Flavonoid là một nhóm hợp chất lớn thường gặp trong thực vật. Các dẫn chất flavonoid có khả năng dập tắt các gốc tự do như HO. Các gốc tự do khi cạnh tranh với DNA sẽ gây ra những ảnh hưởng nguy hại như gây biến dị, hủy hoại tế bào, gây ưng thư, tăng nhanh sự não hóa. Flavonoid cùng với acid ascorbic tham gia vào quá trình hoạt động của enzyme oxyhóa khử. Flavonoid còn ức chế tác động của hyaluronidase. Flavonoid còn thể thiện tác dung chống co thắt những tổ chức cơ nhẵn; tác dụng chống viêm; dùng để điều trị ban đỏ, viêm da, viêm gan, xơ gan, tổn thương da và màng nhầy trong trường hợp xạ trị. Một số flavonoid như rutin, quercetin, myricetin, catechin có tác dụng làm tăng biên độ co bóp và tăng thể tích phút của tim. Trên hệ thần kinh, một số Cflavon glycoside có tác dụng an thần.
Page 1 THỰC VẬT CHỨA FLAVONOIDE Flavonoid là một nhóm hợp chất lớn thường gặp trong thực vật. Các dẫn chất flavonoid có khả năng dập tắt các gốc tự do như HO . , ROO . . Các gốc tự do khi cạnh tranh với DNA sẽ gây ra những ảnh hưởng nguy hại như gây biến dị, hủy hoại tế bào, gây ưng thư, tăng nhanh sự não hóa. Flavonoid cùng với acid ascorbic tham gia vào quá trình hoạt động của enzyme oxy-hóa khử. Flavonoid còn ức chế tác động của hyaluronidase. Flavonoid còn thể thiện tác dung chống co thắt những tổ chức cơ nhẵn; tác dụng chống viêm; dùng để điều trị ban đỏ, viêm da, viêm gan, xơ gan, tổn thương da và màng nhầy trong trường hợp xạ trị. Một số flavonoid như rutin, quercetin, myricetin, catechin có tác dụng làm tăng biên độ co bóp và tăng thể tích phút của tim. Trên hệ thần kinh, một số C-flavon glycoside có tác dụng an thần. I. KIM NGÂN HOA Tên Khoa Học: Lonicera japonica Thunb. Họ Cơm Cháy (Caprifolianceae). Kim ngân đâu đâu cũng có, ở nhà quê người ta trồng rất nhiều, dây nó leo cuốn vào cây cho nên gọi là Tả triền đằng. Cây và lá của nó qua mùa đông không rụng vì vậy gọi là Nhẫn đông đằng (Kim Chỉ Nam Dược Tính). 1.1 Đặc điểm thực vật Page 2 Loại dây leo, thân có thể dài đến 9-10m, rỗng, có nhiều cành, lúc non mầu xanh, khi gìa mầu đỏ nâu, trên thân có những vạch chạy dọc. Lá mọc đối nhau, hình trứng dài. Phiến lá rộng 1,5 - 5cm, dài 38cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng. Hoa khi mới nở có mầu trắng, nở ra lâu chuyển thành mầu vàng. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 2 hoa mọc trên 1 cuống chung. Lá bắc giống như lá cây nhưng nhỏ hơn. Tràng hoa cánh hợp, dài từ 2,5-3,5cm, chia làm 2 môi không đều. Môi rộng lại chia thành 4 thùy nhỏ, 5 nhụy dính ở họng tràng, mọc thò dài ra ngoài hoa. Quả hình cầu, màu đen. Nụ hoa hình gậy, hơi cong queo, dài 25cm, đường kính đạt đến 5mm. Mặt ngoài màu vàng đến vàng nâu, phủ đầy lông ngắn. Mùi thơm nhẹ vị đắng. Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 6-8. Mọc hoang ở nhưng vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng. 1.2 Phân bố, thu hái và chế biến Thu hái vào đầu mùa Hạ, lúc nụ sắp nở. Nên hái khoảng 9 - 10 giờ sáng (khi sương đã ráo) Bộ Phận Dùng: Hoa mới chớm nở. Lá và dây ít dùng. Bào Chế: Hoa tươi: gĩa nát, vắt nước, đun sôi, uống. Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột. Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu theo tỉ lệ 1/5 để uống (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Bảo Quản: Dễ hút ẩm, mốc, biến màu, mất hương vị. để nơi khô ráo, tránh ẩm, đựng trong hũ có lót vôi sống. 1.3 Thành Phần Hóa Học: Phân lập từ kim ngâm hoa thu được các hợp chất Luteolin, Inositol, Tannin (Trung Dược Học). Page 3 Luteolin Lonicerin Hoa chứa Scolymozid (Lonicerin), 1 số Carotenoid (S Caroten, Cryptoxantin, Auroxantin). Lá chứa Loganin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Chlorogenic acid, Isochlorogenic acid (Lý Bá Đình, Trung Thảo Dược 1986, 17 (6): 250). Chlorogenic acid Isochlorogenic acid Ginnol, b-Sitosterol, Stigmasterol, b-Sitosterol-D-Glucoside, Stimasteryl-D- Glucoside (Sim K S và cộng sự, C A 1981, 94: 52765p). Phân lập từ hoa kim ngâm xác định được 9 hợp chất: loganin(1),sweroside(2),7- epi-vogeloside(3),7-epi-loganin(4),secoxyloganin(5),caffeic acid(6),p-hydroxybenzoic acid(7), β-sitosterol(8) and daucosterol (9) (LI Hui-Jun, LI Ping ) Page 4 (1) (2) (3) Sáu hợp chất Triterpenoid Glycosides phân lập từ kim ngâm hoa bao gồm: 3-O-β-D-glucopyranosyl(1→4)-β-D-glucopyranosyl(1→3)-α-L- rhamnopyranosyl(1→2)-α-L-arabinopyranosyl-hederagenin-28-O-β-D- glucopyranosyl(1→6)-β-D-glucopyranosyl ester.Other known saponins were identified as :hederagenin -3-O-α-L-rhamnopyranosyl (1→2)-α-L-arabinopyranoside(A), 3-O-α-L- rhamnopyranosyl(1→2)-α-L-arabinopyranosyl-hederagenin-28-O-β-D- xylopyranosyl(1→6)-β-D-glucopyranosyl ester (B), 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)-α- L-arabinopyranosyl-hederagenin-28-O-β-D-glucopyranosyl(1→6)-β-D-glucopyranosyl ester (C), 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)-α-L-arabinopyranosyl-hederagenin-28-O-α-L- rhamnopyranosyl(1→2)[β-D-xylopyranosyl(1→6)]-β-D-glucopyranosyl ester (D), 3-O-β- D-glucopyranosyl(1→3)-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)-α-L-arabinopyranosyl- hederagenin-28-O-β-D-glucopyranosyl(1→6)-β-D-glucopyranosyl ester (E). (CHEN Page 5 Chang-Xiang ,WANG Wei-Wei ,NI Wei ,CHEN Neng-Yu ,ZHOU Jun Journal of Anhui Agricultural Sciences;2008-27) 1.4 Tác Dụng Dược Lý Tác Dụng Kháng Khuẩn: nước sắc hoa Kim ngân có tác dụng ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga. Nước sắc có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Khi nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro bằng các phương pháp khuyếch tán và hệ nồng độ, người ta thấy nước sắc cô đặc 100% của hoa Kim ngân có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với các trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, cận thương hàn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả. Tác dụng yếu hơn đối với các trực khuẩn bạch hầu, E.Coli, Phế cầu, Tụ cầu khuẩn vàng. Nước sắc lá Kim ngân với nồng độ 201,2% ức chế trực khuẩn Shiga, với nồng độ 2050% ức chế trực khuẩn cận thương hàn, nồng độ 100% có tác dụng đối với tiêu cầu khuẩn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Tác Dụng Trên Chuyển Hóa Chất Béo: Kim ngân có tác dụng tăng cường chuyển hóa các chất béo (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Tác Dụng Trên Đường Huyết: nước sắc hoa Kim ngân cho uống có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ chuột lang. Ở chuột lang uống Kim ngân, số lượng và tính chất các dưỡng bào ở mạc treo ruột ít thay đổi. Lượng Histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột lang bình thường và chuột lang uống Kim ngân trước khi gây choáng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Tác Dụng Kháng Khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, não cầu khuẩn, trực khuẩn lao cùng các loại nấm ngoài da, Spirochete, virus cúm (Trung Dược Học). Tác Dụng Kháng Viêm: làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu (Trung Dược Học). Tác Dụng Hưng Phấn Trung Khu Thần Kinh: cường độ bằng 1/6 của cà phê (Trung Dược Học). Tác dụng chống lao: Nước sắc Kim ngân hoa in Vitro có tác dụng chống Mycobacterium tuberculosis. Cho chuột uống nước sắc Kim ngân hoa rồi cho chích vi khuẩn lao cho thấy ít thay đổi ở phổi hơn lô đối chứng (Chinese Hebral Medicine). Kháng Virus: Nước sắc Kim ngân hoa có thể làm giảm sức hoạt động của PR8 ở virus cúm nhưng không có tác dụng ở phôi gà con đã tiêm chủng (Chinese Hebral Medicine). Page 6 Tác dụng chuyển hóa Lipid: cho chuột béo phì dùng lượng lớn Cholesterol vỗ béo cho chuột đồng thời cho uống nước sắc Kim ngân hoa, mức Cholesterol trong máu của chúng thấp hơn so với nhóm đối chứng (Chinese Hebral Medicine). Trong nhãn khoa: theo dõi 36 bệnh nhân không chọn trước, nước sắc Kim ngân hoa được dùng cho những trường hợp kết mạc viêm mạn, giác mạc loét (Chinese Hebral Medicine). Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn: dùng dịch chiết Kim ngân hoa chích vào huyệt hoặc vào bắp có hiệu quả trong điều trị bệnh phổi viêm cấp nặng và lỵ. Cũng dùng trong 1 số trương hợp ruột dư viêm có mủ, quai bị lở ngứa (Chinese Hebral Medicine). Làm hạ Cholesterol trong máu (Trung Dược Học). Tăng bài tiết dịch vị và mật (Trung Dược Học). Tăng tác dụng thu liễm do có chất Tanin (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Có tác dụng lợi tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Độc Tính: Chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc Kim ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần liều điều trị cho người, vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận không thay đổi gì đặc biệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam). 1.5 Công dụng chữa bệnh Ông Lý Thời Trân cho rằng Kim ngân người xưa cho là vị thuốc cốt yếu trong việc trị phong, trừ được chứng trướng mãn, trị được lỵ tật mà sau này người ta không ai để ý đến, mãi về sau lại có người bảo là vị thuốc cốt yếu trong các vị thuốc trị những chứng ung nhọt mà người xưa chưa từng nói đến Xét trong sách ‘Ngoại Khoa Tinh Yếu’ ông Trần Tử Minh có nói: Rượu Kim ngân trị bệnh ung thư mới phát rất thần hiệu vô biên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Hiệu lực giải biểu của Kim ngân hoa kém hơn Cát căn nhưng lại thanh nhiệt hay hơn Cát căn Ngân hoa sao cháy có thể dùng để trị nhiệt độc huyết lỵ vào phần huyết, thanh huyết nhiệt. Nước cất từ Kim ngân hoa có thể trợ vị, tán thử, thanh nhiệt giải độc. Kim ngân hoa là vị thuốc chủ yếu trị chứng dương đỏ sưng thuộc ngoại khoa, không nên sử dụng đối với chứng âm. Dây Kim ngân hoa còn gọi là Nhẫn đông đằng, có thể thanh phong nhiệt trong kinh lạc và làm yên được đau nhức trong kinh “ (Đông Dược Học Thiết Yếu). Dây Kim ngân còn gọi là Nhẫn đông đằng công dụng giống như hoa nhưng kém hơn, có tác dụng thanh nhiệt ở kinh lạc, giảm đau. Kim ngân hoa sao đen gọi là Kim ngân Page 7 hoa thán có tác dụng lương huyết, trị lỵ xích lỵ, tiêu ra máu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). II CÂY MÙ U Takamaka, Cây mù-u Calophyllum inophyllum L. Calophyllaceae 1.1 Thực vật học Cây mù u có nguồn gốc ở vùng ven biển Đông Phi, miền nam Ấn Độ và Úc. Hiện nay chúng di chuyển khắp nơi những nơi có môi trường nước lợ ven biển ở Thái bình Dương, Đại tây dương và chúng cũng được trồng trên lục địa Mỹ. Cây mù u takamaka thân đại mộc, 8 đến 20 m cao ( có cây đạt đến 25 m ) và cành lá có khi đạt đến 35 m đường kính. Thân cây phức tạp đôi khi nghiêng, đường kính 1,5 m, được bao bọc bởi lớp vỏ cứng, màu vàng ánh đỏ bên ngoài nhưng càng ngày trở nên dày, mềm, thành tầng, màu hồng đỏ đôi khi biến ửng nâu dưới ánh mặt trời Hình dạng tàng lá hình chóp nón bán nguyệt, tạo nên do những cành nhánh tròn với dạng vuông khi cây còn non. Chồi ngọn hình cầu và kích thước 4 đến 9 mm dài. Page 8 Lá màu xanh la cây đậm, hình bầu dục, dầy mịn, phủ lớp bóng, 8 cm – 20 cm dài trung bình ( 5,5 cm tối thiểu và 23 cm tối đa ), 5 – 9 cm rộng, không lá bẹ và gân lá phụ nhuyển, song song và rỏ trên mặt dưới lá . Phát hoa ở ngọn, thông thường chia nhánh ( tối đa 3 nhánh ), chùm 5 đến 20 hoa ( tối đa 30 hoa ). Hoa, có mùi thơm nhẹ, bao gồm 1 vành hoa xoắn ốc, lá đài 4 trắng, cánh hoa 4 màu trắng, tiểu nhụy nhiều, màu vàng tập hợp thành nhóm 4 và bao phấn vàng kaki hay nâu, sinh sản bằng phái tính, thường đôi khi lưỡng tính. Bầu noản tròn, màu hồng, bóng, không lông và biến thành trái hình cầu 2 – 5 cm đường kính, da thay đổi từ màu xanh lá cây đến màu nâu, trơn, mịn, một lớp vỏ cứng bao bọc, 1 hạt duy nhất được bảo vệ bởi một lớp xốp. Hạt, 2 – 4 cm đường kính, màu nâu gồm 2 tử diệp lớn và 1 rể nhỏ. Cây mù u takamaka có mũ dính, mờ đục và màu trắng hay vàng . 2.2 Phân bố, thu hai và chế biến Cây mù u Calophyllum inophyllum là một thực vật đại mộc vùng nhiệt đới luôn luôn trạng thái xanh, người ta thường tìm thấy nhiều ở bờ biển Ấn Độ và Thái bình dương và những sinh thái thực vật liên hệ tới biển. Việt Nam thường gặp ở đồng bằng sông cửu long khắp miền nam Việt Nam. Mù u takamaka thích sống môi trường mặn và cát, trang hoàng và tươi mát phong cảnh, sự phát tán phân phối của mù u nhờ có trái nổi và trôi đi theo dòng nước di chuyển nơi khác. Bộ phận sử dụng : Thân, lá, trái, tinh dầu 2.3 Thành phận hóa học Phân lập từ cây mù u có 1,7-dihydroxyxanthone (euxanthone), 1,5,6- trihydroxyxanthone, 1,6-dihydroxy-5-methoxyxanthone (buchanaxanthone), 6- desoxyjacareubin, 2-(3,3-dimethylallyl)-1,3,5-trihydroxyxanthone and 2-(3,3- dimethylallyl)-1,3,5,6-tetrahydroxyxanthone (Faik Shalan Al-Jeboury, H.D. Locksley Phytochemistry Volume 10, Issue 3, March 1971, Pages 603–606) euxanthone 1,5,6-trihydroxyxanthone buchanaxanthone Page 9 6-desoxyjacareubin 2-(3,3-dimethylallyl)-1,3,5- trihydroxyxanthone Ngoài ra, hai hợp chất xanthones mới có tên là caloxanthones A and B được phân lập từ rễ cây Calophyllum inophyllum (Munekazu Iinuma, Hideki Tosa, Toshiyuki Tanaka, Shigetomo Yonemori, Phytochemistry Volume 35, Issue 2, January 1994, Pages 527–532) Người ta tìm thấy trong mù u : Sắc tố flavonoides, dẫn suất của coumarine: calophylollide và inophylollide, terpénoides, cung cấp chất mùi hương vị cho mù u. Những triacylglyrérols, thành phần acides béo như sau : acide oléique 49%.acide linoléique 21%, acide palmitique 15%, acide stéarique 13%, acides eicosanoïques 1.7%, acide linolénique 0,3%. Những chất tanins, được tập trung trong vỏ cây nhưng cũng có thể trích từ lá, chất trích được nấu sắc và được dùng để làm cứng và nhuộm lưới đánh cá của dân chài. Chất béo của cây mù u takamaka được bào chế dầu như dầu domba, pinnai hay dầu dilo : đặc tính mùi hôi, nhớt, màu thay đổi vàng xanh đến xanh lá cây đậm, thành phần gồm : Oléique, Palmitique, Stéarique, linoléique. Gổ và vỏ cây mù u chứa các nhóm lớn của xanthones, một trong nhóm chất jacareubine chỉ được sản xuất bởi calophyllum. Tinh dầu mù u cũng tiết ra ở những vết nứt của vỏ cây một cách tự nhiên những nhựa màu xanh lá cây, nhưng không một tài liệu nói về sự kiện và tính chất của nhựa này. 2.4 Tác dụng dược lý Mù u takamaka có khả năng chống sự nhiễm trùng, chống sự viêm sưng, tạo sẹo lành vết thương do hiệu quả kháng sinh trực tiếp và gián tiếp bởi sự kích thích hoạt động thực bào của những tế bào hệ thống mạng lưới nội mô ( réticulo-endothélial ) (macrophages ) Page 10 Mù u có sức mạnh khả năng giảm đau và chống nhức đầu bởi hiệu quả thoa tinh dầu trực tiếp nơi đau, có khả năng bảo vệ hệ thống mạch máu ( nhất là tĩnh mạch và mao quản ), có khả năng chống bệnh phong thấp bởi dùng trực tiếp tại chổ nơi đau hoặc uống . Những vết thương được nuôi dưỡng bởi dầu mù u như : vết thương mạch máu, loét nằm liệt giường chẳng hạn loét sau xương khu khi bệnh nằm không vệ sinh lâu ngày, loét nhiệt đới, vãy mục hay gia bì thứ cấp do sự rối loạn động mạch ngoại vi, rối loạn dinh dưỡng những bệnh nhân tiểu đường, những vết phỏng không nhiễm trùng bởi sự ăn da, nước sôi, phỏng do khí đốt, tinh dầu mù u sẽ làm dịu mát cũng như dịu đau những vết phỏng, những những vết phỏng nắng « coups de soleil », với sự cẩn thận và trộn tinh dầu mù u với những dầu khác thí dụnhư 90% dầu dừa, 10% dầu mù u tamanu Dầu tamanu hay dầu mù u : Những vết nứt ở hậu môn ( fissures anales ), chứng trĩ máu nội ( khi những vết nứt ở màng hậu môn gây chảy máy nhỏ và đặc lại tạo thành những cục máu caillots sanguins ), những hiệu quả tạo sẹo và chống viêm sưng, thêm vào một hiệu quả khả năng chống đông máu nhẹ, khả năng ngừa sự đông máu khác. Những bệnh ngoài da khác như : thủy bào chẫn herpes, phát chẫn éruptions, côn trùng ( ong chẳng hạn ) chích làm ngứa với vết trầy do sự ma sát mạnh. Ma sát hay xoa bóp : Đau khớp xương, Viêm gân, Bông gân, Đau cơ ( viêm cơ myopsie, rách hay đứt cơ claquage ). Trong kỹ nghệ : Dầu mù u còn dùng để chế tạo savon, làm bóng, dùng trong y học truyền thống hoặc pha lẫn với chất nhựa résine của cây Vateria indica để sơn, trét tàu thuyền ở miền duyên hải. Dầu sơn này có thể có 10% - 30% tinh chất résine ( cho một mùi hôi khó chịu ) được dùng như vernis. Những lá mù u chứa những chất : Saponine, Cyanure d’hydrogène, 2 độc chất trên dùng để đánh cá. Chất mũ mù u takamaka , tự nó là dẫn chất coumariniques, có đặc tính diệt côn trùng insecticides và thuốc cá piscicides. Hiệu quả xấu và rủi ro : Dầu mù u tamanu có thể làm nổi mận nhẹ, cho ra cảm giác nóng như viêm nhẹ sau khi dùng cho những da nhạy cảm, ở những trẻ em, trên mặt tóm lại những vùng có da non. [...]... phải được cẩn thận nấu chín vì mù u chứa những độc tố Một vài nhà trị liệu khuyên nên giới hạn tĩ lượng 10 – 20% lượng tinh dầu mù u pha chế dầu xoa bóp và tránh sử dụng ở trẻ em và những dàn bà mang thai 2.5 Tác dụng chữa bệnh Tinh dầu trích từ trái mù u takamaka đã được dùng như phương thuốc chống : Chứng phong thấp rhumatismes, loét ulcères, phỏng brûlures và những bệnh ngoài da Vỏ mù u : Tác dụng... chống lại chứng tiêu chảy Chống lại những bệnh ngoài da và mắt Chống bệnh phong thấp rhumatismes hay giúp đở những bà mẹ sau khi sanh đẻ Hoa, lá, và những hạt đôi khi được dùng trong y học cổ truyền Dầu mù u hiện nay là một chủ đề sản xuất công nghiệp để làm mỹ phẩm trong các nước miền nam Thái bình dương III VÔNG NEM Vông nem, Cây lá vông - Erythrina variegata L., thuộc họ Ðậu - Fabaceae Cây thân gỗ... Nhân dân Trung Quốc dùng vỏ cây làm thuốc chữa bệnh đau khớp, chữa sốt, sát khuẩn, an thần, gây ngủ, chữa lỵ Dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc IV RÂU MÈO Tên khoa học: Herba Orthosiphonis Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây râu mèo - Orthosiphon aristatus (Bl.) ( = O grandiflorus Bold = O spicatus (Thunb.) Bak = O stamineus Benth.), họ Hoa môi - Lamicaeae 4.1 Thực vật học Cây thuộc thảo cao 30-60cm,... với các thuốc khác trong các chứng bệnh thống phong, thấp khớp, thấp ngoài khớp, phù nề, viêm thận, sỏi niệu, tiểu ít, viêm gan, hoàng đản, sốt nóng, cảm cúm, thủy đậu (trái rạ), sởi (ban đỏ), đái tháo đường, cao huyết áp… 4.5 Công dụng chữa bệnh Cây râu mèo là một dược liệu đã dùng lâu đời ở An độ, Indonesia trong các bệnh về thận và bàng quang Châu Âu nhập và sử dụng vào cuối thế kỷ XIX Cây râu mèo... mỹ phẩm dạng nhũ tương có chứa 2% trích tinh lá Râu mèo làm giảm chất bã nhờn và kích thước mụn trên những người da nhờn do tác dụng làm giảm isozym typ 1 của 5-alpha reductase cũng như giảm sản sinh chất squalen, một cấu tử chính tạo nên chất bã nhờn là nguyên nhân phát sinh mụn Tác dụng của mỹ phẩm có trích tinh Râu mèo tốt hơn khi so sánh với chế phẩm trị mụn thông thường chứa 1% kẽm gluconat Râu... Echinocaulon (Steward 1930) Hình 1: Cây rau má ngọ Rau má ngọ là một loại cỏ thân bò hay leo mọc thành các bụi rậm, khi sống lâu năm có thể lên đến độ cao 6 m Rễ xơ và nông Thân thon dài, phân nhánh, và có màu xanh, theo thời gian nó trở thành gỗ và có màu đỏ Gai quặp xuống, dài 1-2 mm và được tìm thấy trên thân cây, cuống lá, và gân lá cấp 1 và cấp 2 Chân gai nở rộng ra Lá cây mọc xen kẽ nhau, có hình kiêng... cho người trong hơn một thiên niên kỷ ở các nước phương Đông Bởi vì, rau má ngọ có độc tính thấp và hiệu quả chữa bệnh tốt Polygonum perfoliatum L thường được sử dụng như một thuốc giải độc, hạ sốt, thuốc lợi tiểu, giảm sưng tấy và thuốc chống ho, và cũng được sử dụng để điều trị viêm thận, ho gà và eczema 24 Theo Đông y, rau má ngọ có vị đắng, chua, tính bình Vào các kinh Can, thận Có tác dụng thanh... lơ nhạt Nhị mọc thò ra ngoài dài gấp 2-3 lần tràng trông như râu mèo Ở miền Nam có trồng ở một vài nơi thuộc thành phố H.C.M để cung cấp nguyên liệu cho các xí nghiệp dược phẩm Thu hái lá và ngọn cây khi cây mới bắt đầu ra hoa, phơi khô và bảo quản vào bao bì chống ẩm vì dược liệu rất dễ hút ẩm Đặc điểm giải phẫu: Các lông che chở nhiều loại: ngắn hình nón, đơn bào hoặc dài đa bàomột dãy Các lông tiết... các thuốc lợi tiểu tây y Về dược lý lâm sàng, theo các tác giả Ấn Độ, Râu mèo rất có ích để điều trị bệnh thận và phù thũng Trên bệnh nhân, Râu mèo có tác dụng làm kiềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữ cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng khỏi tạo thành sỏi thận Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những. .. Philippin Thường gặp trong các bụi dọc bờ biển, lân cận với các rừng ngập mặn và trong rừng thưa, nhiều nơi ở nước ta Cũng thường được trồng làm cây bóng mát dọc đường ở các khu dân cư Người ta thu hái lá vào mùa xuân, chọn lá bánh tẻ, dùng tươi hay phơi khô, thu hái vỏ cây quanh năm Bộ phận dùng: Vỏ và lá - Cortex et Folium Erythrinae Variegatae Vỏ vông nem thường được gọi là Hải đồng bì 3.3 Thành phần hóa . Page 1 THỰC VẬT CHỨA FLAVONOIDE Flavonoid là một nhóm hợp chất lớn thường gặp trong thực vật. Các dẫn chất flavonoid có khả năng dập tắt các gốc tự do như HO . ,. thư, tăng nhanh sự não hóa. Flavonoid cùng với acid ascorbic tham gia vào quá trình hoạt động của enzyme oxy-hóa khử. Flavonoid còn ức chế tác động của hyaluronidase. Flavonoid còn thể thiện tác. ban đỏ, viêm da, viêm gan, xơ gan, tổn thương da và màng nhầy trong trường hợp xạ trị. Một số flavonoid như rutin, quercetin, myricetin, catechin có tác dụng làm tăng biên độ co bóp và tăng