Không phải kiểu Nam Bộ quê rặt, địa phương tính, văn chương của Nguyễn Quang Sáng có cái hơi thở đồng bằng, phù sa dòng sông, cái khoáng đạt, giản đơn của con người miền sông nước. Và quan trọng hơn hết là, ông thâu tóm vào tác phẩm cái hồn cốt Nam Bộ.
“Bao giờ cũng vậy, hễ một chuyện nguy hiểm qua rồi thì chuyện đó trở thành chuyện vui. Đó cũng là trường hợp của anh Bảy Ngàn. Trong một ngày, anh suýt chết đến mấy lần, thoát chết rồi, bây giờ anh coi đó như một trò đùa. Âu cũng là cái tính lạc quan của người miền Nam vậy ! Nhiều người nấp trong chỗ kín nhìn thấy rõ cái cảnh gian nan của anh từ đầu đến cuối, nhưng vẫn cứ muốn nghe anh kể lại.
Trận lụt chưa rút. Nước vẫn mênh mông. Trời trăng sáng. Đúng là cảnh trăng nước của Tháp Mười. Năm, bảy chiếc xuồng kề lại gần một tàm cây. Họ đang nhậu và nói chuyện. Hình như có cả nữ nữa.
- Ở cái chiến trường Tháp Mười này mà không nhanh trí, không táo bạo thì làm sao mà sống được ?
Anh Bảy đang nói đấy, giọng oang oang. Một anh bạn nhà báo của tôi liền rạp mình, thọc sâu mái dầm bơi nhanh lại.
Xuồng đang trớn, mũi va vào lái xuồng khác đánh cốp một tiếng, xuồng này thúc xuồng kia, chòng chành, có người chới với và nhiều tiếng hỏi. Đang lúc vui, chẳng ai muốn nổi giận. . .
- Anh Bảy, kể lại từ đầu đi!
Anh Bảy, người kể chuyện, đang ngồi giữa chiếc xuồng cui lớn. Cạnh bên anh là một rổ ốc bươu, một chai rượu đã cạn, và một cái cốc, một bình tích nước trà. Anh khoảng ba mươi hai tuổi, người hơi thấp, vai ngang, da nâu, bắp thịt nổi cuồn cuộn. Anh ở trần, lồng ngực phồng lên như cái ức chim. Mặt anh vuông, tóc rễ tre, cắt ngắn và dựng đứng.” [43,334]
Từ ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, mang màu sắc Nam bộ rõ nét:
- Nhà chúng tôi ở cạnh nhau, gần vàm kinh (vùng của kênh, rạch đổ ra sông) nhỏ đổ ra sông Cửu Long.
- Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông (áo vải hoa) đỏ đang chơi nhà chòi (trò chơi cất lều con của trẻ em) dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhúng chân nhảy thót lên…
- Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết
thẹo (vết sẹo) dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trong rất dễ sợ…
- Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại
nói trổng (nói trống không với người khác, không dùng đại từ xưng hô): Vô
ăn cơm.
- Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui (lúi húi) dưới bếp.
- Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá (cái mui) múc ra từng vá nước…
- Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói (dây xích sắt hoặc dây chão lớn dùng để buộc tàu, thuyền) cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông
- Biết chớ. Người ở ngoải (ngoài) về, cái gì cũng chiếc, chiếc. - Con bị đụng ( tông) xe.
- Mạnh ( khỏe) rồi, nhưng hai chân còn yếu, không gánh nổi, bận( lượt) đi con đi xe xích lô, bận ( lượt) về nhẹ con gánh.
- Bịch ( bao ni-lông) cháo năm trăm lần này tôi thấy ít hơm một muỗng.
- Bỗng một hôm có một chiếc xe hơi ( xe ô tô) đậu lại trước nhà. - Nó quơ ( múa) cây rượt theo Bào, liệng ( ném) vun vút.
- Lúc đó lu bu ( bận rộn) quá, tao phải đón gia đình. - Xe đò ( xe vận chuyển hành khách).
- Lịch sử sang trang, những thằng như tao bị phá sản, còn giới mua vàng giữ làm của thì bây giờ lại sống phây phây ( béo tốt).
3.2.3.1. Tiếng nói hàng ngày của con người Nam Bộ được Nguyễn Quang Sáng sử dụng nhuần nhuyễn
Ngôn ngữ Nam Bộ dày đặc trong truyện ngắn là một trong những đặc điểm của văn chương Nguyễn Quang Sáng.
Nguyễn Quang Sáng đã làm giàu thêm vốn từ vựng văn chương bằng cách mạnh dạn đưa rất nhiều từ trong lới nói của nhân dân Nam Bộ vào trang văn của mình. Có những từ rất lạ với người đọc ở những miền khác trên đất nước. Nhưng những từ này được đặt trong văn mạch quen, nhờ thế người đọc vẫn có thể hiểu được. Những từ đó cũng tạo nên âm sắc riêng của truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng . Chẳng hạn như “Chớp nhay nháy như đom đóm trên cây bần”, “Tròn như hột mít” (Linh Đa), “Đỏ ngầu như mắt cá chày”, “Giương hai con mắt
ếch” (Ông Năm Hạng)…Việc sử dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo ngôn
ngữ một mặt làm tăng sự linh hoạt và hình ảnh cho lời văn, mặt khác góp phần thể hiện một chiều sâu văn hóa đặc thù trong tâm lí, tính cách nhân vật - tính cách con người Nam Bộ trong đấu tranh và trong đời thường.“Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước
được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trỏng: Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi: “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy. Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! . . .” [43,163]
Đưa ngôn ngữ nói của nhân dân vào văn chương là một trong những cách tạo nên tính nhân dân cho tác phẩm, đó cũng là xu hướng chung của văn chương Việt Nam từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu đến Nguyễn Quang Sáng. Sự khác nhau của mỗi nhà văn là ở tài năng làm cho ngôn ngữ nói địa phương ấy trở thành ngôn ngữ nghệ thuật chung. Đọc truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, chúng ta thấy ông có lối kể chuyện rất bình dân, kết hợp với ngôn ngữ rất đời thường, mang phong cách Nam Bộ. “Anh Tám Sơn kể đến đây thì
phải dừng lại vì một đoàn xuồng máy đuôi tôm đang chạy ngược qua xuồng chúng tôi. Anh Tám Sơn dù có say chuyện, nếu anh có muốn kể tiếp, tôi cũng không thể nào nghe. Tiếng máy đuôi tôm nổ vang, chiếc này nối theo chiếc kia quẫy lên từng đợt sóng lớn. Đó là đoàn xuồng dân công chở lương thực và đạn dược cho các chiến trường. Những người chèo thuyền chở khẳm vừa la ó vừa bấm đèn pin làm hiệu cho những chiếc xuồng đuôi tôm nhỏ máy lại. Đoàn xuồng đuôi tôm vừa dứt, tiếng máy nổ mỗi lúc mỗi xa, tiếng la ó của người đi trên sông im
đi, những đợt sóng đuối sức lặng an dần, dòng sông vừa trở lại yên tĩnh, …”
“Tôi đạp tung cửa, vọt ra, tay cầm súng ngắn bắn vào những tầng
nhà có bọn lính. Mũi quân của tôi hơn ba mươi tay súng liền vọt qua bãi gạch đổ, hét dậy lên.
Như đang sống lại cảnh ấy, anh Tám Sơn vừa kể vừa ra bộ móc súng, người chồm dậy. Còn tôi thì dang tay đập mạnh vào mái chèo, mũi xuồng cất lên, lướt tới như con thoi.
Anh Tám Sơn bỗng kêu to: - Quá rồi, quay lại !
Tôi vừa rà một mái chèo cho mũi xuồng quay lại vừa hỏi: - Còn chị Nhung thì sao anh?
- Hãy khoan ! Để cho tôi tìm cái bến vô đã.
Anh nắm be xuồng, ngồi hơn nghiêng một bên, nhìn vào rặng lá. - Quẹo vô ! Tới rồi !
Tôi cho xuồng rẽ vào một bến nhỏ, mũi xuồng vừa cỡi lên bãi đất lài, anh bước lên bờ, bảo tôi :
- Ơở đây chờ tôi nhé ! Tôi sẽ gọi cháu xuống. Cô ấy kể cho anh nghe rõ hơn.Tôi vẫn đứng trên lái xuồng, nhìn theo ánh đèn pin sáng xanh của anh xa dần vào những ngôi nhà trong khu vườn.
Thấy ánh đèn pin xanh quay trở lại, tôi bỗng hồi hộp khi nghĩ đến lúc gặp mặt chị Nhung. . .”.[43,209 ]
3.2.3.2. Sự phong phú các từ ngữ biểu thị đồng bằng sông nước.
Văn hóa Nam Bộ mang nét đặc trưng của văn hóa vùng sông nước. Cho nên, đặc trưng về từ vựng của tiếng Việt Nam Bộ gắn liền với đặc
trưng văn hóa nơi đây chính là sự phong phú về các từ ngữ chỉ các loại hình và hoạt động sông nước: sông, lạch, kinh, rạch, xẻo, mương, rãnh, ao, hồ, đìa, bàu, láng, bưng, biền, vũng, xáng, vàm, cù lao, cồn, bãi, . . .; nước lên, nước lớn, nước đứng, nước giựt, nước ròng, nước ngược, . . .
“Mỗi lần nhìn thấy cây lược ngà nhỏ ấy là mỗi lần tôi băn khoăn và
ngậm ngùi. Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ, tôi bị xúc động như lần ấy. Trong những ngày hoà bình vừa lập lại, tôi cùng về thăm quê với một người bạn. Nhà chúng tôi ở cạnh nhau gần vàm kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long. . .” [43,158]
“Ba năm sau. Trong ba năm ấy, tôi xê dịch ba nơi: ở chiến trường
Đồng Tháp một mùa nước thì trở về R. Từ R theo một cách quân tiến về Sài Gòn năm Mậu Thân, rồi từ chiến trường Sài Gòn lại trở về R. còn anh Tư già thì ở Bến Tre, nhưng không ngồi yên một chỗ, khi ở cù lao này lúc ở cù lao khác, mỗi lần thay đổi cù lao là phải vượt sông trong tầm súng của tàu tuần, dưới tầm bay của trực thăng.
Cả hai đều suýt chết nhiều lần nhưng không chết mà gặp nhau trên một cái hồ giữa rừng biên giới. Một cái hồ mênh mông có một dòng sông nhỏ nối liền sông Cửu Long, nhờ đó mà cá từ Biển Hồ xuôi theo sông Cửu Long, rẽ vào nhánh sông nhỏ, vào hồ trú ngụ sanh đẻ. Độ mươi cái nhà bè sống trên hồ, sống bằng nghề đánh cá . . .” [43,365].
Tiếng Việt Nam Bộ, một bộ phận của tiếng Việt thống nhất, đã có 4 thế kỷ hình thành, phát triển. Các yếu tố làm hình thành tiếng Việt Nam Bộ cũng là những yếu tố làm hình thành tập hợp cư dân ở nơi đây: di dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng và Nam Trung Bộ, người Chăm, người Khmer, người Hoa. Người Pháp, người Mỹ, mặc dù đã rút đi sau khi kết
thúc chiến tranh, nhưng cũng đã để lại nơi đây những dấu ấn sâu đậm về ngôn ngữ và văn hóa. Các nhóm cư dân ấy đã cung cấp cho nhau vốn liếng ngôn ngữ sẵn có của mình, đồng thời cùng nhau sáng tạo, phát triển vốn liếng ngôn ngữ sẵn có để nó có thể phản ánh không gian văn hóa mới và các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội gắn liền với không gian văn hóa mới. Chính vì vậy, tiếng Việt Nam Bộ ngày nay có những đặc trưng về ngữ âm và từ vựng rất khác biệt với phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung, hai phương ngữ chính đầu tiên hình thành trong tiếng Việt. Hiện nay, sự khác biệt đó vẫn đang tiếp tục gia tăng. Đó là vì ở nước ta, từ trước đến nay, các luồng di dân chỉ diễn ra một chiều từ Bắc vào Nam. Và từ thời kỳ đổi mới, hàng vạn người phương Tây, người phương Đông đã quay trở lại Việt Nam mà nơi thu hút nhiều nhất chính là Nam Bộ. Do đó, khác với tiếng Việt, văn hóa Việt ở miền Bắc, miền Trung, tiếng Việt cũng như văn hóa Việt ở Nam Bộ có điều kiện để phát triển, biến đổi nhanh hơn.
“ … Sau khi nhà tôi bị bọn nó giết chết, tôi bồng bế hai chị em nó lên
cái đất Sài Gòn này, chen vào cái chỗ đông người để lánh mặt. Tôi sống bằng nghề bán bánh lọt. Buổi trưa hôm ấy, cũng trên con đường ngoài ngoại ô này, tôi đang múc bánh bán cho một bà khách hàng nghèo ở bên đường. Có một chiếc xe con cóc chạy qua, tự nhiên xe thắng lết bánh dừng lại sát bên đường. Năm đó, mỗi lần thấy cái loại xe ấy bỗng nhiên mà dừng lại gần mình, ngại lắm các đồng chí. Nghe tiếng giày đi lại gần, liếc mặt thấy anh tài xế, tôi kéo khăn che mặt. Người tài xế đứng bên thúng bánh, biểu:
- Cho tôi hai tô.
- Thầy ba muốn ăn, tôi cũng húp bậy một tô cho trơn cái cần cổ, cho thêm một gáo nước dừa nữa chị, tính thêm bao nhiêu tôi trả. . . Liên đang giàn giụa nước mắt, nhưng không đáp. Liên hối hận vì đã có một ý định xốc nổi với người mẹ. Và chưa lúc nào, Liên lo sợ Mì như lúc này. Nếu nó chưa gặp lại mẹ, chưa kịp hiểu mà phải hy sinh thì… Nghe tiếng súng nổ, ruột gan cô cứ thắt lại. Cô cất gánh vội vã bước nhanh.
Liên dáng thâm thấp, gánh hai cái thúng bánh sà xuống mặt đường, vừa đi vừa chạy, vừa tránh, vừa lách qua những chiếc xe đang ngược lại trên đường.
Rồi sau đó, trận đánh kéo ngọn lửa mỗi lúc lan ra. Một bầy trực thăng như một bầy nòng nọc chúi đầu, bơi luồn trong khói. Dưới tầm đạn hỏa tiễn của trực thăng, nhiều ngôi nhà bị sụp đổ, khu phố bốc lên nhiều đám cháy lớn . . .” [43,66]
Có thể nói, Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam Bộ, rất am hiểu và gắn liền với mảnh đất ấy. Ông hầu như chỉ viết về người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hòa bình.