1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

TỔNG QUAN CÂY LƯỢC VÀNG

16 643 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lược vàng là cây thảo sống lâu năm, có thân đứng mọng nước, có thể cao tới 1 mét, có thân bò lan trên mặt đất hoặc hướng lên trên nếu có giá tựa. Lá to mọc tập trung ở ngọn, rải rác ở phía dưới, thuôn hình ngọn giáo, dài 2030cm, rộng 57cm, gốc thành bẹ ôm lấy thân cây, chóp nhọn dần thành mũi, xếp so le mép lượn song, màu lục bóng như phủ sáp, cứng và dễ gãy

1 TỔNG QUAN CÂY LƯỢC VÀNG 1.1 Họ Thài lài (Commelinaceae) [1] [6] Họ Thài lài có danh pháp khoa học: Commelinaceae, là cây thảo sống lâu năm. Họ này có khoảng 40 chi và 652 loài cây thảo, sống trên đất, lá thường có bẹ, đôi khi có hoa. Họ thài lài được phân bố ở các vùng nhiệt đới và ôn đới ẩm. Trên thế giới có 40 chi và 652 loài, ở nước ta có 12 chi và 60 loài, phần lớn mọc ở các bãi hoang, đất ẩm, bờ nước, rìa rừng. Các chi được biết đến nhiều hơn cả là: thài lài (Commelina communis L.), thài lài lông (C.benghalensis L.) và thài lài trắng (C.nudiflora L.) - Chi Thài lài hay chi Trai (Commelina) là 1 chi thực vật 1 lá mầm, có khoảng 170 loài, có nguồn gốc ở châu Á, phổ biến ở Đông Bắc Hoa Kì. Là cây thảo sống hằng năm cao 20-60cm, hơi có lông mềm, có lông tơ hay lông lởm chởm. Rễ dạng sợi. Thân phân nhánh, thường rạp xuống, đâm rễ ở các đốt. Lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc, dài 4-9cm, rộng 1,5-2cm, không cuống. Cụm hoa xim không cuống, có những lá bắc dạng mo bao quanh nom như con trai, trong mỗi mo có 2 hoa. Hoa có 3 lá đài màu xanh và 3 cánh hoa màu xanh lơ. Quả nang thường bao bởi bao hoa, thuôn hay gần hình cầu, có 4 hạt. Hoa tháng 5-9, quả tháng 6-11 - Chi Thài lài lông (C.benghalensis L.). Thài lài lông phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới của châu Á và châu Phi. Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở khắp nơi, chỗ ẩm mát, trên các bãi đất hoang, hoặc ven rừng thưa, ven suối ẩm. Là cây thảo sống lâu năm, mọc bò lan trên mặt đất, thân cành nhiều, dài tới 70cm hay hơn, có lông. Lá mọc so le, hình bầu dục thuôn, dài 8-12cm, rộng 3-3,5cm, chóp lá có đuôi, bẹ có rìa lông. Trên nhánh ở đất, hoa ngậm, màu vàng, ở nhánh đứng, cụm hoa có vài chùm ít hoa, hoa màu lam có 3 nhị sinh sản. Quả nang cao 6mm, 2 ô 4 hạt. - Chi Thài lài trắng (C.nudiflora L.) Cây thài lài trắng còn có tên là cỏ lài trắng, rau trai trắng, cỏ chân vịt. Ở một số nơi, người ta hái ngọn non để luộc hoặc nấu canh. Đây là một loài cỏ cao 25-50 cm, có lông tơ hay lông lởm chởm; 2 thân chia nhánh, thường rạp xuống, đốt có thể đâm rễ, lá thuôn dài hay hình mác, hoa màu xanh lơ. 1.2. Cây lược vàng - Callisia fragrans (Lindl.) Woodson [2][3][7] 1.2.1 Đặc điểm thực vật của cây lược vàng Cây lược vàng thuộc họ Thài lài (Commelinaceae), chi Thài lài (Commelina). Cây lược vàng có xuất xứ từ Trung và Nam Mỹ, do nhà khoa học Mỹ R.E Woodson xác định từ năm 1942 và đặt tên khoa học là Callisia fragrans (Lindl.) Woodson, xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cây huệ đẹp”. Lược vàng bắt đầu được trồng làm cảnh ở Nga từ hơn 100 năm trước. Tại Nga, cây có tên thông dụng là “Dôlôtôi us” có nghĩa là “sợi râu vàng”. Nếu như ở nước ta, lược vàng còn được gọi bằng những tên khác như “Lan vòi”, “cây bạch tuộc”, “giả khóm” thì ở Nga, cây cũng có nhiều tên khác nhau, như: “sâm nhà”, “vệ nữ”, “bác sĩ gia đình” Hiện cây mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở Nga, Việt Nam, Úc… Lược vàng là cây thảo sống lâu năm, có thân đứng mọng nước, có thể cao tới 1 mét, có thân bò lan trên mặt đất hoặc hướng lên trên nếu có giá tựa. Lá to mọc tập trung ở ngọn, rải rác ở phía dưới, thuôn hình ngọn giáo, dài 20-30cm, rộng 5-7cm, gốc thành bẹ ôm lấy thân cây, chóp nhọn dần thành mũi, xếp so le mép lượn song, màu lục bóng như phủ sáp, cứng và dễ gãy. Nếu được chăm sóc tốt thì sẽ ra hoa vào đầu mùa xuân đến tháng 5. Hoa rất thơm, mọc thành cụm 2- 3 hoa dạng xim trên phát hoa hình chuỳ dài tới 60cm, mỗi cặp xim được ôm bởi các lá bắc dạng răng cưa (3 răng) dài 10-15mm; lá đài trong suốt, màu trắng, khô xác, dạng mác, dài 5-6mm; cánh hoa bóng, trong suốt, màu trắng, mỏng, có dạng trứng hẹp; nhị 6. 3 Hình 1: Hình ảnh cây lược vàng Callisia fragrans (Lindl.) Woodson 4 Hình 2: Hình ảnh hoa lược vàng Callisia fragrans (Lindl.) Woodson 1.2.2 Công dụng của cây lược vàng [2] [3] [4] [7] Từ những năm giữa thế kỷ 20, một số nhà khoa học Mỹ và Canada đã phát hiện: những loài cây thuộc họ Commelinaceae (trong đó có cây lược vàng), chứa nhiều loại hoạt chất sinh học, có khả năng kiềm chế sự phát triển của các khối u. Ở Nga, các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của lược vàng được tiến hành tại Đại học Y khoa thành phố Irkyt, từ những năm 80, thế kỷ trước, dưới sự chỉ đạo của GS. Semenov, một nhà khoa học rất nổi tiếng. Kết quả nghiên cứu nhiều năm ở Irkyt cho thấy: Trong cây lược vàng có sự kết hợp các hoạt chất sinh học với mật độ đậm đặc thuộc nhóm Flavonoid và Steroid thực vật. Ngoài ra, trong cây còn có nhiều vitamin và các vi chất như sắt, đồng, crôm những nguyên tố có tác dụng quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Lược vàng có tác dụng diệt khuẩn, chống xơ vữa động mạch và kiềm chế sự phát triển của các khối u. Có thể ứng dụng trong điều trị một số dạng ung thư, cũng như các bệnh tuyến tiền liệt, bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Theo quan điểm của Đông y lược vàng là thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy, có thể sử dụng để chữa ho, viêm họng, sốt, viêm nhiễm tiêu hóa, tiết niệu, dùng ngoài giã đắp chữa trị vết thương, viêm nhiễm ngoài da. Lược vàng được dùng theo kinh nghiệm dân gian để chữa các bệnh đau đầu, dạ dày, phỏng, viêm răng lợi, viêm loét ngoài da vì có tính giải độc, lợi tiểu, nhai ngậm trị viêm họng. Ngoài ra lược vàng còn có tác dụng chữa các bệnh như bệnh dạ dày, đau xương khớp, bệnh về tim mạch, huyết áp, thậm chí cả ung bướu Lộc và lá non được dùng như rau để ăn sống và nấu canh. Tạm thời có thể xếp lược vàng vào loại thuốc thanh nhiệt của Đông y. Tuy nhiên, cùng với những tác dụng có lợi nói trên, các nhà khoa học Nga còn nhận thấy, lược vàng cũng là vị thuốc dễ gây tác dụng phụ, như gây tổn thương thanh quản, dị ứng nổi ban đỏ, phù nề tứ chi, phù toàn thân Các phản ứng phụ đó hay gặp nhất ở những người có khả năng miễn dịch yếu và có cơ địa dị ứng. Chính những nhược điểm đó đã hạn chế việc mở rộng ứng dụng lược vàng trên lâm sàng. Quan điểm y học cho rằng: chỉ có thể sử dụng lược vàng để chữa bệnh sau khi được chuyên gia tư vấn. Có thể cũng vì vậy, trong các sách về 5 y học dân gian Nga, các sách tra cứu hay các từ điển lớn về thảo dược ở Nga, xuất bản trong thời Liên Xô cũ đều không thấy đề cập đến vị thuốc này. Gần đây, tại Việt Nam, một nghiên cứu tại Viện Dược Liệu đã chỉ ra: với liều dùng tương đương 50g dược liệu tươi/kg thể trọng cho thấy lược vàng không có tác dụng chống viêm, thậm chí cao chiết cồn 50% từ thân lược vàng còn tăng phản ứng viêm. Về khả năng kháng khuẩn, trong 3 chủng vi khuẩn thường gặp, cao chiết của lá và thân lược vàng có tác dụng kháng khuẩn đối với Staphylococus aureus, nhưng phải ở nồng độ rất cao so với kháng sinh tham chiếu là azithrommycin. Ngoài ra kết quả đánh giá độc tính cấp (liều gây chết ngay) cho thấy lược vàng có thể gây chết súc vật thí nghiệm ở liều uống cao. 1.2.3 Hóa thực vật của cây lược vàng. [5][7] Cho đến nay mới chỉ có một vài nghiên cứu về thành phần hóa học của cây lược vàng, và kết quả cho thấy trong cây có chứa các hợp chất glycol-, phospholipid, acid béo, các chất màu carotinoit, chlorophyll, α/β-tocopherol, flavonoid, steroid, anthraquinone, courmarin, choline, ascorbic acid, phenolic acid, amino acid, saponin, các vitamin và các vi chất như sắt, đồng, crôm… 1.2.4 Hoạt tính sinh học của một số chất có trong cây lược vàng [7]-[14] 1.2.4.1 Anthraquinone Các anthraquinone là một nhóm các sản phẩm tự nhiên quan trọng có ở vi khuẩn, nấm, địa y và thực vật bậc cao có các hoạt tính sinh học như: kháng khuẩn, kháng nấm, giảm huyết áp, giảm đau, chống sốt rét, chống oxy hóa, kháng bệnh bạch cầu… Anthraquinone còn có tác dụng phòng ngừa sỏi niệu vì nó có thể kết hợp các ion canxi trong nước tiểu thành hợp chất tan và được thải ra ngoài. Anthraquinone glycosides được sử dụng làm thuốc nhuận tràng do chất này được các vi khuẩn đường ruột chuyển thành aglycones. Từ cây lược vàng đã phân lập được hợp chất Aloe-emodine 6 Aloe-emodine Aloe-emodine được sử dụng làm thuốc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, nó có tác dụng nhuận tràng mạnh. 1.2.4.2 Flavonoid Flavonoid là dẫn xuất của phenol có hầu hết ở người, động thực vật và vi sinh vật do đưa trực tiếp vào từ nguồn thức ăn. Bản thân con người không có khả năng tự tổng hợp được phenol. Flavonoid tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất, sinh tổng hợp và quá trình enzym. Về mặt cấu tạo, flavonoid là các polyphenol có tính axit, đính nhóm hydroxy tự do ở các vòng. Trong thực vật, flavonoid tồn tại chủ yếu ở hai dạng: dạng tự do (aglycol) và dạng liên kết với glucid (glycosid). Trong đó, dạng aglycol thường tan trong các dung môi hữu cơ như ete, axeton, cồn nhưng hầu như không tan trong nước, còn dạng glycosid thì tan trong nước nhưng không tan trong các dung môi không phân cực như axeton, benzen, cloroform. Hoạt tính sinh học của flavonoid: Có tác dụng với khối u và một số dạng ung thư như enpatin (3,5,3'-trihydroxy-6,7,4'-trimetoxyflavon), enpatoretin (3,3'- dihydroxy -5,6,7,4'-tetrametoxyflavon). Nâng cao tính bền của thành mạch máu như rutin. Có tác dụng estrogen như glycosid quecrcetin và kaempferol- 3-3- ramnogalacto-7-ramnorid. Flavonoids có hoạt chất chống oxy hóa. Một số hoạt độ tính của flavonoid bao gồm: chống dị ứng, chống ung thư, chất chống oxy hóa, chống viêm và chống virus, chống dị ứng, chống co giật… Các flavonoid quercetin được biết đến với khả năng của nó để làm giảm sốt, eszema, viêm xoang và bệnh suyễn. Đặc biệt, flavonoid còn có hoạt tính vitamin P, làm bền những mao mạch và giảm tính giòn của thành mạch. Do khả năng ức chế quá trình oxy hoá nên chúng có hiệu ứng chống u lành tính và u ác tính. Các flavonoid còn được ứng dụng rộng rãi để điều trị các bệnh nhiễm trùng như chống viêm loét dạ dày, viêm mật cấp tính và mãn tính, viêm gan, thận, thương hàn, lị 7 Bảng 1: Một số flavonoid được tìm thấy trong cây lược vàng Quercetin Kaempferol Isoorientin O O OH OH OH OH O OH OH OH O H Quercetin có hoạt tính giống như vitamin P và là chất chống ôxy hóa, có tác dụng lợi tiểu và chống co giật. Có thể sử dụng trong điều trị dị ứng, chảy máu nội tạng, viêm thận, viêm khớp, cũng như một số bệnh tim mạch, mắt và nhiễm trùng. Quercetin có công dụng làm giảm bớt sự sản xuất của chất “mutant p53 protein” Ngoài ra nó còn làm chậm sự phát triển của bứu ung thư bằng cách ngăn chặn sự hoạt động của các enzymes có tên là “tyrosine kinases” (các loại enzymes này giúp tế bào ung thư sinh sôi nẩy nở mau lẹ hơn). Kaempferol có tác dụng làm tăng độ bền của mạch máu, an thần, chống viêm, lợi tiểu mạnh – giúp cơ thể bài tiết các chất độc hại ra ngoài. Có thể sử dụng để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dị ứng, rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu. 8 Isoorienthin là một flavon C-glucosit mang nhiều hoạt tính sinh học lý thú. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hợp chất này thể hiện nhiều hoạt tính sinh học có giá trị trong các thử nghiệm in vitro và in vivo bao gồm hoạt tính chống oxi hóa, kháng sinh, kháng viêm, bảo vệ gan, chống tiểu đường, giảm lượng đường huyết trong máu. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy isoorientin hấp thụ kém qua đường ruột nhưng lại được chuyển hóa thành các sản phẩm khác nhờ các vi sinh vật đường ruột đồng thời thời gian lưu giữ trong đường ruột khá dài (khoảng 2h) đủ để hợp chất này thể hiện các tác dụng sinh học. Trước đó, nghiên cứu của Hatori và cộng sự đã chứng minh rằng isoorientin chuyển hóa thành các dẫn xuất 6-C-glucosyleriodictyrol, eridictyol, luteolin… khi được ủ kị khí với các vi sinh vật đường ruột. Giống như các chất thuộc nhóm flavonoid hoạt tính chống oxi hóa của isoorientin thể hiện rõ rệt trong các nghiên cứu trên hệ DPPH với giá trị IC 50 khá thấp (9-10µM). Khả năng chống oxi hóa này được chứng minh do isoorientin kích thích sự hoạt hóa của yếu tố phiên mã Nrf2, từ đó thúc đẩy quá trình tổng hợp các gen liên quan đến khả năng chống oxi hóa như NAD(P)H: quinoneoxidoreductase 1 (NQO-1), heme oxigenase 1, periaxin (PRX). Hoạt tính chống viêm của isoorientin cũng được nghiên cứu khá chi tiết trong thời gian gần đây. Năm 2004, Kupeli và cộng sự đã thử nghiệm tác dụng chống viêm trên chuột nhắt gây viêm bằng carrageenan. Kết quả cho thấy với liều lượng 30mg/kg thể trọng, isoorientin làm giảm tới 40% thể tích khối viêm mà hoàn toàn không gây độc cho dạ dày. Trong một thí nghiệm khác, isoorientin ở liều 25mg/kg thể trọng làm giảm đến 57% tế bào bạch cầu và 40% hoạt tính myeloperoxidase trên chuột nhắt gây viêm bằng carrageenan. Nghiên cứu của Odontuya và cộng sự cũng cho thấy isoorietin có khả năng ức chế quá trình tổng hợp thromoxan B 2 , một sản phẩm chuyển hóa của axit arachidonic có liên quan trực tiếp đến quá trình viêm và tự miễn. Hợp chất isoorientin thể hiện hoạt tính kháng sinh yếu trên các chủng vi khuẩn và nấm với giá trị MIC trong khoảng 100 – 200 µg/mL. Trong một số nghiên cứu, mặc dù dịch chiết mẫu thực vật có chứa isoorientin ức chế mạnh sự phát triển của các chủng vi sinh vật kiểm định, nhưng khi được phân lập ra, hoạt 9 tính của isoorientin có giá trị thấp hơn dịch chiết ban đầu. Ngoài những hoạt tính sinh học kể trên, isoorientin còn thể hiện nhiều tác dụng khác như bảo vệ gan, thận, chống tụ máu, ức chế enzyme axetylcholinesterase và butyrylcholinesterase vốn có liên quan đến các bệnh về thần kinh. 1.2.4.3 Coumarin Coumarin là nhóm hợp chất tự nhiên, được xem là dẫn xuất lacton của axit octo-hydroxy xinamic. Đến nay đã xác định được khoảng 600 chất và coumarin tồn tại trong cây chủ yếu dưới dạng tự do. Ví dụ như: Một số coumarin đã tìm thấy trong cây lược vàng: Umbelliferon Scopoletin (7-Hydroxychromen-2-one) (7-Hydroxy-6-methoxycoumarin) Coumarin được dùng để làm thuốc chống đông máu. Ngoài ra một số coumarin có tác dụng làm giãn động mạch vành và mạch ngoại vi. Đồng thời có tác dụng chống co thắt. Một số chất có tác dụng ức chế sinh trưởng thực vật, tác dụng kháng khuẩn, diệt nấm, chống viêm 10 Umbelliferon được sử dụng trong kem chống nắng nhằm ngăn ngừa tác động có hại của tia cực tím tới da Scopoletin được sử dụng làm chất ức chế ezym acetylcholinesterase. Ngoài ra còn có tác dụng tăng cường chuyển hóa. Cả Umbelliferon và Scopoletin đều là nguyên liệu trong tổng hợp các thuốc chống ung thư. 1.2.4.4 Choline Choline được phát hiện bởi Adolph Strecker vào năm 1864 và được tổng hợp bằng phương pháp hóa học năm 1866. Choline thường được dùng để chỉ các muối amoni bậc bốn có chứa N, N, N, N – trimethylethanolammoniun cation có công thức chung là: Choline có vai trò trong việc tạo cấu trúc và chức năng của màng tế bào. Là một phần của sphingomyelin tạo nên lớp vỏ bao myelin, choline góp phần bảo vệ sợi thần kinh và tăng cường chức năng dẫn truyền thần kinh. Choline là tiền chất của betaine, chất thẩm thấu được thận sử dụng để kiểm soát nước và cân bằng điện giải Ở gan, choline là nguồn cung cấp gốc methyl để tạo lipoprotein, là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng có liên quan đến trung tâm lưu trữ thông tin và kiểm soát cơ Choline là thành phần hoạt động của surfactant ở phế nang. Thiếu surfactant ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh thiếu tháng. Chức năng của choline là cung cấp gốc methyl cho sự tổng hợp methionine từ homocysteine. Vai trò này đặc biệt quan trọng khi cơ thể thiếu folate. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng cả methionine và acid folic cùng góp phần ngăn ngừa khiếm khuyết ống thần kinh như dị tật đốt sống chẻ đôi và [...]... ezim tiêu hóa) mà nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự cân bằng tâm trạng, sự tập trung, sự chú ý và giấc ngủ Sau khi protein được sử dụng chúng được chia nhỏ thành các amino acid Sau đó mỗi loại amino acid riêng lẻ được sử dụng để tạo ra các protein và enzim cần thiết cho cơ thể 1.2.4.9 Phenolic acid Các phenolic acid đã được phân lập từ cây lược vàng gồm có: acid gallic, caffeic, chicoric,... và enzim cần thiết cho cơ thể 1.2.4.9 Phenolic acid Các phenolic acid đã được phân lập từ cây lược vàng gồm có: acid gallic, caffeic, chicoric, ferulic Bảng 2: Một số phenolic acid đã phân lập từ cây lược vàng Acid ferulic Acid chicoric Acid caffeic Acid gallic 14 Acid ferulic có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có tác dụng ngăn ngừa tác hại của ánh sáng đối với làn da Hơn thế nữa, khi acid ferulic được...thoát vị não bằng cách cung cấp nhóm methyl cho sự chuyển hóa hay làm giảm nồng độ homocysteine Choline cũng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh tim Bằng cách tham gia trong sự tổng hợp methionine từ amino acid homocysteine, đây là một yếu tố nguy cơ đã được biết gây bệnh lý tim mạch, do đó ngăn ngừa tích lũy homocysteine trong cơ thể 1.2.4.5... căng bề mặt của dung dịch tạo nhiều bọt, có tính chất phá huyết, độc đối với động vật máu lạnh nhất là đối với cá, tạo thành phức với cholesterol, có vị hắc và làm hắt hơi mạnh Các sapogenin đều là chất quang hoạt Dưới tác dụng của enzym có trong thực vật hay vi khuẩn hoặc do axít loãng, saponin bị thuỷ phân thành các phần gồm genin gọi là sapogenin và phần đường gồm một hoặc nhiều phân tử đường Các đường... tính hoặc axít (phân tử có nhóm –COOH) Steroit saponin nhóm spirostan và furostan thuộc loại trung tính còn nhóm glicoancaloit thuộc loại kiềm Về mặt hoạt tính sinh học, saponin cung cấp nhiều loại thuốc quan trọng với một số tác dụng chính như sau: Tác dụng bổ, tăng cường sinh lực (saponin có trong họ nhân sâm); tác dụng long đờm, dịu ho (có trong cam thảo, viễn chí); giảm đau nhức khớp xương (có trong . Cây lược vàng - Callisia fragrans (Lindl.) Woodson [2][3][7] 1.2.1 Đặc điểm thực vật của cây lược vàng Cây lược vàng thuộc họ Thài lài (Commelinaceae), chi Thài lài (Commelina). Cây lược. Hình 1: Hình ảnh cây lược vàng Callisia fragrans (Lindl.) Woodson 4 Hình 2: Hình ảnh hoa lược vàng Callisia fragrans (Lindl.) Woodson 1.2.2 Công dụng của cây lược vàng [2] [3]. thấy lược vàng có thể gây chết súc vật thí nghiệm ở liều uống cao. 1.2.3 Hóa thực vật của cây lược vàng. [5][7] Cho đến nay mới chỉ có một vài nghiên cứu về thành phần hóa học của cây lược vàng,

Ngày đăng: 12/05/2015, 14:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w