của công ty TNHH Âu Việt.
2.1.2.1. Bối cảnh kinh tế thế giới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 vừa qua được châm ngòi từ khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ và tác động đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra làm tổng sản lượng hàng hóa trên thế giới giảm mạnh.
Một số mặt hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng như: sản lượng thép trên thế giới trong năm 2008 giảm 1,2% với năm 2007 xuống còn 1.329,7 triệu tấn. Năm 2009 còn bị giảm 7,6% so với năm 2008 xuống còn 1.229 tỷ tấn. Sản lượng này bị giảm đáng kể trong hai năm liên tiếp. Nhưng cho đến năm 2010 nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, sản lượng thép tăng 15% so với năm 2009 đạt 1.414 tỷ tấn. Và tính đến quý I năm 2011 thì sản lượng này đã đạt được 372 triệu tấn – tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm nông nghiệp cũng có sản lượng giảm…
Trong giai đoạn suy thoái kinh tế đó thương mại toàn cầu sụt giảm: lạm phát gia tăng, cầu về các loại hàng hóa giảm, tiêu dùng tư nhân, đầu tư của các công ty và các hoạt động sản xuất cùng giảm, dẫn tới sụt giảm trong nhập khẩu các loại hàng hóa trên thị trường. Hai đầu máy của kinh tế thế giới tăng trường chậm lại là cho cầu của các loại hàng hóa như dầu, thực phẩm và khoáng sản sụt giảm mạnh. Điều này tất yếu sẽ tác động tiêu cực tới thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tăng trưởng kinh tế ở các nước lớn như Mỹ và Nhật Bản ở mức thấp nhất 7 năm qua.
Các nền kinh tế đang phát triển chỉ đạt mức tăng trưởng 6,6% thấp hơn so với mức 8% năm 2007. Trong bối cảnh suy thoái, các gói giải pháp theo hướng bơm tiền vào nền kinh tế được áp dụng rộng khắp. nhiều gói có quy mô lớn như gói giải pháp 800 tỷ USD của Mỹ, gói phục hồi kinh tế 260 tỷ USD của EU. Các nhà phân tích nhận định rằng năm 2009 là năm đầu tiên toàn cầu bị suy thoái kinh tế trầm trọng kể từ sau cuộc Đại suy thoái hồi thập niên 1930 của thế kỷ XX. Đến năm 2010 thì mức tăng trưởng kinh tế thế giwosi đạt 4,2% các nước phát triển là 2,3%, thị trường mới nổi và các nước đnag phát triển là 6,3% - nền kinh tế toàn thế giới đang dần hồi phục. Năm
phá, vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái khủng hoảng…. vì thế, khách quan đòi hỏi các nước trên thế giới phải có sự phối hợp với nhau cao hơn nữa thì mới có thể cân bằng, tạo cơ sở phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế thế giới năm 2012 và những năm tiếp theo.
Kinh thế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các nước phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, cáckhó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...
Mặc dù đã có sự khởi sắc sau một thời gian dài chìm vào suy giảm và khủng hoảng, tuy nhiên quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu vẫn khá mong manh. Trong báo cáo cập nhật “Triển vọng kinh tế thế giới” công bố ngày 7/10/2014, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2014 và 2015. Theo đó, IMF dự báo nhịp độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của kinh tế toàn cầu chỉ đạt 3,3% trong năm 2014, thấp hơn 0,1% so với dự báo IMF đưa ra tháng 7/2014 và 0,4% so với con số dự báo tháng 4/2014. IMF cũng hạ dự báo về nhịp độ tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm 2015 từ 4% xuống còn 3,8%.
Các chuyên gia IMF cho biết, thể chế tài chính này phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong hai năm 2014 và 2015 do thực trạng kinh tế yếu kém trên toàn cầu trong nửa đầu năm 2014, đặc biệt ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), Nhật Bản, Trung Đông, các nước Mỹ La - tinh và Caribe. Căng thẳng chính trị giữa Ukraine và Nga, bất ổn ở Trung Đông là những yếu tố đẩy giá xăng dầu thế giới tăng cao, từ đó ảnh hưởng đến các giao dịch thương mại quốc tế và đe dọa trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế thế giới.
2.1.2.2. Tình hình kinh tế Việt Nam.
Việt Nam đang trong thời kì hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cuộc suy thoái kinh tế thế giới vừa qua đã ảnh hưởng không 28
nhỏ đến Việt Nam. năm 2007, tốc độ tăng GDP của nước ta đạt 8,48% thì đến năm 2008 giảm còn 6,18% và năm 2009 chỉ còn 5,32%, đặc biệt và quý I/2009 chỉ là 3,14%, đây là tốc độ tăng GDP thấp nhất trong nhiều năm gần đây.
Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các khoản tài trợ khác là rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc suy thoái kinh tế, lượng vốn đổ vào Việt Nam đã giảm mạnh. Năm 2009, chỉ đạt 181,2 nghìn tỷ đồng, giảm 5,8% so với năm 2008.
Hoạt động đầu tư giảm, sản xuất bị ngưng trệ dẫn đến sự dư thừa đáng kể năng lực sản xuất, đặc biệt là dư thừa lao động. Năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng 5,4% so với năm 2008, trong đó, ở khu vực nông thôn lên tới 6,4%. Hơn nữa, Việt Nam là một trong những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp khiến cho cuộc sống cảu người dân gặp nhiều khó khăn.
Tiêu dùng trong nước có dấu hiệu chậm lại. Tình trạng thất nghiệp đang ngày càng gia tăng cùng với mức thu nhập thấp đã khiến người dân cắt giảm chi tiêu của mình, ưu tiên hơn trong tiêu dùng những sản phẩm thiết yếu. Sự chuyển dịch trong xu hướng tiêu dùng đã khiến cho nhu cầu của thị trường trong nước sụt giảm mạnh.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành.
Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước, đóng góp 2,09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm.
Như vậy mức tăng trưởng năm nay chủ yếu do đóng góp của khu vực dịch vụ, trong đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá là: Bán buôn và bán lẻ tăng 6,52%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,91%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,89%.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế.
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Dự báo tăng trưởng năm 2014 và 2015 của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm
Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp... Trước bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm tiếp tục ổn định vĩ mô, tháo gỡ khó khăn và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo đà tăng trưởng, bảo đảm công tác an sinh xã hội cho toàn dân. Trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 của Chính phủ về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; Chỉ thị số 25/CT- TTg ngày 13/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm 2014.
Thị trường tiêu thụ ở nước ta cũng đã bị thu hẹp lại rất nhiều. Tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới đến Việt Nam khiến cho các doanh nghiệp trong nước đang
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, công ty Âu Việt cũng không nằm ngoài những khó khăn đó.