Quan điểm của công ty về giải quyết khó khăn trong mở rộng thị trường tiêu thụ do tác động của suy thoái kinh tế.

Một phần của tài liệu “ Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật của công ty TNHH Âu Việt (Trang 45)

tiêu thụ do tác động của suy thoái kinh tế.

Doanh nghiệp đã có các giải pháp hỗ trợ về chính sách và định hướng, tìm ra các giải pháp khắc phục khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp đã đưa ra định hướng rõ rang nhằm khắc phục những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật trên thị trường nội địa.

Công ty luôn ưu tiên phát triển mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đem lại nhiều nguồn lợi cho sản xuất. Vì vậy cần phải thỏa mãn được chất lượng hàng hóa bằng việc hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật để tăng tính nghệ thuật. Lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, để có sự điều chỉnh nhằm thỏa mãn lợi ích của hai bên.

Khó khăn của doanh nghiệp cũng là khó khăn chung của toàn nền kinh tế. Doanh nghiệp và người sản xuất cần phải tạo ra được một mối quan hệ tốt, đó là việc doanh nghiệp chủ động hỗ trợ người sản xuất trong những hoàn cảnh khó khăn và ngược lại doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ từ họ. Bên cạnh việc tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt với người sản xuất. Doanh nghiệp cũng cần phải đẩy mạnh việc xúc tiến và tìm kiếm các thị trường mới có thể đáp ứng được các yêu cầu về thị trường, chất lượng và giá cả của hàng hóa. Đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật của người tiêu dùng.

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014 - 2015 gắn liền với nhiệm vụ dài hạn mà các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu kinh tế được thực hiện để tạo ra được mô hình tăng trưởng mới. Theo cách tiếp cận này, nền kinh tế đang phải đối mặt với một số những thách thức mới như sau:

Một là, Việc phục hồi và nâng cao tốc độ tăng trưởng.

Báo cáo Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã nêu rõ: phấn đấu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Muốn đạt mức này, GDP năm 2020 theo giá so sánh (1994) phải bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7%-8%/năm (2011 - 2020).

Hai là, Nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược

Để đẩy nhanh tốc độ thực hiện hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế phải có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó đặc biệt là

gian vừa qua, nền kinh tế đã phải duy trì mức đầu tư cao tới trên 35% GDP, cá biệt có năm lên tới trên 40% GDP.

Ba là, Mô hình tăng trưởng mới từ việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm so với yêu cầu. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng chưa đạt yêu cầu. Vì vậy, cần khẩn trương nghiên cứu những chính sách để nền kinh tế nhanh chóng vượt qua trạng huống “kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định”, làm cơ sở cho việc tập trung nguồn lực, thực hiện thật tốt ba đột phá chiến lược để chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế mới.

Thời kỳ chiến lược 2011-2020 mang đậm nét "phát triển" hàm ý rằng, tính "được - thua" trong cuộc cạnh tranh phát triển cùng thời đại, cùng các "cường quốc 5 châu" sẽ quyết định Việt Nam có rút ngắn được khoảng cách phát triển với các nước đi trước không, có "hóa rồng' được không, đã trở thành nhiệm vụ khách quan, mang tính lịch sử.

Với cách tiếp cận từ những mục tiêu dài hạn, mang tính chiến lược, triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2014-2015 không chỉ được đánh giá bằng những kết quả định lượng về chỉ tiêu tăng trưởng, lạm phát, nợ, cân đối ngân sách…, mà có lẽ điều còn quan trọng hơn là ở những tiêu chí về cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế để chuyển sang một mô hình tăng trưởng kinh tế mới.

Một phần của tài liệu “ Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật của công ty TNHH Âu Việt (Trang 45)