HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC HS DÂN TỘC

35 189 0
HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC HS DÂN TỘC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiệu trưởng tổ chức-chỉ đạo-PP GD HSDT THCS ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO, THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HS DÂN TỘC Ở TRƯỜNG THCS MỤC LỤC Trang Phần mở đầu 03 A. Lý do chọn đề tài I. Lý do khách quan ……………………………………………………… 02 II. Lý do chủ quan…………………………………………………………. 01 B. Phần nội dung 27 Chương I . Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý 11 I. Cơ sở lý luận 09 II. Cơ sở pháp lý 02 Chương II. I. Thực trạng Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo tham mưu, phối hợp với các cấp chính quyền và ban ngành đoàn thể để giáo dục HSDT……………… 06 1. Đặc điểm tình hình chungcủa trường THCS Dang Kang………… 03 2. Thực trạng Hiệu trưởng tham mưu với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về giáo dục HSDT 03 II. Thực trạng Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo GV phối hợp với CMHS người đồng bào dân tộc……………………………………………………………10 1. Đặc điểm tình hình chungcủa trường THCS Dang Kang:………….06 2. Hiệu trưởng thống nhất các hình thức phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với gia đình HSDT:………………………… ………………………………04 C. Phần kết luận & kiến nghị 04 Tài liệu tham khảo 01 1 Hiệu trưởng tổ chức-chỉ đạo-PP GD HSDT THCS PHẦN MỞ ĐẦU A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: I. Lý do khách quan: Để nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em học sinh dân tộc thiểu số thì một trong các giải pháp quan trọng là nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc (HSDT). Đây cũng một nội dung cơ bản trong Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc ít người giai đoạn 2010-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/11/2010 vừa qua. Là người cán bộ quản lý giáo dục ở một trường học phổ thông có học sinh dân tộc, bản thân tôi nhận thức rằng việc nắm bắt và am hiểu về ngôn ngữ, tâm lý học sinh, phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá, của dân tộc; phương pháp dạy học; công tác chủ nhiệm lớp, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, công tác tham mưu và phối kết hợp giữa các lực lượng bên ngoài XH của nhà trường là điều hết sức quan trọng. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, người Hiệu trưởng phải phát huy tối đa mọi nguồn nhân lực trong và ngoài nhà trường để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục. Đặc biệt việc tổ chức, chỉ đạo cho đội ngũ GV có một phương pháp giảng dạy tốt và phối hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho HS, đặc biệt là HS DT. Gia đình là lực lượng giáo dục, là môi trường giáo dục đầu tiên của đứa trẻ, nhưng truyền thống GD ở gia đình người đồng bào dân tộc còn rất nhiều hạn chế, nhất là giáo dục cho các em hiểu biết cơ bản kiến thức văn hóa và những giá trị văn hoá truyền thống, rèn luyện hành vi nói năng lễ độ, cách cư xử đúng mực với mọi người, phương pháp học tập…thì đa số HSDT chưa lĩnh hội tốt vấn đề này. 2 Hiệu trưởng tổ chức-chỉ đạo-PP GD HSDT THCS Trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập của nền kinh tế thị trường, được tiếp xúc với nguồn thông tin hiện đại (máy vi tính, băng đĩa, Iternet…) lối sống mới có nhiều yếu tố tích cực lẫn tiêu cực phần nào cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của các em HS nói chung và HSDT nói riêng. II/ Lý do chủ quan: Xuất phát từ tình hình thực tế của Trường THCS Dang Kang trong những năm qua, nhà trường đã có nhiều giải pháp động viên, khích lệ con em đồng bào dân tộc thiểu số đến trường và từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Dang Kang vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Tuy nhiên, về phía gia đình là PHHS DT những năm gần đây, đời sống kinh tế có phần phát triển nên đa số CMHS DT quan tâm đến việc học tập của con em, song mặt bằng về dân trí của người đồng bào có trình độ thấp, do quá nghèo khổ phải lo lao động kiếm sống nên không quan tâm đến việc học hành của con em, giao hết trách nhiệm giáo dục cho nhà trường. Vì vậy, khi các phụ huynh đã được nhà trường tổ chức thành hội cha mẹ học sinh, có khả năng phối hợp với nhà trường thì chất lượng giáo dục con em họ có phần tiến bộ qua hàng năm. Do đó, Hiệu trưởng nhà trường phải là người tiên phong trong việc chủ động tổ chức chỉ đạo cho lực lượng GV nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy HSDT, đồng thời phối hợp với hội đồng giáo dục các cấp, ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức ban ngành đoàn thể trong đia phương thực hiện nhiệm vụ này: - Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 3 Hiệu trưởng tổ chức-chỉ đạo-PP GD HSDT THCS - Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất. (Điều 45-Điều lệ trường trung học). Phổ biến, hướng dẫn cho CMHS DT hiểu các chính sách ưu tiên dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước(CT 158 của Chính phủ, 132 TW, NĐ 61/CP…) Công tác tổ chức, tham mưu các cấp chính quyền địa phương, chỉ đạo GV và phối hợp với Hội cha mẹ học sinh trong nhiều năm qua đã đựơc những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Sau thời gian chuyển về công tác tại trường (năm 2006), bản thân tôi đã đúc kết một số kinh nghiệm với đề tài Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện GD HSDT. Hy vọng qua đề tài này, các đồng chí đồng nghiệp sẽ góp ý thêm giúp bản thân tôi đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý. Đề xuất một số biện pháp cải tiến trong việc tổ chức, chỉ đạo GV và phối hợp với các lượng xã hội cuả Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng GD HSDT. *** B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý I.Cơ sở lý luận: 1.Vai trò của hiệu trưởng trong giáo dục HSDT: Hiệu trưởng không những là cá nhân điển hình trong đổi mới phương pháp dạy học mà còn là nhà quản lý giáo dục chỉ đạo, điều hành cho tất cả giáo viên thực hiện một cách có hiệu quả công tác đổi mới phương pháp dạy và học. Theo tôi, hiệu trưởng quản lý nhà trường phải có vai trò như một người nhạc trưởng trong một giàn giao hưởng. Bởi vì: 4 Hiệu trưởng tổ chức-chỉ đạo-PP GD HSDT THCS Giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn dân, nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là những CBQL mà người chịu trách nhiệm chính trong một đơn vị trường học đó là Hiệu trưởng. Xác định được vai trò, trách nhiệm của mình là CBQL trường học vừa là bí thư Chi bộ nhà trường bản thân tôi đã đề xuất với cấp Đảng ủy, HĐND xã có Nghị quyết riêng về nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số. Xác định đây không chỉ là nhiệm vụ của thầy cô giáo mà còn là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, các lực lượng xã hội; huy động mọi nguồn lực, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HSDT. Tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm: Huy động học sinh ra lớp, duy trì số học sinh, hứơng dẫn phương pháp học tập cho HS; đổi mới phương thức quản lý giáo dục(tham mưu, phối hợp các lực lượng XH), tăng cường cơ sở vật chất; đổi mới phương pháp dạy học, tăng thời lượng dạy học, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 2/ Biện pháp hiệu trưởng tham mưu, phối hợp với các cấp chính quyền và ban ngành đoàn thể ở địa phương: Trường THCS Dang Kang trong những năm qua, thực hiện khá tốt công tác xã hội hóa giáo dục và có nhiều tiến bộ trong việc nâng cao chất lượng học tập đối với học sinh DT. Theo khảo sát, thống kê qua các năm học, học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Dang Kang chiếm tỷ lệ khoảng 65%. Xác định nguyên nhân chất lượng học tập của học sinh DTTS chưa cao là do việc học bài ở nhà còn nhiều hạn chế, một phần do nhận thức của phụ huynh và cả chính các em, một phần do tập tục sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số Để khắc phục tình trạng này, bản thân tôi đã đề xuất với lãnh đạo chính quyền địa phương các ban ngành đoàn thể và hội CMHS xây dựng mô hình “Tiếng chiêng học tập” và mô hình “Góc học tập”, “Nhóm bạn cùng học” giúp các em học sinh DTTS có điều kiện tự nâng cao chất lượng học tập cũng như rèn luyện bản thân. 5 Hiệu trưởng tổ chức-chỉ đạo-PP GD HSDT THCS Với cách làm này, trưởng Buôn tình nguyện đánh chiêng thông báo cho con em và nhân dân biết đã đến giờ học vào 19 giờ tối hằng ngày; phụ huynh học sinh nhắc nhở các em học bài, không mở các phương tiện nghe nhìn gây ồn ào trong giờ học; các anh chị đoàn viên thanh niên không tổ chức vui chơi gây ồn ào và phân công hội Phụ nữ, Hội nông dân đi đến từng hộ gia đình vận động, nhắc nhở các em học bài nghiêm túc, hướng dẫn các em học nhóm; bí thư chi bộ, già làng đi kiểm tra, nhắc nhở các gia đình không chấp hành việc đôn đốc các em học bài; đồng thời hằng tuần, hằng tháng Mặt trận Tổ quốc xã, các ban, ngành trong xã đi kiểm tra, nhắc nhở và hướng dẫn từng thôn, buôn thực hiện tốt phong trào này. Cụ thể ở một số thôn, buôn như: Buôn Cư NuôlA, Cư NuôlB,…các Đoàn viên thanh niên ưu tú nhận nhiệm vụ phụ trách từng thôn, buôn trong việc quản lý, hướng dẫn nhân dân thực hiện phong trào này. 3/ Biện pháp hiệu trưởng tổ chức phối hợp với gia đình và Hội cha mẹ HSDT: 3.1/ Hiệu trưởng tổ chức Hội cha mẹ HSDT đầu năm: a. Ý nghĩa: Đây là tổ chức rất quan trọng và cần thiết trong việc phối kết hợp để nâng cao hiệu quả chất lượng GD HSDT. Hội nghị cha mẹ HSDT đầu năm học (được tổ chức riêng không cùng thời điểm với cuộc họp CMHS theo khối lớp toàn trường) là một hình thức phối hợp tích cực cho nhà trường và Hội cha mẹ học sinh tổ chức nhằm tổng kết công tác phối hợp trong quá trình hoạt động của năm học trước đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cơ bản, chương trình hoạt động trong năm học mới nhằm nâng cao tinh thần hiếu học đói với các bậc phụ huynh HSDT. b. Chương trình tổ chức hội nghị cha mẹ HSDT đầu năm học được tiến hành theo 3 bước: Bước 1: Công tác chuẩn bị: 6 Hiệu trưởng tổ chức-chỉ đạo-PP GD HSDT THCS * Tổ chức cuộc họp liên tịch giữa nhà trường và ban đại diện Hội cha mẹ HSDT năm học trước. Thời gian: Trước Hội nghị chung của cha mẹ HSDT cấp trường từ 1 đến 2 tuần. Nội dung: - Hiệu trưởng thông báo ngắn gọn những kết quả mà nhà trường đã đạt được, những khó khăn đã vượt qua, những vấn đề còn tồn tại của năm học trước và nêu khái quát những nét cơ bản về phương hướng, nhiệm vụ năm học mới cho ban đại diện cha mẹ HSDT biết. - Đại diện cha mẹ HSDT đánh giá những ưu khuyết điểm trong hoạt động Hội và đánh giá những hoạt động đã tham gia vào các công tác giáo dục của nhà trường trong năm trước. Cả hai bên thống nhất các kết quả đã đạt được, khẳng định những kinh nghiệm đã có và đề ra những biện pháp cần cải tiến trong năm học mới. - Thảo luận các vấn đề, phương hướng công tác trong năm học mới. - Chuẩn bị thành phần nhân sự của ban đại diện Hội trong năm học mới (cần có tính kế thừa). * Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp: - Phổ biến cho tập thể giáo viên về kế hoạch, yêu cầu của tổ chức Hội nghị cha mẹ HS ở các lớp, nhằm làm cho Hội nghị cha mẹ học sinh ở lớp có hiệu quả: + Bảo đảm số lượng tham dự. + Khai thác được tiềm năng sẵn có của các chi hội . - Làm cho giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của Hội nghị cha mẹ học sinh cấp lớp. Đó là cơ sở, điều kiện thuận lơị để giáo viên chủ nhiệm có thể: + Tìm ra những biện pháp giáo dục thích hợp với HSDT lớp mình. + Động viên cha mẹ HSDT tích cực tham gia công tác giáo dục ở trường và ở gia đình. + Giúp cha mẹ HSDT hiểu rõ công việc giảng dạy, giáo dục của nhà trường, việc học tập và rèn luyện của con em họ, để họ nhắc nhở cho con em học tập, lao 7 Hiệu trưởng tổ chức-chỉ đạo-PP GD HSDT THCS động, giải trí và tham gia các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoài giờ lên lớp đầy đủ và siêng năng. - Chỉ rõ cho giáo viên các nội dung, thủ tục của Hội nghị cha mẹ học sinh của từng lớp. - Đảm bảo cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như: + Chuẩn bị tư tưởng cho HSDT để các em mời cha mẹ tới dự. + Việc ghi và gửi giấy mời phải rõ rang, cụ thể, kịp thời, không quá trễ. + Chuẩn bị cuộc họp có nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu của phụ huynh và tiến hành khéo leó (Nếu GVCN biết tiếng dân tộc nên tận dụng để giao tiếp và làm quen với cha mẹ HSDT tạo cảm tình trong cuộc họp cũng như quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm. Ví dụ như: Chào quý bậc cha mẹ HS! (Cơ Kuh alumkỏ ami, amah hơđeh hriam-hră). Chúc PHHS sức khỏe và cần quan tâm đến việc học tập của con em (hmăng – hmưi kơ ami-amah phung – hđe suaih- pral asai-mlei. Chiăng lo brêi phung – hơđeh nao hriăm –hră lu- hin, ami- amah lo mtô lach kơ anak nao sang hră)… + Nắm được tình hình chung của lớp và hiểu sâu sắc tâm lý, tình cảm của HSDT trong lớp. + Ghi các ý kiến đóng góp, các yêu cầu nguyện vọng của cha mẹ học sinh nói chung và lưu ý những ý kiến của phụ huynh HSDT trong Hội nghị vào biên bản để nhà trường tổng hợp xem xét. Bước 2: Tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh các lớp học: * Nội dung Hội nghị: Thông báo cho cha mẹ học sinh biết: - Tình hình học tập của học sinh đầu năm. - Yêu cầu về kiến thức bộ môn mà học sinh cần đạt. - Những biện pháp cụ thể của trường (Ví dụ: Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi). 8 Hiệu trưởng tổ chức-chỉ đạo-PP GD HSDT THCS - Mức độ và thời gian thu các khoản học phí, xây dựng cơ sở vật chất và các khoản khác. - Thời gian học chính khoá ở trường. - Các lần họp cha mẹ học sinh định kỳ trong năm. - Các chủ trương của trường, của lớp. - Quy định của Bộ về xếp loại đạo đức, văn hoá, lao động cho học sinh. - Nêu rõ hình thức và biện pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Đây là dịp để giáo viên chủ nhiệm cho phụ huynh những lời khuyên cần thiết trong cách giáo dục con em ở nhà. Nhắc lại những nhiệm vụ và trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc giáo dục con em, trong quan hệ với nhà trường theo quy định của pháp luật chứ không phải là “khoán trắng” cho nhà trường. Tổ chức thảo luận để cha mẹ học sinh góp ý kiến, thống nhất chương trình công tác giáo dục. Bầu ra ban đại diện chi hội cha mẹ học sinh của lớp. * Hiệu trưởng tập hợp các ý kiến của Hội nghị cha mẹ học sinh lớp. - Ban giám hiệu nhà trường nghe phản ánh trực tiếp từ giáo viên chủ nhiệm. - Đọc biên bản họp cha mẹ học sinh các lớp. - Tập hợp phân loại các ý kiến, các vấn đề của cha mẹ học sinh và lưu ý CMHS DT. Bước 3: Tiến hành Hội nghị cha mẹ HSDT cấp trường: Thành phần: Gồm cha mẹ HSDT các lớp, các giáo viên chủ nhiệm có liên quan. Nội dung: như bước 1 đã nêu. Mời đại diện Hội cha mẹ HSDT tham dự các cuộc họp hội đồng giáo dục, các buổi khai giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và một số hoạt động khác như: Lễ kỷ niệm ngày NGVN, kỷ niệm thành lập trường… 9 Hiệu trưởng tổ chức-chỉ đạo-PP GD HSDT THCS - Hiệu trưởng có thể triệu tập họp đột xuất với một số thành viên trong BCH Hội có liên quan trực tiếp đến công việc để giải quyết kịp thời một số vấn đề cụ thể. - Thực hiện có nề nếp các hình thức phối hợp giữa gia đình HSDT cấp lớp (Sổ liên lạc, thăm gia đình…) với GVCN hoặc BGH nhà trường. - Để tạo được sự gần gũi, cảm tình với các bậc cha mẹ HSDT, trước giờ họp Hiệu trưởng có thể hỏi chuyện với phụ huynh bằng tiếng Ê đê(Klei - Đê), ví dụ những câu xả giao thân mật như: Chào quý bậc cha mẹ HS! (Cơ Kuh alumkỏ ami, amah hơđeh hriam-hră). Chúc PHHS sức khỏe và cần quan tâm đến việc học tập của con em! (hmăng – hmưi kơ ami-amah phung – hđe suaih- pral asai- mlei. Chiăng lo brêi phung – hơđeh nao hriăm –hră lu- hin, ami-amah lo mtô lach kơ anak nao sang hră)… c/ Hiệu trưởng tạo điều kiện cho Hội cha mẹ HSDT hoạt động qua các việc sau: - Soạn thảo cho Hội Điều lệ hội và nhờ họ phổ biến điều lệ này tới các thành viên nhằm làm cho Hội cha mẹ HSDT nắm được các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương pháp công tác của Hội, cách sử dụng quỹ hội … - Gợi cho Hội cha mẹ HSDT những việc nên làm và có thể làm như: Quan tâm, nhắc nhở, theo dõi việc học tập của con em; giữ mối liên hệ với nhà trường và các tổ chức XH… - Cung cấp thông tin về tình hình giáo dục, dạy học có chọn lọc cho ban đại diện Hội nắm vững tình hình. Từ đó, họ sẽ tham gia có hiệu quả vào công tác giáo dục, sẽ có những đóng góp và tác động hữu ích vào công tác giáo dục của nhà trường - Lắng nghe các ý kiến của Hội và giải thích thoả đáng những vấn đề thắc mắc mà cha mẹ HSDT đặt ra cho nhà trường một cách đúng đắn, kịp thời. 10 [...]... Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Hội cha mẹ HSDT và gia đình học sinh a Các nội dung chỉ đạo của Hiệu trưởng: Chỉ đạo và giao việc cho giáo viên nắm vững nhiệm vụ của họ trong công tác phối hợp với gia đình cha mẹ HSDT Làm cho giáo viên chủ nhiệm nắm vững các yêu cầu sư phạm của các hình thức phôí hợp với gia đình có con em HSDT, cụ thể là: 11 Hiệu trưởng tổ chức -chỉ đạo- PP GD HSDT... UBND xã cấp giấy khen - Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng ban đại diện chi hội lớp đảm bảo về số lượng (3 thành viên) và mời ban đại diện về dự sinh hoạt lớp 1 lần/tháng để kịp thời nắm bắt tình hình lớp mà hỗ trợ tốt cho giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục HSDT 27 Hiệu trưởng tổ chức -chỉ đạo- PP GD HSDT THCS - Cần có biện pháp quản lí giáo dục con em đồng bào dân tộc một cách hài hòa giữa... nước và của toàn dân, do đó: “Các cấp uỷ và tổ chức Đảng , các cấp chính quyền, các đoàn thể 14 Hiệu trưởng tổ chức -chỉ đạo- PP GD HSDT THCS nhân dân các tổ chức kinh tế xã hội , các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp Giáo Dục – Đào Tạo” Vì vậy phải : “ Kết hợp giáo dục nhà trường , Giáo dục gia đình và giáo dục xã hội tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh... công: - Hiệu trưởng làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương quan tâm đến việc giáo dục HSDT - Do có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình HSDT trong việc giáo dục, quản lý học sinh - Thúc đẩy cải tiến và đổi mới công tác quản lý - Tăng cường chỉ đạo GV bộ môn nâng cao chất lượng giáo dục và phụ đạo học sinh dân tộc yếu kém - Có kế hoạch tổ chức ôn tập hè cho HSDT khối... Thực trạng Hiệu trưởng tham mưu với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về giáo dục HSDT: a Tham mưu với Đảng ủy, HĐND và UBND xã: - Đầu năm học, Hiệu trưởng sà soát tổng thể tình hình về CSVC nhà trường để báo cáo và lên kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương quan tâm 18 Hiệu trưởng tổ chức -chỉ đạo- PP GD HSDT THCS - Hiệu trưởng đề xuất những biện pháp vận động HS ra lớp với... HSDT khối 6,7,8 26 Hiệu trưởng tổ chức -chỉ đạo- PP GD HSDT THCS - Một nguyên nhân nhỏ cũng góp phần thành công trong đó là CB QL hay là GV công tác ở trường có HSDT cần phải biết và hiểu được tiếng dân tộc Đó là điều thuận lợi trong giao tiếp và đó cũng là điều kiện cần lãnh đạo chỉ đạo cho GV và giáo dục HSDT * Những tồn tại : - Do hoàn cảnh kinh tế gia đình của một số phụ huynh của HSDT còn khó khăn,... học tập, HS cá biệt…), tránh trường hợp giáo viên chủ nhiệm thiếu nhiệt tình sẽ không sử dụng tốt hình thức phối hợp này 5 Kết quả công tác Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức thực hiện phương pháp giáo dục HSDT của trường THCS Dang Kang từ năm học 2007-2008 năm học 2009-2010: a- Về học lực : Tổng số Năm học HST cuối Giỏi Khá Trung bình năm 29 Tốt Yếu Kém nghiệp THCS Hiệu trưởng tổ chức -chỉ đạo- PP GD HSDT THCS... xuất các cấp lãnh đạo, chỉ đạo GV phối kết hợp các ban ngành đoàn thể XH, PHHS DT; củng cố, phát triển hệ thống trường, lớp, cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện của vùng dân tộc địa phương Triển khai chương trình, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm nhận thức và điều kiện học tập của học sinh dân tộc Nâng cao hiệu quả GD có chất lượng cho HS dân tộc nhằm hạn chế tỷ lệ HS yếu kém qua từng... các dân tộc ít người; phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh các dân tộc ít người; giáo dục kỹ năng sống (giáo dục phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma tuý, nghiện rượu, vệ sinh môi trường); Bên cạnh đó, tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy học sinh dân tộc nhằm hỗ trợ việc giảng dạy học sinh học tốt tiếng Việt Ngoài ra, tổ chức cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo. .. cấu hệ thống giáo dục đặc thù cho vùng có HSDT, đáp ứng nhu cầu học tập của con em dân tộc Bên cạnh đó, cần quan tâm đầu tư kinh phí thông qua các chương trình, dự án(135, 113, tổ chức ActionAid VN…) giúp đỡ các xã khó khăn phát triển giáo dục dân tộc ít người; xây dựng nhà ở cho giáo viên, đào tạo nguồn cán bộ dân tộc từ các trường Có chế độ thoả đáng đối với học sinh, giáo viên người dân tộc có thành . Hiệu trưởng tổ chức -chỉ đạo- PP GD HSDT THCS ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO, THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HS DÂN TỘC Ở TRƯỜNG THCS MỤC LỤC . sinh tích cực”. 3.3/ Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Hội cha mẹ HSDT và gia đình học sinh. a. Các nội dung chỉ đạo của Hiệu trưởng: Chỉ đạo và giao việc cho giáo viên nắm vững. lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc (HSDT). Đây cũng một nội dung cơ bản trong Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc ít người giai

Ngày đăng: 12/05/2015, 13:00

Mục lục

  • 4. Luật Giáo dục ban hành ngày 14.07.2005 của Quốc hôi khóa X

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan