Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Mỹ Tho Trường tiểu học Thiên Hộ Dương o0o KỲ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THÀNH PHỐ BẬC TIỂU HỌC KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tự nhiên và xã hội Lớp: Hai Giáo viên: Nguyễn Thị Hoa Năm học: 2010- 2011 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tự nhiên và xã hội Lớp: Hai Tựa bài: Đường giao thông Tuần: 19 - Tiết: 19 Ngày dạy: 10.01.2011 Giáo viên: Nguyễn Thị Hoa A. MỤC TIÊU: - Học sinh biết tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông; nhận biết một số biển báo giao thông. - Học sinh kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông; Nhận dạng và nắm được tên gọi một số biển báo giao thông. - Học sinh thấy được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông và có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông. B. CHUẨN BỊ: - Bộ thẻ A, B, C, D. - Bộ thẻ chữ, thẻ hình phục vụ trò chơi C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: THẦY TRÒ Hoạt động : Khởi động - Ổn định: GV cho học sinh hát - Giới thiệu bài mới Hoạt động : Cung cấp kiến thức mới: Bài dạy: Đường giao thông Hoạt động 1: Nhận biết các loại đường giao thông: • Mục tiêu: Học sinh biếtđược 4 loại đường giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. • Hình thức: cá nhân, cả lớp - Giáo viên giải thích tựa bài. - Giáo viên cho học sinh lần lượt quan sát 4 hình vẽ và hỏi hình vẽ gì ? - Gọi 1 học sinh đọc 4 câu lựa chọn - Yêu cầu học sinh suy nghĩ trong 1 phút để lựa chọn đáp án đúng cho mỗi hình. + Hình 1. - Giáo viên giải thích: Đường bộ là đường đi trên đất liền dành cho người và xe cộ. Đường bộ bao gồm cả đường nhựa, đường đá đỏ, đường đất, đường dal,… -Học sinh hát bài Em đi chơi thuyền - Học sinh quan sát từng hình và trả lời câu hỏi. - Học sinh đọc: A. Đường bộ. B. Đường thủy. C. Đường hàng không. D. Đường sắt. - Học sinh suy nghĩ. - Học sinh đưa thẻ A. Học sinh lắng nghe. +Hình 2. - Giáo viên giải thích: Đường sắt là đường xe lửa chạy. - Giáo viên liên hệ: Ở Mỹ Tho, có đường sắt không ? - Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho ngày xưa và giải thích thêm: Đó là đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho và nhà ga Mỹ Tho năm 1910. + Hình 3. - Giáo viên giải thích: Đường thủy là đường đi của tàu, thuyền trên mặt nước. Đường thủy bao gồm cả đường sông và đường biển. - Giáo viên liên hệ: Ở Tiền Giang, có biển không ? có sông gì ? - Giáo viên cho học sinh xem thêm hình ảnh về đường sông. + Hình 4. - Giáo viên liên hệ: Ở Mỹ Tho có đường hàng không ? - Giáo viên đặt câu hỏi: Có mấy loại đường giao thông ? Kể ra. - Giáo viên chốt: Có 4 loại đường giao thông. Đó là đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Hoạt động 2: Nhận biết các loại phương tiện giao thông trên mỗi loại đường giao thông. • Mục tiêu: học sinh biết tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông. • Hình thức: nhóm, cá nhân. - Giáo viên nêu yêu cầu thảo luận: Quan sát Hình 1, 2, 4, 5 trong SGK kể tên các phương tiện giao thông có trong hình. Giáo viên gọi học sinh lên trình bày Hình 1. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các phương tiện giao thông có trên đường bộ mà em biết. - Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh một số xe chuyên dùng và xe thô sơ. - Giáo viên liên hệ: xe khách, xe buýt thường đậu ở đâu ? Ở Mỹ Tho có bến xe nào không ? - Học sinh đưa thẻ D. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh trả lời. - Học sinh theo dõi. - Học sinh đưa thẻ B. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh trả lời. - Học sinh theo dõi. - Học sinh trả lời C. Đường hàng không. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh trả lời. - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ. - Học sinh mở sách thảo luận trong nhóm 4. - Học sinh đại diện nhóm lên trình bày, học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh kể tên: xe máy, xe đạp, xe buýt,… - Học sinh theo dõi. - Học sinh trả lời. Giáo viên gọi học sinh lên trình bày Hình 2. - Giáo viên nhận xét và chỉ cho học sinh thấy xe lửa có nhiều toa xe. - Giáo viên liên hệ: xe lửa thường đậu ở đâu? Có biết tên 1 nhà ga nào không ? - Giáo viên gọi học sinh trình bày Hình 4. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các phương tiện giao thông đi trên đường thủy. - Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh: tàu thủy, ca nô, thuyền thúng, phà. - Giáo viên liên hệ: phà, đò, tàu, thuyền đậu ở đâu ? Mỹ Tho có bến phà, bến đò, bến cảng nào không ? và giáo dục học sinh. - Giáo viên gọi học sinh trình bày Hình 5 - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên phương tiện nào cũng bay trên không như máy bay. - Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh. Giáo viên chốt: Trên mỗi loại đường giao thông thì có những phương tiện giao thông khác nhau. Hoạt động 3: Nhận biết một số biển báo giao thông. • Mục tiêu: học sinh nhận biết một số biển báo giao thông trên đường bộ. • Hình thức: cá nhân, cả lớp. - Giáo viên cho học sinh quan sát 2 biển báo chỉ dẫn và mô tả - Giáo viên nêu: đây là 2 biển báo chỉ dẫn. - Giáo viên cho học sinh quan sát 2 biển báo cấm và mô tả. Lưu ý học sinh biển báo cấm người đi bộ có khác với hình vẽ trong SGK. - Giáo viên liên hệ: Học sinh có thấy biển báo cấm đi ngược chiều ở trên đường nào không ? - Giáo viên nêu: Đây là 2 biển báo cấm. - Giáo viên cho học sinh quan sát tiếp 2 biển báo nguy hiểm và mô tả. - Giáo viên lưu ý học sinh khi gặp biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn. - Học sinh đại diện nhóm lên trình bày, học sinh nhận xét. - Học sinh theo dõi. - Học sinh trả lời. - Học sinh đại diện nhóm trình bày, học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe - Học sinh kể tên: phà, ca nô, thuyền thúng,… - Học sinh theo dõi. - Học sinh trả lời câu hỏi. Học sinh đại diện nhóm trình bày, học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh kể tên: trực thăng, tên lửa,… - Học sinh theo dõi. - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ. - Học sinh quan sát, mô tả biển báo và nên tên biển báo. - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ. - Học sinh quan sát hình vẽ, mô tả và nên tên biển báo. - Học sinh trả lời. - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ. - Học sinh quan sát, mô tả và nêu tên biển báo. - Học sinh lắng nghe. - Giáo viên liên hệ: học sinh đã thấy biển báo giao nhau có đèn tín hiệu ở đâu ? Người tham gia giao thông làm gì khi gặp biển báo này? - Giáo viên nêu: Đây là hai biển báo nguy hiểm và hỏi học sinh: Các biển báo giao thông này thuộc đường giao thông nào ? Các biển báo giao thông này được dựng lên trên đường nhằm mục đích gì ? - Giáo viên chốt: Đó là 6 biển báo giao thông thường gặp. Các biển báo giao thông được dựng lên trên đường nhằm mục đích đảm bào an toàn cho người tham gia giao thông. - Giáo viên cho học sinh xem hình vẽ và liên hệ giáo dục học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy. Hoạt động : Củng cố - Dặn dò - Trò chơi: Tiếp sức Giáo viên chia lớp làm 2 đội Giáo viên nêu cách chơi: Mỗi đội có 1 bộ thẻ chữ và 1 bộ thẻ hình, nhiệm vụ của các em là chọn và ghép các thẻ chữ và hình sao cho phù hợp. Giáo viên làm mẫu cách chơi. Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét trò chơi, khen đội chiến thắng. - Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương. - Dặn dò. - Học sinh trả lời. - Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi. - Học sinh lắng nghe và thực hiện. - Học sinh nghe phổ biến cách chơi và tiến hành chơi. - Học sinh nhận xét - Học sinh lắng nghe và thực hiện Ký duyệt của Ban giám hiệu Người soạn P.HIỆU TRƯỞNG Tô Thị Bảy Nguyễn Thị Hoa . thức mới: Bài dạy: Đường giao thông Hoạt động 1: Nhận biết các loại đường giao thông: • Mục tiêu: Học sinh biếtđược 4 loại đường giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. •. tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông; nhận biết một số biển báo giao thông. - Học sinh kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông; Nhận dạng. đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Hoạt động 2: Nhận biết các loại phương tiện giao thông trên mỗi loại đường giao thông. • Mục tiêu: học sinh biết tên các phương tiện giao thông