Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng

45 2K 6
Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG 3.1. Giọng điệu trần thuật Trong Từ điển Thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, giọng điệu được hiểu là “ thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”[13,91]. Giọng điệu trong tác phẩm văn học là giọng điệu nghệ thuật, nó “ là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi người trần thuật kể chuyện hay như thơ trữ tình phải có khẩu khí, giọng điệu riêng. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với các giọng “trời phú” của tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ không đơn điệu”[13,91]. Trong sáng tạo nghệ thuật, giọng điệu có vai trò rất lớn: “ hiệu suất của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu” (Khrapchenko) [34,294]. Đối với tác phẩm văn học, giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. “Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật”[13,91]. Hơn nữa, giọng điệu ở đây không chỉ là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói mà là một hiện tượng “siêu ngôn ngữ”, phụ thuộc vào cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả và của thời đại. Như vậy, giọng điệu là biểu hiện của thái độ cảm xúc chủ thể đối với đời sống, giọng điệu mang nội dung tình cảm thái độ ứng xử của nhà văn đối với hiện thực được phản ánh, giọng điệu thể hiện ở điểm nhìn của chủ thể, ở quan hệ của chủ thể đối với cái được miêu tả. Trong truyện, giọng điệu phức tạp hơn thơ, “chủ yếu gồm hai giọng cơ bản: giọng nhân vật đối với thế giới và giọng của người kể chuyện đối với nhân vật. Tùy theo đặc điểm tính cách số phận nhân vật, người kễ và các mối quan hệ đa dạng của chúng mà ta có giọng điệu đa dạng”[54,110]. Do giọng điệu gắn với việc dùng hình tượng để miêu tả đối tượng sáng tác nên nó thể hiện cách nhìn nhận riêng của cá nhân đối với đời sống. Nói cách khác, giọng điệu tác phẩm phụ thuộc vào cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Vì vậy, trong sáng tác, mỗi nhà văn thường có một giọng điệu riêng khiến ta khi đọc văn của họ dễ dàng nhận ra dáng vẻ và cốt cách riêng ở mỗi người. Nguyễn Công Hoan thì dí dỏm trào phúng. Thạch Lam thì nhẹ nhàng, mượt mà đằm thắm và sâu lắng …Còn Nguyễn Quang Sáng là nhà văn xuất sắc của văn xuôi thời kỳ hiện đại, đặc biệt trong thời chống Mỹ cứu nước và đổi mới, ông đã tạo cho mình một giọng điệu trần thuật riêng. Đó là giọng điệu sử thi, hào hùng đan xen với giọng chiêm nghiệm, triết lý, khác với giọng điệu đằm thắm tha thiết trữ tình của Anh Đức, giọng tâm tình hòa lẫn chất dân gian của Nguyễn Thi. 3.1.1. Giọng điệu sử thi, hào hùng Trong giai đoạn 1954- 1975, vận mệnh của Tổ Quốc đang đứng trước những thử thách gay gắt, cả dân tộc muôn người như một sát cánh trong cuộc chiến đấu vì lí tưởng chung là độc lập tự do và thống nhất Tổ Quốc. Nền văn học của giai đoạn lịch sử ấy không thể là tiếng nói của những số phận cá nhân mà phải là tiếng nói của cả cộng đồng dân tộc và nhân dân. Những chủ đề bao trùm trong nền văn học giai đoạn ấy là những vấn đề về vận mệnh của cộng đồng, hiện thực mà văn học phản ánh là hiện thực lịch sử dân tộc, nhân vật tiêu biểu nhất là người anh hùng đại diện cho sức mạnh và phẩm chất của dân tộc, giai cấp, cho thời đại và nhà văn cũng là người phát ngôn cho tư tưởng, lập trường, tình cảm, quan niệm của cộng đồng, nhân danh cộng đồng mà ca ngợi và lên án, kêu gọi và cổ vũ. Đó là một nền văn học theo khuynh hướng sử thi, nó tiếp cận và phản ánh thực tại từ quan điểm sử thi. Nền văn học ấy đã sáng tạo một thế giới nghệ thuật, bao gồm cả bức tranh đời sống và những hình tượng con người - mang một vẻ đẹp riêng, đậm màu sắc sử thi và chất lãng mạn. Khuynh hướng sử thi đã chi phối hầu khắp các sáng tác thuộc đủ mọi thể loại. Nó không chỉ thể hiện trong tiểu thuyết mà còn ở truyện ngắn và kí. Khuynh hướng sử thi đã hình thành từ những bước khởi đầu của nền văn học mới sau Cách mạng tháng Tám, nhưng từ những năm cuối cuộc kháng chiến chống Pháp và nhất là trong thời kỳ chống Mỹ, khuynh hướng ấy càng phát triển mạnh mẽ và bao trùm cả nền văn học. Khuynh hướng sử thi chi phối từ việc lựa chọn đề tài, chủ đề đến việc xây dựng hình tượng nhân vật và chi phối cả đặc điểm kết cấu tác phẩm, nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi. Văn học theo khuynh hướng sử thi cũng tất yếu tìm đến những phương thức nghệ thuật phù hợp với nội dung sử thi, đồng thời cũng tạo nên giọng điệu đặc trưng là giọng ngợi ca, trang trọng. Và giọng điệu sử thi, hào hùng cũng là “giọng nền” chủ đạo ở những truyện ngắn sáng tác trước năm 1980 của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Nguyễn Quang Sáng chủ yếu tập trung ngợi ca vẻ đẹp tinh thần của con người Nam Bộ bằng cái nhìn ngưỡng mộ, say mê. Những con người kiên cường anh dũng trong đấu tranh, thủy chung nhân hậu trong cuộc sống đời thường và lạc quan tràn đầy niềm tin ở tương lai. Hầu hết các truyện ngắn của ông trong thời kỳ này đều tập trung khai thác cuộc sống và chiến đấu của nhân dân, đồng bào vùng đồng bằng Sông Cửu Long, đó là vùng Đồng Tháp Mười và An Giang. Cũng khai thác đề tài chiến tranh cách mạng như nhiều nhà văn khác nhưng Nguyễn Quang Sáng lại đi sâu khai thác tình cảm ruột rà, máu mủ của tình cha con ( Chiếc lược ngà ), tình mẹ con ( Bông cẩm thạch ), hay tình yêu đôi lứa ( Chị xã đội trưởng ), tình cảm vợ chồng ( Tên của đứa con ), tình đồng chí, đồng đội ( Bạn hàng xóm ). Đó là tình cảm vốn rất thiêng liêng nhưng chiến tranh đã làm cho họ bị chia cắt. Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng cũng đồng thời tập trung khai thác cuộc sống và chiến đấu của những con người rất đỗi bình thường. Đó là những con người bình thường nhưng vĩ đại vì mang trong mình lý tưởng cách mạng cao đẹp, sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do cho Tổ quốc. Tất cả đều “sống chung” với bom đạn Mỹ nhưng họ dám coi thường để vượt lên tất cả mọi nguy hiểm. Chất giọng trữ tình ngợi ca trước hết thể hiện qua việc tái hiện cuộc kháng chiến của đồng bào miền Tây Nam Bộ, đó là những câu chuyện kể về cuộc chiến chống Mỹ hào hùng mà bi tráng của nhân dân miền Nam được Nguyễn Quang Sáng kể lại bằng một giọng tự hào. Một chuyện vui kể chuyện anh Bảy Ngàn trên đồng nước bị trực thăng vây bố, sau hai lần hụt chết, ung dung đến ngồi bên cạnh cây tràm bị tên lửa bắn, còn nghi ngút khói, hút thuốc, thở khói phà phà. Câu chuyện mấy lần hụt chết đó lại cứ như là “một chuyện vui”, chẳng mùi mẽ gì, thế nhưng cái điều kỳ diệu về tư thế ung dung, coi thường nguy hiểm, xem thường kẻ địch lại gây ra một ấn tượng sâu trong người đọc. Đó là “một bức tranh được đồng bào trong ấy, nhất là anh chị em du kích rất hoan nghêng và đã phóng to trên các tường phòng thông tin. “ Bức tranh có ba ô. Ô thứ nhất: chiếc máy bay trực thăng sà xuống, mấy anh du kích lũi nấp vào bụi, rụt cổ, lè lưỡi nói với nhau: “ Ôi, thứ này khiếp quá! “. Ô thứ hai: một anh du kích thò cổ ra, chỉa chiếc “ hoành tầm sàu” về phía máy bay: “ bắn một phát thử coi sau?”. Ô thứ ba: chiếc trực thăng rơi nằm kềnh dưới đất. Mấy anh du kích trèo lên thân máy bay cười hỉ hả: “ ngó như vậy mà ngon xơi đa! ” . Thì ra cái câu chuyện đánh dấu một giai đoạn của cuộc đọ sức giữa bà con ta trong đó với vũ khí hiện đại của quân thù…” .Cảnh, người, cuộc chiến đấu của miền Nam giờ đây sau mà thân thiết thế! Nó đã sống và sống mãi trong lòng chúng ta, đi vào vốn luyến tinh thần của mỗi người chúng ta, trở thành một sợi dây tình cảm nhạy bén nhất trong tâm hồn chúng ta. Chỉ cần khêu nhẹ vào đó một chút là sợi dây đó rung lên trong tìềm thức của chúng ta. Trong nội dung yêu nước của chúng ta, từ bao giờ rồi, đã bao hàm tình yêu đối với miền Nam. Quá trình Thu ( Chiếc lược Ngà) nhận ra bố do ngoại khêu gợi cũng là quá trình em bé học được bài học vỡ lòng đầu tiên về Cách mạng và kháng chiến, Thu đã hiểu ra vì sao bố con phải xa cách bảy, tám năm ròng ? Vì sao bố Thu đã phải già đến nỗi không giống bức hình chụp trước kia nữa ? Thu đã nhận ra tội ác của thằng Tây ở cái sẹo trên mặt bố, cái sẹo làm cho Thu không nhận ra bố nữa và do đó cũng nhớ lại được tội ác của chúng ở ngay cái bót vàm. Đừng tưởng Thu là một cô bé khô khan. Trái lại, Cái tiếng “Ba…a… ba !” mà Thu thốt lên khi nhận ra bố, mới cảm động làm sao, tiếng “Ba” nhưng xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “Ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó – Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. Nhưng lúc này, trong cái sung sướng được nhận ra “ba” cũng như trước đây, trong cái gan lì không nhận ra “ba” Thu vẫn là một em bé cứng cỏi, biết làm chủ cảm xúc của mình. Sau những cử chỉ rất tự nhiên như muốn níu “ba” ở lại khi biết “ba” phải ra đi, cuối cùng Thu đã ôm “ba” một lần nữa và mếu máo: - Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba – Nó nói trong tiếng nấc, vừa nói vừa từ từ tuột xuống. Vẫn rất trẻ thơ mà đã có cái gì thật là lớn. Và ở đây, trong phút chia tay này, Thu lại học được bài học vỡ lòng thứ hai về Cách mạng qua lời dỗ dành của người mẹ: - Thu ! Con. Để ba con đi. Thống nhất rồi ba con về”. “Thống nhất rồi ba con về”, bài học đó hẳn sẽ soi rọi mãi cuộc đời chiến đấu anh hùng mà thằm lặng của cô gái giao liên Thu sau này. Thù nhà, nợ nước, truyền thống kháng chiến trước và sau nhiệm vụ cách mạng tương lai…hình như tất cả những gì cần thiết để tạo nên một phẩm chất anh hùng đã đến với Thu ngay từ ngày thơ ấu ấy và đã đến với Thu trong một hoàng cảnh độc đáo làm sao, với một cá tính độc đáo làm sao! Chính mấy nét về bé Thu tám tuổi trên đây đã soi tỏ, đã giải thích khá đầy đủ những hành động anh hùng của cô giao liên Thu sau này: cái bình tĩnh đặc biệt của Thu dưới làn ánh sáng chói chang, ma quái của trực thăng địch khi chúng đi soi đêm trên cái dòng kênh để phát hiện xuồng ta; cái mưu trí dày dặn kinh nghiệm và lòng dũng cảm đầy tự tin của Thu khi phải đối phó bất ngờ với bọn biệt kích địch; cái xúc động đến bàng hoàng của Thu khi nhận được chiếc lược ngà, vật kỉ niệm của người cha suốt đời xa cách cũng như cái trấn tĩnh phi thường của Thu khi phải nhắc đến cái chết của người cha mà chính người trao vật kỉ niệm này tìm cách giấu giếm; “ Cháu chịu đựng được, bác đừng ngại, cháu nghe tin ba cháu chết đã hai năm rồi, sau đó thì cháu xin má cháu đi giao liên”. Có thể nói, trong khuôn khổ của một thiên truyện ngắn, Nguyễn Sáng đã dựng lại cho ta không phải một người anh hùng chung chung nào đó mà là một tính cách anh hùng sinh động, độc đáo. Câu chuyện mở đầu bằng cuộc gặp gỡ với ba nhân vật chính: cha, con và một đồng chí chiến đấu của cha (người kể chuyện này). Trong cuộc gặp gỡ ấy, Thu hầu như chỉ mới biết có một thứ tình cảm: tình cha con – tất nhiên không phải tình cha con thông thường mà là tình cha con trong Cách mạng. Câu chuyện kết thúc cùng bằng một cuộc gặp gỡ giữa hai ba người: Chiếc lược ngà hay là hiện thân tấm lòng của người cha chiến sĩ đã khuất, người con hay là cô gái giao liên Thu và người đồng chí chiến đấu của cha xưa, cũng là người khách Thu có trách nhiệm đưa đường. Bao quanh cô gái giao liên lúc này không phải chỉ có những cánh lúa xanh mà là một thế giới tình cảm cũng dạt dào như sóng lúa vậy: tình cha con, tình đồng chí, tình cảm quá khứ, với người đã khuất và tình cảm với con người hiện tại, tất cả như hòa vào nhau, chuyển hóa với nhau, thống nhất làm một trong khung cảnh của quê hương đang chiến đấu và sinh sôi nẩy nở. Có phải đây chính là biểu hiện cụ thể của một thứ tình cảm mới mà chúng ta gọi chung bằng một cái tên cao quý: tình cảm Cách mạng ! Toàn truyện là một bài thơ, trong đó chất hùng ca quyện chặt với chất trữ tình làm một, cái trữ tình riêng của tác giả lẫn kín trong không khí tình cảm khách quan của câu chuyện. Có thể nói Chiếc lược ngà là một tác phẩm trong bản lĩnh riêng của Nguyễn Sáng được bộc lộ trên khá nhiều mặt đặc sắc. Lối kể chuyện tưởng chừng như rất thoải mái, tùy hứng, nhưng thật ra là đã thông qua ban tay rất chủ động của tác giả. Giọng sử thi, hào hùng trong Quán rượu người câm : Ba Hoành là đảng viên, hơn bốn mươi tuổi, bị địch bắt vì hồi kháng chiến chín năm anh là ủy viên nông hội đo đất tạm cấp cho dân làng – qua ba tháng chịu mọi cực hình tra tấn, anh vẫn giữ được khí tiết đảng viên, không khia báo gì. Nhưng cùng lúc đó, có một tên phản bội không chịu nổi ngón đòn tra tấn, hắn đã khai người cháu gọi bằng chú – là liên lạc của mình. Người cháu bị bắt thấy chú mất tinh thần như thế tỏ ra khinh bỉ và để biểu lộ khí chí kiên cường của mình, đã cắn lưỡi đứt ra hi sinh. Ba Hoành đặt đầu lưỡi cô gái trên tay khóc và nhổ nước miếng vào mặt tên phản bội. Sau đó trong một trận tra tấn anh bị địch dùng bù loong đập lên cổ nên bị câm. Không khai thác gì được ở anh nữa, chúng phải thả ra. Về nhà anh mở quán bán rượu để nuôi vợ và ba con. Nơi đây trở thành điểm tụ họp của bà con. Người ta kể lại mọi tin tức về địch khủng bố, bắt bớ tra tấn người, nhiều chuyện rất thương tâm. Mỗi khi khách về hết anh uống rượu – đúng hơn là rót thẳng vào họng những chén rượu và khóc. Ngoài chuyện trong lòng, ngoại huyện, bản thân anh còn có một nỗi đau thầm lặng trong lòng ! Đó là vì đói nghèo nên mất người yêu, vì vậy đến năm ba mươi sáu tuổi mới lấy vợ. Vợ anh là người đàn bà luống tuổi – người yêu của một vệ quốc đoàn đã hi sinh… Hình tượng Ba Hoành, trước hết đó là một đảng viên trung kiên, dũng cảm. Sự thử thách quyết liệt đối với anh là vượt qua được sự yếu hèn, sợ hãi để giữ cho được khí tiêt đảng viên. Trước mặt quân thù và đồng bọn anh trân trọng hi sinh của một cô gái, phỉ nhổ vào mặt tên phản bội cũng phải có dũng khí mới làm được. Ba Hoành là biểu tượng của sự tất thắng trong chiến đấu. Bởi vì thời kì này có thể coi là hoàn cảnh điển hình làm bật ra những mâu thuẫn, những lí tưởng sống, con người phải bộc lộ bộ mặt thật của mình, phải chọn cho mình một chiến tuyến giữa hai cực đối lập nhau: cao thượng và thấp hèn, sống và chết, công và tội…Là người câm nhưng tai vẫn nghe chuyện đời, lòng vẫn đau xót khi được tin đồng bào bị giết hại, nhưng khóc thì không có nước mắt. Mỗi khi khách về hết, anh ngửa cổ lên dốc thẳng vào ống họng những chén rượu, nhờ chất men làm khoây đi cái cay đắng, căm thù ? Không, lòng Ba Hoành “sóng đang nổi lên từ đáy lòng người ta gọi đó là sóng ngầm”. Tác giả đã giành một phần khá dài để tả về sự ra đời và cuộc đấu tranh của đội quân “tóc dài”. Ba Hoành vẫn là người chủ quán rượu, quán rượu đã biến thành diễn đàn tranh luận về cuộc tranh đấu. Anh đã trịnh trọng đưa cho bà Tư Trầu một ly rượu màu hồng quân – người ta đã biến thế trận từ bị động sang tiến công làm cho quân địch nhục với “đàn bà”. Và ông chủ quán ấy đã cổ vũ cuộc đấu tranh này bằng chính tay mình cất rượu trái cây riêng cho đàn bà, uống vào ngọt mà không say… Phần cuối của truyện ngắn làm người đọc hể hả, sung sướng với những tình tiết bất ngờ bởi kĩ thuật phục bút của tác giả rất khóe léo, tài tình. Chúng giết “bà Tư Trầu và những người khác nữa. Trong làng có thêm những đứa bé chít khăn tang” nhưng quán rượu vẫn không hết khách ! Người đọc xót xa thấy sự im lặng bao trùm lên xóm làng, nhưng nó không phải là sự im lặng của đau thương. Mà sự im lặng giống như sự bị câm của Ba Hoành ! Nghĩa là trong sự im lặng đó đang có những đợt sóng tràn trào trong lòng mọi người. Rồi bỗng một đêm nhà thờ, chùa chiền đánh chuông, người ta đánh mõ, đánh trống, thùng thiếc, xoong nồi… cái gì có tiếng kêu đều đực huy động vào cuộc chiến đấu. Nhân dân đã nhất tề đứng lên làm cuộc “Đồng khởi”. Và đã san bằng đồng bót bằng những tiếng kêu đó, hòa trong lớp sóng người ! Một sự bất ngờ sững người, kinh người: trong ánh lửa hồng người chỉ huy hiện lên trước khán đài… “… Bốn năm nay tôi không nói, không phải tôi câm. mà tôi im lặng. Đã đến lúc chúng ta không im lặng được nữa. Đã đến lúc chúng ta phải… Chủ đề tác phẩm đã thể hiện một cách sâu lắng, nhưng rõ ràng: “sự nổi dậy, đồng khởi của nhân dân miền Nam đã trải qua bao ngày gian khổ và đã đưa cuộc chiến đấu chống Mỹ sang một bức phát triển mới mẻ”. Một nhân vật với một tình tiết, tính cách Ba Hoành đi suốt chiều dọc câu chuyện, nhưng người đọc vẫn thấy một sức hút kì lạ của nó. Giọng điệu sử thi, hào hùng còn thể hiện ở sự trở về gặp gỡ của những người con đi xa. Mùa xuân năm 1975 đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc. Chiến tranh đã khép lại, non sông quy về một mối. Bao người con đi xa vì tiếng gọi thiêng liêng, có người đã nằm yên dưới lòng đất mẹ, không được chứng kiến giây phút huy hoàng của ngày toàn thắng. Những người còn lại, có người đã xa quê hương, xa người thân trên 20 năm, nay trở về quê hương với niềm hân hoan, tự hào của người thân và dân làng. Đó cũng là đề tài – tư tưởng cho rất nhiều truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, tập hợp lại thành tập Người con đi xa. Sự trở về của Đại tá Trần Tất Đắc trong Người con đi xa đã là niềm vui, niềm tự hào của bà con làng quê ông: “ Anh là người được bà con dòng họ, bạn bè và dân làng đón tiếp niềm nở nhất so với những người đi kháng chiến đã trở về thăm làng. Tấm lòng của dân làng đối với anh thật công bằng, vô tư không ai có thể ganh tị được. Vì anh là một trong những người [...]... chương, Nguyễn Quang Sáng rất ý thức sự sáng tạo trong sáng tác để tìm cho mình hướng đi riêng, trong đó có ngôn ngữ trần thuật Ở đây trước hết là nhà văn có sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ kể và ngôn ngữ tả trong lời trần thuật 3.2.1 Kết hợp linh hoạt ngôn ngữ tả và kể Ngòi bút truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng tỏ ra rất sắc sảo trong việc miêu tả nhân vật Trước hết là miêu tác chân dung nhân vật Trong truyện. .. trần thuật với chiều sâu nội dung phản ánh hiện thực mà truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng hấp dẫn người đọc Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng không chỉ tập trung ngợi ca mà còn đi sâu vào từng ngõ ngách trong tâm hồn của con người, nhất là những con người trong cuộc chiến, trở về sau cuộc chiến và ngay cả những mảnh đời trong hiện tại Trong truyện ngắn Ông Năm Hạng, ông Năm Hạng được mô tả khi trải qua... họ sáng tạo nên Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng và điều đáng lưu ý là ngôn ngữ bao giờ cũng gắn với thái độ và giọng điệu của nhà văn Khi xem xét ngôn ngữ nghệ thuật, Khrapchenko đã nêu ý nghĩa của nó “ không phải chỉ như là những cơ sở đầu tiên của tác phẩm văn học mà còn như là một hiện tượng của phong cách văn học” và “ với tư cách là một hiện tượng của phong cách” [34,109 ] Đối với trần thuật, ngôn. .. thuật, ngôn ngữ người trần thuật “ chẳng những có vai trò then chốt trong phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả”[13,235 ] Sự biến đổi linh hoạt của giọng điệu góp phần làm nên màu sắc đa dạng ở bình diện ngôn từ Ngôn ngữ của Nguyễn Quang Sáng là thế, nhà văn toàn tâm toàn ý với văn chương, dồn tụ cảm xúc vào cả văn... tượng trưng để truyền đạt được vẻ đẹp tự nhiên và nhân cách con người vào trong tác phẩm, cũng như biểu hiện thái độ tình cảm của mình về những điều liên quan đến cái đẹp và làm cho cái đẹp trở nên phong phú hoàn thiện hơn Như vậy, giọng sử thi hào hùng là giọng điệu chủ đạo trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng trước 1980 Giọng điệu ấy được thể hiện qua: việc tái hiện lại cuộc chiến đau thương mà... tích trong vài trang giấy cho được Nguyễn Quang Sáng là kẻ muốn đánh lạc mình ra ngoài địa lý và ở ngoài không gian quy định để làm người kể chuyện mộc mạc và tinh tế những chuyện mình và chuyện đời như một quà tặng gọn ghẽ muốn chuyển đến cho mọi người một cách thầm lặng” Đúng như vậy Những truyện viết từ 1980 trở đi, Nguyễn Quang Sáng đã nới lỏng bố cục ra một chút cho câu chuyện được tự nhiên hơn, và. .. vật trong hành động giỏi hơn đi sâu vào nội tâm, miêu tả sinh hoạt hay hơn miêu tả chiến đấu Một đặc điểm nữa là Nguyễn Quang Sáng đã sử dụng ngôn ngữ địa phương vào trong tác phẩm của mình một cách nhuần nhuyễn Tiếng địa phương dùng trong cuốn tiểu thuyết này không phải là ít đâu nhưng mà chúng được dùng đắc địa Chúng ta đọc đến những tiếng địa phương này có thể hiểu được và không thấy chỏi vì trong. .. giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực trên bàn viết” Và cuối cùng Nguyễn Quang Sáng lại chọn loại truyện phúng dụ, nhưng truyện phúng dụ của ông không nhằm mục đích châm biếm đả kích một hiện tượng xã hội cụ thể, mà gần với những truyện ngụ ngôn chứa đạo lý ở đời gần với ngụ ngôn Esope, La Fontaine, Krưlốp và những truyện trong Cổ học tinh hoa Nhật Con mèo của Foujita tả một anh chàng ranh... tiện nghệ thuật nào, ngôn ngữ là chất liệu và là phương tiện tối ưu của nhà văn trong sáng tác Ngôn ngữ cho phép nhà văn sử dụng nó để thể hiện vẻ đẹp sống động, lung linh của thế giới tự nhiên, của đời sống xã hội và cả nội tâm con người – tùy thuộc vào chỗ đứng, cách nhìn, cách cảm khác nhau với đủ mọi sắc thái cung bậc Ngôn ngữ còn có ưu thế về tính khái quát, tính trừu tượng và tính đa nghĩa, là nhân... đề mà nhà văn quan tâm là đạo đức của con người và những vai trò mới của con người trong cộng đồng xã hội Nhà văn cảm nhận về con người đời tư gắn liền với “ mô típ” cá nhân lầm lỡ, mất mát, cô đơn Nhân vật đời tư là những “con người bé nhỏ” thường có số phận không may rơi vào hoàn cảnh éo le Truyện ngắn Hạnh và một số truyện ngắn khác của Nguyễn Quang Sáng đã tập trung khai thác đề tài này Việc từ . GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG 3.1. Giọng điệu trần thuật Trong Từ điển Thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc. nên giọng điệu đặc trưng là giọng ngợi ca, trang trọng. Và giọng điệu sử thi, hào hùng cũng là giọng nền” chủ đạo ở những truyện ngắn sáng tác trước năm 1980 của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. . phản ánh hiện thực mà truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng hấp dẫn người đọc. Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng không chỉ tập trung ngợi ca mà còn đi sâu vào từng ngõ ngách trong tâm hồn của con

Ngày đăng: 12/05/2015, 10:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan