TNHH Âu Việt nói riêng gặp phải vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm giảm, các khó khăn từ ngân hàng cũng khiến công ty khó tiếp cận vốn đầu tư tái sản xuất… các tác động này đã là nguyên nhân chính làm cho doanh thu, lợi nhuận giảm, đe dọa tới sự tồn vong của công ty. Nhận thức được những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế đến doanh nghiệp em đã lựa chọn đề tài “ Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật của công ty TNHH Âu Việt ”. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu Suy thoái kinh tế bắt đầu được quan tâm từ năm 2008 do những diễn biến và tác động xấu tới kinh tế của nó, cho đến nay trên thế giới đã có ít nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên trong nước thì các nghiên cứu về nó còn khá nghèo nàn. Hầu hết các thông tin về suy thoái đều được bàn luận trên các trang báo kinh tế như. Tài liệu chuyên khảo: • Robert C.Guell, (2009), Những chủ đề kinh tế học hiện đại, NXB Tổng hợp Đồng Nai. Nội dung: Đề cập đến những vấn đề thời sự như là suy thoái, tác động của giá xăng, sự đói nghèo, giải quyết lạm phát,… đều được thể hiện qua chiều sâu nội dung của cuốn sách. Quấn sách gồm 35 chương tập trung vào các chủ đề: các vấn đề kinh tế 7 GVHD: ThS. Lê Mai Trang SVTH: Nguyễn Thị Lĩnh Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế - luật vĩ mô, suy thoái kinh tế, các vấn đề quốc tế,…với phong cách viết mang tính đối thoại, cuốn sách giúp sinh viên dế dàng liên kết kết với nội dung. • Charles P.Kindleberger và Robert T Z.Aliber, (2009), Hoảng loạn, hỗn loạn và cuồng loạn: gần 400 năm lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính, NXB Tri Thức. Nội dung: Quấn sách viết về các cuộc khủng hoảng kinh tế bao gồm trả lời các câu hỏi như: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng? Cơ chế phát sinh và phạm vi tác động của các cuộc khủng hoảng từng có trong lịch sử? Các bài viết, bài báo các hội thảo tham nghị về khủng hoảng kinh tế: • Đào Thế Tuấn, (2009), Bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cứu vớt chủ nghĩa tư bản hay xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế. Số 370. Tháng 3/2009. Nội dung: Nghiên cứu bản chất, nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 từ đó đưa ra các kết luận đúc kết cho xây dựng Chủ nghĩa Xã Hội thông qua vết xe đổ của chủ nghĩa tư bản. • Trần Đình Thiên, (2009), Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tác động đến Việt Nam và giải pháp ứng phó. Hội thảo khoa học “Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới – chính sách ứng phó của Việt Nam”. Viện kinh tế Việt Nam Nội dung: Nghiên cứu về diễn biến, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và những tác động của nó tới kinh tế Việt Nam, từ đó đưa ra các chính sách đối phó với khủng hoảng dựa trên các nghiên cứu cảu cuộc khủng hoảng 2008. • Đinh Tuấn Minh, (2010), Bài nghiên cứu của – Khủng hoảng kinh tế hiện nay, phân tích và khuyến nghị từ các lý thuyết kinh tế trường phái Áo. Nội dung: Tóm tắt kinh tế Việt Nam và thế giới trong giai đoạn đang suy thoái, hoặc tệ hơn nữa, khủng hoảng. Bài viết này hướng tới việc lý giải các nguyên nhân dẫn đến suy thoái, khủng hoảng kinh tế và từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách từ góc nhìn của lý thuyết kinh tế trường phái Áo. Dựa trên kinh nghiệm cảu cuộc Đại khủng hoảng 1929-1932 và các diễn biến gần đây của kinh tế Mỹ. Luận văn và khóa luận: • Trương Công Long, “ Ảnh hưởng cảu suy thoái kinh tế đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Nhà Bè”.– khóa luận/ luận văn – Trường Đại Học Thương Mại. Nội dung: Luận văn đã đưa ra những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến việc tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty, những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và gải pháp của công ty cổ phần may Nhà Bè. • Trịnh Thị Huyền, “ Một số giải pháp kích cầu nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh thiết bị văn phòng trên địa bàn Hà Nội”, khóa luận/ luận văn – Trường Đại Học Thương Mại. Nội dung: Nghiên cứu về các vấn đề lý luận của suy thoái kinh tế, các tác động cảu suy thoái kinh tế đến tình hình kinh doanh cảu mặt hàng thiết bị văn phòng trên 8 GVHD: ThS. Lê Mai Trang SVTH: Nguyễn Thị Lĩnh Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế - luật địa bàn Hà Nội, qua đó đưa ra các giải pháp và đề xuất nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. • Nguyễn Thúy Quỳnh, “ Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới kinh doanh xuất khẩu gạch ngói của công ty cổ phần Viglacera Hạ Long sang thị trường các nước châu Á”, khóa luận/ luận văn – Trường Đại Học Thương Mại. Nội dung: Tập trung nghiên cứu các ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm gạch ngói của công ty Viglacera Hạ Long và đưa ra các giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động xuất khẩu. • Nguyễn Thế Cung, “ Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, khóa luận/ luận văn – Trường Đại Học Thương Mại. Nội dung: Nghiên cứu các ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và đưa ra các giải pháp hạn chế ảnh hưởng cảu suy thoái. • Hồ Thị Thơ, “ Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới kết quả hoạt động kinh doanh cảu công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt”, khóa luận/ luận văn – Trường Đại Học Thương Mại. Nội dung: Nghiên cứu những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới kết quả kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn những ảnh hưởng đó. Khóa luận kế thừa ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu năm trước do có một số điểm chung như: lý thuyết về suy thoái kinh tế, suy thoái kinh tế toàn cầu, mô hình nghiên cứu,… Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ nghiên cứu những tác động của cuộc suy thoái kinh tế đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng của các doanh nghiệp hay là chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các công ty, chưa có công trình nào nghiên cứu về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt. Vì thế, đây là điểm mới và khác biệt so với những công trình trước. 3. Xác lập và tuyên bố vần đề trong đề tài Trong tình hình bối cảnh thế giới đang lâm vào suy thoái nghiêm trọng và tác động của suy thoái kinh tế cũng đã ảnh hưởng đến Việt Nam, cụ thể là ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của các mặt hàng Việt Nam nói chung và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật của công ty TNHH Âu Việt nói riêng. Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Âu Việt em đã tìm ra phương hướng cho đề tài khóa luận cuối khóa của mình là “ Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Âu Việt”. 4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: • Mục tiêu chung: 9 GVHD: ThS. Lê Mai Trang SVTH: Nguyễn Thị Lĩnh Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế - luật Mục địch nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng cảu suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp máy uốn sắt nói chung và của công ty TNHH Âu Việt nói riêng. Từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật nói chung và của công ty TNHH Âu Việt nói riêng. • Mục tiêu cụ thể: Phân tích tác động của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật của công ty TNHH Âu Việt, qua đó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận như thế nào. Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến các hoạt động sản xuất kih doanh khác của công ty. Từ các phân tích đưa ra các khó khăn và các kiến nghị cũng như chính sách kinh doanh hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về suy thoái kinh tế, các vấn đề của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: • Về không gian: đề tài phân tích tình hình suy thoái kinh tế trong nước và trên thế giới đồng thời phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Âu Việt trên thị trường trong, ngoài nước. • Về thời gian: tập trung phân tích tình hình ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm cảu doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2014. • Về nội dung ngiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ mặt hàng máy uốn sắt nghệ thuật của doanh nghiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu. Thu thập dữ liệu là công việc quan trọng cần thiết cho bất kì công trình nghiên cứu nào. Đây là nguồn kiến thức quan trọng được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính chất lịch sử lâu dài. Phương pháp thu thập dữ liệu áp dụng các phương pháp: phương pháp điều tra trắc nghiệm, phương pháp phỏng vấn và thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ cấp. Dữ liệu gồm hai loại dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Trong đề tài em chỉ sử dụng đến dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã qua xử lý nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Có nhiều phương pháp thu thập dữ liệu, khi tiến hành thu thập dữ liệu thường phải sự dụng phối hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt mong muốn. Sau đây là các phương pháp thu thập số liệu mà em đã dùng: • Phương pháp quan sát: 10 GVHD: ThS. Lê Mai Trang SVTH: Nguyễn Thị Lĩnh [...]... SVTH: Nguyễn Thị Lĩnh Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế - luật CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÁY UỐN SẮT NGHỆ THUẬT CỦA CÔNG TY TNHH ÂU VIỆT 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến suy thoái kinh tế với thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Âu Việt 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp Công ty TNHH Âu Việt có tên... được mình trên thị trường Sự phát triển đó được chứng minh bằng kết quả kinh doanh của Công ty với doanh thu và lợi nhuận tăng dần qua các năm 2.2 Phân tích thực trạng hoạt động của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Âu Việt 2.2.1 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Âu Việt Máy uốn sắt – Trong thi công các công trình xây... vậy thị trường tiêu thụ sẽ là nơi mà diễn ra hoạt động tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ quyết định sản lượng mà mỗi doanh nghiệp muốn tiêu thụ sản phẩm của mình và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Xét theo góc độ của doanh nghiệp thì thị trường tiêu thụ hay còn gọi là thị trường đầu ra: là thị trường liên quan trực tiếp đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp... tiếp đến thj trường tiêu thụ của công ty Hình 2.2: Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2012 – 2013 35 GVHD: ThS Lê Mai Trang SVTH: Nguyễn Thị Lĩnh Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế - luật Nguồn: Phòng Kinh Doanh Công ty TNHH Âu Việt) Trong tất cả thị trường tiêu thụ của công ty TNHH Âu Việt thì thị trường tiêu thụ ở Hà Nội được coi là thị trưởng chiếm tỉ lệ cao nhất vơi 60% tỷ trọng tiêu. .. nguyên vật liệu sản xuất giảm Tuy nhiên tình hình kinh doanh của công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, sức tiêu thụ của thị trường vẫn chưa cao 2.2.2 Ảnh hưởng của suy thoái tới thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước Sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật của công ty Âu Việt chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân hay các công ty nhỏ trong nước…do đó những tác động cảu khủng hoảng kinh tế thế giới trong... ngừng củng cố và phát triển thị trường của mình Khi sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thì uy tín của doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng và càng tạo thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp 1.3 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 1.3.1 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm Một cuộc suy thoái đều có tác động nhất... 2.3: Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2014 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Công ty TNHH Âu Việt) Do ảnh hưởng nặng nề của suy thoái mà công ty cũng đã có thể phân bố thị trường gần như là sẽ đồng đều hơn, lượng hàng hóa tiếu thụ vào thị trường Hà Nội đã giảm đi 10% so với năm 2012 và 2013 chỉ còn chiếm 50% so với tổng sản lượng mà công ty đã tiêu thụ trên toàn thị trường và thị trường miền... đó thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ bị suy giảm trầm trọng Tóm lại, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế làm cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, kinh doanh không tốt, một số đối tác xóa bỏ hợp đồng Chính vì lí do đó đã tác động mạnh mẽ tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ bị hạn hẹp lại, quy mô phân bố không được đồng nhất Ảnh hưởng của. .. tại công ty TNHH Âu Việt, quan hoạt động kinh doanh sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trong giai đoạn hiện nay, căn cứ vòa đó đê đưa ra nhận định chung về thị trường tiêu thụ, thực trạng tiêu thụ, những thành công và những mặt hạn chế Phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ cấp Mục đích: nhằm thu thập các số liệu liên quan đến vấn đề thị trường tiêu thụ sản. .. Tóm lại, thị phần của công ty Âu Việt so với thị trường Hà Nội vẫn chiếm một vị trí tương đối vững chắc Tuy nhiên Âu Việt sẽ ngày càng phát triển và đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng một cách hoàn hảo nhất, và cũng sẽ không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty đến thị trường tiêu thụ nội địa và xa hơn nữa sẽ là thị trường toàn quốc Giá cả các mặt hàng của công ty trên thị trường . và của công ty TNHH Âu Việt nói riêng. • Mục tiêu cụ thể: Phân tích tác động của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật của công ty TNHH Âu Việt, qua đó ảnh hưởng. chọn đề tài “ Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật của công ty TNHH Âu Việt ”. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu Suy thoái kinh tế bắt đầu. phát triển kinh tế đúng đắn. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Âu Việt tác giải nhận thấy suy thoái kinh tế có ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật của công ty.