1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Quốc tế

54 426 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 561 KB

Nội dung

Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Quốc tế tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bà...

Trang 1

là người đi vay hay đơn giản là ngươì đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn

và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng

Trong những thập kỉ gần đây, hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới nềnkinh tế nước ta đã có những sự thay đổi khá mạnh mẽ: đó là sự chuyển đổi từ cơ chếtập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước.Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thê giới WTO,

tổ chức thành công hôi nghị APEC… đã ghi nhận sự đi lên của nước trên đà phát triển

đó chính những thành tựu đó đã đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và

hệ thống các NHTM nói riêng nhiều cơ hội kinh doanh song cũng không ít những khókhăn và thách thức Do đó các NH muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinhdoanh luôn đan xen giữa thời cơ và thách thức ấy thì phải luôn nỗ lực không ngừng,biết tận dụng và khai thác những cơ hội và tiềm năng sẵn có, đồng thời phải có nhữnghướng đi và giải pháp kinh doanh đúng đắn

Giữ trách nhiệm trung gian, là người cho vay và đồng thời cũng là người đivay, NH đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh và phân phối các nguồnvốn và một trong các sản phẩm chiến lược chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động của NHbán lẻ là cho vay tiêu dùng Đối với NHTM Cổ phần Quốc tế, mở rộng cho vay tiêudùng là mục đích trước mắt và lâu dài của ngân hàng, nhằm mục têu phát triển hoạtđộng ngân hàng bán lẻ cũng như giữ vững vị trí một trong những NHTM hàng đầuViệt Nam

Là sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng, bằng vốn kiến thức đã học trên ghếnhà trường, qua dnợt thực tập tại NHTM Cổ Phần Quốc Tế - Chi nhánh Huế, em

quyết định chọn đề tài: Thực trạng cho vay cá nhân tiêu dùng tại NHTM Cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế làm chuyên đề thực tập.

Trang 2

2 Đối tưnợng nghiên cứu:

Thực trạng cho vay tiêu dùng cá nhân tại VIB-Huế

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập:nghiên cứu, phân tích tài liệu: tham khảo sách vở, báochí hay thông qua internet…và tiến hành thu thập nhằm tạo ra những kiến thức tổngquát về kinh tế xã hội nhằm tạo cơ sở cho đề tài nghiên cứu

Phương pháp điều tra thống kê:thu thập số liệu, bằng chứng qua chứng từ báocáo tài chính làm căn cứ, cơ sở khoa học cho những phân tích dự báo sau này

Phương pháp so sánh và phân tích xu hướng: xem xét sự biến động của vấn đềnghiên cứu và so sánh chúng giữa các thời kì từ đó tìm ra những cái đạt được vànhững cái chưa đạt được từ đó rút ra những kinh nghiệm và bài học cho tương lai

Phương pháp tổng hợp thống kê: tổng hợp những vấn đề nghiên cứu, rút ra vấn

đề trọng tâm cần tập trung giải quyết, đưa ra các giải pháp thiết thực và kiến nghị củabản thân

5 Kết cấu bài báo cáo:

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1:Những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại

Chương 2:Thực trạng cho vay tiêu dùng cá nhân tại VIB-Huế

Chương 3:giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tai Huế

VIB-Phần 3: Kết luận

Trang 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tồng quan về Ngân hàng Thương mại

1.1.1 Khái niệm và bản chất của Ngân hàng Thương mại

Pháp lệnh Ngân hàng ngày 23/05/1990 của Hội đồng nhà nước Việt namđịnh nghĩa : Ngân hàng Thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt độngchủ yếu và thường xuyên là nhận tiền của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả

và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm

phương tiện thạnh toán

Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy được bản chất của Ngân hàng thương mại:

-Thứ nhất : NHTM là một doanh nghiệp vì nó tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận NH muốn hoạt động được phải có vốn, phải tự chủ về tài chính và phải thực hiện các nghiệp vụ của nhà nước Vì vậy

mà Tài chính Ngân hàng có nhiều nét tương tự như Tài chính doanh nghiệp.-Thứ hai: NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt vì hoạt động kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng thạnh toán Đây là lĩnh vực rất đặc biệt và nhạy cảm vì nó liên quan đến tất cả các ngành nghề, đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội Do đó nó đòi hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong việc điều hành để tránh gây ra những tổn thất cho bản thân Ngân hàng và Xã hội

-Thứ ba:

NHTM là một định chế tài chính trung gian vì nó là cầu nối của những chủ thể tạm thời có vốn nhàn rỗi với những chủ thể đang có nhu cầu sử dụng vốn Ngoài ra NHTM còn giữ chức năng trung gian trong việc thực hiện nhũng chính sách của Quốc gia

1.1.2 Chức năng của Ngân hàng Thương mại.

Trang 4

Xét về chức năng, NHTM không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa như những doanh nghiệp bình thường khác mà nó thực hiện các chức năng trung gian tín dụng, trung gian thạnh toán và làm dịch vụ tiền tệ, tư vấn tài chính cho các khách hàng ….theo Lê Văn Tư, 2000, NHTM có các chức năng cơ bản sau:

Trung gian tài chính:

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tìa chính với hoạt động chủ yếu la chuyểntiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trongnền kinh tế

+ Các cá nhân tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tứ là chi tiêu cho tiêu dùng

và đầu tư vưnợt quá thu nhập và vì thế họ là người cần được bổ sung vốn.+Các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họlớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ cần tiền để tiết kiệm

Tạo phương tiện thanh toán:

Ngân hàng trở thành trung gian thạnh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay.Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên một khoản thu tức là làm tăng số dư tiền gửi của một khách hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thạnh toán) gấp nhiều lần qua hoạt động cho vay(tạo tín dụng)

Trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế quốc gia.

Trang 5

Hệ thống NHTM mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn luôn chiu sự quản lý chặt chẻ của Ngân hàng Trung ương về mọi mặt Đặ biêt NHTM phải tuân theo các quy định của Ngân hàng trung ương về việc thiện thực hiện chínhsách tiền tệ NHTW sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều hòa khối lượng tiền tệ trong lưu thông và bắt buộc các NHTM chấp hành Như vậy các NHTM là các chủ thẻ đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW Để gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tín dụng phát ra từ các NHTM phải mang lại hiệu quả, việc thu hút vốn nước ngoài thông qua các NHTM cũng sẽ được sử dụng đúng mục đích, yêu cầu của nền kinh tế…

1.1.3 Các dich vụ của Ngân hàng Thương mại.

Huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của NH Nghiệp vụ huy động vốn được coi là nghiệp vụ nợ Đó là việc nhận vốn từ những người gửi tiền, các chủ thể cho vay và những người sử dụng những khoản tiền mà NHchiếm dụng để giải quyết nhu cầu vay vốn cho khách hàng Hoạt động huy động vốn của NH phải được thực hiện trên cơ sở nhu cầu cho vay và khi nhận tiền gửi của khách hàng thì NH phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi

Ngân hàng thực hiện hoạt động huy động vốn thông qua các nghiệp vụ như nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của các tổ chứckinh tế và dân chúng, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá

Trang 6

khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi được Thống đốc NHN chấp nhận.

1.2 Cho vay tiêu dùng cảu Ngân hàng Thương mại

1.2.1 Đặc trưng của cho vay tiêu dùng

Khái niệm cho vay tiêu dùng:

Cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức tài trnợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân hộ gia đình Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phươngtiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế….trước khi họ có đủ khả năng về tài chính để hưởng thụ Các đặc điểm của cho vay tiêu dùng:

- Quy mô của từng hợp đồng cho vay thường nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực Thương mại và công nghiệp

- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kì kinh

tế Khi nền kinh tế thịnh vượng, đời sống người dân được nâng cao thì nhu cầu vay tiêu dùng lại càng cao Vào các dịp lễ tết, nhu cầu mua sắm nhiều thì số lượng các khoản vay cũng tăng lên

- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc chặt chẻ vào mức thu nhập và trình đọ học vấn Những người có thu nhập khá và tương đối đềuđặn sẽ hướng đến cho vay tiêu dùng bởi họ có khả năng trả nợ tốt

- Khách hàng vay tiêu dùng thường là cá nhân nên việc chứng minh tài chính thường khó khăn Nếu như các doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh để chứng minh nguồn thu nhập và chi tiêu của mình thì các nhân vay tiêu dùng muốn chứng minh tài chính của mình thường phải dựa vào tiền lương, sự suy đoán chứ không có bằng chứng rõ ràng

Trang 7

- Cho vay tiêu dùng có đọ rủi ro cao bởi nguồn trả nợ của người vay có thểbiến động lớn,nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm, tài năng và sức khỏe cảu người vay…nếu người vay bị chết,ốm hoặc mất việc làm NH sẽ rất khó thu được nợ Do đó các ngân hàng yêu cầu lãi suất cao, yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hàng hóa đã mua….

- Tư cách, phẩm chất của khách hàng vay thường rất khó xác định, chủ yếu dựa vào cách đánh giá, cảm nhận và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng Đây là điều rất quan trọng quyết đinh sự hoàn trả của khoản vay

1.2.2 Cở sở của cho vay tiêu dùng

- Nhu cầu vay tiêu dùng gia tăng gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền như xe, nhà, nhu cầu du lịch…

- Nhiều hãng lớn tự tài trnợ chủ yếu bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu, nhiều công ty tài chính canh tranh với Ngân hàng trong việc cho vay làm thị phần cho vay của các doanh nghiệp của các ngân hàng bị giảm sút, buộc ngân hàng phải mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng để tăng thu nhập

- Người tiêu dùng có thu nhập đều đặn để trả nợ ngân hàng Một số tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập khá hoặc cao, thu nhập tương đối ổn định Vay tiêu dùng giúp họ nâng cao mức sống, tăng khả năng được đào tạo…giúp họ có nhiều cơ hội tìm kiếm công việc có mức thu nhập cao hơn

1.2.3 Vai trò và lợi ích của cho vay tiêu dùng

Đây là sản phẩm tín dụng xuất hiện từ lâu trên thế giới và hiện nay đang phát triển rất mạnh mẻ nhất là ở các quốc gia có tiềm lực kinh tế và cạnh tranh NH sôi động, nhưng mới phát triển những năm gần đây tại Việt nam

Trang 8

Các ngân hàng hiện nay triển khai cho vay tiêu dùng khá rầm rộ, mở ra một kênh tín dụng mới góp phần thực hiện chủ trương kích cầu tiêu dùng của Chính phủ.

Cho vay tiêu dùng kích thích nền sản xuất trong nước phát triển và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội Như vậy đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng là xu hướng tất yếu, là điiều kiênkhách quan trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đồng thời đó cũng là chiến lược, là mục tiêu và là thị trường tiềm năng của các NHTM Việt nam Tuy cho vay tiêu dùng không chiếm phần lớn doanh số cho vay trong hầu hết các NHTM Việt nam nhưng trong xu thế phát triển chung của quốc tế, điều đó không còn đúng vì vậy các NH cần đẩy mạnh lĩnh vực này để tạo đàphát triển sau này, đồng thời thực hiện chiến lược đa dạng hóa hoạt động và

mở rộng kênh quảng bá cho NH

Cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của NH với các NH và các tổ chức tín dung khác, thu hút được đối tưnợng khách hàng mới, từ đó

mà mở rộng được quan hệ với khách hàng

Nói cách khác cho vay tiêu dùng cũng là một công cụ marketing rất hiệu quả, nhiều người sẽ biết đến NH hơn NH cũng sẽ huy động được nhiều nguồn tiền gửi của dân cư Từ đó, tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh, nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho NH

1.2.3 Một số quy định cho vay tiêu dùng

A- Đối tưnợng và phạm vi điiều chỉnh

- Đối tưnợng tham gia

+ Trụ sở chính NHTM, chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch, điểm giao dịch+ Khách hành là cá nhân hoặc hộ gia đình

Trang 9

- Phạm vi điều chỉnh: Quy định việc cho vay bằng đồng nội tệ và ngoại tệ

của NHTM đối với cá nhân và hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt và các nhu cầu hợp pháp khác phục vụ đời sống

-B - Điều kiện vay vốn

- Đối với cho vay có đảm bảo:

Nhũng điều kiện chung

+ Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sdụng vốn vay

+ Có hộ khẩu thường trú hoặc đặng ký tạm trú dài hạn nơi NHTM đóng trụ

sở theo quy đinh của từng NH

Những điều kiện riêng

Ngoài các điều kiện quy định của điều kiện chung, một số NH còn yêu cầu khách hàng phải đáp ứng thêm những điều kiện tương ứng dưới đây:

- Đủ diều kiện đặng ký sở hữu nhà, quyền sử dụng đất…

- Cam kết mua bảo hiểm vật chất cho toàn bộ giá trị tài sản trong suốt thờigian vay và ủy quyền cho ngân hàng cho vay (NHCV) nhận tiền bồi thường của hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro

Trang 10

- Có quan hệ nhân thân bao gồm: bố mẹ ruột, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng) với người đi du học nước ngoài.

+ Cho vay không có bảo đảm

Ngoài các điều kiên tại điều kiên chung ở trên, khách hàng thường phải đáp ứng thêm những điều kiện:

- Là công chức, viên chức là người lao động(CBCNV) tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, đang làm việc tại

+ Cơ quan Nhà nước(hành chính sự nghiệp), lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân

+ Tổ chức chính trị xã hội hoạt động bằng ngân sách nhà nước

+ Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có chiến lược phát triển lâu dài

- Cơ quan quản lí lao động(trực tiếp quản lí, sử dung lao động và chi trả lương cho người lao đông) phải có trụ sở chính đóng cùng địa bàn tỉnh, thành phố với NH

- Có thu nhập thường xuyên, ổn đinh

- Cam kết sẽ thông báo cho NHCV về việc thay đổi nơi làm việc

- Cam kết trả nợ trước hạn nếu vi phạm thỏa thuận trong trường hợp hợp đồng tín dụng va không thực hiên được các biện pháp bảo đảm tài sản theo yêu cầu của NHCV

Những trường hợp đặc biệt

- Chi phí mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhưnợng, chuyển đổi

- Chí phí thực hiên các giao dich mà pháp luật cấm

- Các nhu cầu tài chính cho các giao dịch mà pháp luật cấm

Trang 11

- Nợ gốc, lãi tiền vay mà khách hàng phải trả cho tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng kể cả hệ thống NHTM

- Nộp thuế trực tiếp cho NHN, trừ thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ liên quan đến đối tượng vay

Những trường hợp không được cho vay

- Thành viên hội đồng quản lí, ban kiểm soát, tổng giám đốc NHTM, phó tổng giám đốc NHTM, giám đốc chi nhánh cấp 2, trưởng phòng giao dịch, phó phòng giao dich, trưởng phó điểm giao dịch

- Cán bộ, nhân viên của NHCV thực hiên nhiệm vụ thẩm đinh cho vay

- Bố mẹ, vnợ chồng, con của các đối tưnợng nêu ở các mục trên

Những trường hợp bị hạn chế cho vay

Ngân hàng thương mại không được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cho vay ưu đãi về lãi suất đối với những đối tưnợng sau:

- Kiểm toán viên đang kiểm toán tại hệ thống NHTM

- Thạnh tra viên đang thực hiện nhiệm vụ thạnh tra tại hệ thống NHTM

- Kế toán trưởng của NHTM

-Thể loại cho vay tiêu dùng

* căn cứ vào mục đích vay có thể phân loại tín dụng tiêu dùng thành 2 loại :

- Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình

- Cho vay tiêu dùng không cư trú : Là các khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, dồ dùng, du lich, học tập, giải trí…

* Căn cứ vào hình thức có thể chia cho vay tiêu dùng thành hai loại :

- Cho vay gián tiếp :Là hình thức cho vay trong đó NH mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa hoặc đã cung cấp các

Trang 12

dich vụ cho người tiêu dùng, hình thức này NH cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dich vu mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.

- Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau

để tiến hành cho vay hoặc thu nợ

Căn cứ vào thời hạn cho vay có thể chia cho vay tiêu dùng thành 3 loại:

- Cho vay ngắn hạn: khoản cho vay có thời hạn cho vay dưới 12 tháng

- Cho vay trung hạn: Khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến dưới 60 tháng

- Cho vay dài hạn: Khoản cho vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng.Thời hạn cho vay

Căn cứ để xác đinh thời hạn cho vay bao gồm: nhu cầu vay vốn, khả năng trả

nợ, thời hạn sử dung còn lại của tài sản đảm bảo

a) Thời hạn cho vay có bảo đảm bằng tài sản tối đa

• Thời hạn cho vay mua nhà ở, đất ở, xây dựng, sửa chữa nhà ở

Thời hạn cho vay mua đất và xây dưng nhà ở, mua nhà, mua đất, sữa chữa nhà là từ 5 đến 20 năm, tập trung chủ yếu ở loại hình cho vay dài hạn

• Thời hạn cho vay mua ô tô và bất đông sản khác

Thời hạn cho vay mua xe ô tô mới, xe ô tô đã qua sử dụng và các động sản khác từ 3 đến 5 năm, tập trung ở loại hình cho vay trung hạn

• Thời hạn cho vay hổ trợ du học

- Thời hạn cho vay hổ trnợ học phí và sinh hoạt phí tùy theo từng ngân hàng dựa trên thời gian học của dối tưnợng sử dụng tiền vay

- Thời hạn cho vay chứng minh tài chính phụ thuộc vào nhu cầu chứng minh tài chính của khách hàng nhưng không vưnợt quá thời hạn của thẻ

Trang 13

tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác hoặc thời hạn phong tỏa

số dư trên tài khoản

b) Thời hạn cho vay không có bảo đảm tài sản: được giới hạn ở một mức

tối đa nhất định và không vượt quá thời gian làm việc còn lại của khách hàng tại tổ chức đó

Mức cho vay có đảm bảo

- Mức cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay tối đa dựa trên một tỷ lệ nhất đinh trong giá trị tài sản

- Mức cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá tối đa: phải đảm bảo thu nhập ( gốc và lãi) của giấy tờ có giá khi đến hạn đủ để hoàn trả nợ( gốc, lãi và phí) cho NHCV

- Mức cho vay có đảm bảo bằng tài sản tối đa được quy định dựa trên tổngnhu cầu vốn của phương án vay trả nợ đã được NHCV thẩm đinh lại

Mức cho vay không có đảm bảo: tối đa dưa trên thu nhập thường xuyên

hàng tháng của khách hàng Mức cho vay tối đa áp dung cho từng chi nhánh do Tổng giám đốc của NHTM quyết đinh

12.5 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng trong cho vay tiêu dùng

* Doanh số cho vay: Chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH đã

phát ra cho vay trong một khoảng thời gian, không kể món vay đó đã thu về hay chưa Doanh số cho vay thường đươc xác đinh theo tháng, quý hay năm

* Doanh số thu nợ: Là toàn bộ món nợ mà NH đã thu về từ các khoản co vay

của NH kể cả năm hiện tại và những năm trước đó

* Dư nợ cho vay bình quân: Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh tại một thời

điểm xác định nào đó NH hiên còn co vay bao nhiêu, và đay cũng là khoản mà

NH cần phải thu về Đẻ dễ dàng cho viêc nghiên cứu, việc phân tích sẽ dựa vào

dư nợ cho vay bình quân mỗi năm

Trang 14

* Nợ quá hạn bình quân: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà

khách hàng không trả được nợ cho NH, NH sẽ chuyển thừ tài khoản dư nợ sangtài khoản quản lí khác gọi là nợ quá hạn Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại NH, nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thì hoạt động thẩm đinh, quản lý và thu hồi nợ của NH là tốt

* Tỷ lệ nợ quá hạn bình quân trên dư nợ: Chỉ tiêu này thường nói lên chất

lượng tín dung tại một NH Nếu tỷ lệ này cao thì NH cần tiến hành những biênpháp để kiểm soát nợ quá hạn và hạn chế tổn thất do nợ quá hạn gây ra

Tỷ lệ nợ quá hạn bình quân = Nợ quá hạn bình quân / tổng dư nợ bình quân

* Nợ xấu: Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn

và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản

Nợ xấu gồm gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tiêu dùng của NHTM

- Chiến lược kinh doanh của NH: Trên cơ sở chiến lược kinh doanh hơp

lý, đúng đắn trong ngắn hạn và dài hạn, NH mới có thể đưa ra những kế hoạch phù hợp cho từng thời kì để có thể thực hiện được các mục tiêu chung đề ra trong đó có những kế hoạch, mục tiêu có liên quan trực tiếp

Trang 15

đến hoạt động cho vay ngắn hạn như phát triển cho vay, kế hoạch huy động vốn….

- Chính sách cho vay: Tùy theo chính sách cho vay của NH trong từng thời kì khác nhau, có thể mở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NH

- Quy trình cho vay: Quy trình cho vay là trình tự các bước mà cán bộ tín dụng phải thực hiện trong quá trình cho vay Việc thực hiện đúng các bước trong quy trình cho vay sẽ giúp NH tranh được rủi ro và nâng cao hiệu quả cho vay Đồng thời áp dụng một quy trình cho vay hiện đại sẽ diển ra nhạnh chóng, chính xác giúp tiết kiệm thời gian, kinh phí vừa đem lại hiệu quả cao

- Hệ thống thông tin tín dụng: Thông tin là cơ sở để NH quyết định cho vay hay không Một hệ thống thông tin tín dụng được xây dựng với nhiềukênh, nhiều nguồn cung cấp, xử lý thông tin kịp thời về khách hàng, đối tác là một trong những điều kiện ảnh hưởng đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả cho vay nói riêng

- Hiệu quả hoạt động huy động vốn: Nếu NH có chính sách cho vay hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng vay vốn nhưng số vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu thì không thể tiến hành hoạt động cho vay đồng thời còn ảnh hưởng đến hoạt động chung của NH

- Cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp thẩm định, phân tích đánh giá để ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng hay không, giám sát hoạt động cho vay, thu nợ Do đó, trình độ nghiệp vụ cảu cán bộ tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay

- Công tác kiểm tra, thạnh tra: Việc thạnh tra phải được tiến hành thường xuyên, trung thực, cahwtj chẻ, giúp cho hoạt động cho vay được diễn ra một cách đúng hướng, đúng nguyên tắc, đúng quy trình cho vay, giúp

NH giảm bớt rủi ro, tao điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay

Nhân tố khách quan

Trang 16

- Về yếu tố cạnh trnah thị trường: Hoạt động kinh doanh của NH ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hình NH mới và các tổ chức tài chính tài chính và phi ngân hàng khác Do đó, cạnh tranh có xu hướng gia tăng mạnh, làm giảm đi sự khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tài chính phi ngân hàng.

- Về môi trường pháp lý: Hoạt động của NH có mức độ ảnh hưởng và tác động hết sức mạnh mẻ đối với nền kinh tế của bất kì quốc gia nào Hoạt động của NH phải chịu sự quản lí chặt chẻ hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác, chiu sự điều chỉnh của nhiều chính sách của chính phủ, Ngân hàng trung ương đó là Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh tế,Luật dân sự, các quy đinh cụ thể trong từng thời kì về lãi suất, dự trữ, hạn mức, nó ảnh hưởng hết sức manh mẻ đến hiệu quả hoạt động tín dụng của một Ngân hàng

- Về các nhân tố kinh tế: Nền kinh tế ổn định tạo được mọi điều kiện các

tổ chức tài chính cũng như doanh nghiệp tiên hành kinh doanh mà không

bị ảnh hưởng của các yếu tố lạm phát, khủng hoảng, làm cho quá trình thực hiện tín dụng của NHTM và các kế hoạch trả nợ vay ngắn hạn của các doanh nghiệp bị xáo trộn

- Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và các cơ quan chức năng: sự ổn định và hợp lí của các đường lối, chính sách, các quy đinh, thể lệ của Đảng và các cơ quan chức năng sẽ tạo thành hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các NH cũng như các doanh nghiệp, đó là tiền đề quan trọng để

NH nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của mình

Trang 17

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ CHI NHÁNH HUẾ

2.1 Tổng quan về sự phát triển của VIB-Huế

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Quốc Tế-VIB

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (gọi tắt là VIB Bank) được thành lập theoQuyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/1/1996 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước ViệtNam

Cổ đông sáng lập NH Quốc Tế bao gồm các cá nhân và doanh nhân hoạt độngthành đạt tại VN và trên trường Quốc Tế

Trang 18

NH Quốc Tế đang tiếp tục củng cố vị trí trên thị trường tài chính tiền tệ VN Từkhi bắt đầu hoạt động ngày 18/9/1996 với số vốn ban đầu là 50 tỷ VNĐ, NH Quốc Tếđang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính trong nước dẫn đầu thị trườngVN.NH Quốc tế cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính trọn gói cho kháchhàng với nồng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những

cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định

Đến thời điểm 2011, CBA (Commonwealth bank of Australia)-NH có quy mô lớnnhất Australia, chính thức trở thành cổ đông chiến lược và sở hữu 15% cổ phần củaVIB Với sự tham gia này VIB đã nâng mức vốn điều lệ từ 3300 tỷ đồng lên mức 4000

tỷ đồng Tổng tài sản đạt gần 61122 tỷ đồng Huy động đạt 32611 tỷ đồng và lợi nhuậntrước thuế đạt 361, 89 tỷ đồng.Hệ thống mạng lưới rộng khắp trên cả nước với hơn

120 đơn vị kinh doanh, phục vụ hơn 15000 khách hàng doanh nghiệp, hơn 500000khách hàng cá nhân và đang ngày càng được mở rộng, phát triển không ngừng Điềunày càng chứng tỏ khả năng thực hiện mục tiêu của VIB đó là trở thành một trong bangân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam

NH Quốc tế luôn được NHN xếp loại tốt nhất theo các tiêu chí đánh giá hệthống NHVN trong nhiều năm kiên tiếp Kể từ lúc thành lập cho đến nay, NH đã nhậnđược nhiều huy hiệu, bằng khen và các thành tích đáng kể đến như: Nhận giải thưởngThương hiệu mạnh Việt Nam (2005, 2006, 2007, 2008) Nhãn hiệu cạnh tranh nổitiếng (2006) đứng thứ 3 trong 500 doanh ngiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (2007)

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHTMCP Huế

Ngày 8/8/2007, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế chi nhánh Huế đãđược thành lập và chính thức đi vào hoạt động cùng ngày, trụ sở của NHTMCP Quốc

Tế được đặt tại 48 Hùng Vương-TP Huế

Sự ra đời của NHTMCP Quốc Tế -Huế đã đáp ứng nhu cầu cần thiết của cácdoanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung cấp vốn chocác doanh ngiệp và cá nhân, giúp việc thạnh toán được thuận tiện hơn, góp phần thúcđẩy phát triển kinh tế của địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Tuy ban đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ uy tín thương hiệu sẵn có củaVIB cũng như nổ lực của doanh nghiệp của chi nhánh trong những năm qua, VIB-Huế

đã tạo được niềm tin đối với khách hàng và đạt được những thành quả đáng khích lệ

Trang 19

trong kinh doanh, lợi nhuận tăng đều qua các năm, số lượng công nhân viên cũngtăng đều về số lượng cũng như chất lượng.

2.1.3 Nội dung hoạt động của chi nhánh

- Huy động vốn ngắn hạn trung và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi bằngVNĐ, vàng bạc hoặc ngoại tệ có kì hạn hoặc không có kì hạn, tiếp nhận vốn ủy thácđầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước

- Tiến hành các dịch vụ tín dụng bao gồm cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.Thu từ hoạt động tín dụng chiếm phần lớn nguồn thu của VIB-Huế

- Thực hiện dịch vụ thạnh toán giữa các khách hàng NH có nhiều loại dịch vụthạnh toán khác nhau, tạm thời VIB-Huế chia ra làm 2 loại thạnh toán là:

- Thạnh toán trong nước

- Thạnh toán quốc tế, gồm có: mở LC nhập khẩu, LC xuất khẩu, bảo lãnhquốc tế, bao thạnh toán…

- Kinh doanh vàng bạc ngoại tệ

- Huy động các loại vốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ NH khác trongquan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép

Trang 20

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh NHTM cổ phần VIB-Huế

Phòng khách hàng doanh nghiệp

Phòng dịch

vụ khách hàng

Phòng quản

lí tín dụng

Phòng giao dịch Trường Tiền

Phòng giao dịch Đông

Ba

Trang 21

Phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn, cung cấp kịp thờichất lượng báo cáo, thông tin về công tác tín dụng cho lãnh đạo.

Tham mưu cho giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân quỹ theo quy định,quy chế của NHN Tổ chức tốt việc thu, chi cho khách hàng giao dịch tại chi nhánh,đảm bảo an toàn tài sản

Thạnh toán quốc tế, thu hút và chi trả ngoại hối

Phòng quản lí tín dụng

Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lí tín dụng : cơ chế, chính sách,chế độ, quy trình tín dụng, bảo lãnh nợ xấu, quản lí và xử lí nợ xấu

Giám sát tình hình thực hiện công tác tín dụng tại chi nhánh

Tập hợp, lập báo cáo phục vụ công tác quản trị, điều hành

Xây dựng chiến lược, cơ cấu, giới hạn tín dụng Xây dựng kế hoạch kinhdoanh hàng tháng và giao kế hoạch cho các phòng ban

Phòng giao dịch Trường Tiền: là phòng giao dịch của VIB tại địa chỉ 30 đường

Lê Lợi-TP Huế Được thành lập nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác vềviệc đi lại và giải quyết vấn đề quá tải tại ngân hàng chi nhánh.Ngoài ra là yếu tố tạonên sự cạnh tranh, tạo sự phát triển hơn cho thương hiệu của ngân hàng Quốc Tế

Phòng giao dịch Đông Ba: là phòng giao dịch nằm ở phía Bắc sông Hương (tại

số 25-đường Mai Thúc Loan-TP Huế) được thành lập nhằm phục vụ tốt hơn cho kháchhàng và đối tác về việc đi lại và giải quyết vấn đề quá tải tại ngân hàng chi nhánh

Trang 22

Ngoài ra là yếu tố tạo nên sự cạnh tranh, tạo sự phát triển hơn cho thương hiệu củangân hàng Quốc Tế.

2.1.5 Phân tích năng lực kinh doanh của VIB-Huế

2.1.5.1 Phân tích tình hình lao đông qua 3 năm 2009, 2010, 2011.

Số lượng lao động không nói lên được hiệu quả của nó trong quản lý nguồnnhân lực mà phải xét trên khía cạnh hợp lý của nó trong bộ máy làm việc và chấtlượng của nguồn lao động đó trong hệ thống Ngân hàng Sự gia tăng về số lượng cóthể phản ánh sự tăng trưởng về quy mô hoạt động nhưng cũng có thể phản ánh sự dưthừa, dàn trải không cần thiết gây mất cân đối tổ chức

Tình hình lao động của chi nhánh nhìn chung là tăng đều qua các năm Mộtphần do đặc thù của nghành ngân hàng luôn cần nhân viên nữ để giao dịch với kháchhàng do đó số lao động được tuyển dụng chiếm tỷ trọng lớn hơn số lao động nam tạichi nhánh.năm 2009 tổng số lao động của toàn chi nhánh là 35 thì đến năm 2010 tănglên thành 36 lao động 2010 so với 2009 tổng số lao động của toàn chi nhánh đã tăngthêm 1 lao động tương ứng với 2.86% đến năm 2011 tổng số lao động đã năng lênthành 39 lao động tăng 3 lao động so với năm 2010 tương ứng tăng 11.43%

Qua bảng số liệu ta dễ dàng nhận thấy lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng lớnhơn và tăng dần qua các năm Năm 2009 có 20 lao động nữ chiếm 58.82% tổng số laođộng.năm 2010 so với năm 2009, chi nhánh đã tuyển thêm 1 lao động nữ nâng tổng sốlao động nữ lên thành 21 lao động Đến năm 2011 con số này tiếp tục tăng lên thành

24 lao động, chiếm 61.54% tổng số lao động của toàn chi nhánh, tức là tăng thêm 3lao động tương ứng với 8.33% so với năm 2010 Sở dĩ có sự gia tăng nhân viên nhưthế là do nhu cầu cần thiết tại ngân hàng được nâng cao

Với lợi nhuận tăng cao trong hàng năm, khối lượng công việc tăng lên đáng kể,

số nhân viên còn lại không thể làm hết chừng đó khối lượng công việc nên NH phảituyển thêm nhân viên mà cụ thể tại năm 2011, đã tuyển thêm hai nhân viên từ trườngđại học kinh tế qua kì thi sát hạch nghiêm ngặt, một nhân viên điều chuyển từ Ngânhàng ACB làm tại phòng giao dịch và một nhân viên nam chuyển từ chi nhánh TP Hồchí minh làm tại phòng quản lý khách hàng Đó là sự gia tăng thêm nhân viên để bùđắp vào số lượng nhân viên hiện có tại ngân hàng

Bên cạnh đó, năm 2011 tuyển thêm nhân viên nữ tại phòng giao dịch là để bổsung cho các nhân viên nữ chuẩn bị sinh con Việc tuyển dụng và thay thế con ngườikịp thời để đảm bảo tiến độ công việc hoàn thành liên tục và đạt đúng chỉ tiêu đề ra

Trang 23

Bên cạnh chỉ tiêu phân theo giới tính ta thấy bên chỉ tiêu trình độ học vấn thìthấy tỷ lệ lao động có trình độ đại học và cao đẳng tại chi nhánh Huế chiếm tỷ lệ cao

và có xu hướng gia tăng về số lượng từ 29 lao động năm 2009 lên 30 lao động vàonăm 2010 tương ứng tăng 13.79% và năm 2011 là 33 lao động tương tăng 10% so vớinăm 2010 Với lao động trung cấp, phổ thông thì không có sự gia tăng nào kể từ năm

2009 đến nay

Hiện nay, NH đang có chính sách trẻ hóa đội ngủ nhân viên nhằm đáp ứng nhucầu ngày càng năng động và có xu thế phát triển của nền kinh tế Với một đội ngũnhân viên còn trẻ thì đó sẽ là cơ hội để chi nhánh có thể phát triển mạnh mẽ hơn dựatrên sự sáng tạo nhiệt tình năng động, mặt khác với tinh thần đoàn kết đã giúp chinhánh xây dựng một bầu không khí làm việc nhiệt tình, nhất quán Bằng quan điểmgiúp nhau cùng tiến bộ nên những cán bộ lớn tuổi hơn, có kinh nghiện thực tế hơnluôn tận tình hướng dẫn giúp đỡ những nhân viên mới đây là một trong những cơ sở

để hình thành nên một đội ngủ cán bộ vững chắc về chuyên môn và giỏi về nghiệp vụ

Bảng 1 Tình hình lao động của NHTMCP Quốc Tế VIB-Chi nhánh Huế giai đoạn 2009-2011

Trang 24

2.1.5.2 Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của VIB

Qua bảng số liệu ta có thấy tình hình hằng năm tài sản và nguồn vốn đều tănglên đáng kể, đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển tình hình kinh tế củatỉnh nhà cũng như đóng góp lợi nhuận của chi nhánh Để có thể tìm hiểu kĩ hơn việctăng giảm này là nguyên nhân do đâu và thực sự có tốt hay không ta tiến hành đi sâuvào các chỉ tiêu quan trọng làm tăng tài sản và nguồn vốn của ngân hàng

Nhìn vào bảng số liệu ta thu thập được có thể nhận thấy phần tài sản đã có tănglên đáng kể Từ năm 2009 tài sản của chi nhánh đạt hơn 258020 triệu đồng đến năm

2011 con số đã tăng lên tới 730536 triệu đồng.Chỉ sau 2 năm tài sản của chi nhánh đãtăng gần gấp ba lần, đây là một con số đáng nể và đáng để các ngân hàng khác họctập Về việc tăng nhạnh như thế thì phải kể đến tài lãnh đạo của chi nhánh cũng như lànhững chính sách hợp lý của NH, đã giúp chi nhánh vượt qua được cuộc khủng hoảngtài chính tồi tệ năm 2009, đồng thời đưa ra những chính sách hợp lý để NH có thể thuhút được nhiều nguồn vốn, tăng tính cạnh tranh trong thị trường và mở rộng thêmnhiều phòng giao dịch khác trên địa bàn

Việc tài sản tăng nhạnh phải kể đến là do các yếu tố tác động như việc tăng lêncủa vốn thạnh khoản, từ năm 2009 là 9337 triệu đồng, đến năm 2010 là 17544 triệuđồng tăng 8207 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với 87.9% Trong đó năm 2011vốn thạnh khoản giảm xuống 12598 triệu đồng giảm 4946 triệu đồng so với năm 2010tương ứng giảm 28.2% đây là một tín hiệu không được khả quan đối với NH nguyênnhân gây nên sự xụt giảm vốn thanh khoản là do NH đã điều chỉnh lại cơ cấu tài sản Tương tự với tốc độ tăng của vốn thạnh khoản ta cũng thấy đầu tư tài sản tăng lênđáng kể Với năm 2009 là hơn 3000 triệu đồng, đến năm 2010 đã là 4500 triệu đồng.Điều này đã góp phần làm cho tài sản của chi nhánh tăng lên đáng kể Tuy nhiên, đểtài sản của chi nhánh tăng nhạnh với con số ấn tượng như thế là do việc cho vay các tổchức kinh tế và kinh tế tăng lên Với đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn cao,cộng với khả năng linh hoạt mềm dẻo trong công việc đã giúp cho chi nhánh có thểgiải ngân cho khách hàng với số lượng lớn, giúp các doanh nghiệp vưnợt qua đượckhó khăn trong khủng hoảng, tìm kiếm các cơ hội phát triển Chính việc cho vay từnăm 2009 chỉ là hơn con số 200262 triệu đồng thì đến năm 2010 đã lên hơn 443981triệu đồng và đến năm 2011 thì đã vượt hơn 692341 triệu đồng đồng tương ứng vớiviệc chiếm 94.77% tổng tài sản của chi nhánh Đây chính là một nỗ lực ghi nhận củachi nhánh, đem nguồn vốn đến cho các công ty đang hoạt động trên địa bàn, đồng

Trang 25

nhập cho ngân hàng Bên cạnh đó thì với việc giảm dần vốn điều chuyển trong hệthống cũng tác động không nhỏ đến việc tăng tài sản của chi nhánh.

Việc định giá vốn điều chuyển chính xác rất quan trọng trong việc xác địnhđúng khả năng sinh lời của từng đơn vị kinh doanh, từng loại sản phẩm dịch vụ, theotừng khách hàng… Ngoài ra kết quả phân tích vốn điều chuyển có thể giúp xác định

bộ phận nào tạo ra lợi nhuận lớn nhất trong báo cáo lãi lỗ Năm 2009 giá trị vốn điềuchuyển là 41309 triệu đồng chiếm 1.57% trong tổng tài sản, năm 2010 tăng 1500 triệuđồng, tương ứng hơn 50%, sang năm 2011 vốn điều chuyển giảm 3847 triệu đồng.Việc giảm vốn điều chuyển cũng đã cho thấy việc chi nhánh đã có thể chủ động đượcnguồn vốn của mình, không còn phụ thuộc quá nhiều vào tổng ngân hàng và càngchứng minh khả năng lãnh đạo và khả năng kinh doanh cũng như năng lực của đội ngủnhân viên chi nhánh Vậy việc tăng lên của tài sản chi nhánh là một tín hiệu lạc quan,phản ánh sự tăng trưởng thị trường và dấu hiệu sự phát triển, mở rộng của chi nhánhtrong tương lai

Một yếu tố khác mà chúng ta cần phải quan tâm phân tích đó chính là nguồnvốn của ngân hàng Đối với bất kì đơn vị sản xuất kinh doanh nào thì vốn là một trongnhững điều kiện tiên quyết không thể thiếu, đặc biệt là với tổ chức tín dụng Và chúng

ta có thể nhận thấy nguồn vốn của chi nhánh không ngừng tăng lên qua 3 năm.năm

2009 tổng nguồn vốn của NH là 258020 triệu đồng.Qua năm 2010 tăng 92.6% và tiếptục tăng đến năm 2011 là 47% đạt 730536 triệu đồng

Cùng với việc tham gia của NH CBA-NH hàng đầu của Australia, thì sự cạnhtranh trên thị trường ngày càng thuận lợi hơn đối với VIB nói chung và VIB chi nhánhHuế nói riêng.Với nguồn vốn có thêm, NH đã tăng thêm được tính cạnh tranh trên thịtrường và tạo được một niềm tin vững chắc hơn cho giới đầu tư trên nhiều lĩnh vực

Và thêm vào đó việc huy động tiền gửi cũng trở nên dễ dàng hơn so với trước đây

Vậy thông qua bảng tình hình biến động tăng giảm tài sản và nguồn vốn trong 3năm trở lại đây chúng ta phần nào hiểu được về tài sản và nguồn vốn của chi nhánhVIb Cùng với các yếu tố tác động, chúng ta đã có tầm nhìn tổng quan về ngân hàng,hiểu được những mà chi nhánh đang phấn đấu thực hiện.Với những mục tiêu trướcmắt cũng như lâu dài, toàn bộ đội ngủ công nhân của chi nhánh phát triển ngày càngvững mạnh hơn, tạo uy tín, là niềm tin vững chắc của khách hàng

Trang 26

Bảng 2.Tình hình tài sản và nguồn vốn của NHTMCP Quốc tế-Chi nhánh Huế giai đoạn 2009-2011

3.Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân 200262 77.61 443981 89.34 692341 94.77 243719 121.7 248360 55.94

2 Tiền gửi của các TCKT, cá nhân 250872 97.23 490916 98.79 646717 88.53 240044 95.68 155801 31.74

Trang 27

2.1.5.3 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính của VIB-Huế giai đoạn 2009-2011

Qua bảng số liệu kết quả kinh doanh cho thấy tổng thu nhập của VIB-Huế quacác năm có sự tăng lên khá đều đặn Với năm 2009, tổng thu nhập chỉ đạt được 37122trđ qua năm 2010 thì con số đã tăng hơn 43381 trđ và đến mốc 2011, chi nhánh đãnâng thu nhập hơn gấp 3 lần so với năm 2009, tăng lên 186.35% so với năm 2010,tương ứng với tăng gần 80841 trđ Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập từ lãi tăng caoqua các năm cụ thể năm 2009 là 29438 trđ qua năm 2010 là 35598 trđ tăng 6160 trđtương ứng tăng 20.93% so với năm 2009 và đến năm 2011 đã được con số 91897 trđtương ứng tăng 158.15% so với năm 2010 Hoạt động thu lãi đầu tư như chúng ta đãbiết đó là nguồn thu nhập chính của các NHTM nên để đạt những con số trên là nhờvào sự cố gắng làm việc của đội ngũ nhân viên tiến hành hoạt động trên nhiều lĩnhvực, để có thể nâng cao thu nhập Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng tăng lên đáng

kể từ năm 2009 chỉ hơn 827 trđ thì đến năm 2011 đã tăng hơn 11807 trđ, gấp gần 3 lần

so với năm 2009.Điều đó chứng tỏ khả năng giao dịch của NH đã tăng lên vượt bậc,Nhưng để năm 2011 đạt được thu nhập cao hơn như thế là do sự gia tăng bất ngờ củathu từ hoạt động ngoại hối Hoạt động ngoại hối của NH biến động khá phức tạp năm

2009 là 3010 trđ chiếm 8.11% tổng thu nhập qua năm 2010 thì đã giảm xuống nghiêmtrọng nguyên nhân là do năm 2010 có nhiều biến động về tỷ giá cộng them sự pháttriển mạnh mẽ của hoạt động mua bán ngoại tệ ở chợ đen, đến năm 2011 tăng lên con

số hơn 4277 trđ vào thời điểm này tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá thị trường liên ngânhàng khá ổn định cộng thêm sự vào cuộc mạnh mẽ của Bộ Tài Chính trong việc kiềmchế hoạt động của thị trường chợ đen nên khách hàng đến giao dich ngoại tệ với NHtăng.Với việc kinh doanh ngày càng phát triển, cộng thêm việc nha nhập cổ đông của

NH CBA, thì việc kinh doanh ngoại tệ của VIB nói chung và VIB-Huế nói riêng ngàycàng phát triển Lượng giao dịch gia tăng, việc mua bán ngoại tệ cũng tăng cao do nhucầu đi du học phát sinh, và khách hàng ngày càng yên tâm hơn về chất lượng và dịch

vụ của NH, nên đã có nhiều cuộc giao dịch với số lượng ngoại tệ từ đó NH đã thuđược lợi nhuận cao từ công việc giao dịch này Để tăng lợi nhuận ngoài việc tăngdoanh thu thì việc tiết giảm chi phí trong hoạt động của NH cũng góp phần làm tănglợi nhuận không kém ta có thể thấy, các chi phí về trả lãi tăng đều qua các năm điều đónói lên việc huy động vốn của chi nhánh cũng tăng đều Một tín hiệu khả quan là chiphí hoạt động dịch vụ giảm xuống theo từng năm Năm 2009 là 585 trđ năm 2010 là

384 trđ giảm 201 trđ tương ứng giảm 34.36%, đến năm 2011 là 598 trđ tăng 214 trđtăng 55.73%

Lợi nhuận của VIB trong 3 năm gần đây đều tăng năm 2010 lợi nhuận sau thuế

là 8771 trđ( tăng 6053 trđ so với năm 2009 tương ứng tăng 222.7%), năm 2011 lợinhuận sau thuế tăng so với 2010 là 12935 trđ tương ứng tăng 147.47Điều này cho thấyhoạt động kinh doanh của VIB trong những năm gần đây là rất hiệu quả

Ngày đăng: 12/05/2015, 05:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w