Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
152,08 KB
Nội dung
Đề án môn học MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TGHĐ: Tỷ giá hối đoái NHTM: Ngân hàng thương mại NHTW: Ngân hàng trung ương NHNN: Ngân hàng nhà nước NH: Ngân hàng 1 | P a g e Đề án môn học LNH: Liên ngân hàng TTTD: Thị trường tự do TNHH: Trách nhiệm hữu hạn LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động ngoại thương càng trở nên phổ biến và dễ dàng hơn, các quốc gia tiến hành mở cửa nhiều hơn nữa, tạo điều kiện cho hàng hóa trên toàn thế giới thâm nhập vào thị trường nước mình.Không nằm ngoài xu thế chung đó, nền kinh tế nước ta càng ngày càng phát triển, hoạt động ngoại thương đang càng ngày càng phổ biến hơn . Chính sách mở cửa của nước ta 2 | P a g e Đề án môn học đã làm tăng sự giao thương giữa nước ta với các nước trên thế giới làm cho hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng phát triển. Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Diễn biến của tỷ giá hối đoái giữa USD với Euro, giữa USD/JPY cũng như sự biến động tỷ giá giữa USD/VND trong thời gian qua cho thấy, tỷ giá luôn là vấn đề thời sự, rất nhạy cảm. Tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến cán cân thương mại, nợ quốc gia mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Hiện nay, Ngành công nghiệp da giày đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Da giày là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành da giày đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn. Với sự phát triển đó, hoạt động xuất nhập khẩu của ngành da giày chịu nhiều tác động của tỷ giá hối đoái. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, đề tài nghiên cứu vấn đề : “Ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND đối với hoạt động xuất nhập khẩu của ngành da giày" nhằm nghiên cứu các vấn đề thực tiễn của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành da giày 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Ngành da giày Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành da giày trong giai đoạn 2008- 2010. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành da giày - Phân tích và đánh giá những ảnh hưởng thuận lợi và bất lợi của tỷ giá USD/VND đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành da giày 4. Kết cấu đề án 3 | P a g e Đề án môn học Chương I: Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá USD/VND đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành da giày Việt Nam Chương II: Thực trạng về ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá USD/VND đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành da giày Việt Nam Chương III: Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành da giày Việt Nam CHƯƠNG I: ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ USD/VND ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM. 1.1. Tổng quan về ngành da giày Việt Nam Ngành công nghiệp da giày luôn được đánh giá là một trọng ba ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất, chỉ đứng sau ngành dầu khí và dệt may của nước ta. Trước khi mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990, ngành da giày Việt Nam chủ yếu may mũi giày để xuất sang Liên bang Xô Viết nhưng chất lượng không cao và chủng loại ít. Khi đó ngành da giày Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng hoảng gay gắt do không có nhà nhập khẩu. Nhờ chính sách cải cách của chính phủ Việt Nam, nhiều liên doanh với các đối tác nước ngoài được thành lập và ngành da giày Việt nam bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Hiện ngành da giày Việt Nam đứng thứ tư trong số tám nước xuất khẩu lớn nhất 4 | P a g e Đề án môn học thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia.Theo Viện nghiên cứu da giầy Việt Nam, hiện nay ngành da giầy chiếm tỷ trọng gần 10% trong giá trị xuất khẩu của cả nước, với năng lực sản xuất gần 800 triệu đôi giày dép các loại, giải quyết công ăn việc làm cho gần 1 triệu lao động. Qua đó đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp hơn 26000 tỷ đồng, chiếm 4,05% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp trong đó tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 45-50%, doanh thu tăng bình quân 19,7%/ năm. Theo thống kê của Hiệp hội Da – Giày Việt Nam (LEFASO) thì hiện tại có 185 hội viên là các doanh nghiệp đang kinh doanh các mặt hàng về da giày (bao gồm giầy, thuộc da, nguyên phụ liệu, cặp, túi xách, sữa chữa máy móc thiết bị) trong nước, trong đó có 3 DN nhà nước, 103 DN ngoài quốc doanh, 9 DN liên doanh với nước ngoài, 20 DN 100% vốn nước ngoài, 47 công ty cổ phần và 3 công ty TNHH Nhà nước một thành viên. Hiện nay, giày dép của Việt Nam đã có mặt trên hơn 50 nước trên khắp châu lục. Thị trường xuất khẩu tiềm năng của nhóm mặt hàng này là các nước phát triển có sức mua lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Canada, Australia. Bên cạnh đó, còn có thể khai thác các thị trường có sức mua không lớn nhưng chấp nhận hàng hoá phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam như Indonesia, Malayxia, Trung Đông, Châu Phi, Nam Á, Nga, các nước Đông Âu cũ… 1.2. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái USD/VND đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành da giày Việt Nam 1.2.1. Biến động tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2008-2010 Tỷ giá là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong một nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Bởi 5 | P a g e Đề án môn học hoạt động thương mại quốc tế của các nước này ngày càng phát triển và đòi hỏi phải có sự tính toán so sánh về giá cả, tiền tệ với các nước đối tác. Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ chưa từng có trong lịch sử. Hình 1.1: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 ( Nguồn: BIDV) Diễn biến tỷ giá Giai đoạn đầu (từ 01/01 – 25/03/2008): Tỷ giá liên tục giảm, dưới mức sàn. Tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16.112 đồng xuống 15.960 đồng. mức thấp nhất là 15.560 đồng/USD). Trên thị trường tự do, USD dao động từ mức 15.700 – 16.000 đồng/USD Giai đoạn 2 (từ 26/03 – 16/07/2008): Tăng với Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 đồng/USD 6 | P a g e Đề án môn học tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do. vào ngày 18/06, cách hơn 2.600 đồng so với mức trần, còn trên TTTD cao hơn khoảng 100-150 đồng, sau đó dịu lại khi NHNN nới biên độ từ 1% lên +/-2%(27/6) và kiểm soát chặt các bàn thu đổi Giai đoạn 3 (từ 17/07 – 15/10/2008): Giảm mạnh và dần đi vào bình ổn. Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8 – tháng 11. Giai đoạn 4 (từ 16/10 đến hết năm 2008): tỷ giá USD tăng trở lại. Tỷ giá USDVND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 17.440 đồng/USD. Năm 2009 ,Tỷ giá USD/VNĐ lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên NH đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên TTTD tiến sát mức 18000đồng/USD. Trong bối cảnh nguồn ngoại tệ ròng vào VN là + trong 4 tháng đầu năm thì dường như yếu tố chính khiến cho tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh lại là do sự găm giữ ngoại tệ. Diễn biến tỷ giá Giai đoạn 1 (từ 01/01 –24/11/2009): Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trường liên ngân hàng 7 | P a g e Đề án môn học tỷ giá liên tục tăng. và thị trường tự do.Cụ thể: -Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động trong khoảng 17.450 - 17.700 đồng/USD, cách giá trần khoảng từ 0 – 200đồng,còn TTTD cao hơn tỷ giá LNH khoảng 100 đồng -Từ tháng 4 đến tháng 9 :tỷ giá trên 2 thị trường dao động trong khoảng 18.180 - 18.500 đồng/USD. -Từ tháng 10 đến 25/11/2009: Biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545 – 19.300đồng/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000 đồng/USD trên TTTD và 19.750 đồng/USD trên thị trường liên ngân hàng. Giai đoạn 2 (từ 25/11 đến hết năm 2009) Tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18.500 đồng /USD Trong năm 2010, Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá 2 lần . Ngày 11/02 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 17.941 VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD. Ngày 18/8/2010 Điều chỉnh tăng 2,1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và Đô la Mỹ và duy trì ổn định cho đến nay nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của tổ chức, cá nhân và chủ động giảm áp lực về cầu ngoại tệ. Với 2 lần điều chỉnh tỷ giá +5,39% trong năm 2010,VND đã dần tiếp cận gần tới sức mua thực so với USD , điều này cũng có nghĩa sẽ tạo động lực khuyến khích 8 | P a g e Đề án môn học xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước vào những tháng cuối năm, khuyến khích dòng vốn đầu tư gián tiếp và dòng kiều hối chuyển về Việt Nam trong thời gian tới. Những dòng tiền này sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào cân đối ngoại tệ của Việt Nam. 1.2.2. Ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành Ngành da giày Việt Nam đứng thứ 4 về xuất khẩu trên thế giới thế nhưng 90% sản phẩm da giày Việt Nam là hàng gia công.Do công nghệ yếu kém nên các doanh nghiệp không có sức cạnh tranh và doanh nghiệp phải làm gia công cho các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là chính. Các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phục thuộc vào khách hàng và các nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Theo số liệu thống kê, trên 70% các doanh nghiệp xuất khẩu lớn là công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Do đó những doanh nghiệp này phụ thuộc nhiều vào các đối tác của họ về thiết bị kỹ thuật, công nghệ, thiết kế sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên liệu thô, phụ liệu và thị trường. Theo Bộ Công nghiệp, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập 6 triệu feet vuông da thuộc. Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu. Hàng năm , Việt Nam chỉ có thể cung cấp 5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp. 60% nguồn da này được xuất sang Trung Quốc và Thái Lan, phần còn lại thì không đủ tiêu chuẩn để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Vì thế mỗi năm việt nam chi từ 170 tới 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80 đến 100 triệu USD để nhập da từ Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc. Nguyên vật liệu sản xuất trong ngành da giày (chiếm đến 80% giá trị gia tăng của sản phẩm) hiện nay đang là khâu yếu nhất của ngành da giày Việt Nam, trong đó đặc biệt là khâu chế biến da, nguyên liệu chính cho ngành sản xuất giày. Do nguyên vật liệu phần lớn phải 9 | P a g e Đề án môn học nhập về nên tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá nguyên vật liệu. Từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Ngành da giày Việt Nam luôn có kim ngạch xuất khẩu cao. Thị trường EU vẫn là thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp trong ngành. Tiếp sau đó là Hoa Kỳ, Nhật , Mehico, các nước Châu Phi. Đây là những thị trường lớn, có nhiều tiềm năng xuất khẩu. Tuy nhiên tỷ giá của USD/VND luôn biến động. Do đó tỷ giá của đồng tiền các nước này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam. . Sự biến động của TGHĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương thông qua kênh giá cả. Dựa trên TGHĐ, chúng ta có thể tính được giá xuất nhập khẩu của một loại hàng hoá của một nước theo tiền tệ của một nước khác. Vì vậy, tỷ giá thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu 1.3. Kinh nghiệm quản lý ngoại hối và tỷ giá quốc tế Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì việc học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển là rất quan trọng. Trong vấn đề về quản lý ngoại hối và tỷ giá quốc tế, có nhiều mô hình của các nước phát triển để học hỏi. - Kinh nghiệm quản lý ngoại hối và tỷ giá của Trung quốc: Từ năm 1949 đến nay, Trung quốc đã có những thay đổi lớn về chính sách tỷ giá. Có thể chia thành 3 giai đoạn sau: o Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1949 đến năm 1979. Trong giai đoạn này Trung quốc thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chính phủ thống nhất và tập trung quản lý các hoạt động ngoại hối. Trung quốc thực hiện chế độ tỷ giá cố định, ngân hàng nhân dân Trung quốc là cơ quan duy nhất công bố tỷ giá mua bán ngoại tệ của cả nền kinh tế. o Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1979 đến năm 1993. 10 | P a g e [...]... biến tỷ giá trong giai đoạn 2008-2010 và hoạt động xuất nhập khẩu của ngành da giày Việt Nam, đề án đã chỉ ra được ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành Tỷ giá USD/ VND biến động thất thường trong thời gian qua có nhiều ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành Thông qua phân tích thực trạng ảnh hưởng , đề án đưa ra các giải pháp đối với ngành. .. trạng ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND đến hoạt động xuất nhập khẩu của Ngành Da giày Việt Nam 2.1.1 Ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND đến hoạt động xuất khẩu Năm 2008, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đã tác động rất lớn đến mọi ngành kinh tế của nước ta trong đó có ngành da giày Gia nhập WTO tạo ra 13 | P a g e Đề án môn học cho ngành da giày nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt là cánh của xuất khẩu. .. Kim ngạch xuất khẩu của ngành chỉ đạt 4,06 tỷ USD, giảm 14,07% so với năm 2008 Năm 2010 xuất khẩu của ngành da giày dự kiến đạt 5,4 tỷ USD tăng 32,6% so với năm 2009 Tính đến tháng 9 năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đạt 3,64 tỷ USD tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2009 Năm 2008, Tổng giá trị xuất khẩu ngành da giày tăng cao so với thời kỳ trước đó Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giàyqua... ngạch xuất khẩu hàng năm của ngành da giày lớn, vì thế chịu ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND nhiều hơn ngành khác CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ USD/VND ĐỐI VỚI NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM 3.1 Giải pháp đối với ngành da giày - Nâng dần tỷ lệ nguyên liệu nội địa Với thực trạng phải nhập khẩu tới 50% nguyên liệu để sản xuất như hiện 19 | P a g e Đề án môn học nay thì giá trị thặng dư mà ngành. .. khẩu của cả nước Các thị trường xuất khẩu chính là EU và Mỹ Do đó tỷ giá USD/VND biến động tăng sẽ có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá xuất khẩu của mặt hàng da giày sẽ giảm đi tương đối trên thị trường nước ngoài, làm tăng doanh thu; còn khi tỷ giá USD/VND giảm thì doanh thu thu về bằng VND sẽ ít hơn 2.1.2 Ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND đến hoạt động nhập khẩu 16 | P a g e Đề án môn học Ngành da giày. .. khi tỷ giá USD/VND giảm xuống thì sẽ mất ít VND hơn để mua nguyên phụ liệu, từ đó gia tăng lợi nhuận 2.2 Đánh giá ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành gia dày 2.2.1 Ảnh hưởng tích cực - Tỷ giá USD/VND tăng kim ngạch xuất khẩu Trong giai đoạn 2008-2010 tỷ giá USD/VND có nhiều biến động nhưng nhìn chung là tăng Tỷ giá USD/VND tăng sẽ có lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngành. .. của ngành vì giá xuất khẩu của mặt hàng da giày sẽ giảm đi tương đối trên thị trường nước ngoài Vì thế thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước Khi thanh toán hợp đồng bằng USD thì sẽ thu về doanh thu xuất khẩu bằng VND - Tăng tính cạnh tranh của ngành so với đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài Tỷ giá USD/VNĐ ở... 9 tháng đầu năm 2010, giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu đạt 1,896 tỷ USD tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2009 Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu da giày phụ thuộc rất nhiều vào các đơn hàng xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu của ngành da giày năm 2008 tăng cao do vậy năm 2008 lượng nguyên phụ liệu cho ngành da giày được nhập khẩu cũng lớn đạt 2.355 tỷ USD Với diễn biến tỷ giá USD/VND của năm 2008, tình trạng... cầu da thuộc của cả nước, 80% còn lại phải nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu của ngành da giày thể hiện qua đồ thị sau: Hình 2.5: Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành da giày giai đoạn 2008-2010 (Nguồn: tổng cục thống kê) Từ đồ thị trên ta thấy Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu da giày năm 2008 là đạt 2.355 tỷ USD Năm 2009 nhập khẩu nguyên phụ liệu da giày đạt 1,932 tỷ USD giảm 17,96% so với. .. trường cao hơn, có giá trị kinh tế hơn,giảm sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái - Tăng hiệu quả của việc dự báo tỷ giá hối đoái Trước tình hình tỷ giá USD/VND biến động thất thường như hiện nay có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong ngành thì công tác dự báo tỷ giá là rất quan trọng Tăng hiệu quả dự báo để doanh nghiệp trong ngành tránh rủi ro vể tỷ giá - Đa dạng hóa