- Hiểu được nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và tập thể lớp học, trường học.. TRỌNG TÂM : - Nhân n
Trang 1Bài 13
CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
( 2 tiết )
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Biết được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người
- Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác
- Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác
- Hiểu được nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và tập thể lớp học, trường học
2.Về kiõ năng:
- Biết sống nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác với mọi người chung quanh
3.Về thái độ:
- Yêu quý, gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở
II TRỌNG TÂM :
- Nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người công dân Việt Nam hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng
III PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, kể chuyện, đàm thoại, trực quan.
IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu
V TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1 Ổn định tổ chức lớp :
2 Kiểm tra bài cũ:
3 Giảng bài mới:
Muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải lao động và liên hệ với những người khác, với cộng đồng Không ai có thể sống ở bên ngoài cộng đồng và xã hội Mỗi người là một thành viên, một tế bào của cộng đồng Song, mỗi thành viên cần phải sống và ứng xử như thế nào để cộng đồng và bản thân tồn tại, phát triển?
Trang 2Phần làm việc của Thầy Phần làm việc của Trò Nội dung chính của bài
học Hoạt động 1:
GV sử dụng phương
pháp đàm thoại giúp
HS tìm hiểu :
Cộng đồng và vai trò
của cộng đồng đối với
cuộc sống
a Cộng động là gì ?
GV hỏi:
Các em hãy nêu một
số cộng đồng mà mình
biết?
Con người có thể tham
gia nhiều cộng đồng
không?
VD?
GV giảng:
+ Con người sinh ra, lớn
lên, già yếu và chết
trong sự đùm bộc, yêu
thương, giúp đỡ của cộng
đồng gia đình; Con người
tiếp nhận sự giáo dục có
hệ thống của cộng đồng
trường học; Con người
tham gia lao động trong
cộng đồng cơ quan, xí
nghiệp; Con người là
thành viên của cộng
đồng chính trị-xã hội
- Cộng đồng làng xã, cộng đồng giáo xứ, cộng đồng dân tộc, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài…
- Một người có thể là thành viên của nhiều cộng đồng: là dân của TP HCM, là đoàn viên của Tổ chức Đoàn TNCS HCM, là công nhân của một xí nghiệp Dệt…
1 Cộng đồng và vai trò của
cộng đồng đối với cuộc sống:
a Cộng động là gì ?
Trang 3(Đảng, Đoàn Thanh
niên…), cộng đồng tôn
giáo, cộng đồng dân tộc…
+ Giữa các cộng đồng có
thể khác nhau về quy
mô, loại hình, tổ chức, cơ
chế hoạt động…; nhưng
trong một cộng đồng, các
thành viên lại thường
giống nhau lý tưởng,
niềm tin, mục đích phấn
đấu, phương thức lao
động, đời sống…nên mới
gắn bó thành một khối
Cộng đồng là gì?
b Vai trò của cộng
đồng đối với cuộc sống.
Cộng đồng có vai trò
thế nào đối với cuộc
sống con người?
Điều gì sẽ xảy ra nếu
con người sống tách biệt
cộng đồng?
Cá nhân có tác động,
ảnh hưởng như thế nào
đối với sự phát triển của
cộng đồng?
- Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội
- Cộng đồng chăm lo cuộc
sống của cá nhân, đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển
Cộng động giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích riêng và chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ
- Con người sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu tách khỏi cộng đồng
- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và nhờ sự phát triển đó của từng người mà cộng đồng trở nên lớn mạnh
Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội
b Vai trò của cộng
đồng đối với cuộc sống của con người:
- Cộng đồng chăm lo
cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển
- Cộng động giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích riêng và chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ
Trang 4GV kết luận và chuyển
ý:
Cộng đồng đã giúp cá
nhân tồn tại, phát triển
Vậy chúng ta cần phải
có trách nhiệm với cộng
đồng: phải sống và ứng
xử như thế nào trong
cộng đồng, đặc biệt là
cộng đồng lớp học,
trường học và cộng đồng
dân cư nơi cư trú?
Hoạt động 2:
GV sử dụng phương
pháp đàm thoại giúp
HS tìm hiểu :
Trách nhiệm của công
dân đối với cộng đồng.
GV đặt vấn đề:
Mỗi cộng đồng đều có
những chuẩn mực đạo
đức, quy tắc ứng xử
riêng và mỗi cá nhân
sống trong đó phải có
nghĩa vụ tuân thủ Nhân
nghĩa, hoà hợp, hợp tác
là những chuẩn mực đạo
đức quan trọng nhất mà
công dân hiện nay phải
có
a Nhân nghĩa.
GV đặt các câu hỏi:
HS đọc và giải thích ý
nghĩa 2 câu tục ngữ ở
cuối trang 88 – SGK?
- 2 câu tục ngữ phản ánh một truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc: lòng nhân ái và sự đùm bọc lẫn nhau
- Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải
- Ý nghĩa:
+ Giúp con người có thêm
2 Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng:
a Nhân nghĩa:
- Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử
Trang 5 Thế nào là nhân
nghĩa?
Ý nghĩa của nhân
nghĩa đối với cuộc sống
của con người?
Nhân nghĩa đã trở
thành một truyền thống
đạo đức cao đẹp của dân
tộc qua lịch sử hàng
nghìn năm Truyền thống
đó ngày càng được cũng
cố và phát triển Các em
hãy trình bày những biểu
hiện của nó?
Phát huy truyền thống
nhân nghĩa của dân tộc,
học sinh phải làm gì?
sức mạnh vượt qua khó khăn để cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Biểu hiện:
+ Yêu thương, giúp đỡ nhau, nhường nhịn nhau
+ Vị tha, bao dung, độ lượng
+ Ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến của các thế hệ trước
- Học sinh phải rèn luyện:
+ Kính trọng, biết ơn, quan tâm, chăm sóc ông, bà, cha mẹ
+ Kính trọng, lễ phép, biết
ơn thầy, cô giáo
+ Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người thân, bạn bè , hàng xóm láng giềng, những người khó khăn, hoạn nạn , tích cực tham gia các hoạt động “uống nước nhớ nguồn” “đền ơn đáp nghĩa…
- Môi hở răng lạnh; Máu chảy ruột mềm; Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng
với người theo lẽ phải
- Ý nghĩa:
+ Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn để cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Biểu hiện:
+ Yêu thương, giúp đỡ nhau, nhường nhịn nhau + Vị tha, bao dung, độ lượng
+ Ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến của các thế hệ trước
- Học sinh phải rèn luyện: + Kính trong, biết ơn, quan tâm, chăm sóc ông, bà, cha mẹ
+ Kính trọng, lễ phép, biết ơn
thầy, cô giáo
+ Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng, những người khó khăn, hoạn nạn
Trang 6 Các em nêu những
câu tục ngữ, ca dao nói
về nhân nghĩa?
GV kết luận:
+ Nhân nghĩa là lòng
thương người và đối xử
với người theo điều phải,
là tình cảm, thái độ, việc
làm đúng đắn, phù hợp
với đạo lý của dân tộc
Việt Nam như: trung với
nước; hiếu với dân;
chung thuỷ; biết ơn;…
+ Nhân nghĩa là một yêu
cầu đạo đức của người
công dân trong cộng
đồng vì nó làm cho mối
quan hệ giữa các thành
viên trong cộng đồng
thêm gần gũi, gắn bó tốt
đẹp; làm cho cuộc sống
của mỗi người và của
cộng đồng trở nên tốt
đẹp hơn, có ý nghĩa hơn
+ Kế thừa và phát huy
truyền thống nhân nghĩa
của dân tộc, chúng ta cần
phải yêu thương, tôn
trọng mọi người; kính
trọng người trên, nhương
nhịn người dưới; đoàn
kết, thân ái với bạn bè;
sẵn sàng giúp đỡ mọi
khác giống nhưng chung một giàn…
b Hoà nhập:
Trang 7người theo khả năng.
b Hoà nhập.
GV đặt vấn đề:
Cộng đồng là môi trường
xã hội để các cá nhân
thực hiện sự hoà nhập,
liên kết, hợp tác với
nhau, tạo nên đời sống
của mình và của cộng
đồng Tuy nhiên, không
phải ai cũng có thể thực
hiện được tốt những điều
đó…
GV yêu cầu học sinh đọc
2 thông tin trong SGK
GV đặt câu hỏi:
Thế nào là sống hoà
nhập?
Vì sao phải sống hoà
nhập?
HS phải làm gì để
sống hoà nhập?
Các em nêu những
câu tục ngữ nói về sống
hoà nhập?
GV kết luận:
+ Sống hoà nhập thể
hiện ở sự tiếp xúc, hoà
hợp, hiểu biết, liên kết,
- Sống hoà nhập là sống gần gũi, chan hoà với mọi người, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng
- Giúp có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống
- - HS phải rèn luyện:
+ Tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, vui vẻ, cởi mở với bạn bè, thầy cô và những người chung quanh
+ Tích cực tham các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
- Đồng cam cộng khổ; ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn;…
- Sống hoà nhập là sống gần gũi, chan hoà với mọi người, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng
- Ý nghĩa:
Giúp có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống
-HS phải rèn luyện + Tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, vui vẻ, cởi mở với bạn bè, thầy cô và những người chung quanh
+ Tích cực tham các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
Trang 8gắn bó đối với các thành
viên khác của cộng
đồng, cùng hoạt động vì
lợi ích chung của cộng
đồng
+ Người sống hoà nhập
với cộng đồng sẽ có
thêm niềm vui và sức
mạnh trong cuộc sống
Ngươc lại, người sống xa
lánh cộng đồng sẽ cảm
thấy đơn độc, buồn tẻ,
cuộc sống vô vị, kém ý
nghĩa
c Hợp tác.
GV nêu các câu hỏi:
HS đọc và cho biết ý
nghĩa của câu ca dao ở
đầu trang 92- SGK?
Thế nào là hợp tác?
Cho ví dụ để chứng
minh
Những biểu hiện của
hợp tác?
Vì sao cần phải biết
hợp tác?
- Sức mạnh và thành quả của sự hợp tác
- Hợp tác là cùng chung sức, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc nào đó
vì mục đích chung
- Biểu hiện ở việc mọi người cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung, phối hợp nhịp nhàng , hỗ trợ, giúp nhau để cùng hoàn thành công việc
- Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng Sự hợp tác sẽ giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên sức mạnh trí tuệ và thể chất, đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong công việc
- Nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi
- Các loại:
+ Hợp tác song phương hoặc đa phương
+ Hợp tác từng lĩnh vực
c Hợp tác:
- Hợp tác là cùng chung sức, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc nào đó vì mục đích chung
- Ý nghĩa::
+ Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất, đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong công việc
+ Là một phẩm chất quan trọng của người lao động, là yêu cầu đối với công dân của một xã hội
Trang 9 Hợp tác cần phải dựa
trên những nguyên tắc
nào?
Hãy nêu các hình thức
hợp tác?
HS cần thực hiện hợp
tác như thế nào?
Hãy nêu một vài câu
tục ngữ, danh ngôn nói
về sự hợp tác?
GV kết luận:
+ Hợp tác là cùng chung
sức làm việc, giúp đỡ, hỗ
trợ lẫn nhau trong một
công việc, một lĩnh vực
nào đó ví một mục đích
chung
+ Cần phải biết hợp tác
vì biết hợp tác sẽ đem lại
chất lượng và hiệu quả
cao hơn cho công việc
hoặc toàn diện
+ Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia
- Học sinh phải:
+ Cùng nhau bàn bac, phân công, xây dựng kế hoạch cụ thể
+ Nghiêm túc thực hiện
+ Phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ, giúp đỡ nhau…
+ Đánh giá rút kinh nghiệm
- Đông tay thì vỗ nên kêu;
Cả bè hơn cây nứa;…
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Đoàn kết, đoàn kết, đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công (HCM)
hiện đại
- Nguyên tắc:
Tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi
- Các loại:
+ Hợp tác song phương hoặc đa phương
+ Hợp tác từng lĩnh vực hoặc toàn diện
+ Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia
-Học sinh phải:
+ Cùng nhau bàn bac, phân công, xây dựng kế hoạch cụ thể
+ Nghiêm túc thực hiện + Phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ, giúp đỡ nhau… + Đánh giá rút kinh nghiệm
Trang 10+ Hợp tác phải dựa trên
nguyên tắc bình đẳng,
các bên cùng có lợi và
không làm hại đến lợi
ích của những người
khác
GV kết luận toàn bài:
Nhân nghĩa, hoà nhập,
hợp tác là các giá trị đạo
đức cao đẹp của người
Việt Nam hiện nay trong
quan hệ với cộng
đồng.Để củng cố các gía
trị ấy và để rèn luyện
bản thân, chúng ta phải
biết yêu quý, gắn bó với
cộng đồng nơi ở, nơi học
tập của mình và tích cực
hoà nhập, hợp tác góp
phần xây dựng cộng
đồng ngày càng tốt đẹp
4 Củng cố:
Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người?
Thế nào là nhân nghĩa?
Hãy nêu những hoạt động của trường, địa phương em thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta?
Thế nào là sống hoà nhập?
Điều gì sẽ xảy ra đối với người sống không hoà nhập với cộng đồng? Vì sao?
Thế nào là hợp tác?
Hãy nêu một thành quả của sự hợp tác giữa các bạn trong lớp, trong trường?
Hãy nêu những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về nhân nghĩa, hoà nhập và hợp tác?
5 Dặn dò: